1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Hi all
    Tôi vừa ngó sang http://vn2k.virtualave.net , quả thật là bị sốc ghê quá. Với những loại người như thế( nếu tôi không nhầm là Mr Lưu Công Thành , con cháu nhà Mr. Lưu Bang ) thảo nào mà Việt nam ta không tiến được. Hắn ta cóp py một cách thô thiển và nhiều lúc bệ nguyên cả phần chao hỏi cua anh em ta lên nũa.
    Tôi quen mấy người bên mạng VN2K, họ chuyển lời xin lỗi tới các bác và họ nói đó là hiện tương ' Con sâu làm dầu nồi canh ' thôi.
    Thân
    anhquan
  2. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Roses
    Anh ANHQUAN không nên nói thế. Lưu Công Thành không có ý "chơi" bác CUOIHAYMEU đâu. Chẳng qua là giao lưu thôi mà . Lưu Công Thành đã xin lỗi và nói rõ ý định và tác giả mà bác ấy trích sang là ai rồi kia mà. CUOIHAYMEU cũng có ý kiến gì đâu. Anh đừng làm thế nữa nhé, cao thủ TTVNONLINE mà.
    Mong anh Lưu Công Thành đừng giận.
    Chỉ có điều có một nhân vật tên là Nguyễn Minh Châu đã có những lời lẽ rất bất nhã xúc phạm đến các thành viên của TTVN. Tôi không nghĩ rằng một mạng chất lượng như VN2K lại có những "nhân sĩ" kiểu ấy. Xin trích dẫn nguyên văn lại đây cho mọi người cùng đọc:
    ["Well, chuyện vi phạm bản quyền là chuyện thường ngày ở huyện, có gì đâu mà phải ầm lên. Các bác viết bài bên ttvnonline có dám khẳng định 100% những gì mình viết là tự nghĩ ra không, hay là cũng đi chặt khúc ở đâu đó rồi mô đi phê lại thành của mình, nhỉ? Lấy 1 ví dụ đơn giản, cái bộ gõ tiếng Việt web-based trên ttvnonline hiện nay là của người khác viết, nhưng cũng có thấy bác Vương Vũ Thắng mention gì đâu, làm người đọc cứ tưởng... Nói thế thôi chứ thực ra những chuyện như vậy là hết sức bình thường, tôi nói thế cũng chỉ để bác Lee Thuy Ha thấy là không có gì phải quan trọng chuyện này cả."
    Best
    HOA HONG LAM DEP THE GIOI
  3. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Roses
    Anh ANHQUAN không nên nói thế. Lưu Công Thành không có ý "chơi" bác CUOIHAYMEU đâu. Chẳng qua là giao lưu thôi mà . Lưu Công Thành đã xin lỗi và nói rõ ý định và tác giả mà bác ấy trích sang là ai rồi kia mà. CUOIHAYMEU cũng có ý kiến gì đâu. Anh đừng làm thế nữa nhé, cao thủ TTVNONLINE mà.
    Mong anh Lưu Công Thành đừng giận.
    Chỉ có điều có một nhân vật tên là Nguyễn Minh Châu đã có những lời lẽ rất bất nhã xúc phạm đến các thành viên của TTVN. Tôi không nghĩ rằng một mạng chất lượng như VN2K lại có những "nhân sĩ" kiểu ấy. Xin trích dẫn nguyên văn lại đây cho mọi người cùng đọc:
    ["Well, chuyện vi phạm bản quyền là chuyện thường ngày ở huyện, có gì đâu mà phải ầm lên. Các bác viết bài bên ttvnonline có dám khẳng định 100% những gì mình viết là tự nghĩ ra không, hay là cũng đi chặt khúc ở đâu đó rồi mô đi phê lại thành của mình, nhỉ? Lấy 1 ví dụ đơn giản, cái bộ gõ tiếng Việt web-based trên ttvnonline hiện nay là của người khác viết, nhưng cũng có thấy bác Vương Vũ Thắng mention gì đâu, làm người đọc cứ tưởng... Nói thế thôi chứ thực ra những chuyện như vậy là hết sức bình thường, tôi nói thế cũng chỉ để bác Lee Thuy Ha thấy là không có gì phải quan trọng chuyện này cả."
    Best
    HOA HONG LAM DEP THE GIOI
  4. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Vuameo
    Mèo xin kính chào các bác đại cao thủ...
    Bác Cười hay Mếu, bác Anh Quân , bác VNHL ạ , Mèo tui thấy chúng ta đang quá tham lam khi trao đổi cùng một lúc nhiều vấn đề khác nhau.
    Để dễ tập chung đề nghị các đại cao thủ cho ý kiến, chúng ta sẽ gặm từng chủ đề một theo dạng cuốn chiếu.
    hehehe
    Mạo muội đề xuất, mong các bác chớ giận.
    Mèo xin gởi lời cảm ơn tới bác Cười hay Mếu, đa tạ bác và mời bác một vại bia
    À , chút nưa thì quên, Mèo mời đảo qua mấy hiệu sách, tháy cuốn Tại sao ? Việt Nam hay quá, không biết đã có bác nào đọc chưa....
  5. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Vuameo
    Mèo xin kính chào các bác đại cao thủ...
    Bác Cười hay Mếu, bác Anh Quân , bác VNHL ạ , Mèo tui thấy chúng ta đang quá tham lam khi trao đổi cùng một lúc nhiều vấn đề khác nhau.
    Để dễ tập chung đề nghị các đại cao thủ cho ý kiến, chúng ta sẽ gặm từng chủ đề một theo dạng cuốn chiếu.
    hehehe
    Mạo muội đề xuất, mong các bác chớ giận.
    Mèo xin gởi lời cảm ơn tới bác Cười hay Mếu, đa tạ bác và mời bác một vại bia
    À , chút nưa thì quên, Mèo mời đảo qua mấy hiệu sách, tháy cuốn Tại sao ? Việt Nam hay quá, không biết đã có bác nào đọc chưa....
  6. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    VNHL
    Bác Anhquân thân mến
    Thú thực với bác, tôi mít đặc về các vấn đề tôn giáo không dám nhận là cao thủ đâu. Hiểu biết của tôi về Phật học không vượt hơn những gì trong sách Lịch sử triết học mà tôi học ở Đại học. Kiến giải của bác về nguyên nhân suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ rất hay nhưng tôi vẫn còn một vài thắc mắc xin hỏi bác
    - Theo bác, lý do thứ nhất là đạo Bàlamôn (hay Hindu giáo) lấn át, thủ tiêu dần. Nhưng tại sao ở nhiều nước như Srilanka, Khmer, Thái Lan...cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh của Hinđu giáo (chẳng hạn thể hiện ở Angkor Vat của Campuchia) nhưng rút cục, Phật giáo lại thắng thế ở các quốc gia này và trở thành quốc giáo.
    - Lý do thứ hai là sự tiêu diệt có hệ thống của đạo Hồi theo gót chân những kẻ xâm lược Mông Cổ- Thổ Nhĩ Kỳ (hình như vào thế kỷ 13-15 thì phải). Thế nhưng tại sao đạo Hồi cũng quyết tâm tiêu diệt đạo Hinđu như đối với đạo Phật nhưng vẫn không thể thành công. Phải chăng điều này chứng tỏ tới thời điểm đạo Hồi truyền vào Ấn Độ thì đạo Phật đã rất suy yếu, không có cơ sở để chống đối lại.
    Về sự hưng thịnh của đạo Phật ở các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Srilanka hay Tây Tạng thì tôi không rõ lắm (có thể do trước đó, ảnh hưởng của Hindu giáo trước đó chưa mạnh và không được toàn dân theo chăng).
    Nhưng ở Trung Quốc và Việt Nam thì theo tôi có thể có một số lý do sau (tôi tương phản với Ấn Độ):
    - Ở Ấn Độ trước khi đạo Phật ra đời đã tồn tại tôn giáo Hinđu giáo. Tại Trung Quốc và VN, trước khi có đạo Phật (khoảng 100 TCN ở TQ và 100 SCN ở VN) chưa hề có tôn giáo mà chỉ có đôi chút tàn dư của tín ngưỡng thời bộ lạc, thị tộc như thờ cúng quỷ thần, cây cối, tổ tiên. Nho giáo hay Đạo giáo chắc chắn chưa thể gọi là tôn giáo. Vì vậy, đạo Phật đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo nhân dân nên phát triển rất nhanh.
    - Ở Ấn Độ, đạo Phật ra đời trong một xã hội phân chia đẳng cấp ngặt nghèo. Một người Balamon nếu dẫm phải cái bóng của một người hạ đẳng sẽ phải tắm rửa chay tịnh nhiều ngày. Đạo Phật chủ trương xoá bỏ bất bình đẳng giữa người nên gặp phải sự chống đối kịch liệt của đẳng cấp thống trị. Ở TQ và VN, sự phân chia đẳng cấp không ngặt nghèo, các quan lại có thể xuất thân nghèo hèn -> tạo điều kiện để Phật giáo hưng thịnh
    - Đạo Phật ở Ấn Độ thiên về triết lý hơn là tôn giáo, với những tư tưởng triết học cao siêu, xa rời thực tế cuộc sống. Đạo Phật ở TQ và VN đã bản địa hoá, bình dân hoá, tôn giáo hoá rất nhiều. Chủ trương nhập thế, kết hợp với tín ngưỡng truyền thống và các triết thuyết đạo, nho (người ta gọi là Tam giáo đồng quy)... làm đạo Phật dễ đi vào quảng đại quần chúng hơn. Vì vậy, đọc Tây du ký chúng ta thấy ông Phật Như lai dự tiệc cùng Ngọc hoàng thượng đế và Thái thượng lão quân....
    Lời nông ý cạn, các bác góp ý giùm.
    À, bác Anh quân ơi, bác am hiểu về các tôn giáo, bác giải thích giùm tôi nhé.
    Theo tôi, cốt lõi của đạo Thiên chúa là chữ yêu thương- Nếu mọi người đều yêu nhau như yêu chúa thì thế giới sẽ bình yên. Căn bản của đạo Phật là chữ "thiện", chữ "tâm"- Nếu tu nhân tích đức thì ai cũng có thể lên Niết bàn, được giải thoát được các khổ luỵ trên đời. Bác nói, đạo Hồi xuất hiện trên cơ sở bạo lực và thuần tuý chính trị. Tôi cũng nghe nói như vậy vì hình như Mohamet không chỉ là một nhà truyền giáo mà còn là một vị vua từng chinh phục nhiều vùng đất để khuếch trương tôn giáo của mình. Nhưng rút cục lại thì đạo Hồi cũng phải có triết lý nào đó để nhân loại theo chứ. Bác có thể nói ngắn gọn giùm tôi triết lý căn bản của đạo Hồi không? Cảm ơn bác nhá.
    À, mà bác Mèo đại vương nói có lý đây, chúng ta nên tập trung vào từng chủ đề một mới có nhiều ý kiến tham gia được.
  7. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    VNHL
    Bác Anhquân thân mến
    Thú thực với bác, tôi mít đặc về các vấn đề tôn giáo không dám nhận là cao thủ đâu. Hiểu biết của tôi về Phật học không vượt hơn những gì trong sách Lịch sử triết học mà tôi học ở Đại học. Kiến giải của bác về nguyên nhân suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ rất hay nhưng tôi vẫn còn một vài thắc mắc xin hỏi bác
    - Theo bác, lý do thứ nhất là đạo Bàlamôn (hay Hindu giáo) lấn át, thủ tiêu dần. Nhưng tại sao ở nhiều nước như Srilanka, Khmer, Thái Lan...cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh của Hinđu giáo (chẳng hạn thể hiện ở Angkor Vat của Campuchia) nhưng rút cục, Phật giáo lại thắng thế ở các quốc gia này và trở thành quốc giáo.
    - Lý do thứ hai là sự tiêu diệt có hệ thống của đạo Hồi theo gót chân những kẻ xâm lược Mông Cổ- Thổ Nhĩ Kỳ (hình như vào thế kỷ 13-15 thì phải). Thế nhưng tại sao đạo Hồi cũng quyết tâm tiêu diệt đạo Hinđu như đối với đạo Phật nhưng vẫn không thể thành công. Phải chăng điều này chứng tỏ tới thời điểm đạo Hồi truyền vào Ấn Độ thì đạo Phật đã rất suy yếu, không có cơ sở để chống đối lại.
    Về sự hưng thịnh của đạo Phật ở các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Srilanka hay Tây Tạng thì tôi không rõ lắm (có thể do trước đó, ảnh hưởng của Hindu giáo trước đó chưa mạnh và không được toàn dân theo chăng).
    Nhưng ở Trung Quốc và Việt Nam thì theo tôi có thể có một số lý do sau (tôi tương phản với Ấn Độ):
    - Ở Ấn Độ trước khi đạo Phật ra đời đã tồn tại tôn giáo Hinđu giáo. Tại Trung Quốc và VN, trước khi có đạo Phật (khoảng 100 TCN ở TQ và 100 SCN ở VN) chưa hề có tôn giáo mà chỉ có đôi chút tàn dư của tín ngưỡng thời bộ lạc, thị tộc như thờ cúng quỷ thần, cây cối, tổ tiên. Nho giáo hay Đạo giáo chắc chắn chưa thể gọi là tôn giáo. Vì vậy, đạo Phật đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo nhân dân nên phát triển rất nhanh.
    - Ở Ấn Độ, đạo Phật ra đời trong một xã hội phân chia đẳng cấp ngặt nghèo. Một người Balamon nếu dẫm phải cái bóng của một người hạ đẳng sẽ phải tắm rửa chay tịnh nhiều ngày. Đạo Phật chủ trương xoá bỏ bất bình đẳng giữa người nên gặp phải sự chống đối kịch liệt của đẳng cấp thống trị. Ở TQ và VN, sự phân chia đẳng cấp không ngặt nghèo, các quan lại có thể xuất thân nghèo hèn -> tạo điều kiện để Phật giáo hưng thịnh
    - Đạo Phật ở Ấn Độ thiên về triết lý hơn là tôn giáo, với những tư tưởng triết học cao siêu, xa rời thực tế cuộc sống. Đạo Phật ở TQ và VN đã bản địa hoá, bình dân hoá, tôn giáo hoá rất nhiều. Chủ trương nhập thế, kết hợp với tín ngưỡng truyền thống và các triết thuyết đạo, nho (người ta gọi là Tam giáo đồng quy)... làm đạo Phật dễ đi vào quảng đại quần chúng hơn. Vì vậy, đọc Tây du ký chúng ta thấy ông Phật Như lai dự tiệc cùng Ngọc hoàng thượng đế và Thái thượng lão quân....
    Lời nông ý cạn, các bác góp ý giùm.
    À, bác Anh quân ơi, bác am hiểu về các tôn giáo, bác giải thích giùm tôi nhé.
    Theo tôi, cốt lõi của đạo Thiên chúa là chữ yêu thương- Nếu mọi người đều yêu nhau như yêu chúa thì thế giới sẽ bình yên. Căn bản của đạo Phật là chữ "thiện", chữ "tâm"- Nếu tu nhân tích đức thì ai cũng có thể lên Niết bàn, được giải thoát được các khổ luỵ trên đời. Bác nói, đạo Hồi xuất hiện trên cơ sở bạo lực và thuần tuý chính trị. Tôi cũng nghe nói như vậy vì hình như Mohamet không chỉ là một nhà truyền giáo mà còn là một vị vua từng chinh phục nhiều vùng đất để khuếch trương tôn giáo của mình. Nhưng rút cục lại thì đạo Hồi cũng phải có triết lý nào đó để nhân loại theo chứ. Bác có thể nói ngắn gọn giùm tôi triết lý căn bản của đạo Hồi không? Cảm ơn bác nhá.
    À, mà bác Mèo đại vương nói có lý đây, chúng ta nên tập trung vào từng chủ đề một mới có nhiều ý kiến tham gia được.
  8. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Bác VNHL thân mến
    Rất cảm động khi được Bác góp ý, tôi xin từ từ phân tích cùng Bác những luận điểm về Tôn giáo với Bác.
    Bác nói :
    Nhưng tại sao ở nhiều nước như Srilanka, Khmer, Thái Lan...cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh của Hinđu giáo (chẳng hạn thể hiện ở Angkor Vat của Campuchia) nhưng rút cục, Phật giáo lại thắng thế ở các quốc gia này và trở thành quốc giáo.
    Theo tôi bất cứ một việc hay một hình thái xã hội nào đều có chu kỳ phát triển của mình : li-fe cycle : sinh ra , phát triển, chín muồi và tàn lụi để rồi lại sinh ra trong một nhịp sống mới ( đõ chính là sự luân hồi theo đạo phật đã nói) . Bản thân đạo Hindu tại Ấn độ đã phát triển rất rực rỡ trước khi phật đản và tàn lụi trong vòng 1500 năm sau để rồi lại phát triển rực rỡ với một động lực mới như hiện tại. Tại các nước như Campuchia đạo Hindu cũng đã có thời gian phát triển huy hoàng với các thánh tích Ăngco vát để lại cho hậu thế sau này của chúng ta và đã đi vào tàn lụi. Theo tôi đó là hình thái vĩ mô của câu trả lời này còn về tiểu tiết thì tại nhữngnước này đạo phật đã có được một sự bảo hộ từ khắpmọi phía và nhất là từ giai cấp thống trị là các phật tử mộ đạo ( như Lào và Thái Lan chẳng hạn), và như bác đã nói :đạo phật đã nhập thế, kết hợp với tín ngưỡng truyền thống và các triết thuyết đạo, nho (người ta gọi là Tam giáo đồng quy)... làm đạo Phật dễ đi vào quảng đại quần chúng hơn , chính vì vậy mà đạo phật trở thành quốc giáo tại những nước này.
    Quả thật cho tới đầu thế kỷ thứ 13 tại Ần độ thì đạo phật đã quá yếu so vơí đạo Hindu và hơn nữa khi đao Hội xâm lăng thì đạo phật đã phải chịu một tổn thất to lớn cả về người, và của, v...v. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, nghĩa là hơn sáu trăm năm sau thảm kịch trên, có một Phật tử người Tích Lan (Sri Lanka), nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng Anagarika Dharmapàla, đã sang Ấn Ðộ khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo. Từ đó đến nay, Phật giáo được tái hồi sinh, các thánh tích đã và đang được trùng tu, nhiều trung tâm Phật giáo được xây dựng làm nơi đào tạo Phật học và sinh hoạt tín ngưỡng cho Phật tử tại Ấn Ðộ cũng như từ các nước khác đến tu học, chiêm bái.
    Bác VNHL thân mến
    Câu hỏi về đạo Hồi mà bác kiểm tra tôi quả thật là chưa trả lời bác ngay được, bác để tôi thư thư đọc sách mấy hôm sẽ tranh luận cùng bác nhé. Theo tôi được biết , nhà tiên tri Môhamét , người sáng lập ra đạo hồi quả thật làmột chính trị gia hơn là một nhà hiền triết. Ông ta , với cương ví giáo chủ đã dùng tôn giáo để khuất phục các quốc gia và dân tộc lân cận, xây dựng một đế quốc riêng cho mình. Theo đạo hôi thì tất cả các tôn giáo khác đều là tà đạo, họ phủ nhận tất cả các tôn giáo khác. Thật ra theo tôi đây là chủ trương chính trị của Môhamét trong thời điểm này để phục vụ mục đích cưỡng chế và thu phục các dân tộc và quốc gia khác về một mối. Đạo Hồi không cho phép sự hiện diện của bất cứ tôn giáo nào : đây là luận điểm mang tình huỷ diệt của đạo Hồi ( tôi nhắc lại vụ phá tượng Phật hè năm nay) . Theo đạo Hồi thì nếu anh giết người với mục đích để đạo Hồi được chấn hưng thì anh không có tội và đây là luận điểm đáng sợ nhất và là thứ vũ khí huỷ diệt đáng sợ mà các quốc gia đạo Hồi hay các tổ chức khủng bố đang sử dụng và nếu ai mà tử vì đạo thì hồn anh ta sẽlên thiên đàng ngay chứ không cần phải tu luyện hay tu nhân tích đức gì cả. Cả đời anh làm điều ác chắc cũng không sao.
    Thật ra đạo hôi được chia ra làm hai nhánh chính ( nếu tôi nhớ không lầm) một nhánh ôn hoà hơn ( tại Arap Xeut) và một nhánh quá khích.
    Giáo chủ của đạo Hồi theo tôi là một người hết sức cơ hội : ông ta bằng việc kết hôn với một bà quả phụ ( hơn ông ta cả chục tuổi) giầu có nhất Bát đa mà nắm được sức mạnh vềkinh tế + vị trí trong xã hội.Sau này ông ta dùng tôn giáo để phục vụ cho mục đích của mình . Mô hamét có rấtnhiều vợ và rất háo sắc ( trong trường hợp này thì ông ta là một ông vua chứ không phải là một vị thánh) . Điều đó giải thích tại sao tại các nước đạo Hồi đàn ông được phép lấy bốn vợ ( nhiều lúctôi cũngmuốn vào đạo Hồi vì chuyên này đấy ) và tại sao tại các nước đạo hồi thì phụ nữ bị khinh rẻ quá mức. Đàn ông đạo hồi nói chung đối xử với phụ nữ rất thô bạo và nhiều trường hợp không được văn hoá cho lắm ( nếu bạn nào đi Đubai hay Batđa rồi chắc sẽ thấy).
    Mấy lời thô thiển mong được các bác chỉ bảo thêm.
    Thân
    anhquan
  9. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Bác VNHL thân mến
    Rất cảm động khi được Bác góp ý, tôi xin từ từ phân tích cùng Bác những luận điểm về Tôn giáo với Bác.
    Bác nói :
    Nhưng tại sao ở nhiều nước như Srilanka, Khmer, Thái Lan...cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh của Hinđu giáo (chẳng hạn thể hiện ở Angkor Vat của Campuchia) nhưng rút cục, Phật giáo lại thắng thế ở các quốc gia này và trở thành quốc giáo.
    Theo tôi bất cứ một việc hay một hình thái xã hội nào đều có chu kỳ phát triển của mình : li-fe cycle : sinh ra , phát triển, chín muồi và tàn lụi để rồi lại sinh ra trong một nhịp sống mới ( đõ chính là sự luân hồi theo đạo phật đã nói) . Bản thân đạo Hindu tại Ấn độ đã phát triển rất rực rỡ trước khi phật đản và tàn lụi trong vòng 1500 năm sau để rồi lại phát triển rực rỡ với một động lực mới như hiện tại. Tại các nước như Campuchia đạo Hindu cũng đã có thời gian phát triển huy hoàng với các thánh tích Ăngco vát để lại cho hậu thế sau này của chúng ta và đã đi vào tàn lụi. Theo tôi đó là hình thái vĩ mô của câu trả lời này còn về tiểu tiết thì tại nhữngnước này đạo phật đã có được một sự bảo hộ từ khắpmọi phía và nhất là từ giai cấp thống trị là các phật tử mộ đạo ( như Lào và Thái Lan chẳng hạn), và như bác đã nói :đạo phật đã nhập thế, kết hợp với tín ngưỡng truyền thống và các triết thuyết đạo, nho (người ta gọi là Tam giáo đồng quy)... làm đạo Phật dễ đi vào quảng đại quần chúng hơn , chính vì vậy mà đạo phật trở thành quốc giáo tại những nước này.
    Quả thật cho tới đầu thế kỷ thứ 13 tại Ần độ thì đạo phật đã quá yếu so vơí đạo Hindu và hơn nữa khi đao Hội xâm lăng thì đạo phật đã phải chịu một tổn thất to lớn cả về người, và của, v...v. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, nghĩa là hơn sáu trăm năm sau thảm kịch trên, có một Phật tử người Tích Lan (Sri Lanka), nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng Anagarika Dharmapàla, đã sang Ấn Ðộ khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo. Từ đó đến nay, Phật giáo được tái hồi sinh, các thánh tích đã và đang được trùng tu, nhiều trung tâm Phật giáo được xây dựng làm nơi đào tạo Phật học và sinh hoạt tín ngưỡng cho Phật tử tại Ấn Ðộ cũng như từ các nước khác đến tu học, chiêm bái.
    Bác VNHL thân mến
    Câu hỏi về đạo Hồi mà bác kiểm tra tôi quả thật là chưa trả lời bác ngay được, bác để tôi thư thư đọc sách mấy hôm sẽ tranh luận cùng bác nhé. Theo tôi được biết , nhà tiên tri Môhamét , người sáng lập ra đạo hồi quả thật làmột chính trị gia hơn là một nhà hiền triết. Ông ta , với cương ví giáo chủ đã dùng tôn giáo để khuất phục các quốc gia và dân tộc lân cận, xây dựng một đế quốc riêng cho mình. Theo đạo hôi thì tất cả các tôn giáo khác đều là tà đạo, họ phủ nhận tất cả các tôn giáo khác. Thật ra theo tôi đây là chủ trương chính trị của Môhamét trong thời điểm này để phục vụ mục đích cưỡng chế và thu phục các dân tộc và quốc gia khác về một mối. Đạo Hồi không cho phép sự hiện diện của bất cứ tôn giáo nào : đây là luận điểm mang tình huỷ diệt của đạo Hồi ( tôi nhắc lại vụ phá tượng Phật hè năm nay) . Theo đạo Hồi thì nếu anh giết người với mục đích để đạo Hồi được chấn hưng thì anh không có tội và đây là luận điểm đáng sợ nhất và là thứ vũ khí huỷ diệt đáng sợ mà các quốc gia đạo Hồi hay các tổ chức khủng bố đang sử dụng và nếu ai mà tử vì đạo thì hồn anh ta sẽlên thiên đàng ngay chứ không cần phải tu luyện hay tu nhân tích đức gì cả. Cả đời anh làm điều ác chắc cũng không sao.
    Thật ra đạo hôi được chia ra làm hai nhánh chính ( nếu tôi nhớ không lầm) một nhánh ôn hoà hơn ( tại Arap Xeut) và một nhánh quá khích.
    Giáo chủ của đạo Hồi theo tôi là một người hết sức cơ hội : ông ta bằng việc kết hôn với một bà quả phụ ( hơn ông ta cả chục tuổi) giầu có nhất Bát đa mà nắm được sức mạnh vềkinh tế + vị trí trong xã hội.Sau này ông ta dùng tôn giáo để phục vụ cho mục đích của mình . Mô hamét có rấtnhiều vợ và rất háo sắc ( trong trường hợp này thì ông ta là một ông vua chứ không phải là một vị thánh) . Điều đó giải thích tại sao tại các nước đạo Hồi đàn ông được phép lấy bốn vợ ( nhiều lúctôi cũngmuốn vào đạo Hồi vì chuyên này đấy ) và tại sao tại các nước đạo hồi thì phụ nữ bị khinh rẻ quá mức. Đàn ông đạo hồi nói chung đối xử với phụ nữ rất thô bạo và nhiều trường hợp không được văn hoá cho lắm ( nếu bạn nào đi Đubai hay Batđa rồi chắc sẽ thấy).
    Mấy lời thô thiển mong được các bác chỉ bảo thêm.
    Thân
    anhquan
  10. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Vngoodman
    Cac bac ban nhieu chuyen qua ma quen chua noi toi 1 trang rat nho nhung vo cung quan trong trong Lich su VN : Phong trao Duy Tan va Phan Chu Trinh. Nho co no ma toi
    voi cac bac ngay nay ko duoc doi khan xep voi mac ao the .
    Gui cac bac Admin,
    De nghi cac bac doi ten topic nay thanh Lich su VN+ Tau+ Tu Vi+ Ton Giao +...

Chia sẻ trang này