1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Vuameo
    Mèo xin chào các đại cao thủ.
    Kính mong các đại cao thủ đừng nản lòng vì tốc độ tên lửa của TTVn mà ngưng tranh luận, như thế thì thiệt thòi cho kẻ ngu muội này lắm
    Nhân đây cũng xin kể các đại cao thủ nghe chơi một chuyện :
    Số là , xưa kia, ở một trang trại nọ bị mất một con dê. Người chủ trang trại sai tất cả gia nhân trong nhà, lại mượn thêm đầy tớ của hàng xóm đi tìm dê.
    Người hàng xóm hỏi : Mất một con dê mà sao sai nhiều người đi tìm vậy ?
    Anh này đáp : Vì đường có lắm ngã ba.
    Ngày hôm sau, người hàng xóm lại hỏi : Có tìm thấy dê không ?
    Đáp : Không tìm thấy .
    Lại hỏi : Vì saolại không tìm thấy ?
    Đáp : Đi theo các ngả của ngã ba, lại gặp ngã ba khác nên không biết đi đường nào mà tìm dê, phải chịu mất thôi .
    Trộm nghĩ, việc tranh luận ở LSVN cũng vậy chăng. Đối với kiến thức và sự học, ta thường quý hồ tinh bất quý hồ đa. Các bác đại cao thủ nếu tập chung vào một chủ đề xuyên xuốt mà thảo luận, với kiến thức yên thâm của các, tin rằng bản thân kẻ ngu muội này và nhiều độc giả khác sẽ được học hỏi nhiều , khai sáng nhiều.
    Vài lời mạo muội, mong các đại cao thủ bỏ qua cho.
    Thành thật cáo lỗi.
    ATC
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Vì cơ quan giảm biên chế, Tăng Tử không ô dù đành ôm hận về mất sức, phụ vợ bằng cách mở lớp dạy thêm. Học trò nghe tiếng, kéo đến ghi tên đông lắm. Tăng Tử giảng mỗi ngày một bài khác nhau, một số trò ngồi dưới cho là nhanh quá, bèn cử Giả Chu lên góp ý.
    Giả Chu nói:
    "Em xin kể cho thầy nghe một câu chuyện.
    Số là , xưa kia, ở một trang trại nọ bị mất một con dê. Người chủ trang trại sai tất cả gia nhân trong nhà, lại mượn thêm đầy tớ của hàng xóm đi tìm dê.
    Người hàng xóm hỏi : Mất một con dê mà sao sai nhiều người đi tìm vậy ?
    Anh này đáp : Vì đường có lắm ngã ba.
    Ngày hôm sau, người hàng xóm lại hỏi : Có tìm thấy dê không ?
    Đáp : Không tìm thấy.
    Lại hỏi : Vì sao lại không tìm thấy?
    Đáp : Đi theo các ngả của ngã ba, lại gặp ngã ba khác nên không biết đi đường nào mà tìm dê, phải chịu mất thôi."
    Nghe đến đây, Tăng Tử vỗ đùi cười lớn, đoạn từ từ rút ra một cái điếu cầy, bật diêm châm thuốc, ngửa mặt phả khói lên trời sảng khoái.
    Say thuốc lào, Tăng Tử nói líu cả lưỡi:
    "Sự học vốn đi mãi không có bến bờ, cũng giống như đi bắt dê lạc mà mãi không bao giờ tìm thấy. Có khi chưa qua khỏi ngã ba này đã thấy ngã ba khác xuất hiện. Kẻ đúng sở trường có thể bỏ cả một đời theo đuổi xuyên suốt chỉ một chú dê... Kẻ chẳng may nhằm phải sở đoản thì cũng không nên nhất quyết ép hắn phải đi tóm dê mà nên để tùy cơ truy bắt. Nếu thấy vừa sức thì bò, cừu hay gà qué, vịt ngan ngỗng gì gì đó cũng được ..."
    ATC
  3. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Vì cơ quan giảm biên chế, Tăng Tử không ô dù đành ôm hận về mất sức, phụ vợ bằng cách mở lớp dạy thêm. Học trò nghe tiếng, kéo đến ghi tên đông lắm. Tăng Tử giảng mỗi ngày một bài khác nhau, một số trò ngồi dưới cho là nhanh quá, bèn cử Giả Chu lên góp ý.
    Giả Chu nói:
    "Em xin kể cho thầy nghe một câu chuyện.
    Số là , xưa kia, ở một trang trại nọ bị mất một con dê. Người chủ trang trại sai tất cả gia nhân trong nhà, lại mượn thêm đầy tớ của hàng xóm đi tìm dê.
    Người hàng xóm hỏi : Mất một con dê mà sao sai nhiều người đi tìm vậy ?
    Anh này đáp : Vì đường có lắm ngã ba.
    Ngày hôm sau, người hàng xóm lại hỏi : Có tìm thấy dê không ?
    Đáp : Không tìm thấy.
    Lại hỏi : Vì sao lại không tìm thấy?
    Đáp : Đi theo các ngả của ngã ba, lại gặp ngã ba khác nên không biết đi đường nào mà tìm dê, phải chịu mất thôi."
    Nghe đến đây, Tăng Tử vỗ đùi cười lớn, đoạn từ từ rút ra một cái điếu cầy, bật diêm châm thuốc, ngửa mặt phả khói lên trời sảng khoái.
    Say thuốc lào, Tăng Tử nói líu cả lưỡi:
    "Sự học vốn đi mãi không có bến bờ, cũng giống như đi bắt dê lạc mà mãi không bao giờ tìm thấy. Có khi chưa qua khỏi ngã ba này đã thấy ngã ba khác xuất hiện. Kẻ đúng sở trường có thể bỏ cả một đời theo đuổi xuyên suốt chỉ một chú dê... Kẻ chẳng may nhằm phải sở đoản thì cũng không nên nhất quyết ép hắn phải đi tóm dê mà nên để tùy cơ truy bắt. Nếu thấy vừa sức thì bò, cừu hay gà qué, vịt ngan ngỗng gì gì đó cũng được ..."
    ATC
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Vuameo
    Đã hơn 3 h sáng, đang lang thang, dặt dẹo chợt thấy bác cườihaymếu vội vàng chui vào 11 ngày ở ... để đọc bài của bác. Thấy rằng, ngoài sự hiểu biết uyên thâm và đa dạng, bác cườihaymếu còn có một tâm hồn rất lãng mạn, một lối hành văn lưu loát.
    Phục bác cườihaymếu , Mèo lại nghĩ đến thân mình ....
    Chuyện kể
    Ngày xưa ở đất Kiềm vốn không có lừa. người hiếu sự nọ mang một con lừa đến đấy nuôi thử.
    Lừa thả ở chân núi. Buổi đầu hổ trong núi ra, nom thấy lừa , cao lớn, lực lưỡng tưởng là loài thần vật mới giáng sinh. Vừa lúc Lừa vô tình kêu lên một tiếng thật to, hổ sợ quá , cong đuôi chạy mất.
    Dần dần, hổ thấy lừa kêu nhiều thành quen, nghe mãi cũng chỉ thấy lừa kêu một tiếng, hổ đâm khinh nhờn.
    Một hôm , hứng chí, hổ nhảy ra thử vờn lừa. Lừa giận quá, vung chân đá, đá đi đá lại, đá quanh quẩn chỉ có một ngón nghề mà thôi. Hổ thấy vậy, mừng thầm ,bụng bảo rằng : Tài nghệ con lừa chỉ có thế thôi.
    Hổ gầm thét vang núi rừng, nhảy bổ vào vồ lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa , rồi đi.
    Mời hay nhác trông thấy tượng tô vàng
    Nhìn ra mới biết chẫu chàng ngày mưa
    Than ôi , thương cho ai không biết mình, biết người. Tài nghệ kém cỏi như chú lừa kể trên mà lại đi kheo mẽ, biểu diễn chẳng biết giữ thân cho kín đáo.
    Ví như Mèo tui đây, võ vẽ chẳng ra gì, tài nghệ kém cỏi vậy mà cũng dám ti teo ý kiến này nọ với các bác đại cao thủ ở đây như bác cườihaymêu, bác anhquân, bác VNHL, bác Trinity .Thật là đáng xấu hổ, xấu hổ.
    Từ nay Mèo xin đứng ngoài nhòm vào, ngõ hầu thu lượm thêm chút kiến thức của các bác mà bổ sung vào cài đầu tối tăm của mình.
    Thật đáng tội, đáng tội.
    Các bác lượng thứ cho Mèo nhé
    ATC
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Vuameo
    Đã hơn 3 h sáng, đang lang thang, dặt dẹo chợt thấy bác cườihaymếu vội vàng chui vào 11 ngày ở ... để đọc bài của bác. Thấy rằng, ngoài sự hiểu biết uyên thâm và đa dạng, bác cườihaymếu còn có một tâm hồn rất lãng mạn, một lối hành văn lưu loát.
    Phục bác cườihaymếu , Mèo lại nghĩ đến thân mình ....
    Chuyện kể
    Ngày xưa ở đất Kiềm vốn không có lừa. người hiếu sự nọ mang một con lừa đến đấy nuôi thử.
    Lừa thả ở chân núi. Buổi đầu hổ trong núi ra, nom thấy lừa , cao lớn, lực lưỡng tưởng là loài thần vật mới giáng sinh. Vừa lúc Lừa vô tình kêu lên một tiếng thật to, hổ sợ quá , cong đuôi chạy mất.
    Dần dần, hổ thấy lừa kêu nhiều thành quen, nghe mãi cũng chỉ thấy lừa kêu một tiếng, hổ đâm khinh nhờn.
    Một hôm , hứng chí, hổ nhảy ra thử vờn lừa. Lừa giận quá, vung chân đá, đá đi đá lại, đá quanh quẩn chỉ có một ngón nghề mà thôi. Hổ thấy vậy, mừng thầm ,bụng bảo rằng : Tài nghệ con lừa chỉ có thế thôi.
    Hổ gầm thét vang núi rừng, nhảy bổ vào vồ lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa , rồi đi.
    Mời hay nhác trông thấy tượng tô vàng
    Nhìn ra mới biết chẫu chàng ngày mưa
    Than ôi , thương cho ai không biết mình, biết người. Tài nghệ kém cỏi như chú lừa kể trên mà lại đi kheo mẽ, biểu diễn chẳng biết giữ thân cho kín đáo.
    Ví như Mèo tui đây, võ vẽ chẳng ra gì, tài nghệ kém cỏi vậy mà cũng dám ti teo ý kiến này nọ với các bác đại cao thủ ở đây như bác cườihaymêu, bác anhquân, bác VNHL, bác Trinity .Thật là đáng xấu hổ, xấu hổ.
    Từ nay Mèo xin đứng ngoài nhòm vào, ngõ hầu thu lượm thêm chút kiến thức của các bác mà bổ sung vào cài đầu tối tăm của mình.
    Thật đáng tội, đáng tội.
    Các bác lượng thứ cho Mèo nhé
    ATC
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    (tiếp)
    Lại nói Giả Chu sau khi nghe Tăng Tử đáp thì im lặng hồi lâu, rồi thình lình vùng vằng quay 360 độ đi ra cửa, tính là đến gặp vợ Tăng Tử lấy lại tiền học, ra về.
    Tăng Tử ngồi im thít không nói gì, vuốt râu.
    Chợt có bạn cùng lớp là Tuệ Nhan chạy đến vỗ vai Giả Chu hỏi tại sao. Giả Chu kể lại tình đầu, nói dỗi rằng sức mình tiếp thu chậm sợ không theo kịp các bạn đồng môn, từ nay xin về lại cố hương theo học lớp ĐH dự thính từ xa. Đoạn lại kể chuyện:
    "Ngày xưa ở đất Kiềm vốn không có lừa. người hiếu sự nọ mang một con lừa đến đấy nuôi thử.
    Lừa thả ở chân núi. Buổi đầu hổ trong núi ra, nom thấy lừa , cao lớn, lực lưỡng tưởng là loài thần vật mới giáng sinh. Vừa lúc lừa vô tình kêu lên một tiếng thật to, hổ sợ quá , cong đuôi chạy mất.
    Dần dần, hổ thấy lừa kêu nhiều thành quen, nghe mãi cũng chỉ thấy lừa kêu một tiếng, hổ đâm khinh nhờn.
    Một hôm , hứng chí, hổ nhảy ra thử vờn lừa. Lừa giận quá, vung chân đá, đá đi đá lại, đá quanh quẩn chỉ có một ngón nghề mà thôi. Hổ thấy vậy, mừng thầm ,bụng bảo rằng : Tài nghệ con lừa chỉ có thế thôi.
    Hổ gầm thét vang núi rừng, nhảy bổ vào vồ lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa, rồi đi."
    Giả Chu nói:
    "Tài nghệ kém cỏi như chú lừa kể trên mà lại đi kheo mẽ, biểu diễn chẳng biết giữ thân cho kín đáo. Ví như tui đây, võ vẽ chẳng ra gì, tài nghệ kém cỏi vậy mà cũng dám ti teo ý kiến này nọ với các bác đại cao thủ. Thôi thì về quê cho rồi!"
    Tuệ Nhan bắt chước Tăng Tử, cũng ngửa mặt cười lớn. Giả Chu lấy làm ngạc nhiên hỏi tại sao. Tuệ Nhan nói:
    "Chí làm trai ở đời, đại huynh chọn làm lừa cho hổ ăn thịt hay chọn phấn đấu tu luyện thành hổ để ăn thịt lừa?"
    ...
    Ngày hôm sau, lớp học của Tăng Tử vẫn không thiếu trò nào...
    ATC
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Thân chào tất cả các Bác
    Bác Tri nói rất đúng cảm giác của Tôi , thật là luyến tiếc khi phải bỏ nơi mà các Bác cùng với tôi bỏ bao nhiêu tâm huyết, nhiều đêm thức trắng để gửi gắm vào đây. OK, ta sẽ tiếp tục xây dựng nó tốt đẹp và thú vị hơn nữa.
    Bác Cười hay mếu thân mến.
    Trong chuyện của Kim Dung , 'kiếm' quả là một đề tài xuyên suốt các tác phẩm của ông. Nhưng nếu chỉ nói tới kiếm không thì chưa đủ. 'Đao' trong Kim Dung cũng thư hùng không kém. Tiện tôi xin phép các bác đề nghị bác Cười hay mếu tiếp tục đăng tải bài Đao luận lên cho mọi người cùng thưởng thức nhé.
    Quên mất hỏi bác là tôi đã thử chuyển 03 lần bộ Đại Việt Sử ký toàn thư cho Bác mà hình như bác vẫn chưa nhận được ???
    Bác Vua Mèo thân mến
    Tôi rất muốn đăng tải tiếp collection ảnh của ông Mặc Nhiên cho Bác nhưng mà sau khi mạng TTVN trục trặc thì không hiểu sao tôi không tìm thấy cái button ' attach' để tôi gửi ảnh lên đây cho Bác . Nếu Bác nào có cao kiến thì vẽ đường cho tôi nhé. Còn chuyện hai Bác Tri và Vua Mèo tranh luận lấy điển tích thời Xuân thu ra tôi thấy hay quá. Cuộc sống là đấu tranh sinh tồn và phát triển. Có bảo thủ thì mới co cấp tiến, có xấu thì mới có tốt chứ nếu chỉ có đúng một chân lý thì cuộc sống này đâu còn thú vị gì nữa phải không các Bác. Tôi lấy ví dụ như bên mạng VN2K chẳng hạn, bên đó lắm cao thủ, nội lực thuộc vào hàng thượng thừa nhưng mà vô đó buồn ro vì các cao thủ nói ra toàn là chân lý làm chúng ta chỉ đứng xa mà xem thôi ( như nghe giảng ấy mà). Nhưng của đáng tội các Bác nghe giảng mãi thì buồn ngủ lắm chẳng thấy hay nữa.
    Tôi nói vậy có bác nào giận thì xí xoá cho tôi nhé.
    Thân
    anhquan
    ATC
  8. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Thân chào tất cả các Bác
    Bác Tri nói rất đúng cảm giác của Tôi , thật là luyến tiếc khi phải bỏ nơi mà các Bác cùng với tôi bỏ bao nhiêu tâm huyết, nhiều đêm thức trắng để gửi gắm vào đây. OK, ta sẽ tiếp tục xây dựng nó tốt đẹp và thú vị hơn nữa.
    Bác Cười hay mếu thân mến.
    Trong chuyện của Kim Dung , 'kiếm' quả là một đề tài xuyên suốt các tác phẩm của ông. Nhưng nếu chỉ nói tới kiếm không thì chưa đủ. 'Đao' trong Kim Dung cũng thư hùng không kém. Tiện tôi xin phép các bác đề nghị bác Cười hay mếu tiếp tục đăng tải bài Đao luận lên cho mọi người cùng thưởng thức nhé.
    Quên mất hỏi bác là tôi đã thử chuyển 03 lần bộ Đại Việt Sử ký toàn thư cho Bác mà hình như bác vẫn chưa nhận được ???
    Bác Vua Mèo thân mến
    Tôi rất muốn đăng tải tiếp collection ảnh của ông Mặc Nhiên cho Bác nhưng mà sau khi mạng TTVN trục trặc thì không hiểu sao tôi không tìm thấy cái button ' attach' để tôi gửi ảnh lên đây cho Bác . Nếu Bác nào có cao kiến thì vẽ đường cho tôi nhé. Còn chuyện hai Bác Tri và Vua Mèo tranh luận lấy điển tích thời Xuân thu ra tôi thấy hay quá. Cuộc sống là đấu tranh sinh tồn và phát triển. Có bảo thủ thì mới co cấp tiến, có xấu thì mới có tốt chứ nếu chỉ có đúng một chân lý thì cuộc sống này đâu còn thú vị gì nữa phải không các Bác. Tôi lấy ví dụ như bên mạng VN2K chẳng hạn, bên đó lắm cao thủ, nội lực thuộc vào hàng thượng thừa nhưng mà vô đó buồn ro vì các cao thủ nói ra toàn là chân lý làm chúng ta chỉ đứng xa mà xem thôi ( như nghe giảng ấy mà). Nhưng của đáng tội các Bác nghe giảng mãi thì buồn ngủ lắm chẳng thấy hay nữa.
    Tôi nói vậy có bác nào giận thì xí xoá cho tôi nhé.
    Thân
    anhquan
    ATC
  9. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Đi uống trà với em về, leo lên giường cố ngủ mà con tim còn chưa hết loạn nhịp, bèn nhỏm dậy bật máy vào mạng chơi chơi. Nhân đi lạc qua trang Đắc Trung chấm cơm, chợt thấy có một bài viết khá thú vị của Ông-Như Ngọc về lịch sử cái áo dài của phụ nữ VN. Xin copy sang đây để các bác xem chơi giải sầu, trong một ngày "Quốc giỗ" mà màn ảnh TV tràn ngập những người thắt cà vạt, hoặc đeo nơ, và nói như cụ Vũ Bằng thì mặt mày trang trọng như cái anh đang bí đái.
    Lịch sử Áo dài
    Ai đã từng dắt xe đạp chở nàng áo thướt tha ở cổng trường Gia Long, ai đã từng theo trêu ghẹo các nữ sinh áo trắng trường Trưng Vương, ai đã mê mẫn đuổi theo vạt áo để đề thơ hẳn không quên những tà áo sinh viên mượt mà, tung bay trong gió thu. Từ những tà áo thật giản đơn đến những tà áo lộng lẫy từ những tà áo tô điễm cho các dịp lễ hội, đám cưới, đám tang, đến những tà áo thơ ngây dưới sân trường, tất cả đều có thể được mô tả bằng một danh từ chung: ÁO DÀI.
    Cho đến nay, chưa ai rõ nguồn gốc đích thực cũa chiếc áo dài, chỉ biết rằng thủy tổ của nó, vốn làm bằng da thú và lông chim, xuất hiện trước thời Hai Bà Trưng (năm 38-42 trước Tây lịch) qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (5000 năm trước Tây Lịch). Theo truyền thuyết, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, trang sức thật lộng lẫy khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân nhàHán. Cũng tương truyền, do tôn kính Hai Bà, phụ nữ Việt Nam tránh mặc áo hai tà mà may thay bằng áo tứ thân với bốn thân áo tượng trưng cho bốn bậc sinh thành (cũa hai vọ chồng). Vả lại, khi đó kỹ thuật còn thô sơ, vải được dệt thành từng mảnh khổ nhỏ nên phải ghép bốn mảnh lại mới may đủ một áo, gọi quen là áo tứ thân. Áo gồm hai mảnh đằng sau chắp lại giữa sống lưng (gọi là sống áo), mép cũa hai mảnh được nối vào nhau và dấu vào phía trong. hai mảnh trước được thắt lên và để thòng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không phải cài khuy (cúc, nút) khi mặc. Bình thường, gấu áo được vén lên, chỉ khi có đại tang (tang chồng hay cha mẹ) mới thả xuống và mép vải để lộ ra ngoài thay vì dấu vào trong. Ðấy là hình ảnh chiếc áo dài tứ thân mộc mạc, khiêm tốn.
    Sau khi xua quân đánh đuổi quân Hai Bà, tướng Mã Viện áp đặt một chế độ cai trị hà khắc nhằm đồng hóa nền văn hóa Việt. Hơn 1000 năm dưới sự đô hộ của Trung Hoa, chiếc áo dài, áo tứ thân cũng nỗi trôi theo mệnh nước nhưng không bao giờ bị xóa bỏ. Áo tứ thân vẫn còn tồn tại ở một số địa phương, nhất là miệt quê, cho đến ngày hôm nay.
    Vào thời vua Gia Long (1802-1819), chiếc áo dài tứ thân được biến cải thành áo ngũ thân, rất phổ thông trong giới quyền quý và dân thành thị. Áo ngũ thân cũng dược may như áo tứ thân, nhưng vạt áo bên phải phía trước chỉ được may bằng một thân vải, còn vạt áo bên trái được may bằng hai thân vải như vạt áo đằng sau. Ngoài ra, áo năm thân có khuy áo như đàn ông, lúc mặc có thể cài khuy như áo dài ngày nay hoặc thắt vạt như áo tứ thân. Về ý nghĩa, bốn thân áo chính tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và thân thứ năm (vạt con) tượng trưng cho người mặc áo; năm chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người theo Khổng Giáo: Nhân (lòng thương người, nhân từ), Lễ (biết trên, dưới), Nghĩa (nghĩa khí), Trí (sự sáng suốt, trí tuệ), Tín (uy tín). Rõ ràng, chiếc áo dài ngũ thân diễn đạt nhân sinh quan cũa Việt Nam nhưng không khỏi sự ảnh hưỡng cũa Trung Hoa qua nhiều năm đô hộ.
    Khi triều đình Huế ký hòa ước Patenôtre nhượng quyền cai trị nước vào tay Pháp năm 1884, văn hóa Tây Phương bắt đầu du nhập vào Việt Nam, đi đôi với việc dạy chữ Quốc Ngữ thay chữ Nho. Cuộc sống bỗng biến đổi theo đà đua đòi cũa văn hóa Tây Phương, nhất là ở những đô thị lớn.
    Sau khi chính phủ Pháp mở trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội, một lô cải cách cho chiếc áo dài truyền thống đã được một số người có tâm huyết với chiếc áo dài đưa ra. Các màu nâu, đen thường được thay bằng bằng các sắc màu tươi sáng hơn, gây sôi nổi trong dư luận quần chúng thới ấy. Năm 1934, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã khích động phong trào cải cách: "...Các nhà đạo đức thường nói: Quần áo chỉ là những vật dụng để che thân thể ta khỏi bị gió mưa, nắng lạnh, ta chẵng nên để ý đến cái đẹp, cái sang cũa nó làm gì...Theo ý tôi, quần áo tuy dùng để che thân, song nó có thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ trí thức cũa một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục cũa người nước họ, ta cũng đủ hiểu...." Trong thập niên 1930, Cát Tường đưa ra thị trường kiểu áo dài mới Le mur. Kiểu Le mur được vẽ theo kiểu áo đầm Tây Phương với nối vai và tay phồng, cổ lá xen, cài khuy trên vai, mặc với quần trắng, đeo bóp, che dù, v.v... Sau đó, họa sĩ Lê Phổ cải tiến áo Le mur và mẫu áo dài này được hoan nghênh trong Hội chợ Nữ Công Ðà Nẵng. Ðây là một kết hợp giữa áo Le mur và áo tứ thân, rất gần gũi với chiếc áo dài tân thời ngày nay: nối vai và tay không phồng lên, cổ kín, cài nút bên phải, thân ôm sát người, hai tà áo mềm mại bay lượn. Áo dài Lê Phổ được may bằng vải màu mặc với quần trắng, tóc búi lỏng hay vấn trần hoặc vấn khăn nhung. trong suốt gấn 30 năm sau đó chiếc áo dài Việt Nam không thay đổi bao nhiêu, ngoại trừ cổ áo, gấu áo, và eo áo: cổ áo thì lúc cao, lúc thấp, lúc rộng, lúc hẹp; gấu áo thì lúc vén cao, lúc hạ thấp; eo áo thí lúc nhỏ lúc to. Những thay đổi này đi đôi với những thay đổi nho nhỏ cũa chiếc quần phụ nữ: chân què qua đáy giữa, lưng quần thắt giải rút rồi tới giây thung, gài nút, và sau cùng là dùng phẹc-mo-tuya (fermeture), ống quần thì lúc rộng lúc hẹp theo thị hiếu thẩm mỹ cũa từng giai đoạn một.
    Mãi đến đầu thập niên 1960, nhà may Dung Ðakao ở Sài Gòn đưa ra một kiểu áo dài mới: áo dài tay raglan mặc với quần xéo. Vì tay áo và thân áo được nối xéo góc khoảng 45 độ, kiểu áo dài raglan này tránh được những đường nhăn hai bên nách và vai (so với kiểu áo Lê Phổ). Chiếc quần xéo may bằng vải mềm, được xếp xéo góc khi cắt, có hông ôm sát người và hai ống lòa xòa dài qua mắt cá chân giúp cho nữ giới có những bước đi tha thước qua đôi guốc ẩn hiện dưới hai ống quần.
    Sau áo dài raglan là áo dài mini-raglan, vốn là áo raglan may với tà áo cao gọn ghẽ. kiểu mini-raglan này được các nữ sing Sài Gòn ưa chuộng mãi cho đến cuối tháng Tư 1975.
    Cảm thấy muốn tiến xa hơn, một số nhà may tại Sài Gòn đã tung ra thị trường kiểu áo dài ba tà gốm một vạt sau và hai vạt trước. Cổ áo cao, có khuy cài từ cổ xuống eo. Áo ba tà được mặc với quần ống voi, thứ quần dài có ống rộng thùng thình. Kiểu áo này không ưa chuộng cho lắm ví không thích hợp với bản chất ôn nhu cũa nữ giới Việt Nam.
    Ngày nay, khi tị nạn đến xứ người, các nhà vẽ kiểu thời trang lại "thêm bớt" cho chiếc áo dài. Trong đó, có kiểu áo dài "ngắn" với hai tà áo ngắn lên qúa đầu gối, áo hớ cổ, áo một tay, v.v... Nhưng có lẽ khó có kiểu nào sánh được những chiếc áo mini-raglan trắng nõn mà các chàng ngơ ngẫn đứng chờ trước cổng trường Gia Long, Trưng Vương ngày nào.
    ATC
  10. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Đi uống trà với em về, leo lên giường cố ngủ mà con tim còn chưa hết loạn nhịp, bèn nhỏm dậy bật máy vào mạng chơi chơi. Nhân đi lạc qua trang Đắc Trung chấm cơm, chợt thấy có một bài viết khá thú vị của Ông-Như Ngọc về lịch sử cái áo dài của phụ nữ VN. Xin copy sang đây để các bác xem chơi giải sầu, trong một ngày "Quốc giỗ" mà màn ảnh TV tràn ngập những người thắt cà vạt, hoặc đeo nơ, và nói như cụ Vũ Bằng thì mặt mày trang trọng như cái anh đang bí đái.
    Lịch sử Áo dài
    Ai đã từng dắt xe đạp chở nàng áo thướt tha ở cổng trường Gia Long, ai đã từng theo trêu ghẹo các nữ sinh áo trắng trường Trưng Vương, ai đã mê mẫn đuổi theo vạt áo để đề thơ hẳn không quên những tà áo sinh viên mượt mà, tung bay trong gió thu. Từ những tà áo thật giản đơn đến những tà áo lộng lẫy từ những tà áo tô điễm cho các dịp lễ hội, đám cưới, đám tang, đến những tà áo thơ ngây dưới sân trường, tất cả đều có thể được mô tả bằng một danh từ chung: ÁO DÀI.
    Cho đến nay, chưa ai rõ nguồn gốc đích thực cũa chiếc áo dài, chỉ biết rằng thủy tổ của nó, vốn làm bằng da thú và lông chim, xuất hiện trước thời Hai Bà Trưng (năm 38-42 trước Tây lịch) qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (5000 năm trước Tây Lịch). Theo truyền thuyết, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, trang sức thật lộng lẫy khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân nhàHán. Cũng tương truyền, do tôn kính Hai Bà, phụ nữ Việt Nam tránh mặc áo hai tà mà may thay bằng áo tứ thân với bốn thân áo tượng trưng cho bốn bậc sinh thành (cũa hai vọ chồng). Vả lại, khi đó kỹ thuật còn thô sơ, vải được dệt thành từng mảnh khổ nhỏ nên phải ghép bốn mảnh lại mới may đủ một áo, gọi quen là áo tứ thân. Áo gồm hai mảnh đằng sau chắp lại giữa sống lưng (gọi là sống áo), mép cũa hai mảnh được nối vào nhau và dấu vào phía trong. hai mảnh trước được thắt lên và để thòng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không phải cài khuy (cúc, nút) khi mặc. Bình thường, gấu áo được vén lên, chỉ khi có đại tang (tang chồng hay cha mẹ) mới thả xuống và mép vải để lộ ra ngoài thay vì dấu vào trong. Ðấy là hình ảnh chiếc áo dài tứ thân mộc mạc, khiêm tốn.
    Sau khi xua quân đánh đuổi quân Hai Bà, tướng Mã Viện áp đặt một chế độ cai trị hà khắc nhằm đồng hóa nền văn hóa Việt. Hơn 1000 năm dưới sự đô hộ của Trung Hoa, chiếc áo dài, áo tứ thân cũng nỗi trôi theo mệnh nước nhưng không bao giờ bị xóa bỏ. Áo tứ thân vẫn còn tồn tại ở một số địa phương, nhất là miệt quê, cho đến ngày hôm nay.
    Vào thời vua Gia Long (1802-1819), chiếc áo dài tứ thân được biến cải thành áo ngũ thân, rất phổ thông trong giới quyền quý và dân thành thị. Áo ngũ thân cũng dược may như áo tứ thân, nhưng vạt áo bên phải phía trước chỉ được may bằng một thân vải, còn vạt áo bên trái được may bằng hai thân vải như vạt áo đằng sau. Ngoài ra, áo năm thân có khuy áo như đàn ông, lúc mặc có thể cài khuy như áo dài ngày nay hoặc thắt vạt như áo tứ thân. Về ý nghĩa, bốn thân áo chính tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và thân thứ năm (vạt con) tượng trưng cho người mặc áo; năm chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người theo Khổng Giáo: Nhân (lòng thương người, nhân từ), Lễ (biết trên, dưới), Nghĩa (nghĩa khí), Trí (sự sáng suốt, trí tuệ), Tín (uy tín). Rõ ràng, chiếc áo dài ngũ thân diễn đạt nhân sinh quan cũa Việt Nam nhưng không khỏi sự ảnh hưỡng cũa Trung Hoa qua nhiều năm đô hộ.
    Khi triều đình Huế ký hòa ước Patenôtre nhượng quyền cai trị nước vào tay Pháp năm 1884, văn hóa Tây Phương bắt đầu du nhập vào Việt Nam, đi đôi với việc dạy chữ Quốc Ngữ thay chữ Nho. Cuộc sống bỗng biến đổi theo đà đua đòi cũa văn hóa Tây Phương, nhất là ở những đô thị lớn.
    Sau khi chính phủ Pháp mở trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội, một lô cải cách cho chiếc áo dài truyền thống đã được một số người có tâm huyết với chiếc áo dài đưa ra. Các màu nâu, đen thường được thay bằng bằng các sắc màu tươi sáng hơn, gây sôi nổi trong dư luận quần chúng thới ấy. Năm 1934, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã khích động phong trào cải cách: "...Các nhà đạo đức thường nói: Quần áo chỉ là những vật dụng để che thân thể ta khỏi bị gió mưa, nắng lạnh, ta chẵng nên để ý đến cái đẹp, cái sang cũa nó làm gì...Theo ý tôi, quần áo tuy dùng để che thân, song nó có thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ trí thức cũa một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục cũa người nước họ, ta cũng đủ hiểu...." Trong thập niên 1930, Cát Tường đưa ra thị trường kiểu áo dài mới Le mur. Kiểu Le mur được vẽ theo kiểu áo đầm Tây Phương với nối vai và tay phồng, cổ lá xen, cài khuy trên vai, mặc với quần trắng, đeo bóp, che dù, v.v... Sau đó, họa sĩ Lê Phổ cải tiến áo Le mur và mẫu áo dài này được hoan nghênh trong Hội chợ Nữ Công Ðà Nẵng. Ðây là một kết hợp giữa áo Le mur và áo tứ thân, rất gần gũi với chiếc áo dài tân thời ngày nay: nối vai và tay không phồng lên, cổ kín, cài nút bên phải, thân ôm sát người, hai tà áo mềm mại bay lượn. Áo dài Lê Phổ được may bằng vải màu mặc với quần trắng, tóc búi lỏng hay vấn trần hoặc vấn khăn nhung. trong suốt gấn 30 năm sau đó chiếc áo dài Việt Nam không thay đổi bao nhiêu, ngoại trừ cổ áo, gấu áo, và eo áo: cổ áo thì lúc cao, lúc thấp, lúc rộng, lúc hẹp; gấu áo thì lúc vén cao, lúc hạ thấp; eo áo thí lúc nhỏ lúc to. Những thay đổi này đi đôi với những thay đổi nho nhỏ cũa chiếc quần phụ nữ: chân què qua đáy giữa, lưng quần thắt giải rút rồi tới giây thung, gài nút, và sau cùng là dùng phẹc-mo-tuya (fermeture), ống quần thì lúc rộng lúc hẹp theo thị hiếu thẩm mỹ cũa từng giai đoạn một.
    Mãi đến đầu thập niên 1960, nhà may Dung Ðakao ở Sài Gòn đưa ra một kiểu áo dài mới: áo dài tay raglan mặc với quần xéo. Vì tay áo và thân áo được nối xéo góc khoảng 45 độ, kiểu áo dài raglan này tránh được những đường nhăn hai bên nách và vai (so với kiểu áo Lê Phổ). Chiếc quần xéo may bằng vải mềm, được xếp xéo góc khi cắt, có hông ôm sát người và hai ống lòa xòa dài qua mắt cá chân giúp cho nữ giới có những bước đi tha thước qua đôi guốc ẩn hiện dưới hai ống quần.
    Sau áo dài raglan là áo dài mini-raglan, vốn là áo raglan may với tà áo cao gọn ghẽ. kiểu mini-raglan này được các nữ sing Sài Gòn ưa chuộng mãi cho đến cuối tháng Tư 1975.
    Cảm thấy muốn tiến xa hơn, một số nhà may tại Sài Gòn đã tung ra thị trường kiểu áo dài ba tà gốm một vạt sau và hai vạt trước. Cổ áo cao, có khuy cài từ cổ xuống eo. Áo ba tà được mặc với quần ống voi, thứ quần dài có ống rộng thùng thình. Kiểu áo này không ưa chuộng cho lắm ví không thích hợp với bản chất ôn nhu cũa nữ giới Việt Nam.
    Ngày nay, khi tị nạn đến xứ người, các nhà vẽ kiểu thời trang lại "thêm bớt" cho chiếc áo dài. Trong đó, có kiểu áo dài "ngắn" với hai tà áo ngắn lên qúa đầu gối, áo hớ cổ, áo một tay, v.v... Nhưng có lẽ khó có kiểu nào sánh được những chiếc áo mini-raglan trắng nõn mà các chàng ngơ ngẫn đứng chờ trước cổng trường Gia Long, Trưng Vương ngày nào.
    ATC

Chia sẻ trang này