1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Trinity ! Đang định cùng góp với bạn hiền vài lời về câu chuyện chữ Quốc ngữ, nhưng thấy bác và Hòn Đất tương phùng tương ngộ lâm ly wá nên đành nén lòng ngồi chờ vậy.
    Bác Guest ơi, tôi xin được bắt tay bác một cái thật là chặt. Bởi 2 chúng ta cùng chung cái sự hâm mộ bộ Sử của các tác giả Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh ấy. Bộ đó không chỉ khách quan và khoa học, giàu sử liệu, chú thích tuyệt vời... mà văn phong còn vô cùng trí tuệ. ( à, tôi biết có ấn bản của nó XB tận năm 1983 bác ạ )
    Vụ bác Bùi Quang Thận húc cổng Dinh Độc lập và leo lên nóc kéo cờ mà bác Tri có nhắc đến ấy, thì các bác kiếm cái "Người thường gập" của bác Trần Đăng Khoa mới in hồi giữa năm nay là khá rõ. Đại ý là hôm đó không chỉ có mình anh Thận xông dzô Dinh mà còn khá nhiều anh bộ đội ***** khác, và cũng có tới hơn chục anh leo lên cắm cờ. Anh thì cắm ở hành lang, anh thì ra cửa sổ, có anh buộc vào cột thu lôi hoặc cắm vào cái chậu hoa nào đó .v.. v... Nhưng anh Thận là người cắm đầu tiên và quan trọng nhất là anh ta chọn được đúng chỗ cần cắm, tức là tại cái cột cờ đại trên nóc Dinh, thay cho cái cờ nguỵ to khụ đang ngọ nguậy trên giời Sài Gòn. Bác này còn cẩn thận ghi tên mình và giờ cắm lên lá cờ, cũng như thủ luôn cái cờ nguỵ về nhà lót ổ. Thành ra sau này khi cãi nhau ỏm tỏi thì bác ta trưng ra đủ bằng chứng cần thiết để khẳng định mình chính là nhân vật lịch sử đã kéo lên lá cờ đỏ sao vàng kết liễu 21 năm tồn tại của chế độ nguỵ SG ở miền Nam. Chỉ có điều tất cả các anh này đều ... không phải là người được phân công làm việc đó. Các bác nhà ta đạo diễn kiểu khác, định cho nó thật là oai vệ, bõ cái công kháng chiến trường kỳ. Nhưng nam diễn viên chính chậm chân nên đành uống nước đục. hì hì...
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    ATC
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Trinity ! Đang định cùng góp với bạn hiền vài lời về câu chuyện chữ Quốc ngữ, nhưng thấy bác và Hòn Đất tương phùng tương ngộ lâm ly wá nên đành nén lòng ngồi chờ vậy.
    Bác Guest ơi, tôi xin được bắt tay bác một cái thật là chặt. Bởi 2 chúng ta cùng chung cái sự hâm mộ bộ Sử của các tác giả Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh ấy. Bộ đó không chỉ khách quan và khoa học, giàu sử liệu, chú thích tuyệt vời... mà văn phong còn vô cùng trí tuệ. ( à, tôi biết có ấn bản của nó XB tận năm 1983 bác ạ )
    Vụ bác Bùi Quang Thận húc cổng Dinh Độc lập và leo lên nóc kéo cờ mà bác Tri có nhắc đến ấy, thì các bác kiếm cái "Người thường gập" của bác Trần Đăng Khoa mới in hồi giữa năm nay là khá rõ. Đại ý là hôm đó không chỉ có mình anh Thận xông dzô Dinh mà còn khá nhiều anh bộ đội ***** khác, và cũng có tới hơn chục anh leo lên cắm cờ. Anh thì cắm ở hành lang, anh thì ra cửa sổ, có anh buộc vào cột thu lôi hoặc cắm vào cái chậu hoa nào đó .v.. v... Nhưng anh Thận là người cắm đầu tiên và quan trọng nhất là anh ta chọn được đúng chỗ cần cắm, tức là tại cái cột cờ đại trên nóc Dinh, thay cho cái cờ nguỵ to khụ đang ngọ nguậy trên giời Sài Gòn. Bác này còn cẩn thận ghi tên mình và giờ cắm lên lá cờ, cũng như thủ luôn cái cờ nguỵ về nhà lót ổ. Thành ra sau này khi cãi nhau ỏm tỏi thì bác ta trưng ra đủ bằng chứng cần thiết để khẳng định mình chính là nhân vật lịch sử đã kéo lên lá cờ đỏ sao vàng kết liễu 21 năm tồn tại của chế độ nguỵ SG ở miền Nam. Chỉ có điều tất cả các anh này đều ... không phải là người được phân công làm việc đó. Các bác nhà ta đạo diễn kiểu khác, định cho nó thật là oai vệ, bõ cái công kháng chiến trường kỳ. Nhưng nam diễn viên chính chậm chân nên đành uống nước đục. hì hì...
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    ATC
  3. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Hòn Đất bác hỡi,
    Bác nay như cánh chim chích quen trời cao rộng, chẳng chịu đậu lâu, khiến tim tôi trĩu nặng khi biết mai kia bác lại quày quả tiền lưng gạo bị lên non. Thôi thì tranh thủ quãng thời gian thấm thoắt thoi đưa, chúng tôi xin thầm gạt lệ mà lấy tình thâm hầu trọng đãi thượng khách, những mong chuyến du lịch xứ TTVNOnline của bác thành công tốt đẹp. Điếu đóm, tửu, sắc, karaoke? anh em nhất quyết không để bác phải bức xúc. Nói chung là bác cứ thỏa chí tang bồng.
    Buôn chuyện cho vui một tí, hì hì, bây giờ thì ta phi thẳng vào đề nhá.
    Về cái sự đỗ đạt trong thi cử, bác ạ, bác nghiền ngẫm cuốn ?oCác nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919? như thế nào thì tôi không rõ, nhưng tôi thì tôi cứ đưa ra một thống kê nho nhỏ này bác nhá. Nếu chỉ tính riêng số Trạng Nguyên (là danh hiệu cao quý và vinh hiển nhất cho một đời nho học) thì nước ta từ 1246 (bắt đầu có Trạng Nguyên) đến 1787 (khoa thi cuối cùng đời Lê Trung Hưng) có cả thảy 47 vị. Tính về quê quán các vị đại khoa ấy thì Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây đã chiếm tới 28 vị rồi, riêng thời Lê Trung Hưng (Lê mạt) chiếm tới 5/6 vị. Và Nghệ An đất học vinh quang thì bác đoán xem có mấy? Xin thưa là chỉ có duy nhất một người. Đó là ông Bạch Liêu (quê Nguyễn Xá, Diễn Ninh, Diễn Châu, Nghệ An), mà lại là từ khoa thi 1266 từ tận đời Trần cơ bác ạ, mà khổ lại còn là Trại chứ không phải là Kinh Trạng Nguyên. Ấy ấy, sở dĩ gọi là Trại Trạng Nguyên vì có hai khoa thi năm 1256 và 1266, nhà Trần lấy hai ông Trạng Nguyên: một ông từ khu vực Ninh Bình trở vào và một ông dành riêng cho khu vực Thanh Hóa và Nghệ An. Thì cũng kiểu như BGD ta sủng ái bà con miền ngược thi ĐH bây giờ ấy mà, vì Thanh-Nghệ thời ấy là vùng biên ải, được triều đình xem như vùng sâu vùng xa.
    Bởi vậy, cái xu hướng đỗ đạt thi cử dịch dần vào phía Nam như bác nêu ra thực ra nó cũng phiên phiến thôi. Có mỗi cái danh hiệu vẻ vang nhất là Trạng Nguyên thì mấy ông sĩ tử phía Bắc ông xơi sạch rồi còn đâu.
    Thứ hai, bác ơi, bác lập luận: vì ?otrong thời Lê mạt thì người vùng Nghệ Tĩnh làm quan và quân ở đất kinh kỳ là rất nhiều? và ?ocái trung với nhà Lê của những người nay là sâu nặng lắm?, do vậy suy ra ?ocó thể thấy rằng nếu ai lấy được lòng người dân vùng này thì lo gì chuyện chí sĩ Bắc Hà không theo!?.
    Tôi thấy lập luận này của bác chưa đủ cơ sở. Cái anh sĩ phu Bắc Hà trông lẻo khẻo trói gà không chặt thế mà nhìn chung trung quân bất khuất lắm đấy bác, chưa chắc vì hiền tài xứ Nghệ và mấy bác kiêu binh đi theo Quang Trung mà họ đã chịu bỏ thờ nhà Lê mà hùa theo đâu. Đạo đức Khổng Mạnh ngâm ngợi từ hồi còn để chỏm, đâu dễ một hai phai nhạt thế! Ấy là chưa kể Nguyễn Huệ có thu phục nổi nhân tâm sĩ phu xứ Nghệ hay không lại là chuyện khác! Ngoài Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích là tương đối có chút tiếng tăm, còn lại liệu có mấy danh sĩ Bắc Hà chịu phò ?oChúa Ngụy?? Hay là cứ như Nguyễn Du, sống chết không chịu hợp tác với Tây Sơn.
    Còn một vấn đề nữa là cái chuyện thường binh và ưu binh. Không rõ một ông vua đánh giặc giỏi và quen xông pha trận mạc như Quang Trung, thì giữa binh thường và ưu binh (tức quân tinh nhuệ), ông ấy sẽ chọn bên nào làm nòng cốt, bác nhỉ? Hì hì. Truyền thống đánh giặc của dân ta là lấy yếu chống mạnh, lấy đoản chế trường. Mà muốn lấy yếu chống mạnh, lấy đoản chế trường, không trông vào mấy chú ưu binh thì trông vào đâu? Hơn nữa, tôi không cho là tỉ lệ 5 ăn 1 ở các vùng phía Bắc và 3 ăn 1 ở Thanh-Nghệ phản ánh đúng đắn sự chênh lệch số lượng dân giữa các vùng đâu bác. Tôi thì tôi thiên về hướng coi những tỉ lệ này phản ánh sự chênh lệch về chất lượng dân đinh (trong chiến đấu) giữa các vùng.
    Hình như vẫn chưa hết chuyện thì phải. À đúng rồi, còn vụ mấy câu thơ của vua Trần Nhân Tông. Tôi trích lại nhá:
    Cối Kê cựu sự quân tu ký,
    Hoan Diễn do tồn thập vạn binh.
    (Cối Kê chuyện cũ người nên nhớ,
    Hoan Diễn còn kia chục vạn quân)
    Thực ra ý thực trong thơ của vua là gì thì có lẽ chỉ mỗi? vua là biết rõ nhất. Anh em thảo dân chúng mình chỉ có thể kính nhi viễn chi để phỏng đoán mà thôi. Bác thiên về giả thuyết ?ochục vạn quân? ở hai châu Hoan, Diễn là quân mà Trần Hưng Đạo ém để chặn Toa Đô. Tôi lại thiên về giả thuyết ?ochục vạn quân? ấy chỉ lượng quân có thể dấy được ở xứ Nghệ. Có thể bác sai, có thể tôi chưa đúng, bởi vì dẫu sao, giả thuyết vẫn chỉ là giả thuyết.
    Ở trên trời cao, hẳn vua Nhân Tông đang mỉm cười bí hiểm đây. Gớm cái lũ hậu sinh to đầu, chỉ đoán mò là giỏi.
    Túm lại, trong phần nguyên do ?onhân hòa? khi Nguyễn Huệ chọn Phượng Hoàng Trung Đô, tôi vẫn thấy là ông NH ông ấy đặt nặng khía cạnh quân sự do yêu cầu tình thế bấy giờ hơn các mặt khác bác ạ. Dăm anh nho sĩ thì có hơi vướng tư tưởng trung quân, nhưng đông đảo dân nghèo ít học xứ Nghệ thì ở thời điểm ấy phần nhiều là khoái Nguyễn Huệ áo vải cờ đào, cùng xuất thân bình dị như mình. Khi ra đánh Tôn Sĩ Nghị, Tây Sơn đi qua Nghệ An mộ binh, chỉ vài ngày đã thêm được 10 vạn quân và hơn 100 con voi (theo Việt Nam sử lược-Trần Trọng Kim). Đến đóng đô ở ngay Thăng Long mà sĩ phu còn không theo, thì chắc gì bỏ mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến để về Nghệ An mà sĩ phu Bắc Hà nói chung và Nghệ An nói riêng sẽ hưởng ứng? Có khi lại vì bất bình mà ghét thêm ấy chứ, bác nhỉ!
    Thôi, ta nâng cốc bác nhá. Chả mấy khi tụi ta có dịp bù khú với nhau...
    Nhắn bác Cưoihaymeu: Đang ngồi chống cằm mong bài viết về chữ QN của bạn hiền. Nhanh nhanh nhá! Tôi hơi bị máu vụ này bác ạ.
    ATC
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Hòn Đất bác hỡi,
    Bác nay như cánh chim chích quen trời cao rộng, chẳng chịu đậu lâu, khiến tim tôi trĩu nặng khi biết mai kia bác lại quày quả tiền lưng gạo bị lên non. Thôi thì tranh thủ quãng thời gian thấm thoắt thoi đưa, chúng tôi xin thầm gạt lệ mà lấy tình thâm hầu trọng đãi thượng khách, những mong chuyến du lịch xứ TTVNOnline của bác thành công tốt đẹp. Điếu đóm, tửu, sắc, karaoke??? anh em nhất quyết không để bác phải bức xúc. Nói chung là bác cứ thỏa chí tang bồng.
    Buôn chuyện cho vui một tí, hì hì, bây giờ thì ta phi thẳng vào đề nhá.
    Về cái sự đỗ đạt trong thi cử, bác ạ, bác nghiền ngẫm cuốn ??oCác nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919??? như thế nào thì tôi không rõ, nhưng tôi thì tôi cứ đưa ra một thống kê nho nhỏ này bác nhá. Nếu chỉ tính riêng số Trạng Nguyên (là danh hiệu cao quý và vinh hiển nhất cho một đời nho học) thì nước ta từ 1246 (bắt đầu có Trạng Nguyên) đến 1787 (khoa thi cuối cùng đời Lê Trung Hưng) có cả thảy 47 vị. Tính về quê quán các vị đại khoa ấy thì Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây đã chiếm tới 28 vị rồi, riêng thời Lê Trung Hưng (Lê mạt) chiếm tới 5/6 vị. Và Nghệ An đất học vinh quang thì bác đoán xem có mấy? Xin thưa là chỉ có duy nhất một người. Đó là ông Bạch Liêu (quê Nguyễn Xá, Diễn Ninh, Diễn Châu, Nghệ An), mà lại là từ khoa thi 1266 từ tận đời Trần cơ bác ạ, mà khổ lại còn là Trại chứ không phải là Kinh Trạng Nguyên. Ấy ấy, sở dĩ gọi là Trại Trạng Nguyên vì có hai khoa thi năm 1256 và 1266, nhà Trần lấy hai ông Trạng Nguyên: một ông từ khu vực Ninh Bình trở vào và một ông dành riêng cho khu vực Thanh Hóa và Nghệ An. Thì cũng kiểu như BGD ta sủng ái bà con miền ngược thi ĐH bây giờ ấy mà, vì Thanh-Nghệ thời ấy là vùng biên ải, được triều đình xem như vùng sâu vùng xa.
    Bởi vậy, cái xu hướng đỗ đạt thi cử dịch dần vào phía Nam như bác nêu ra thực ra nó cũng phiên phiến thôi. Có mỗi cái danh hiệu vẻ vang nhất là Trạng Nguyên thì mấy ông sĩ tử phía Bắc ông xơi sạch rồi còn đâu.
    Thứ hai, bác ơi, bác lập luận: vì ??otrong thời Lê mạt thì người vùng Nghệ Tĩnh làm quan và quân ở đất kinh kỳ là rất nhiều??? và ??ocái trung với nhà Lê của những người nay là sâu nặng lắm???, do vậy suy ra ??ocó thể thấy rằng nếu ai lấy được lòng người dân vùng này thì lo gì chuyện chí sĩ Bắc Hà không theo!???.
    Tôi thấy lập luận này của bác chưa đủ cơ sở. Cái anh sĩ phu Bắc Hà trông lẻo khẻo trói gà không chặt thế mà nhìn chung trung quân bất khuất lắm đấy bác, chưa chắc vì hiền tài xứ Nghệ và mấy bác kiêu binh đi theo Quang Trung mà họ đã chịu bỏ thờ nhà Lê mà hùa theo đâu. Đạo đức Khổng Mạnh ngâm ngợi từ hồi còn để chỏm, đâu dễ một hai phai nhạt thế! Ấy là chưa kể Nguyễn Huệ có thu phục nổi nhân tâm sĩ phu xứ Nghệ hay không lại là chuyện khác! Ngoài Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích là tương đối có chút tiếng tăm, còn lại liệu có mấy danh sĩ Bắc Hà chịu phò ??oChúa Ngụy???? Hay là cứ như Nguyễn Du, sống chết không chịu hợp tác với Tây Sơn.
    Còn một vấn đề nữa là cái chuyện thường binh và ưu binh. Không rõ một ông vua đánh giặc giỏi và quen xông pha trận mạc như Quang Trung, thì giữa binh thường và ưu binh (tức quân tinh nhuệ), ông ấy sẽ chọn bên nào làm nòng cốt, bác nhỉ? Hì hì. Truyền thống đánh giặc của dân ta là lấy yếu chống mạnh, lấy đoản chế trường. Mà muốn lấy yếu chống mạnh, lấy đoản chế trường, không trông vào mấy chú ưu binh thì trông vào đâu? Hơn nữa, tôi không cho là tỉ lệ 5 ăn 1 ở các vùng phía Bắc và 3 ăn 1 ở Thanh-Nghệ phản ánh đúng đắn sự chênh lệch số lượng dân giữa các vùng đâu bác. Tôi thì tôi thiên về hướng coi những tỉ lệ này phản ánh sự chênh lệch về chất lượng dân đinh (trong chiến đấu) giữa các vùng.
    Hình như vẫn chưa hết chuyện thì phải. À đúng rồi, còn vụ mấy câu thơ của vua Trần Nhân Tông. Tôi trích lại nhá:
    Cối Kê cựu sự quân tu ký,
    Hoan Diễn do tồn thập vạn binh.
    (Cối Kê chuyện cũ người nên nhớ,
    Hoan Diễn còn kia chục vạn quân)
    Thực ra ý thực trong thơ của vua là gì thì có lẽ chỉ mỗi??? vua là biết rõ nhất. Anh em thảo dân chúng mình chỉ có thể kính nhi viễn chi để phỏng đoán mà thôi. Bác thiên về giả thuyết ??ochục vạn quân??? ở hai châu Hoan, Diễn là quân mà Trần Hưng Đạo ém để chặn Toa Đô. Tôi lại thiên về giả thuyết ??ochục vạn quân??? ấy chỉ lượng quân có thể dấy được ở xứ Nghệ. Có thể bác sai, có thể tôi chưa đúng, bởi vì dẫu sao, giả thuyết vẫn chỉ là giả thuyết.
    Ở trên trời cao, hẳn vua Nhân Tông đang mỉm cười bí hiểm đây. Gớm cái lũ hậu sinh to đầu, chỉ đoán mò là giỏi.
    Túm lại, trong phần nguyên do ??onhân hòa??? khi Nguyễn Huệ chọn Phượng Hoàng Trung Đô, tôi vẫn thấy là ông NH ông ấy đặt nặng khía cạnh quân sự do yêu cầu tình thế bấy giờ hơn các mặt khác bác ạ. Dăm anh nho sĩ thì có hơi vướng tư tưởng trung quân, nhưng đông đảo dân nghèo ít học xứ Nghệ thì ở thời điểm ấy phần nhiều là khoái Nguyễn Huệ áo vải cờ đào, cùng xuất thân bình dị như mình. Khi ra đánh Tôn Sĩ Nghị, Tây Sơn đi qua Nghệ An mộ binh, chỉ vài ngày đã thêm được 10 vạn quân và hơn 100 con voi (theo Việt Nam sử lược-Trần Trọng Kim). Đến đóng đô ở ngay Thăng Long mà sĩ phu còn không theo, thì chắc gì bỏ mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến để về Nghệ An mà sĩ phu Bắc Hà nói chung và Nghệ An nói riêng sẽ hưởng ứng? Có khi lại vì bất bình mà ghét thêm ấy chứ, bác nhỉ!
    Thôi, ta nâng cốc bác nhá. Chả mấy khi tụi ta có dịp bù khú với nhau...
    Nhắn bác Cưoihaymeu: Đang ngồi chống cằm mong bài viết về chữ QN của bạn hiền. Nhanh nhanh nhá! Tôi hơi bị máu vụ này bác ạ.
    ATC
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    BÁC Trinity thân mến :
    Nghe các bác nói tôi muốn hỏi lại về cách gọi trong khoa cử nhà mình vì theo tôi hiểu thì trạng nguyên ( hay thủ khoa đỗ đầu) của Việt nam là Lê Văn Thịnh , người đỗ đẩu năm 1075 thời vua Lý Nhân Tôn kia mà?????Về cái sự đỗ đạt trong thi cử, bác ạ, bác nghiền ngẫm cuốn ?oCác nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919? như thế nào thì tôi không rõ, nhưng tôi thì tôi cứ đưa ra một thống kê nho nhỏ này bác nhá. Nếu chỉ tính riêng số Trạng Nguyên (là danh hiệu cao quý và vinh hiển nhất cho một đời nho học) thì nước ta từ 1246 (bắt đầu có Trạng Nguyên) đến 1787 (khoa thi cuối cùng đời Lê Trung Hưng)
    Thân
    anhquan
    ATC
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    BÁC Trinity thân mến :
    Nghe các bác nói tôi muốn hỏi lại về cách gọi trong khoa cử nhà mình vì theo tôi hiểu thì trạng nguyên ( hay thủ khoa đỗ đầu) của Việt nam là Lê Văn Thịnh , người đỗ đẩu năm 1075 thời vua Lý Nhân Tôn kia mà?????Về cái sự đỗ đạt trong thi cử, bác ạ, bác nghiền ngẫm cuốn ??oCác nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919??? như thế nào thì tôi không rõ, nhưng tôi thì tôi cứ đưa ra một thống kê nho nhỏ này bác nhá. Nếu chỉ tính riêng số Trạng Nguyên (là danh hiệu cao quý và vinh hiển nhất cho một đời nho học) thì nước ta từ 1246 (bắt đầu có Trạng Nguyên) đến 1787 (khoa thi cuối cùng đời Lê Trung Hưng)
    Thân
    anhquan
    ATC
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Anh Quân bác ơi,
    Trạng nguyên thì đương nhiên là thủ khoa đỗ đầu rồi, nhưng trong lịch sử thi cử của nước Cồ Việt ta, thủ khoa đỗ đầu lại chưa hẳn đã là Trạng nguyên.
    Theo như cái kiến thức nông choèn choẹt của tôi, đến khoa thi năm Đinh Mùi (1246, cũng có sách viết là 1247, tôi chưa có thời gian để tính lại lịch cho chính xác, bác nào rảnh thì giúp nhá), nhà Trần mới đặt ra Tam Khôi: đó là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Trước đó thì hình như chỉ phân thứ hạng theo giáp khoa (đỗ đầu), ất khoa (đỗ thứ)... Bác nào biết nhiều hơn thì xin biểu diễn cho anh em vài đường cơ bản.
    À mà từ câu hỏi của bác Anh Quân, xin phép đố các bác một câu bé tí xíu thế này: ai là Trạng Nguyên đầu tiên của nước Việt?
    Xì, muỗi, quá dễ đúng không các bác? Có thế mà cũng đố...
    ATC
  8. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Anh Quân bác ơi,
    Trạng nguyên thì đương nhiên là thủ khoa đỗ đầu rồi, nhưng trong lịch sử thi cử của nước Cồ Việt ta, thủ khoa đỗ đầu lại chưa hẳn đã là Trạng nguyên.
    Theo như cái kiến thức nông choèn choẹt của tôi, đến khoa thi năm Đinh Mùi (1246, cũng có sách viết là 1247, tôi chưa có thời gian để tính lại lịch cho chính xác, bác nào rảnh thì giúp nhá), nhà Trần mới đặt ra Tam Khôi: đó là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Trước đó thì hình như chỉ phân thứ hạng theo giáp khoa (đỗ đầu), ất khoa (đỗ thứ)... Bác nào biết nhiều hơn thì xin biểu diễn cho anh em vài đường cơ bản.
    À mà từ câu hỏi của bác Anh Quân, xin phép đố các bác một câu bé tí xíu thế này: ai là Trạng Nguyên đầu tiên của nước Việt?
    Xì, muỗi, quá dễ đúng không các bác? Có thế mà cũng đố...
    ATC
  9. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Bạn hiền thân mến! Xin để bạn hiền thoả lòng mà cùng trao đổi với bác Hòn đất ấy cho nó ra ngô ra khoai vấn đề Trung đô của Quang Trung đã.
    Bác anh quan ạ, bác nói đúng, nhưng cái bác Tri nói thì cũng đúng và chuẩn về LS hơn. Khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075 thời Lý Nhân ấy chưa có k/n Trạng Nguyên. Lê Văn Thịnh đỗ đầu trong số 10 người trúng tuyển làm quan, sau làm đến chức Thái Sư triều Lý. Sang đến tận thời Trần, khoa thi Thái học sinh đầu tiên năm 1232 nhà Trần mới đặt ra 3 giáp ( đỗ đệ nhất, đệ nhị, đệ tam giáp) tiền đề cho việc phân chia thứ hạng trong thi cử. (Lúc đầu, thi Thái học sinh mới là kỳ thi tốt nghiệp cho những người học ở Thái học tức Quốc tử giám). Đến khoa thi năm 1247 ( có sách viết là 1246, khoa 1247 là khoa liền sau đó(?)) mới chính thức đặt ra Tam khôi ( 3 người đỗ đầu) và hoàng giáp ( số còn lại). Khi này mới chính thức có khái niệm Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Khoá 1247 cũng là khoá thi vô cùng đặc biệt, Tam khôi đều rất trẻ. Đỗ đầu chính là Trạng nguyên Nguyễn Hiền 13 tuổi (ông Trạng đầu tiên), vị về nhì là nhà sử học danh tiếng sau này Lê Văn Hưu 18 tuổi, còn Thám hoa Đặng Ma La cũng chỉ già hơn Nguyễn Hiền có ... 1 tuổi.
    Cái việc đặt ra Trại Trạng Nguyên để khuyến khích anh em vùng sâu vùng xa như bác Tri nói, nó có lệ từ khoa thi 1256 với vị Trại trạng nguyên đầu tiên là Trương Xán. Bác Bạch Liêu - niềm tự hào của dân Thanh Nghệ ấy đỗ Trại trạng nguyên khoá 10 sau năm 1266. Nhưng việc ưu tiên này của nhà Trần cũng chỉ diễn ra có 2 khoá ấy. Đến khoa năm 1275 thì bỏ chế độ " cộng điểm" này, lại lấy 1 Trạng mà thôi.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    ATC
  10. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Bạn hiền thân mến! Xin để bạn hiền thoả lòng mà cùng trao đổi với bác Hòn đất ấy cho nó ra ngô ra khoai vấn đề Trung đô của Quang Trung đã.
    Bác anh quan ạ, bác nói đúng, nhưng cái bác Tri nói thì cũng đúng và chuẩn về LS hơn. Khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075 thời Lý Nhân ấy chưa có k/n Trạng Nguyên. Lê Văn Thịnh đỗ đầu trong số 10 người trúng tuyển làm quan, sau làm đến chức Thái Sư triều Lý. Sang đến tận thời Trần, khoa thi Thái học sinh đầu tiên năm 1232 nhà Trần mới đặt ra 3 giáp ( đỗ đệ nhất, đệ nhị, đệ tam giáp) tiền đề cho việc phân chia thứ hạng trong thi cử. (Lúc đầu, thi Thái học sinh mới là kỳ thi tốt nghiệp cho những người học ở Thái học tức Quốc tử giám). Đến khoa thi năm 1247 ( có sách viết là 1246, khoa 1247 là khoa liền sau đó(?)) mới chính thức đặt ra Tam khôi ( 3 người đỗ đầu) và hoàng giáp ( số còn lại). Khi này mới chính thức có khái niệm Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Khoá 1247 cũng là khoá thi vô cùng đặc biệt, Tam khôi đều rất trẻ. Đỗ đầu chính là Trạng nguyên Nguyễn Hiền 13 tuổi (ông Trạng đầu tiên), vị về nhì là nhà sử học danh tiếng sau này Lê Văn Hưu 18 tuổi, còn Thám hoa Đặng Ma La cũng chỉ già hơn Nguyễn Hiền có ... 1 tuổi.
    Cái việc đặt ra Trại Trạng Nguyên để khuyến khích anh em vùng sâu vùng xa như bác Tri nói, nó có lệ từ khoa thi 1256 với vị Trại trạng nguyên đầu tiên là Trương Xán. Bác Bạch Liêu - niềm tự hào của dân Thanh Nghệ ấy đỗ Trại trạng nguyên khoá 10 sau năm 1266. Nhưng việc ưu tiên này của nhà Trần cũng chỉ diễn ra có 2 khoá ấy. Đến khoa năm 1275 thì bỏ chế độ " cộng điểm" này, lại lấy 1 Trạng mà thôi.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    ATC

Chia sẻ trang này