1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Bác Vua Mèo chơi cái thứ chữ quái gì mà toàn ô vuông. Tôi tò mò cọp bi ra đọc chơi, thấy bác khen tôi nên cặm cụi chuyển lại fon chữ cho mọi người cùng ... thấy. hehehe
    Mấy hôm nay bận quá nên chưa hầu chuyện các bác được. Nhưng tôi thấy đã có rất nhiều ý kiến đáng nể. Chắc chắn sẽ góp cùng các bác đôi lời về câu chuyện Văn hoá Việt - Tàu cũng như Phật giáo, tử vi. Lần trước đã đọc ý kiến về Phật của mấy bác nhưng lâu lâu ko ai đả động đến nên tôi cũng thôi, nhưng lần này thì quyết tranh luận cùng các bác cho nó lòi mọi cái bí ẩn ra. Các bác sẵn lòng chứ.
    Bác paladin hỏi về tài liệu Phật giáo thì có lẽ nên bin thư cho bác anhquan, lần trước bác ấy có nói sẽ giúp tôi về mặt tư liệu nếu cần. Thiện ý của bác anhquan nay tôi xin nhường bác paladin trước vậy. Chúc các bác một tuần mới dzui dzẻ thoải mái sảng khoái lao động tốt học tập tốt ...
  2. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    VNHL
    Văn hoá VN có phải là bản sao của VH TQ?
    Nếu xem văn hoá VN như một cái bánh thì 1/3 cái bánh này có nguồn gốc Trung Quốc, 1/3 là văn hoá làng xã và 1/3 còn lại là những ảnh hưởng của các nền văn hoá khác như Ấn Độ, Pháp và Mỹ (chủ yếu ở miền Nam). Ảnh hưởng của Ấn Độ chủ yếu là Phật giáo, và ảnh hưởng nhiều hơn ở miền Nam trong khi ở miền Bắc thì Phật giáo nói chung xuất phát từ Trung Quốc.
    Như vậy, về cơ bản, văn hoá truyền thống VN là sự kết hợp của văn hoá Trung Hoa và văn hoá làng xã. Kết cấu làng xã trong xã hội phong kiến VN rất vững chắc, có sức đề kháng cao với các ảnh hưởng văn hoá ngoại lai và nếu có tiếp thu các ảnh hưởng này thì tiếp thu một cách rất chọn lọc. Trong khi đó thì ở tất cả các khía cạnh còn lại trong đời sống từ cách tổ chức chính quyền, cách thi cử, tư tưởng, văn học, nghệ thuật cung đình... đều ảnh hưởng nặng của "thiê n triêù "(Đến cái truyện Kiều lừng danh cũng lấy tích từ TQ).
    Tất nhiên khi tiếp thu, tổ tiên chúng ta cũng chú ý chắt lọc những gì phù hợp với dân tộc mình. Ví dụ, trong học thuyết Khổng Mạnh, người Việt Nam đề cao chữ "nhân" hơn người TQ. Trần Dụ Tông có viết một bài thơ so sánh việc Trần Thái Tông tha Trần Liễu không giết và việc Đường Thái Tông giết anh và em trai để lên ngôi là "miếu hiệu tuy đồng, đức bất đồng". Lịch sử cung đình VN cũng hiếm chuyện anh em, cha con trành giành ngôi báu, giết nhau.
    Dù vậy, không thể phủ nhận là trong quá khứ, VN ta đều lấy văn hoá Trung Quốc là tuyệt đỉnh. Trần Trọng Kim viết "Ai cũng yên trí rằng cái gì của Tàu đều là hay, là tốt hơn cả; từ sự tư tưởng cho chí công ăn việc làm, điều gì cũng lâý Tàu làm gương. Hễ ai bắt trước được Tàu là giỏi, không bắt trước được là dở".
    Vậy cái gì là bản sắc văn hoá VN hiện đại? Đã gọi là bản sắc thì phải là cái của riêng mình, cái làm mình khác người ta. VN ta kh ông c ó c ác c ông tr ình ki ến tr úc k ỳ v ị
    (trong 4 di sản văn hoá th ế gi ới chỉ có Hu ế duy nh ất là của người Vi ệt còn l ại là sản ph ẩm c ủa t ự nhi ên (H ạ Long), người Ch àm (M ỹ S ơn), người Hoa và Nhật (H ội An). Ch úng ta c ũng kh ông c ó nh ững đ óng g óp g ì đ áng k ể cho l ịch s ử t ư t ư ởng, kh ông c ó ph át minh g ì v ề KHKT so v ới th ế gi ới.
    Phải chăng đặc trưng văn hoá VN rút cục chỉ còn lại văn hoá làng xã mặc dù cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của Trung Quốc. Văn hoá làng xã VN thực chất là văn hoá có tính tiểu nông, sản xuất nhỏ với nhiều nhược điểm không phù hợp với sự phát triển và hội nhập hiện đại.
    Chúng ta đang gánh chịu các di sản nặng nề của chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghía quan liêu.
    Chủ nghĩa bình quân là sản phẩm của văn hoá làng xã- tiểu nông với tư tưởng ỷ lại vào cộng đồng, vào thiên nhiên, "dĩ hoà vi quý".
    Chủ nghĩa giáo điều suốt phát từ sự ỷ lại vào những giá trị văn hoá của TQ. Suốt mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc ta hầu như không tự đề ra hay có đóng góp đáng kể nào vào các hệ tư tưởng, các tôn giáo. Chúng ta chỉ loay hoay tìm các vị "thánh nhân" như Khổng Mạnh ngày xưa hay Mác-Ăngghen sau này để cố gắng trở thành những học trò của họ. Ngay cả Nho giáo được triều đình phong kiến xem trọng, coi là hệ tư tưởng- chính trị để trị nước nhưng thử hỏi VN có ai được coi là bậc "đại nho"- xét về phương diện học thuật..
    Chủ nghĩa quan liêu cũng là sản phẩm của Nho học, là kết quả sự phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp: sỹ, nông, công, thương. Làm quan trở thành mục đích trên hết của việc học. Mà khi đã làm quan thì quan trở thành cha mẹ của dân, dân phải phục dịch, dạ vâng. Chính vì vậy hệ thống chính quyền luôn xa dời với người dân, thành bộ máy cai trị dân chứ không phải bộ máy phục vụ nhân dân.
    Mấy mươi năm dưới chế độ XHCN hình như không xoá bỏ mà còn làm trầm trọng thêm các tư tưởng bình quân, giáo điều và quan liêu. Trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế thì rõ ràng các tàn dư này cản trở không ít đến sự phát triển của nước ta. Ngược lại xu thế phát triển này cũng tác động trở lại ảnh hưởng mạnh tới các giá trị văn hoá truyền thống.
    Vấn đề là chắt lọc tìm ra những giá trị đích thực và hữu ích cho phát triển bên trong các giá trị truyền thống và kiên quyết loại bỏ những gì cản trở cho phát triển. Cụ thể tôi nghĩ nên đề cao chủ nghĩa cá nhân, tinh thần doanh nghiệp, tính sáng tạo, dám nhìn thẳng vào sự thật, dám nghĩ dám làm, tinh thần thực sự cầu thị...
    Như một học giả nào đó đã nói ""Trung thành với truyền thống không có nghĩa là quay về những thế kỷ đã lụi tàn để ngắm một dãy dài những bóng ma, mà trái lại đem hết sức mình tiến về phía tương lai, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó" (trích dẫn theo GS Tương Lai).
  3. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    VNHL
    Văn hoá VN có phải là bản sao của VH TQ?
    Nếu xem văn hoá VN như một cái bánh thì 1/3 cái bánh này có nguồn gốc Trung Quốc, 1/3 là văn hoá làng xã và 1/3 còn lại là những ảnh hưởng của các nền văn hoá khác như Ấn Độ, Pháp và Mỹ (chủ yếu ở miền Nam). Ảnh hưởng của Ấn Độ chủ yếu là Phật giáo, và ảnh hưởng nhiều hơn ở miền Nam trong khi ở miền Bắc thì Phật giáo nói chung xuất phát từ Trung Quốc.
    Như vậy, về cơ bản, văn hoá truyền thống VN là sự kết hợp của văn hoá Trung Hoa và văn hoá làng xã. Kết cấu làng xã trong xã hội phong kiến VN rất vững chắc, có sức đề kháng cao với các ảnh hưởng văn hoá ngoại lai và nếu có tiếp thu các ảnh hưởng này thì tiếp thu một cách rất chọn lọc. Trong khi đó thì ở tất cả các khía cạnh còn lại trong đời sống từ cách tổ chức chính quyền, cách thi cử, tư tưởng, văn học, nghệ thuật cung đình... đều ảnh hưởng nặng của "thiê n triêù "(Đến cái truyện Kiều lừng danh cũng lấy tích từ TQ).
    Tất nhiên khi tiếp thu, tổ tiên chúng ta cũng chú ý chắt lọc những gì phù hợp với dân tộc mình. Ví dụ, trong học thuyết Khổng Mạnh, người Việt Nam đề cao chữ "nhân" hơn người TQ. Trần Dụ Tông có viết một bài thơ so sánh việc Trần Thái Tông tha Trần Liễu không giết và việc Đường Thái Tông giết anh và em trai để lên ngôi là "miếu hiệu tuy đồng, đức bất đồng". Lịch sử cung đình VN cũng hiếm chuyện anh em, cha con trành giành ngôi báu, giết nhau.
    Dù vậy, không thể phủ nhận là trong quá khứ, VN ta đều lấy văn hoá Trung Quốc là tuyệt đỉnh. Trần Trọng Kim viết "Ai cũng yên trí rằng cái gì của Tàu đều là hay, là tốt hơn cả; từ sự tư tưởng cho chí công ăn việc làm, điều gì cũng lâý Tàu làm gương. Hễ ai bắt trước được Tàu là giỏi, không bắt trước được là dở".
    Vậy cái gì là bản sắc văn hoá VN hiện đại? Đã gọi là bản sắc thì phải là cái của riêng mình, cái làm mình khác người ta. VN ta kh ông c ó c ác c ông tr ình ki ến tr úc k ỳ v ị
    (trong 4 di sản văn hoá th ế gi ới chỉ có Hu ế duy nh ất là của người Vi ệt còn l ại là sản ph ẩm c ủa t ự nhi ên (H ạ Long), người Ch àm (M ỹ S ơn), người Hoa và Nhật (H ội An). Ch úng ta c ũng kh ông c ó nh ững đ óng g óp g ì đ áng k ể cho l ịch s ử t ư t ư ởng, kh ông c ó ph át minh g ì v ề KHKT so v ới th ế gi ới.
    Phải chăng đặc trưng văn hoá VN rút cục chỉ còn lại văn hoá làng xã mặc dù cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của Trung Quốc. Văn hoá làng xã VN thực chất là văn hoá có tính tiểu nông, sản xuất nhỏ với nhiều nhược điểm không phù hợp với sự phát triển và hội nhập hiện đại.
    Chúng ta đang gánh chịu các di sản nặng nề của chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghía quan liêu.
    Chủ nghĩa bình quân là sản phẩm của văn hoá làng xã- tiểu nông với tư tưởng ỷ lại vào cộng đồng, vào thiên nhiên, "dĩ hoà vi quý".
    Chủ nghĩa giáo điều suốt phát từ sự ỷ lại vào những giá trị văn hoá của TQ. Suốt mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc ta hầu như không tự đề ra hay có đóng góp đáng kể nào vào các hệ tư tưởng, các tôn giáo. Chúng ta chỉ loay hoay tìm các vị "thánh nhân" như Khổng Mạnh ngày xưa hay Mác-Ăngghen sau này để cố gắng trở thành những học trò của họ. Ngay cả Nho giáo được triều đình phong kiến xem trọng, coi là hệ tư tưởng- chính trị để trị nước nhưng thử hỏi VN có ai được coi là bậc "đại nho"- xét về phương diện học thuật..
    Chủ nghĩa quan liêu cũng là sản phẩm của Nho học, là kết quả sự phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp: sỹ, nông, công, thương. Làm quan trở thành mục đích trên hết của việc học. Mà khi đã làm quan thì quan trở thành cha mẹ của dân, dân phải phục dịch, dạ vâng. Chính vì vậy hệ thống chính quyền luôn xa dời với người dân, thành bộ máy cai trị dân chứ không phải bộ máy phục vụ nhân dân.
    Mấy mươi năm dưới chế độ XHCN hình như không xoá bỏ mà còn làm trầm trọng thêm các tư tưởng bình quân, giáo điều và quan liêu. Trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế thì rõ ràng các tàn dư này cản trở không ít đến sự phát triển của nước ta. Ngược lại xu thế phát triển này cũng tác động trở lại ảnh hưởng mạnh tới các giá trị văn hoá truyền thống.
    Vấn đề là chắt lọc tìm ra những giá trị đích thực và hữu ích cho phát triển bên trong các giá trị truyền thống và kiên quyết loại bỏ những gì cản trở cho phát triển. Cụ thể tôi nghĩ nên đề cao chủ nghĩa cá nhân, tinh thần doanh nghiệp, tính sáng tạo, dám nhìn thẳng vào sự thật, dám nghĩ dám làm, tinh thần thực sự cầu thị...
    Như một học giả nào đó đã nói ""Trung thành với truyền thống không có nghĩa là quay về những thế kỷ đã lụi tàn để ngắm một dãy dài những bóng ma, mà trái lại đem hết sức mình tiến về phía tương lai, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó" (trích dẫn theo GS Tương Lai).
  4. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Các bác thân mến
    Bác cười hay mếu và bác IHL thân mến.
    Dạo trước tranh luận với Bác về chuyện Đại thừa và tiểu thừa ( nhất là trong trang phục ) , hôm nay đọc xong một đoạn sách tôi muốn quay trở lại chuyện này cùng hai bác.
    Sự Xuất Hiện Của Đại Thừa (Mahayana)
    Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh (Saddharma pundarika sutra).
    Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, chữ "đại thừa" dần dần được định nghĩa rõ ràng hơn. Ngài Long Mãng (Nagarjuna) phát huy triết học đại thừa về tánh Không và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là Trung luận thuyết (Madhyamika-karika, còn gọi là Trung quán luận) chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không. Khoảng thế kỷ thứ IV, Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu ) sáng tác một số tác phẩm về kinh điển Đại thừa. Sau thế kỷ thứ I sau công nguyên, những nhà Đại thừa bắt đầu tạo một lập trường rõ ràng, và từ đó, họ đưa vào các danh xưng "đại thừa" và "tiểu thừa".
    Chúng ta không nên nhầm lẫn Tiểu thừa với Trưởng lão bộ (Theravada) bởi vì những danh từ này không đồng nghĩa nhau. Phật giáo Trưởng lão bộ truyền đến Tích Lan vào thế kỹ thứ III trước công nguyên, khi đó không có danh từ Đại thừa nào cả. Bộ phái Tiểu thừa chỉ phát triển ở Ấn độ và hiện hữu hoàn toàn độc lập, không phải hình thức của đạo Phật hiện có ở Tích Lan. Ngày nay, bộ phái Tiểu thừa không còn tồn tại ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
    Do đó, năm 1950, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB), khai mạc ở Colombo, nhất trí quyết định rằng danh từ "tiểu thừa" phải được xóa bỏ vì nó không có liên quan gì với đạo Phật hiện diện ngày nay ở Tích lan, Thái lan, Miến điện, Campuchia, Lào v.v... Trên đây là tóm lược về lịch sử đạo Phật Nguyên thủy, Đại thừa và Tiểu thừa.
    Đạo Phật Đại Thừa Và Đạo Phật Nguyên Thủy
    Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì?
    Tôi nghiên cứu đạo Phật Đại thừa nhiều năm, và càng nghiên cứu tôi càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa đạo Phật Nguyên thủy và đạo Phật Đại thừa về mặt giáo lý căn bản.
    Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là bậc đạo sư.
    Tứ Thánh Đế trong cả hai trường phái đều giống nhau.
    Bát Chánh Đạo trong cả hai trường phái thì cũng tương tự .
    Lý Duyên Khởi trong cả hai trường phái đều giống nhau.
    Cả hai đều không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế gian này.
    Cả hai đều chấp nhận Tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) và Tam vô lậu học (Giới, Định, Huệ) , không có bất kỳ sự khác biệt nào.
    Đây là những giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và cả hai trường phái đều công nhận.
    Cũng có một số ít điểm khác nhau. Hiển nhiên là quan điểm về Bồ tát. Nhiều người nói rằng Đại thừa là quả vị Bồ tát dẫn đến quả vị Phật, trong khi đó Nguyên thủy thì đưa đến quả vị A La Hán. Tôi phải nói rằng Đức Phật Toàn giác, Độc giác và Thinh văn giác cũng là những vị A La Hán. Kinh điển Đại thừa không bao giờ sử dụng La Hán thừa. Họ sử dụng ba thuật ngữ: Bồ tát thừa, Duyên giác thừa và Thinh văn thừa. Theo truyền thống Nguyên thủy, ba quả vị này được gọi là ba quả Giác (Bodhi).
    Có người cho rằng Phật giáo Nguyên thủy thì ích kỹ bởi vì dạy con người phải tìm kiếm sự cứu rỗi cá nhân. Nhưng làm sao một người ích kỹ có thể giác ngộ được? Cả hai trường phái đều chấp nhận có ba Thừa, hay ba Giác, và cũng đều công nhận lý tưởng Bồ tát là cao quí nhất. Tuy nhiên, Đại thừa đã hư cấu nhiều vị Bồ tát huyền bí. Trong khi đó, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng Bồ tát là một con người ở giữa chúng ta, và Ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ, chắc chắn sẽ trở thành vị Phật vì lợi ích của thế gian, vì hạnh phúc cho đời.
    Bác Paladin thân mến
    Nếu bác cần kinh sách nào thử mail tên lên đây sẽ cốgắng tìm giúp bác.
    Thân
    NAQ
  5. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Các bác thân mến
    Bác cười hay mếu và bác IHL thân mến.
    Dạo trước tranh luận với Bác về chuyện Đại thừa và tiểu thừa ( nhất là trong trang phục ) , hôm nay đọc xong một đoạn sách tôi muốn quay trở lại chuyện này cùng hai bác.
    Sự Xuất Hiện Của Đại Thừa (Mahayana)
    Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh (Saddharma pundarika sutra).
    Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, chữ "đại thừa" dần dần được định nghĩa rõ ràng hơn. Ngài Long Mãng (Nagarjuna) phát huy triết học đại thừa về tánh Không và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là Trung luận thuyết (Madhyamika-karika, còn gọi là Trung quán luận) chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không. Khoảng thế kỷ thứ IV, Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu ) sáng tác một số tác phẩm về kinh điển Đại thừa. Sau thế kỷ thứ I sau công nguyên, những nhà Đại thừa bắt đầu tạo một lập trường rõ ràng, và từ đó, họ đưa vào các danh xưng "đại thừa" và "tiểu thừa".
    Chúng ta không nên nhầm lẫn Tiểu thừa với Trưởng lão bộ (Theravada) bởi vì những danh từ này không đồng nghĩa nhau. Phật giáo Trưởng lão bộ truyền đến Tích Lan vào thế kỹ thứ III trước công nguyên, khi đó không có danh từ Đại thừa nào cả. Bộ phái Tiểu thừa chỉ phát triển ở Ấn độ và hiện hữu hoàn toàn độc lập, không phải hình thức của đạo Phật hiện có ở Tích Lan. Ngày nay, bộ phái Tiểu thừa không còn tồn tại ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
    Do đó, năm 1950, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB), khai mạc ở Colombo, nhất trí quyết định rằng danh từ "tiểu thừa" phải được xóa bỏ vì nó không có liên quan gì với đạo Phật hiện diện ngày nay ở Tích lan, Thái lan, Miến điện, Campuchia, Lào v.v... Trên đây là tóm lược về lịch sử đạo Phật Nguyên thủy, Đại thừa và Tiểu thừa.
    Đạo Phật Đại Thừa Và Đạo Phật Nguyên Thủy
    Bây giờ, chúng ta thử tìm hiểu sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì?
    Tôi nghiên cứu đạo Phật Đại thừa nhiều năm, và càng nghiên cứu tôi càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa đạo Phật Nguyên thủy và đạo Phật Đại thừa về mặt giáo lý căn bản.
    Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là bậc đạo sư.
    Tứ Thánh Đế trong cả hai trường phái đều giống nhau.
    Bát Chánh Đạo trong cả hai trường phái thì cũng tương tự .
    Lý Duyên Khởi trong cả hai trường phái đều giống nhau.
    Cả hai đều không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế gian này.
    Cả hai đều chấp nhận Tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) và Tam vô lậu học (Giới, Định, Huệ) , không có bất kỳ sự khác biệt nào.
    Đây là những giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và cả hai trường phái đều công nhận.
    Cũng có một số ít điểm khác nhau. Hiển nhiên là quan điểm về Bồ tát. Nhiều người nói rằng Đại thừa là quả vị Bồ tát dẫn đến quả vị Phật, trong khi đó Nguyên thủy thì đưa đến quả vị A La Hán. Tôi phải nói rằng Đức Phật Toàn giác, Độc giác và Thinh văn giác cũng là những vị A La Hán. Kinh điển Đại thừa không bao giờ sử dụng La Hán thừa. Họ sử dụng ba thuật ngữ: Bồ tát thừa, Duyên giác thừa và Thinh văn thừa. Theo truyền thống Nguyên thủy, ba quả vị này được gọi là ba quả Giác (Bodhi).
    Có người cho rằng Phật giáo Nguyên thủy thì ích kỹ bởi vì dạy con người phải tìm kiếm sự cứu rỗi cá nhân. Nhưng làm sao một người ích kỹ có thể giác ngộ được? Cả hai trường phái đều chấp nhận có ba Thừa, hay ba Giác, và cũng đều công nhận lý tưởng Bồ tát là cao quí nhất. Tuy nhiên, Đại thừa đã hư cấu nhiều vị Bồ tát huyền bí. Trong khi đó, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng Bồ tát là một con người ở giữa chúng ta, và Ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ, chắc chắn sẽ trở thành vị Phật vì lợi ích của thế gian, vì hạnh phúc cho đời.
    Bác Paladin thân mến
    Nếu bác cần kinh sách nào thử mail tên lên đây sẽ cốgắng tìm giúp bác.
    Thân
    NAQ
  6. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    lethuyha
    Chào cả nhà. Mình mới vào TTVN do thấy mục LSVN này có nhiều bài viết hay quá, cũng muốn được tham gia và mong cả nhà chỉ bảo.
    Tuy nhiên mình thấy có nhiều bài mới chỉ là trích dẫn tư liệu thuần tuý, thể hiện sự đọc rộng và bề dày về tư liệu của mọi người chứ chưa có nhiều những bài viết hay về phương pháp mang tính chuyển hoá tư liệu thành kiến thức, kiến giải khiến người đọc bên ngoài "tâm phục khẩu phục". Những bài viết hay như bài về "Tử vi" hay bài "lẩn thẩn" của bạn CUOIHAYMEU không nhiều. Nhưng cũng có nhiều điểm mình không nghĩ như bạn. ( hì hì, xin lỗi các cao thủ nếu mình có làm các bạn phật ý).
    Mình không am hiểu nhiều lắm về lịch sử và tôn giáo nên rất mong được học hỏi từ những bài viết của các bạn. Nếu có tranh luận cùng các cao thủ thì hy vọng ma mới sẽ không bị bắt nạt.
    LEE THUY HA
  7. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    lethuyha
    Chào cả nhà. Mình mới vào TTVN do thấy mục LSVN này có nhiều bài viết hay quá, cũng muốn được tham gia và mong cả nhà chỉ bảo.
    Tuy nhiên mình thấy có nhiều bài mới chỉ là trích dẫn tư liệu thuần tuý, thể hiện sự đọc rộng và bề dày về tư liệu của mọi người chứ chưa có nhiều những bài viết hay về phương pháp mang tính chuyển hoá tư liệu thành kiến thức, kiến giải khiến người đọc bên ngoài "tâm phục khẩu phục". Những bài viết hay như bài về "Tử vi" hay bài "lẩn thẩn" của bạn CUOIHAYMEU không nhiều. Nhưng cũng có nhiều điểm mình không nghĩ như bạn. ( hì hì, xin lỗi các cao thủ nếu mình có làm các bạn phật ý).
    Mình không am hiểu nhiều lắm về lịch sử và tôn giáo nên rất mong được học hỏi từ những bài viết của các bạn. Nếu có tranh luận cùng các cao thủ thì hy vọng ma mới sẽ không bị bắt nạt.
    LEE THUY HA
  8. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Eros
    Thế này nhá các bác tôi có ý kiến thế này ... chủ đề này lớn quá ... bao gồm tử vi tướng số công thêm cả mấy chục vị anh hùng dân tộc rồi cả mấy vị ngoại bang rồi cả đến văn hoá vv..vv. tóm lại đôi với một người mới vào thì theo tôi là rất khó theo dõi hoặc rất kho tham gia vì biết đâu ý mình nói đã được nói qua rồi ... không biết các bác có thể tách ra thanh những chủ đề nhỏ được hay không ... chứ nếu không tôi e rằng chỉ có cuoihaymeu, anhquan, trinity, VNHL .... va một số ít đ/c nữa có thể tham gia được thôi.
    Hì ... ý kiến cá nhân ... các bác nghe hay không thì tùy .... (nhưng nên nhớ tôi là xây dựng cộng đồng đấy --- )
    "I kiss you ... goodbye"
  9. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Eros
    Thế này nhá các bác tôi có ý kiến thế này ... chủ đề này lớn quá ... bao gồm tử vi tướng số công thêm cả mấy chục vị anh hùng dân tộc rồi cả mấy vị ngoại bang rồi cả đến văn hoá vv..vv. tóm lại đôi với một người mới vào thì theo tôi là rất khó theo dõi hoặc rất kho tham gia vì biết đâu ý mình nói đã được nói qua rồi ... không biết các bác có thể tách ra thanh những chủ đề nhỏ được hay không ... chứ nếu không tôi e rằng chỉ có cuoihaymeu, anhquan, trinity, VNHL .... va một số ít đ/c nữa có thể tham gia được thôi.
    Hì ... ý kiến cá nhân ... các bác nghe hay không thì tùy .... (nhưng nên nhớ tôi là xây dựng cộng đồng đấy --- )
    "I kiss you ... goodbye"
  10. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    nghh
    Bác Eros thu dai qua!!!!!
    Dung la kho theo doi that, toi chi dam ngoi nghe thoi ma cung khong biet cac bac ban luan den dau.
    Mong cac bac tach ra hoac tap trung ban ve mot van de nao do de chung em de theo doi.
    Cam on cac bac mot cach chan thanh nhat
    Nghh

Chia sẻ trang này