1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Hôm nay chia buồn với nhân dân Mỹ, lại cộng thêm cái não nề của người khán giả chân chính (còn chưa hết thổn thức) trước buổi công diễn bài "Lối cũ ta về" rất lâm ly của dàn đồng ca U23 nhà ta, nên vấn đề Quốc ngữ, xin khất các bác ít bữa nữa cho khuây khoả. Những cảm xúc chính trị mang tầm nhân loại và lòng tự hào dân tộc bị tổn thương không dễ gì mà nguôi ngoai một sớm một chiều được, bác Trinity ạ, bác VNHL ạ ...
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    ATC
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Hôm nay chia buồn với nhân dân Mỹ, lại cộng thêm cái não nề của người khán giả chân chính (còn chưa hết thổn thức) trước buổi công diễn bài "Lối cũ ta về" rất lâm ly của dàn đồng ca U23 nhà ta, nên vấn đề Quốc ngữ, xin khất các bác ít bữa nữa cho khuây khoả. Những cảm xúc chính trị mang tầm nhân loại và lòng tự hào dân tộc bị tổn thương không dễ gì mà nguôi ngoai một sớm một chiều được, bác Trinity ạ, bác VNHL ạ ...
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    ATC
  3. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Hai hôm nay quả là lắm chuyện rầu rĩ các bác ạ? Chả muốn viết cái gì! Suốt ngày ngồi dán mắt vào màn hình TV.
    Tối 11/9, còn chưa kịp buồn chuyện ĐT Việt Nam xách dép đi về.
    Thì liền khi đó một sự kiện khác, gây chấn động trên toàn thế giới bằng sự kinh hoàng và thảm khốc khó mô tả, đã ập đến với nước Mỹ. Có người nổi hứng ví von với việc WTC bị san phẳng và Pentagon cụt một góc, nước Mỹ đã bị quân khủng bố điên loạn dẫn trước hai bàn.
    Chưa biết Mỹ sẽ làm thế nào để gỡ hòa và vượt lên, nhưng chắc chắn sẽ tái diễn cảnh dân thường chết oan. Sức ép đòi có hành động báo thù của dân chúng và các chính trị gia có thể khiến Bush ra những quyết định tính sổ liều lĩnh.
    Máu sẽ đổi máu mất rồi.
    Trong thời điểm nhạy cảm này, những chuyện ân oán thị phi dẹp tạm sang một bên. Chỉ còn lại nỗi trắc ẩn của tình đồng loại. Trước cảnh những con người vô tội khốn khổ đang lao ra khỏi tòa cao ốc 110 tầng để khỏi bị thiêu cháy, trong một sự tuyệt vọng thật khôn cùng.
    ATC
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Hai hôm nay quả là lắm chuyện rầu rĩ các bác ạ??? Chả muốn viết cái gì! Suốt ngày ngồi dán mắt vào màn hình TV.
    Tối 11/9, còn chưa kịp buồn chuyện ĐT Việt Nam xách dép đi về.
    Thì liền khi đó một sự kiện khác, gây chấn động trên toàn thế giới bằng sự kinh hoàng và thảm khốc khó mô tả, đã ập đến với nước Mỹ. Có người nổi hứng ví von với việc WTC bị san phẳng và Pentagon cụt một góc, nước Mỹ đã bị quân khủng bố điên loạn dẫn trước hai bàn.
    Chưa biết Mỹ sẽ làm thế nào để gỡ hòa và vượt lên, nhưng chắc chắn sẽ tái diễn cảnh dân thường chết oan. Sức ép đòi có hành động báo thù của dân chúng và các chính trị gia có thể khiến Bush ra những quyết định tính sổ liều lĩnh.
    Máu sẽ đổi máu mất rồi.
    Trong thời điểm nhạy cảm này, những chuyện ân oán thị phi dẹp tạm sang một bên. Chỉ còn lại nỗi trắc ẩn của tình đồng loại. Trước cảnh những con người vô tội khốn khổ đang lao ra khỏi tòa cao ốc 110 tầng để khỏi bị thiêu cháy, trong một sự tuyệt vọng thật khôn cùng.
    ATC
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Hondat
    Bác Trinity à!
    Vừa rời nhà xa ngõ, lần đầu gặp gỡ mà các bác đối đãi với tôi tình thâm nghĩa trọng làm Hòn đất tôi cảm động lắm. Thành ra khi mà không có điều kiện hầu chuyện các bác ở mảnh đất TTVNonline màu mỡ nhiều nhân tài thì lòng tôi cũng áy náy và nuối tiếc lắm. Càng trao đổi với các bác càng thấy sức hiểu biết của các bác như trời biển vậy. Bác Trinity ạ, thú thật với bác là cái lĩnh vực văn hoá lịch sử này chỉ là lĩnh vực tay trái của tôi thôi, chẳng qua là tôi có chút yêu thích với nó. Hình như bác cũng vậy. Có điều bác như sao Khuê giữa bầu trời còn tôi chỉ làm con đom đóm nhỏ thôi. Dù sao chót đã dấn thân vào mảnh đất của các bác thì tôi cũng phải cố gắng để theo hầu, hòng mong các bác chỉ bảo thì tôi cũng cảm thấy hạnh phúc lắm rồi.
    Về câu chuyện vua Quang Trung tôi định hỏi thêm bác đôi chút, nhưng vì tuần này nó có nhiều sự kiện xảy ra quá nên chút lich trình của tôi cũng bị thay đổi. Cũng may là hôm nay người ta hoãn Champions League nên tranh thủ vào học hỏi thêm ở bác chút ít.
    Xin phép bác được dừng uống bia bọt vài ngày để cùng thế giới chia sẻ nỗi buồn với những nạn nhân vô tội trong cái US terrorist attack, bác nhá.
    Trở lại cái chủ đề hôm trưóc bác nhỉ. Tôi muốn nóicái đầu tiên là về bài thơ của vua Trần Nhân Tông. Đúng như bác nói, cái ý của vua Nhân Tông thì chỉ mình vua hiểu thôi. Đám hậu sinh như tôi và bác thì cung chỉ biết căn cứ theo những gì ngài viết mà suy luận ra. Tôi vẫn cho rằng nếu những gì mình suy luận có thêm 1 chút cơ sở của lịch sử để lại thì cũng tạm chấp nhận được. Chỉ xin đơn cử với bác 1 trường hợp. Cho đến nay có ai đã đọc được bộ "Đại Việt sử ký" gồm 30 cuốn của Lê Văn Hưu chưa? Thế nhưng các nhà làm sử sau này vẫn trân trọng ông (không chỉ vì ông là người Viêt đầu tiên chép sử VN), hiểu được khuynh hướng cũng như sắc thái ngòi bút của ông. Những cái đó là nhờ cuốn "Đại việt sử ký toàn thư"(của Ngô Sĩ Liên). Trong này có 29 đoạn ghi rõ lời văn của Lê Văn Hưu.
    Dưa trên cái lối suy luận đó của tiền nhân, Hòn đất tôi xin được góp ý với bác về câu thơ của vua Trần Nhân Tông.
    Cối Kê cựu sự quân tu ký,
    Hoan Diễn do tồn thập vạn binh.
    (Cối Kê chuyện cũ người nên nhớ,
    Hoan Diễn còn kia chục vạn quân)
    Quay trở lại lịch sử 1 chút, bác nhé. Khi nhà Nguyên đem quân đánh nước ta lần thứ 2 thì Toa Đô cầm 50 vạn quân lấy cớ đánh Chiêm Thành rồi sau đó đánh từ phía Nam ra Nghệ An, Thanh Hoá. Trong khi đó Thoat Hoan đánh phía bắc. Thành Thăng Long thất thủ. Trần Hưng Đạo phải đưa vua chay về Thanh Hoá và cho thượng tướng Trần Quang Khải đem quân ra giữ ở hướng Nghệ An. Lúc này toàn quân rất hoang mang. Chỉ riêng Trần Hưng Đạo là giữ vững lập trường. Và chắc câu thơ trên của vua Trần ( phải chăng do gợi ý của Trần Hưng Đạo (?)) là một lời động viên toàn quân. Và tôi thiên về ý kiến rằng số quân này là quân từ ngoài bắc do Trần Quang Khải đem vào chứ không phải quân địa phương. Có 2 lý do.
    Thứ nhất là thời đó vùng đó không thể nhiều quân đến như vậy đươc. Trong rât nhiều tài liệu sử có chép rằng khi quân Nguyên tấn công VN lần 3 thì phải hoãn lại cuộc xâm chiếm Nhật Bản để tạp trung quân đánh VN. Thế nhưng tổng số quân Nguyên huy động được chỉ có 30 vạn thôi bác ạ (trong Việt Nam sử lược- xin noi them 1 chut la trong VNSL thi chi phan lam 2 lan danh nhau voi quan Nguyen thoi)
    Thứ hai vùng Nghệ An gần như là miền núi dân cư luôn có xu hướng (và đã có chứng tích khảo cổ học hăn hoi) "di chuyển xuống vung đồng bằng để trồng lúa, thậm chí đào sông lấn biển. Đồng bằng là sản phẩm do họ tạo ra. Kết quả hiện nay còn rất rõ là những vùng đất trũng như ở Nam Hà". Bác Trinity ạ, hẳn bác cũng rất yêu thích các tài liệu văn hoá. Trích dẫn vừa rồi tôi lấy trong cuốn "Bản sắc văn hoá Việt Nam -Phan Ngọc). Bác bỏ qua cai tội "múa rìu " của tôi nhé.
    Thêm nữa, vùng đó dưới thời Lý - Trần được coi như biên giới của Việt nam với Chiêm Thành. Hẳn bác còn nhớ là quân Chiêm Thành rất hiếu chiến, hay gây sự vơi nhà nước Việt Nam ta. Vậy thì cái vùng thường diễn ra chiến tranh, quấy nhiễu đó có phải là nơi cư trú ly tưởng để có thể tạo thành vùng dân cư đông đúc.
    Bác ạ, cái dẫn chứng 10 vạn quân mà bác đưa ra khi vua Quang Trung là nó về sau này rồi. Mà về thời đó thi 10 vạn quân chưa phải là nhiều đâu. Tôi có tài liệu nói rằng khi giao tranh Trinh -Nguyễn lần thứ 3 thì quân Trịnh đã có tổng số 200.000, và đem đi đánh Nguyễn là 50.000 . Trong lần giao tranh cuối cùng năm 1672 thì quân bắc đem đi đánh nhau có 100.000, phao tin đồn là có 180.000. Như vậy sau 100 năm thì cái số 10 vạn quân của Quang Trung chưa hẳn là to lắm. (bác thử tham khảo cuốn Histoire Mederne Du Pays D'Annam của B.C. Maybon xem).
    A` mà bác ạ, cái ưu binh của thành Thăng long gần như là quân cấm vệ ấy. Tôi không cho rằng ưu binh là có nhiều quân đâu bác. Nước ta không phải là nước có truyền thống tập trung quân chính qui mà. Cũng như trường chuyên lớp chọn bây giờ ý bác ạ, ưu binh chắc chắn là ít hơn binh nhất nhiều.
    Tóm lại thì tôi vừa ăn nói lung tung, để biện hộ cho việc vùng Nghê An -Hà Tĩnh không phải là vùng đông dân cư để Quang Trung có thể dựa vào đó mà xây dựng quân đội
    Sang chuyện khác nhé bác. Cái chuyện thi cử nhân tài ấy mà. Bác Trinity này. Mải học hỏi và biện luận với bác nên cả tôi và bác đều rơi vào 1 cái tối quan trọng của tranh luận. Đó là tôi và bác đang so sánh trên 2 phạm trù khác nhau. Chính xác hơn thì nội hàm của nó là khác nhau. Bác coi chuyện thi cử đỗ đạt phải là trạng nguyên. Tôi coi chuyện thi cử thành đạt không chỉ nhất quyết là trạng nguyên, bảng nhãn hay thám hoa mà chủ yếu là đỗ tiến sĩ nữa. Có phải kỳ thi nào cũng có trạng nguyên đâu. Trung bình cứ gần 12 năm mới có 1 trạng nguyên cơ mà. Trong khi đó có biết bao cơ quan nhà nước cần có người cầm đầu. Xin ví dụ ở triều Lê Thánh Tông. "Bên cạnh 6 bộ, 6 khoa, 6 tự ấy còn các cơ quan giúp việc của nhà vua như Ngự sử đài, hàn lâm viện, đông các viện..." (Lịch sử nhà nước và pháp luật Vn - bác Cuoihaymeu đừng cười..nhếch mép khi tôi dẫn chứng này nhé). Như vậy thì bác Trinity thân mến ới, 12 năm mới có 1 ông trạng thì làm sao ma cai quản hết được cái triều đình. Thành thử cái ý của tôi nó là nói về các ông tiến sĩ ấy. Trong suốt triều Lê trung hưng thì vùng Hà tĩnh có 150 ông tiến sĩ rồi. Xin nói thêm với bác là khi đó ở kinh thành thực sự có nhiều người Hoan, Diễn châu lắm. Cho nên người ta mới có câu "Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần" .Tôi nói câu này là ăn theo GS. Trần Quốc Vượng thôi.
    Xin nói thêm 1 chút với bác Tri và bác VNHL là cái trung quân của người bắc hay người nam hay người học Nho từ bé tí chỉ là cảm tính mà thôi. Bác ạ, cái ông Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoá 1075 ấy, cũng thấy sử sách chép là lập được khá nhiều công lao (như buộc nhà Tống trả lại 6 quận cho nhà Lý) thế nhưng cuối cùng lại mắc vào tội đinh chiếm ngôi vua mà chịu hình phạt đi đày.(Chả là ông này quen 1 tay thầy phù thuỷ nước Đại lý của bác Đoàn Dự, tay thầy bói này bảo là ông LVT có thể làm vua nên mói xảy ra cơ sự đó) Hay như hai danh nho đời Trần là Trần Ích Tắc và Lê Tắc (tác giả cuốn An nam chí lược-hiên vẫn còn trong thư viện ở Tàu và Nhật bản) cũng đều theo giắc Nguyên cả đấy chứ. Hòn đất tôi nói vậy để các bác thấy rằng cái chuyện trung quân thì nó chúng ta nói ra đều mang đậm cảm tính thôi. Riêng tôi thì tôi căn cứ trên cái cơ sở văn hoá truyền thống và chế độ giáo dục, học hành thi cử của Vn mà tôi nói ra là vùng Thanh-NGhệ trung thành với nhà Lê. (Để nói hết được chủ đề này thì rất dài và ....chưa chắc đã có thông nhất cuối cùng- xin phép sẽ trao đổi cùng các bác khi nào co dịp).
    Còn gì nữa nhỉ?? Có gi để khi nào có dịp sẽ trao đổi cùng các bác.
    À mà bác Tri ạ, cái năm Đinh Mùi chắc là năm 1247. Tôi mới chỉ tra can của nó thôi, chứ chi thì chưa tính nhẩm được. Phức tap hơn 1 chút. Cách tra cũng đơn gian thôi. Có 10 can là Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ sẽ tương ứng với các số cuối của năm dương lích theo thứ tự từ 0,1,2......9. Ví dụ năm nay la 2001, chắc chắn sẽ có chữ Tân ở đầu.
    Viết đên đây tự nhiên lại quên năm âm lịch là gì rồi. Có gì các bác đại xá cho.
    Thôi các bác cứ bàn luận nhé. Hòn đất tôi đi kiếm cái gửi "ông anh ruột" đã. Hình như giờ này ở Hanội bắt đầu một ngày mới rồi. Tự nhiên lại nhớ bát phở buổi sáng quá.
    ATC
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Hondat
    Bác Trinity à!
    Vừa rời nhà xa ngõ, lần đầu gặp gỡ mà các bác đối đãi với tôi tình thâm nghĩa trọng làm Hòn đất tôi cảm động lắm. Thành ra khi mà không có điều kiện hầu chuyện các bác ở mảnh đất TTVNonline màu mỡ nhiều nhân tài thì lòng tôi cũng áy náy và nuối tiếc lắm. Càng trao đổi với các bác càng thấy sức hiểu biết của các bác như trời biển vậy. Bác Trinity ạ, thú thật với bác là cái lĩnh vực văn hoá lịch sử này chỉ là lĩnh vực tay trái của tôi thôi, chẳng qua là tôi có chút yêu thích với nó. Hình như bác cũng vậy. Có điều bác như sao Khuê giữa bầu trời còn tôi chỉ làm con đom đóm nhỏ thôi. Dù sao chót đã dấn thân vào mảnh đất của các bác thì tôi cũng phải cố gắng để theo hầu, hòng mong các bác chỉ bảo thì tôi cũng cảm thấy hạnh phúc lắm rồi.
    Về câu chuyện vua Quang Trung tôi định hỏi thêm bác đôi chút, nhưng vì tuần này nó có nhiều sự kiện xảy ra quá nên chút lich trình của tôi cũng bị thay đổi. Cũng may là hôm nay người ta hoãn Champions League nên tranh thủ vào học hỏi thêm ở bác chút ít.
    Xin phép bác được dừng uống bia bọt vài ngày để cùng thế giới chia sẻ nỗi buồn với những nạn nhân vô tội trong cái US terrorist attack, bác nhá.
    Trở lại cái chủ đề hôm trưóc bác nhỉ. Tôi muốn nóicái đầu tiên là về bài thơ của vua Trần Nhân Tông. Đúng như bác nói, cái ý của vua Nhân Tông thì chỉ mình vua hiểu thôi. Đám hậu sinh như tôi và bác thì cung chỉ biết căn cứ theo những gì ngài viết mà suy luận ra. Tôi vẫn cho rằng nếu những gì mình suy luận có thêm 1 chút cơ sở của lịch sử để lại thì cũng tạm chấp nhận được. Chỉ xin đơn cử với bác 1 trường hợp. Cho đến nay có ai đã đọc được bộ "Đại Việt sử ký" gồm 30 cuốn của Lê Văn Hưu chưa? Thế nhưng các nhà làm sử sau này vẫn trân trọng ông (không chỉ vì ông là người Viêt đầu tiên chép sử VN), hiểu được khuynh hướng cũng như sắc thái ngòi bút của ông. Những cái đó là nhờ cuốn "Đại việt sử ký toàn thư"(của Ngô Sĩ Liên). Trong này có 29 đoạn ghi rõ lời văn của Lê Văn Hưu.
    Dưa trên cái lối suy luận đó của tiền nhân, Hòn đất tôi xin được góp ý với bác về câu thơ của vua Trần Nhân Tông.
    Cối Kê cựu sự quân tu ký,
    Hoan Diễn do tồn thập vạn binh.
    (Cối Kê chuyện cũ người nên nhớ,
    Hoan Diễn còn kia chục vạn quân)
    Quay trở lại lịch sử 1 chút, bác nhé. Khi nhà Nguyên đem quân đánh nước ta lần thứ 2 thì Toa Đô cầm 50 vạn quân lấy cớ đánh Chiêm Thành rồi sau đó đánh từ phía Nam ra Nghệ An, Thanh Hoá. Trong khi đó Thoat Hoan đánh phía bắc. Thành Thăng Long thất thủ. Trần Hưng Đạo phải đưa vua chay về Thanh Hoá và cho thượng tướng Trần Quang Khải đem quân ra giữ ở hướng Nghệ An. Lúc này toàn quân rất hoang mang. Chỉ riêng Trần Hưng Đạo là giữ vững lập trường. Và chắc câu thơ trên của vua Trần ( phải chăng do gợi ý của Trần Hưng Đạo (?)) là một lời động viên toàn quân. Và tôi thiên về ý kiến rằng số quân này là quân từ ngoài bắc do Trần Quang Khải đem vào chứ không phải quân địa phương. Có 2 lý do.
    Thứ nhất là thời đó vùng đó không thể nhiều quân đến như vậy đươc. Trong rât nhiều tài liệu sử có chép rằng khi quân Nguyên tấn công VN lần 3 thì phải hoãn lại cuộc xâm chiếm Nhật Bản để tạp trung quân đánh VN. Thế nhưng tổng số quân Nguyên huy động được chỉ có 30 vạn thôi bác ạ (trong Việt Nam sử lược- xin noi them 1 chut la trong VNSL thi chi phan lam 2 lan danh nhau voi quan Nguyen thoi)
    Thứ hai vùng Nghệ An gần như là miền núi dân cư luôn có xu hướng (và đã có chứng tích khảo cổ học hăn hoi) "di chuyển xuống vung đồng bằng để trồng lúa, thậm chí đào sông lấn biển. Đồng bằng là sản phẩm do họ tạo ra. Kết quả hiện nay còn rất rõ là những vùng đất trũng như ở Nam Hà". Bác Trinity ạ, hẳn bác cũng rất yêu thích các tài liệu văn hoá. Trích dẫn vừa rồi tôi lấy trong cuốn "Bản sắc văn hoá Việt Nam -Phan Ngọc). Bác bỏ qua cai tội "múa rìu " của tôi nhé.
    Thêm nữa, vùng đó dưới thời Lý - Trần được coi như biên giới của Việt nam với Chiêm Thành. Hẳn bác còn nhớ là quân Chiêm Thành rất hiếu chiến, hay gây sự vơi nhà nước Việt Nam ta. Vậy thì cái vùng thường diễn ra chiến tranh, quấy nhiễu đó có phải là nơi cư trú ly tưởng để có thể tạo thành vùng dân cư đông đúc.
    Bác ạ, cái dẫn chứng 10 vạn quân mà bác đưa ra khi vua Quang Trung là nó về sau này rồi. Mà về thời đó thi 10 vạn quân chưa phải là nhiều đâu. Tôi có tài liệu nói rằng khi giao tranh Trinh -Nguyễn lần thứ 3 thì quân Trịnh đã có tổng số 200.000, và đem đi đánh Nguyễn là 50.000 . Trong lần giao tranh cuối cùng năm 1672 thì quân bắc đem đi đánh nhau có 100.000, phao tin đồn là có 180.000. Như vậy sau 100 năm thì cái số 10 vạn quân của Quang Trung chưa hẳn là to lắm. (bác thử tham khảo cuốn Histoire Mederne Du Pays D'Annam của B.C. Maybon xem).
    A` mà bác ạ, cái ưu binh của thành Thăng long gần như là quân cấm vệ ấy. Tôi không cho rằng ưu binh là có nhiều quân đâu bác. Nước ta không phải là nước có truyền thống tập trung quân chính qui mà. Cũng như trường chuyên lớp chọn bây giờ ý bác ạ, ưu binh chắc chắn là ít hơn binh nhất nhiều.
    Tóm lại thì tôi vừa ăn nói lung tung, để biện hộ cho việc vùng Nghê An -Hà Tĩnh không phải là vùng đông dân cư để Quang Trung có thể dựa vào đó mà xây dựng quân đội
    Sang chuyện khác nhé bác. Cái chuyện thi cử nhân tài ấy mà. Bác Trinity này. Mải học hỏi và biện luận với bác nên cả tôi và bác đều rơi vào 1 cái tối quan trọng của tranh luận. Đó là tôi và bác đang so sánh trên 2 phạm trù khác nhau. Chính xác hơn thì nội hàm của nó là khác nhau. Bác coi chuyện thi cử đỗ đạt phải là trạng nguyên. Tôi coi chuyện thi cử thành đạt không chỉ nhất quyết là trạng nguyên, bảng nhãn hay thám hoa mà chủ yếu là đỗ tiến sĩ nữa. Có phải kỳ thi nào cũng có trạng nguyên đâu. Trung bình cứ gần 12 năm mới có 1 trạng nguyên cơ mà. Trong khi đó có biết bao cơ quan nhà nước cần có người cầm đầu. Xin ví dụ ở triều Lê Thánh Tông. "Bên cạnh 6 bộ, 6 khoa, 6 tự ấy còn các cơ quan giúp việc của nhà vua như Ngự sử đài, hàn lâm viện, đông các viện..." (Lịch sử nhà nước và pháp luật Vn - bác Cuoihaymeu đừng cười..nhếch mép khi tôi dẫn chứng này nhé). Như vậy thì bác Trinity thân mến ới, 12 năm mới có 1 ông trạng thì làm sao ma cai quản hết được cái triều đình. Thành thử cái ý của tôi nó là nói về các ông tiến sĩ ấy. Trong suốt triều Lê trung hưng thì vùng Hà tĩnh có 150 ông tiến sĩ rồi. Xin nói thêm với bác là khi đó ở kinh thành thực sự có nhiều người Hoan, Diễn châu lắm. Cho nên người ta mới có câu "Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần" .Tôi nói câu này là ăn theo GS. Trần Quốc Vượng thôi.
    Xin nói thêm 1 chút với bác Tri và bác VNHL là cái trung quân của người bắc hay người nam hay người học Nho từ bé tí chỉ là cảm tính mà thôi. Bác ạ, cái ông Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoá 1075 ấy, cũng thấy sử sách chép là lập được khá nhiều công lao (như buộc nhà Tống trả lại 6 quận cho nhà Lý) thế nhưng cuối cùng lại mắc vào tội đinh chiếm ngôi vua mà chịu hình phạt đi đày.(Chả là ông này quen 1 tay thầy phù thuỷ nước Đại lý của bác Đoàn Dự, tay thầy bói này bảo là ông LVT có thể làm vua nên mói xảy ra cơ sự đó) Hay như hai danh nho đời Trần là Trần Ích Tắc và Lê Tắc (tác giả cuốn An nam chí lược-hiên vẫn còn trong thư viện ở Tàu và Nhật bản) cũng đều theo giắc Nguyên cả đấy chứ. Hòn đất tôi nói vậy để các bác thấy rằng cái chuyện trung quân thì nó chúng ta nói ra đều mang đậm cảm tính thôi. Riêng tôi thì tôi căn cứ trên cái cơ sở văn hoá truyền thống và chế độ giáo dục, học hành thi cử của Vn mà tôi nói ra là vùng Thanh-NGhệ trung thành với nhà Lê. (Để nói hết được chủ đề này thì rất dài và ....chưa chắc đã có thông nhất cuối cùng- xin phép sẽ trao đổi cùng các bác khi nào co dịp).
    Còn gì nữa nhỉ?? Có gi để khi nào có dịp sẽ trao đổi cùng các bác.
    À mà bác Tri ạ, cái năm Đinh Mùi chắc là năm 1247. Tôi mới chỉ tra can của nó thôi, chứ chi thì chưa tính nhẩm được. Phức tap hơn 1 chút. Cách tra cũng đơn gian thôi. Có 10 can là Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ sẽ tương ứng với các số cuối của năm dương lích theo thứ tự từ 0,1,2......9. Ví dụ năm nay la 2001, chắc chắn sẽ có chữ Tân ở đầu.
    Viết đên đây tự nhiên lại quên năm âm lịch là gì rồi. Có gì các bác đại xá cho.
    Thôi các bác cứ bàn luận nhé. Hòn đất tôi đi kiếm cái gửi "ông anh ruột" đã. Hình như giờ này ở Hanội bắt đầu một ngày mới rồi. Tự nhiên lại nhớ bát phở buổi sáng quá.
    ATC
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    guest
    Bắt tay bác Cười hay mếu :)
    Xin góp chút ý kiến với hai bác Trinity và Hònđất :
    Đầu thời Trần, từ hai châu Hoan Ái (Thanh - Nghệ) trở vào vẫn bị coi là đất xa, chưa đặt quân hiệu, khi có việc mới gọi.
    Thời Lê trung hưng, việc chống nhà Mạc dựa chủ yếu vào Thanh - Nghệ ("chỉ lấy quân ở hai xứ Thanh hoá - Nghệ An, khi có việc thì gọi hết đinh tráng có tên trong sổ" ), nên sau này, quân lính ở đây mới được coi trọng, sung làm túc vệ ở kinh sư. Đến đời Dụ Tông, mới xác định việc lấy "ưu binh" và "nhất binh".
    Chữ "ưu binh" trong phép lấy quân cũng nên hiểu theo nghĩa này.
    quote:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Số quân ưu binh chắc chắn là phải ít hơn nhiều so với lính thường (nhất binh). Mà cái tỉ lệ 3/1 và 5/1 thì lại cho ta thấy số dân ở vùng bắc đông hơn nhiều so với dân vùng Thanh nghệ
    --------------------------------------------------------------------------------
    ( -> Hiểu lầm sang "tinh binh" ???)
    Về hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông :
    Cối Kê cựu sự quân tu kí
    Hoan Diễn do tồn thập vạn quân
    được viết khi quân các lộ nhà Trần tập trung ở Vạn Kiếp để chống giặc ( Toàn thư) chứ không fải khi nhà vua rút khỏi Thăng Long. Lúc đó, quân do các vị thân vương đốc suất mới chỉ là các lộ ở vùng đông nam chứ chưa huy động quân lính ở hai châu Hoan Diễn.
    quote:
    --------------------------------------------------------------------------------
    thời đó vùng đó không thể nhiều quân đến như vậy đươc
    --------------------------------------------------------------------------------
    Theo cá nhân tôi, "mười vạn quân" ở đây nên được hiểu giống như "mười tám đời vua Hùng" - một con số mang tinh qui phạm trong thơ văn, không nên tranh luận xem có đúng ở Hoan Diễn còn mười vạn quân không
    (Tài liệu tham khảo : Toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí - Binh chế chí )
    ATC
  8. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    guest
    Bắt tay bác Cười hay mếu :)
    Xin góp chút ý kiến với hai bác Trinity và Hònđất :
    Đầu thời Trần, từ hai châu Hoan Ái (Thanh - Nghệ) trở vào vẫn bị coi là đất xa, chưa đặt quân hiệu, khi có việc mới gọi.
    Thời Lê trung hưng, việc chống nhà Mạc dựa chủ yếu vào Thanh - Nghệ ("chỉ lấy quân ở hai xứ Thanh hoá - Nghệ An, khi có việc thì gọi hết đinh tráng có tên trong sổ" ), nên sau này, quân lính ở đây mới được coi trọng, sung làm túc vệ ở kinh sư. Đến đời Dụ Tông, mới xác định việc lấy "ưu binh" và "nhất binh".
    Chữ "ưu binh" trong phép lấy quân cũng nên hiểu theo nghĩa này.
    quote:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Số quân ưu binh chắc chắn là phải ít hơn nhiều so với lính thường (nhất binh). Mà cái tỉ lệ 3/1 và 5/1 thì lại cho ta thấy số dân ở vùng bắc đông hơn nhiều so với dân vùng Thanh nghệ
    --------------------------------------------------------------------------------
    ( -> Hiểu lầm sang "tinh binh" ???)
    Về hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông :
    Cối Kê cựu sự quân tu kí
    Hoan Diễn do tồn thập vạn quân
    được viết khi quân các lộ nhà Trần tập trung ở Vạn Kiếp để chống giặc ( Toàn thư) chứ không fải khi nhà vua rút khỏi Thăng Long. Lúc đó, quân do các vị thân vương đốc suất mới chỉ là các lộ ở vùng đông nam chứ chưa huy động quân lính ở hai châu Hoan Diễn.
    quote:
    --------------------------------------------------------------------------------
    thời đó vùng đó không thể nhiều quân đến như vậy đươc
    --------------------------------------------------------------------------------
    Theo cá nhân tôi, "mười vạn quân" ở đây nên được hiểu giống như "mười tám đời vua Hùng" - một con số mang tinh qui phạm trong thơ văn, không nên tranh luận xem có đúng ở Hoan Diễn còn mười vạn quân không
    (Tài liệu tham khảo : Toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí - Binh chế chí )
    ATC
  9. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Bác "Không có cái tên gì cả" thật là nhiệt tình, bin lên đây cơ man là quyển sử ( đáng mặt Admin của các bạn 81 đấy, hì hì ...)
    Nhưng bác ơi, giá như bác đặt cái link sang bên Lịch sử, văn hoá VN này thì anh em dễ thấy hơn là đặt ở bên Box Văn học hẻo lánh ấy. Cái quyển mới toanh bác bin lên mấy hôm dồi mà tôi mới biết. Hay là bác làm lại sang bên này, bác không tên nhỉ ?
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    ATC
  10. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Bác "Không có cái tên gì cả" thật là nhiệt tình, bin lên đây cơ man là quyển sử ( đáng mặt Admin của các bạn 81 đấy, hì hì ...)
    Nhưng bác ơi, giá như bác đặt cái link sang bên Lịch sử, văn hoá VN này thì anh em dễ thấy hơn là đặt ở bên Box Văn học hẻo lánh ấy. Cái quyển mới toanh bác bin lên mấy hôm dồi mà tôi mới biết. Hay là bác làm lại sang bên này, bác không tên nhỉ ?
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    ATC

Chia sẻ trang này