1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Bác Hòn Đất thân mến,
    Dạo này đang vụ chài lưới to nên thời gian gấp rút. Xin phép được trao đổi nhanh với bác bằng các gạch đầu dòng nhé.
    Trích: ?oVà tôi thiên về ý kiến rằng số quân này là quân từ ngoài Bắc do Trần Quang Khải đem vào chứ không phải quân địa phương. Có 2 lý do:
    Thứ nhất là thời đó vùng đó không thể nhiều quân đến như vậy đươc. Trong rât nhiều tài liệu sử có chép rằng khi quân Nguyên tấn công VN lần 3 thì phải hoãn lại cuộc xâm chiếm Nhật Bản để tạp trung quân đánh VN. Thế nhưng tổng số quân Nguyên huy động được chỉ có 30 vạn thôi bác ạ (trong Việt Nam sử lược- xin noi them 1 chut la trong VNSL thi chi phan lam 2 lan danh nhau voi quan Nguyen thoi)?
    - Chứng minh đất Nghệ An ít quân địa phương bằng cách dùng dẫn chứng quân số của? Nguyên - Mông. (!?!)
    Bác chỉ được cái vui tính !
    Trích: "Thứ hai vùng Nghệ An gần như là miền núi dân cư luôn có xu hướng (và đã có chứng tích khảo cổ học hăn hoi) "di chuyển xuống vung đồng bằng để trồng lúa, thậm chí đào sông lấn biển. Đồng bằng là sản phẩm do họ tạo ra. Kết quả hiện nay còn rất rõ là những vùng đất trũng như ở Nam Hà". Bác Trinity ạ, hẳn bác cũng rất yêu thích các tài liệu văn hoá. Trích dẫn vừa rồi tôi lấy trong cuốn "Bản sắc văn hoá Việt Nam -Phan Ngọc). Bác bỏ qua cai tội "múa rìu " của tôi nhé.
    Thêm nữa, vùng đó dưới thời Lý - Trần được coi như biên giới của Việt nam với Chiêm Thành. Hẳn bác còn nhớ là quân Chiêm Thành rất hiếu chiến, hay gây sự vơi nhà nước Việt Nam ta. Vậy thì cái vùng thường diễn ra chiến tranh, quấy nhiễu đó có phải là nơi cư trú ly tưởng để có thể tạo thành vùng dân cư đông đúc.?
    - Bác hết dẫn Đông lại dẫn Tây, nhưng lại không đưa ra được một dữ liệu cụ thể nào để chứng minh. Dẫn thế thì có mà dẫn cả ngày! Bác có tính được (một cách tương đối) số lượng dân của đất Nghệ hồi ấy không mà bảo là nó không đông đúc ? Nói cách khác, hỏi bác: Ngưỡng nào về số dân để phân biệt một vùng có dân cư ?ođông đúc? hay không ? (tính theo tiêu chí thời ấy) . Tối thiểu, bác phải đưa ra được một dữ liệu cụ thể nào đó, đồng thời đặt nó trong tương quan với các vùng khác (ở thời Trần) để tiện so sánh chứ bác ?
    - Hơn nữa, bác ạ, ông bạn Guest có đưa ra một giả thuyết. Xin trích lại nhá: ?oTheo cá nhân tôi, "mười vạn quân" ở đây nên được hiểu giống như "mười tám đời vua Hùng" - một con số mang tinh qui phạm trong thơ văn, không nên tranh luận xem có đúng ở Hoan Diễn còn mười vạn quân không.?.
    Bác Guest ạ, giả thuyết của bác tôi ngẫm thấy cũng có lý lắm!
    Trích: ?oBác coi chuyện thi cử đỗ đạt phải là trạng nguyên. Tôi coi chuyện thi cử thành đạt không chỉ nhất quyết là trạng nguyên, bảng nhãn hay thám hoa mà chủ yếu là đỗ tiến sĩ nữa.?
    - Trước hết, nhờ bác xem lại xem có chỗ nào tôi khẳng định ?ocoi chuyện thi cử đỗ đạt phải là trạng nguyên? không nhá.
    - Sau nữa, xin dẫn lại phần bác đã viết ở bài trước. Bác chú ý cái chỗ tôi gạch đít. Lập luận trao đổi, tức cái ?onội hàm? của tôi nó cũng chỉ dám căn cứ trên những gì bác viết mà thôi!
    Trích: ?oXét từ thời Lê về trước thì hầu hết các nhân tài, trạng nguyên, tiến sĩ đều là người bắc chính cống. (như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan) Thế nhưng không hiểu tại sao từ thời Lê trở đi, đặc biệt là thời Lê mạt thì cái đỗ đạt trong thi cử nó dịch chuyển về phía Nam.?
    - Còn bây giờ lại xin dẫn phần tôi viết để trả lời ở bài trước. Bác đọc kỹ hộ! Bác chú ý từ ?ophiên phiến? nhé. Có lẽ vì bác xa quê lâu ngày nên thành ra khó hiểu từ quê mùa ấy chăng ? Chuyển thành từ chính thống thì ta có thể hiểu nó là ?otương đối?.
    ?oNếu chỉ tính riêng số Trạng Nguyên (là danh hiệu cao quý và vinh hiển nhất cho một đời nho học) thì nước ta từ 1246 (bắt đầu có Trạng Nguyên) đến 1787 (khoa thi cuối cùng đời Lê Trung Hưng) có cả thảy 47 vị. Tính về quê quán các vị đại khoa ấy thì Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây đã chiếm tới 28 vị rồi, riêng thời Lê Trung Hưng (Lê mạt) chiếm tới 5/6 vị. Và Nghệ An đất học vinh quang thì bác đoán xem có mấy? Xin thưa là chỉ có duy nhất một người??
    ?oBởi vậy, cái xu hướng đỗ đạt thi cử dịch dần vào phía Nam như bác nêu ra thực ra nó cũng phiên phiến thôi. Có mỗi cái danh hiệu vẻ vang nhất là Trạng Nguyên thì mấy ông sĩ tử phía Bắc ông xơi sạch rồi còn đâu.?
    - Sau rốt, nói về chuyện đỗ đạt trong thi cử, người ta thường nói từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên hả bác? Giả sử có dòng họ X. nào đấy muốn khoe sự thành đạt trong đường học hành thì trước tiên cũng phải khoe họ mình có bao nhiêu ông giáo sư, bao nhiêu ông tiến sĩ, sau mới đến mấy anh nghiên cứu sinh, rồi sau cùng mới đến lượt mấy chú cử nhân chứ bác. Ai lại lộn tùng phèo lên như thế ? Và nếu căn cứ theo lập luận của bác, xứ Nghệ vì có mấy ông đỗ được Tiến sĩ mà vội tự hào với sự ?othi cử thành đạt?, thì các vùng đất học phía Bắc chắc còn có quyền tự hào hơn gấp bội vì số lượng lớn sĩ tử đỗ Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa, là tam khôi cao quý nhất trong thi cử thời phong kiến.
    Trích: ?oTóm lại thì tôi vừa ăn nói lung tung, để biện hộ cho việc vùng Nghê An -Hà Tĩnh không phải là vùng đông dân cư để Quang Trung có thể dựa vào đó mà xây dựng quân đội.?
    - Chỗ này thì tôi thấy tôi đã trả lời bác rồi đấy. Dân Thanh-Nghệ luôn được đánh giá cao về sự dũng cảm và giỏi chiến đấu nên hay được triều đình trọng dụng. Xin trích lại phần tôi đã viết nhé:
    ?oCòn một vấn đề nữa là cái chuyện thường binh và ưu binh. Không rõ một ông vua đánh giặc giỏi và quen xông pha trận mạc như Quang Trung, thì giữa binh thường và ưu binh, ông ấy sẽ chọn bên nào làm nòng cốt, bác nhỉ? Hì hì. Truyền thống đánh giặc của dân ta là lấy yếu chống mạnh, lấy đoản chế trường. Mà muốn lấy yếu chống mạnh, lấy đoản chế trường, không trông vào mấy chú ưu binh thì trông vào đâu??
    - Bàn về tư tưởng trung quân của người phía Bắc và người xứ Nghệ, tôi xin phép chưa đưa ra chính kiến riêng của mình. Song bác Hòn Đất ạ, sau khi đọc kỹ những lập luận mang màu sắc địa văn hóa và dẫn chứng khá thuyết phục của bác VNHL dưới đây, tôi nhận thấy chúng không có mấy cảm tính đâu bác.
    ?oTheo tôi nghĩ, truyền thống trung quân của dân Bắc Hà hơn dân Thanh Nghệ nhiều. Dân Bắc Hà nói chung được học hành nhiều hơn, cuộc sống cũng dễ dàng hơn nên dễ bằng lòng với chế độ đang có. Dân Thanh Nghệ cuộc sống vất vả nên cũng thường có tư tưởng cách mạng hơn cả.
    Chẳng hạn khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị Nguyễn Huệ bỏ rơi, Chỉnh bị người Bắc Hà xem là tên cõng rắn cắn gà nhà, suýt nữa thì làm thịt. Chỉnh chạy vào Nghệ An thì chỉ một thời gian ngắn sau đã tuyển binh được khơ khớ, quay sang áp chế vua Lê. Hoặc như bác Trinity nói, Nguyễn Huệ ra Bắc dễ dàng tuyển binh Thanh Nghệ được cả chục vạn người (mà Thanh Nghệ lại là đất thang mộc, ưu binh của nhà Lê cơ đấy).
    Trái lại quân dân Bắc Hà hầu như không chịu theo Nguyễn Huệ mà vẫn trung thành với Lê Chiêu Thống hay chúa Trịnh.?
    Trích: ?oBác ạ, cái dẫn chứng 10 vạn quân mà bác đưa ra khi vua Quang Trung là nó về sau này rồi. Mà về thời đó thi 10 vạn quân chưa phải là nhiều đâu. Tôi có tài liệu nói rằng khi giao tranh Trinh -Nguyễn lần thứ 3 thì quân Trịnh đã có tổng số 200.000, và đem đi đánh Nguyễn là 50.000 . Trong lần giao tranh cuối cùng năm 1672 thì quân bắc đem đi đánh nhau có 100.000, phao tin đồn là có 180.000. Như vậy sau 100 năm thì cái số 10 vạn quân của Quang Trung chưa hẳn là to lắm.?o
    - 10 vạn quân mộ ở Nghệ An, tức xấp xỉ 100.000 người đấy bác. ?oNhiều? là nhiều so với cái gì mới được chứ ? Tôn Sĩ Nghị vác quân sang xâm lược, theo một số sách nói là 20 vạn. Nếu sách nói đúng thì riêng số quân mộ ở Nghệ An đã bằng nửa đạo quân của Tôn rồi. Hơn nữa, ?oquân Trịnh? trước đó ?o100 năm? mà bác dẫn ra đâu chỉ gồm quân của xứ Nghệ? Bác so sánh khập khiễng quá.
    - Trở lại phần nguyên do vua Quang Trung chọn nơi đóng đô mới. Bác Hòn Đất ạ, rốt cục thì bác tìm mọi cách để thuyết phục tôi rằng nhà vua muốn dời đô về xứ Nghệ là để ?olấy lòng người dân?. Nhưng ?odân? này là dân nào? Nếu là quần chúng lao động thì chắc nhà vua chẳng phải khổ công như thế.. Hành quân qua đất này dăm ba ngày đã có 10 vạn người xin theo... Chắc ý bác rằng ?odân? này là mấy anh nho sĩ và tướng tá phải không ? Nếu thế thì tôi lại trích lại phần tôi viết cho bác đọc nhé (thông cảm tôi ngại gõ lắm):
    ?oThứ hai, bác ơi, bác lập luận: vì ?otrong thời Lê mạt thì người vùng Nghệ Tĩnh làm quan và quân ở đất kinh kỳ là rất nhiều? và ?ocái trung với nhà Lê của những người nay là sâu nặng lắm?, do vậy suy ra ?ocó thể thấy rằng nếu ai lấy được lòng người dân vùng này thì lo gì chuyện chí sĩ Bắc Hà không theo!?.
    Tôi thấy lập luận này của bác chưa đủ cơ sở. Cái anh sĩ phu Bắc Hà trông lẻo khẻo trói gà không chặt thế mà nhìn chung trung quân bất khuất lắm đấy bác, chưa chắc vì hiền tài xứ Nghệ và mấy bác kiêu binh đi theo Quang Trung mà họ đã chịu bỏ thờ nhà Lê mà hùa theo đâu. Đạo đức Khổng Mạnh ngâm ngợi từ hồi còn để chỏm, đâu dễ một hai phai nhạt thế! Ấy là chưa kể Nguyễn Huệ có thu phục nổi nhân tâm sĩ phu xứ Nghệ hay không lại là chuyện khác! Ngoài Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích là tương đối có chút tiếng tăm, còn lại liệu có mấy danh sĩ Bắc Hà chịu phò ?oChúa Ngụy?? Hay là cứ như Nguyễn Du, sống chết không chịu hợp tác với Tây Sơn."
    "Đến đóng đô ở ngay Thăng Long mà sĩ phu còn không theo, thì chắc gì bỏ mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến để về Nghệ An mà sĩ phu Bắc Hà nói chung và Nghệ An nói riêng sẽ hưởng ứng? Có khi lại vì bất bình mà ghét thêm ấy chứ, bác nhỉ! "
    À mà cuối cùng thì bác Hòn Đất có viết thế này:
    Trích: ?oRiêng tôi thì tôi căn cứ trên cái cơ sở văn hoá truyền thống và chế độ giáo dục, học hành thi cử của Vn mà tôi nói ra là vùng Thanh-NGhệ trung thành với nhà Lê. (Để nói hết được chủ đề này thì rất dài và ....chưa chắc đã có thông nhất cuối cùng- xin phép sẽ trao đổi cùng các bác khi nào có dịp).?
    - Dzạ có lẽ đã đến dịp rồi đấy bác. Xin trân trọng được giới thiệu đ/c Hòn Đất sẽ có đôi lời phát biểu với chúng ta ngày hôm nay.. (tiếng vỗ tay)
    Nào, mời bác mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình để anh em thảo luận cho vui.
    ATC
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Bác Hòn Đất thân mến,
    Dạo này đang vụ chài lưới to nên thời gian gấp rút. Xin phép được trao đổi nhanh với bác bằng các gạch đầu dòng nhé.
    Trích: ??oVà tôi thiên về ý kiến rằng số quân này là quân từ ngoài Bắc do Trần Quang Khải đem vào chứ không phải quân địa phương. Có 2 lý do:
    Thứ nhất là thời đó vùng đó không thể nhiều quân đến như vậy đươc. Trong rât nhiều tài liệu sử có chép rằng khi quân Nguyên tấn công VN lần 3 thì phải hoãn lại cuộc xâm chiếm Nhật Bản để tạp trung quân đánh VN. Thế nhưng tổng số quân Nguyên huy động được chỉ có 30 vạn thôi bác ạ (trong Việt Nam sử lược- xin noi them 1 chut la trong VNSL thi chi phan lam 2 lan danh nhau voi quan Nguyen thoi)???
    - Chứng minh đất Nghệ An ít quân địa phương bằng cách dùng dẫn chứng quân số của??? Nguyên - Mông. (!?!)
    Bác chỉ được cái vui tính !
    Trích: "Thứ hai vùng Nghệ An gần như là miền núi dân cư luôn có xu hướng (và đã có chứng tích khảo cổ học hăn hoi) "di chuyển xuống vung đồng bằng để trồng lúa, thậm chí đào sông lấn biển. Đồng bằng là sản phẩm do họ tạo ra. Kết quả hiện nay còn rất rõ là những vùng đất trũng như ở Nam Hà". Bác Trinity ạ, hẳn bác cũng rất yêu thích các tài liệu văn hoá. Trích dẫn vừa rồi tôi lấy trong cuốn "Bản sắc văn hoá Việt Nam -Phan Ngọc). Bác bỏ qua cai tội "múa rìu " của tôi nhé.
    Thêm nữa, vùng đó dưới thời Lý - Trần được coi như biên giới của Việt nam với Chiêm Thành. Hẳn bác còn nhớ là quân Chiêm Thành rất hiếu chiến, hay gây sự vơi nhà nước Việt Nam ta. Vậy thì cái vùng thường diễn ra chiến tranh, quấy nhiễu đó có phải là nơi cư trú ly tưởng để có thể tạo thành vùng dân cư đông đúc.???
    - Bác hết dẫn Đông lại dẫn Tây, nhưng lại không đưa ra được một dữ liệu cụ thể nào để chứng minh. Dẫn thế thì có mà dẫn cả ngày! Bác có tính được (một cách tương đối) số lượng dân của đất Nghệ hồi ấy không mà bảo là nó không đông đúc ? Nói cách khác, hỏi bác: Ngưỡng nào về số dân để phân biệt một vùng có dân cư ??ođông đúc??? hay không ? (tính theo tiêu chí thời ấy) . Tối thiểu, bác phải đưa ra được một dữ liệu cụ thể nào đó, đồng thời đặt nó trong tương quan với các vùng khác (ở thời Trần) để tiện so sánh chứ bác ?
    - Hơn nữa, bác ạ, ông bạn Guest có đưa ra một giả thuyết. Xin trích lại nhá: ??oTheo cá nhân tôi, "mười vạn quân" ở đây nên được hiểu giống như "mười tám đời vua Hùng" - một con số mang tinh qui phạm trong thơ văn, không nên tranh luận xem có đúng ở Hoan Diễn còn mười vạn quân không.???.
    Bác Guest ạ, giả thuyết của bác tôi ngẫm thấy cũng có lý lắm!
    Trích: ??oBác coi chuyện thi cử đỗ đạt phải là trạng nguyên. Tôi coi chuyện thi cử thành đạt không chỉ nhất quyết là trạng nguyên, bảng nhãn hay thám hoa mà chủ yếu là đỗ tiến sĩ nữa.???
    - Trước hết, nhờ bác xem lại xem có chỗ nào tôi khẳng định ??ocoi chuyện thi cử đỗ đạt phải là trạng nguyên??? không nhá.
    - Sau nữa, xin dẫn lại phần bác đã viết ở bài trước. Bác chú ý cái chỗ tôi gạch đít. Lập luận trao đổi, tức cái ??onội hàm??? của tôi nó cũng chỉ dám căn cứ trên những gì bác viết mà thôi!
    Trích: ??oXét từ thời Lê về trước thì hầu hết các nhân tài, trạng nguyên, tiến sĩ đều là người bắc chính cống. (như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan) Thế nhưng không hiểu tại sao từ thời Lê trở đi, đặc biệt là thời Lê mạt thì cái đỗ đạt trong thi cử nó dịch chuyển về phía Nam.???
    - Còn bây giờ lại xin dẫn phần tôi viết để trả lời ở bài trước. Bác đọc kỹ hộ! Bác chú ý từ ??ophiên phiến??? nhé. Có lẽ vì bác xa quê lâu ngày nên thành ra khó hiểu từ quê mùa ấy chăng ? Chuyển thành từ chính thống thì ta có thể hiểu nó là ??otương đối???.
    ??oNếu chỉ tính riêng số Trạng Nguyên (là danh hiệu cao quý và vinh hiển nhất cho một đời nho học) thì nước ta từ 1246 (bắt đầu có Trạng Nguyên) đến 1787 (khoa thi cuối cùng đời Lê Trung Hưng) có cả thảy 47 vị. Tính về quê quán các vị đại khoa ấy thì Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây đã chiếm tới 28 vị rồi, riêng thời Lê Trung Hưng (Lê mạt) chiếm tới 5/6 vị. Và Nghệ An đất học vinh quang thì bác đoán xem có mấy? Xin thưa là chỉ có duy nhất một người??????
    ??oBởi vậy, cái xu hướng đỗ đạt thi cử dịch dần vào phía Nam như bác nêu ra thực ra nó cũng phiên phiến thôi. Có mỗi cái danh hiệu vẻ vang nhất là Trạng Nguyên thì mấy ông sĩ tử phía Bắc ông xơi sạch rồi còn đâu.???
    - Sau rốt, nói về chuyện đỗ đạt trong thi cử, người ta thường nói từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên hả bác? Giả sử có dòng họ X. nào đấy muốn khoe sự thành đạt trong đường học hành thì trước tiên cũng phải khoe họ mình có bao nhiêu ông giáo sư, bao nhiêu ông tiến sĩ, sau mới đến mấy anh nghiên cứu sinh, rồi sau cùng mới đến lượt mấy chú cử nhân chứ bác. Ai lại lộn tùng phèo lên như thế ? Và nếu căn cứ theo lập luận của bác, xứ Nghệ vì có mấy ông đỗ được Tiến sĩ mà vội tự hào với sự ??othi cử thành đạt???, thì các vùng đất học phía Bắc chắc còn có quyền tự hào hơn gấp bội vì số lượng lớn sĩ tử đỗ Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa, là tam khôi cao quý nhất trong thi cử thời phong kiến.
    Trích: ??oTóm lại thì tôi vừa ăn nói lung tung, để biện hộ cho việc vùng Nghê An -Hà Tĩnh không phải là vùng đông dân cư để Quang Trung có thể dựa vào đó mà xây dựng quân đội.???
    - Chỗ này thì tôi thấy tôi đã trả lời bác rồi đấy. Dân Thanh-Nghệ luôn được đánh giá cao về sự dũng cảm và giỏi chiến đấu nên hay được triều đình trọng dụng. Xin trích lại phần tôi đã viết nhé:
    ??oCòn một vấn đề nữa là cái chuyện thường binh và ưu binh. Không rõ một ông vua đánh giặc giỏi và quen xông pha trận mạc như Quang Trung, thì giữa binh thường và ưu binh, ông ấy sẽ chọn bên nào làm nòng cốt, bác nhỉ? Hì hì. Truyền thống đánh giặc của dân ta là lấy yếu chống mạnh, lấy đoản chế trường. Mà muốn lấy yếu chống mạnh, lấy đoản chế trường, không trông vào mấy chú ưu binh thì trông vào đâu????
    - Bàn về tư tưởng trung quân của người phía Bắc và người xứ Nghệ, tôi xin phép chưa đưa ra chính kiến riêng của mình. Song bác Hòn Đất ạ, sau khi đọc kỹ những lập luận mang màu sắc địa văn hóa và dẫn chứng khá thuyết phục của bác VNHL dưới đây, tôi nhận thấy chúng không có mấy cảm tính đâu bác.
    ??oTheo tôi nghĩ, truyền thống trung quân của dân Bắc Hà hơn dân Thanh Nghệ nhiều. Dân Bắc Hà nói chung được học hành nhiều hơn, cuộc sống cũng dễ dàng hơn nên dễ bằng lòng với chế độ đang có. Dân Thanh Nghệ cuộc sống vất vả nên cũng thường có tư tưởng cách mạng hơn cả.
    Chẳng hạn khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị Nguyễn Huệ bỏ rơi, Chỉnh bị người Bắc Hà xem là tên cõng rắn cắn gà nhà, suýt nữa thì làm thịt. Chỉnh chạy vào Nghệ An thì chỉ một thời gian ngắn sau đã tuyển binh được khơ khớ, quay sang áp chế vua Lê. Hoặc như bác Trinity nói, Nguyễn Huệ ra Bắc dễ dàng tuyển binh Thanh Nghệ được cả chục vạn người (mà Thanh Nghệ lại là đất thang mộc, ưu binh của nhà Lê cơ đấy).
    Trái lại quân dân Bắc Hà hầu như không chịu theo Nguyễn Huệ mà vẫn trung thành với Lê Chiêu Thống hay chúa Trịnh.???
    Trích: ??oBác ạ, cái dẫn chứng 10 vạn quân mà bác đưa ra khi vua Quang Trung là nó về sau này rồi. Mà về thời đó thi 10 vạn quân chưa phải là nhiều đâu. Tôi có tài liệu nói rằng khi giao tranh Trinh -Nguyễn lần thứ 3 thì quân Trịnh đã có tổng số 200.000, và đem đi đánh Nguyễn là 50.000 . Trong lần giao tranh cuối cùng năm 1672 thì quân bắc đem đi đánh nhau có 100.000, phao tin đồn là có 180.000. Như vậy sau 100 năm thì cái số 10 vạn quân của Quang Trung chưa hẳn là to lắm.??o
    - 10 vạn quân mộ ở Nghệ An, tức xấp xỉ 100.000 người đấy bác. ??oNhiều??? là nhiều so với cái gì mới được chứ ? Tôn Sĩ Nghị vác quân sang xâm lược, theo một số sách nói là 20 vạn. Nếu sách nói đúng thì riêng số quân mộ ở Nghệ An đã bằng nửa đạo quân của Tôn rồi. Hơn nữa, ??oquân Trịnh??? trước đó ??o100 năm??? mà bác dẫn ra đâu chỉ gồm quân của xứ Nghệ? Bác so sánh khập khiễng quá.
    - Trở lại phần nguyên do vua Quang Trung chọn nơi đóng đô mới. Bác Hòn Đất ạ, rốt cục thì bác tìm mọi cách để thuyết phục tôi rằng nhà vua muốn dời đô về xứ Nghệ là để ??olấy lòng người dân???. Nhưng ??odân??? này là dân nào? Nếu là quần chúng lao động thì chắc nhà vua chẳng phải khổ công như thế.. Hành quân qua đất này dăm ba ngày đã có 10 vạn người xin theo... Chắc ý bác rằng ??odân??? này là mấy anh nho sĩ và tướng tá phải không ? Nếu thế thì tôi lại trích lại phần tôi viết cho bác đọc nhé (thông cảm tôi ngại gõ lắm):
    ??oThứ hai, bác ơi, bác lập luận: vì ??otrong thời Lê mạt thì người vùng Nghệ Tĩnh làm quan và quân ở đất kinh kỳ là rất nhiều??? và ??ocái trung với nhà Lê của những người nay là sâu nặng lắm???, do vậy suy ra ??ocó thể thấy rằng nếu ai lấy được lòng người dân vùng này thì lo gì chuyện chí sĩ Bắc Hà không theo!???.
    Tôi thấy lập luận này của bác chưa đủ cơ sở. Cái anh sĩ phu Bắc Hà trông lẻo khẻo trói gà không chặt thế mà nhìn chung trung quân bất khuất lắm đấy bác, chưa chắc vì hiền tài xứ Nghệ và mấy bác kiêu binh đi theo Quang Trung mà họ đã chịu bỏ thờ nhà Lê mà hùa theo đâu. Đạo đức Khổng Mạnh ngâm ngợi từ hồi còn để chỏm, đâu dễ một hai phai nhạt thế! Ấy là chưa kể Nguyễn Huệ có thu phục nổi nhân tâm sĩ phu xứ Nghệ hay không lại là chuyện khác! Ngoài Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích là tương đối có chút tiếng tăm, còn lại liệu có mấy danh sĩ Bắc Hà chịu phò ??oChúa Ngụy???? Hay là cứ như Nguyễn Du, sống chết không chịu hợp tác với Tây Sơn."
    "Đến đóng đô ở ngay Thăng Long mà sĩ phu còn không theo, thì chắc gì bỏ mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến để về Nghệ An mà sĩ phu Bắc Hà nói chung và Nghệ An nói riêng sẽ hưởng ứng? Có khi lại vì bất bình mà ghét thêm ấy chứ, bác nhỉ! "
    À mà cuối cùng thì bác Hòn Đất có viết thế này:
    Trích: ??oRiêng tôi thì tôi căn cứ trên cái cơ sở văn hoá truyền thống và chế độ giáo dục, học hành thi cử của Vn mà tôi nói ra là vùng Thanh-NGhệ trung thành với nhà Lê. (Để nói hết được chủ đề này thì rất dài và ....chưa chắc đã có thông nhất cuối cùng- xin phép sẽ trao đổi cùng các bác khi nào có dịp).???
    - Dzạ có lẽ đã đến dịp rồi đấy bác. Xin trân trọng được giới thiệu đ/c Hòn Đất sẽ có đôi lời phát biểu với chúng ta ngày hôm nay.. (tiếng vỗ tay)
    Nào, mời bác mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình để anh em thảo luận cho vui.
    ATC
  3. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    hoan... hoan...hôô.. ô.. ô.. ô ...ô ...!!! ( cả hội trường sôi động hẳn lên)
    Thưa quý vị và các bạn. Cuộc hội thảo "Lịch sử , văn hoá và..." do Viện nghiên cứu "Các thể loại khoa học xã hội và một phần tự nhiên" mà các bạn vẫn biết dưới cái tên phổ thông:" Viện tạp pí lù" liên kết với trường Đại học Âm phủ tiến hành đã bước sang ngày làm việc thứ 16, mở màn bằng tham luận "Chán chẳng buồn nói" của đồng chí Trinity (lúc gà ậm oẹ gáy tờ mờ sáng ngày hôm nay), cố chuyên viên cao cấp của viện Tạp pí lù, hiện là đương kim phó Tổng biên tập tờ "Đời ngao ngán".
    Do có khủng bố ở nước Mẽo nên số sinh viên đăng ký khai giảng tại trường Đại học Âm phủ Quốc gia tăng đột biến, gây ra một số vụ lộn xộn khiến cho cuộc hội thảo bị gián đoạn ít nhiều. Rất may lực lượng SV tình nguyện Mùa hè đen đã kịp thời phối hợp với âm binh và các Casper kịp thời can thiệp. Trật tự được thiết lập, một số SV quá khích được tống lên xe cứu thương, buộc quay trở lại dương thế, số còn lại được tiếp nhận và những người ưu tú nhất đã xuất hiện và tham gia với chúng ta ngày hôm nay. Xin trân trọng giới thiệu với quý vị độc giả , đó là ... ...v v ... ( hội trường vang tiếng hoan hô )
    Để quý vị đại biểu, các quan chức, các giáo sư, cố giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ (đã và sẽ) lên đời tiến sĩ , thạc sĩ cùng toàn thể oan hồn các anh em tử sĩ và độc giả đáng kính tiện theo dõi, nhật báo " Địa phủ cười" xin tóm lược những nội dung chủ yếu nhất diễn ra trong những ngày gần đây.
    Trích nhật ký Hội thảo
    - Ngày làm việc thứ 14, tiêu điểm là bài Sấm của học giả kiêm doanh nhân vùng U- cờ- rai- na NguyenAnhQuan, trong đó có những câu tiên đoán ghê rợn về thảm hoạ khủng khiếp sẽ diễn ra tại nước Mẽo ít ngày sau :
    " Ai còn khoe trí khoe năng
    Cấm kia bắt nọ tưng bừng đôi nơi
    Chưa từng thấy đời này sự lạ
    Bổng khiến người giá họa cho dân
    Muốn bình sao chẳng lấy nhân
    Muốn yên sao chẳng dục dân ruộng cày"
    Tiếc rằng những tiên nghiệm sâu xa của bác đã không được cộng đống quốc tế để ý đến.
    Ngoài ra còn có một số vấn đề liên quan đến Phật pháp và thịt chó đưọc thảo luận sôi nổi trong nhóm.
    - Ngày làm việc thứ 15
    Hội thảo trở nên đặc biệt sôi động với sự xuất hiện của nhân sĩ yêu nước Hòn đất đến từ tỉnh "Vi-en- hai- ka" và các bài tham luận độc đáo sắc sảo gây sửng sốt của ông trong "Một cách nhìn mới về công cuộc dời đô của đức Quang Trung- Nhân hoà hay Địa lợi ???". Sau một hồi bia bọt và chúc tụng, diễn đàn bắt đầu nóng dần với các tham luận, ý kiến nhiều lúc trái ngược nhau. Chữ nghĩa văng tung toé. Rốt cục sau mấy ngày tranh luận, xuất hiện các trường phái Địa lợi, quân sự kiêm một ít nhân hoà do 2 bác Trinity và VNHL làm chủ suý , phái Nhân hoà do bác Hòn đất làm lá cờ đầu, ngoài ra còn có phái Trung dung của bác guest ... Phái Thiên thời ra tuyên bố không tham gia cuộc tranh luận.
    Bác Hòn đất, vốn gốc Giao chỉ nên nặng tư tưởng trọng tình, bèn dùng khoa học chứng minh rằng Quang Trung vào Thanh Nghệ ắt là vì nhân nghĩa, nhớ nhung dân miền Trung mà vào cho tiện việc vỗ về (dẫu dân ở đây hơi bị ít), chưa kể ngồi vuốt râu xứ ấy thu phục lòng nhân sĩ Bắc Hà thuận lợi hơn là ngự ở Thăng Long. Bằng cớ khoa học vững chắc không gì lay chuyển nổi mà bác Hòn đất đưa ra trong lúc mơ màng là câu nói bất hủ của Quang Trung ( trích chiếu trả lời thư của Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp ngày 19/6/1788) "nhưng vì lúc đầu mới lấy được nước, lòng người mới theo. Nếu không lấy đất Nghệ an để thường thường chống thượng du thì lấy đâu để khống chế trong ngoài" và đưa ra kết luận " Do vậy có thể thấy rằng nếu ai lấy được lòng người dân vùng này thì lo gì chuyện chí sĩ bắc hà không theo!" ( Trích tham luận " Thử hỏi Quang Trung dời đô không phải vì nhân hoà thì vì địa lợi chắc" )
    Ngược lại, trong bài mở màn vấn đề này "Phượng hoàng trung đô, một chiến lược phòng thủ lâu dài của Nguyễn Huệ" bác Tri khẳng định rằng cái vùng Thanh Nghệ ấy chẳng những địa hình hiểm trở Nam đe doạ Nguyễn Ánh, Bắc đủ chống Thanh triều, lại là vùng trai đinh gan dạ, yêu mến nhà Tây sơn ( khác hẳn cái đám hủ nho ngu trung Bắc Hà ) ... trong tình thế 2 mặt Nam Bắc đều bị đe doạ ấy, đó nhất quyết là địa điểm lý tưởng cho phòng thủ quân sự và đó là lý do chính để QT dời đô.
    Nhằm tái khẳng định luận điểm của mình, trong bài "Tiêu chí cho cái sự đỗ đạt có nên dựa vào việc ... đỗ đạt hay không" bác Hòn đất đưa ra chuyện giáo dục và khoa cử với hàm ý cái sự đỗ đạt về sau này nó có phần nghiêng về dân Nghệ nên QT về nghệ là để thu phục nhân tâm những chú Nghệ làm quan ở Bắc Kỳ. Bác Tri cho rằng tiêu chí nghiêng về đâu phải dựa trên sự đỗ đạt càng cao càng tốt chứ không nên lấy nhũng chú đăng ký thi làm tiêu chuẩn vùng nào học giỏi hơn. Dân Nghệ đỗ đạt cao ít hơn nên ắt không thể nắm những vj trí trọng yếu như dân Bắc kỳ được. Chung quy vưỡn là bác Hòn Đất cố chứng minh QT về quê là để nịnh quan, còn theo ý bác Tri mà suy ra thì dễ nhận thấy việc đó nếu muốn thì phải làm ở Thăng Long chứ cóc phải ở Vinh...
    Đến đây, cuộc tranh luận có ngãng ra do một số ý kiến thuần tuý lý luận về LS GD, khoa cử và Chữ Quốc ngữ.
    Sau đó bác VNHL tái xuất thận trọng bằng một bài viết ngắn gọn và thuyết phục với tiêu đề " Tư tưỏng trung quân (với nhà Lê) của người Bắc hà chắc là sâu nặng hơn". Nội dung về việc "truyền thống trung quân của dân Bắc Hà hơn dân Thanh Nghệ nhiều. Dân Bắc Hà nói chung được học hành nhiều hơn, cuộc sống cũng dễ dàng hơn nên dễ bằng lòng với chế độ đang có. Dân Thanh Nghệ cuộc sống vất vả nên cũng thường có tư tưởng cách mạng hơn cả. ý đồ dựng đô ở Nghệ An của Nguyễn Huệ chủ yếu xuất phát từ ý đồ quân sự: địa hình hiểm trở thuận lợi cả tiến công lẫn phòng ngự, lại ở khúc giữa có thể khống chế cả hai đầu Nam (Nguyễn Ánh) và Bắc (nhà Thanh, tàn quân Lê), người dân Thanh Nghệ giỏi chiến đấu lại không bị chi phối nhiều bởi tư tưởng trung quân ( với nhà Lê)." Cùng các VD cụ thể và thú vị về việc dời đô năm xưa của Hồ Quý Ly, số phận Nguyễn Hữu Chỉnh ... ,
    Bác Hòn đất cho là cảm tính, khoa học không có chỗ cho tình cảm.
    Tiếp đến , phái Trung Dung đóng góp vào hội thảo bằng tham luận " Một số vấn đề cần lưu ý trong thuật ngữ Tiếng Việt mang tính ước lệ khi tranh luận - hay câu chuyện về những con số không ... số ". Bác Tri cho là có lý, bác Hòn đất chưa thấy nói gì.
    Bác Hòn đất tiếp bảo vệ tục lý lẽ của mình bằng bài viết gồm 2 phần " Thanh nghệ làm sao mà đông quân được" dựa trên cơ sở tư liệu nghiên cứu về binh lực của nhà Nguyên và Chiêm Thành và " Ô, cái sự trung quân của người Bắc Hà - lý luận hay cảm tính ?", trong đó, chỉ cần bằng việc dẫn chứng một trường hợp Trần Ích Tắc phản bội, một vấn đề đã được đông đảo giới KH Lịch sử quốc tế thừa nhận, bác phủ định một cách biện chứng (toàn bộ từ đầu đến đuôi) tinh thần trung quân với nhà Lê của giới nhân sĩ, quan lại Bắc hà nói riêng và tinh thần trung quân của người Bắc hà nói chung.
    Do cho rằng bài viết của bác Hòn đất có nhiều điểm tự mâu thuẫn nên trong phiên khai mạc ngày làm việc thứ 16 sáng tinh mơ hôm nay, bác Trinity đăng đàn với tham luận có tên gọi khoa học là " Về một số vấn đề trung quân, số quân, và cái sự đỗ đạt của nhân tài thời Quang Trung trong tham luận của đồng chí Hòn đất ", thay vì mở màn một vấn đề như thường lệ
    Cuộc hội thảo vẫn tiếp tục diễn ra sôi nổi, không khí làm việc tích cực và căng thẳng, song sự phấn khởi vẫn hằn rõ trên khuôn mặt những người lao động xã hội chủ nghĩa.
    Đồng chí Hòn đất đã chuẩn bị xong bài phát biểu của mình. từ vị trí cuối hội trường, chúng tôi nhận thấy đồng chí Hòn đất đang thì thầm gì đó với các cố vấn. Vâng, thưa toàn thể quý vị, đồng chí Hòn đất đang đĩnh đạc bước lên diễn đàn, chỉ một phút nữa thôi, ồ, không.. không... , có lẽ chỉ nửa phút nữa là cùng, cuộc hội thảo sẽ được tiếp tục với những ý kiến vô cùng độc đáo và thú vị. Cả hội trường đang rung chuyển vì những tiếng vỗ tay ngưỡng mộ, những ánh mắt hân hoan, những cái xuýt xoa thán phục .v.v..v...
    Chúng tôi sẽ cố gắng đưa những thông tin mới nhất về cuộc hội thảo đến với quý vị độc giả trong đặc san cuối tuần "Địa phủ chủ nhật" ra vào tối ngày mai. Chúc quý vị và gia đình một ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc và đầy ắp tiếng cười.
    -----------------------------------------------------------
    (Mở ngoặc, Đây là cuoihaymeu, phóng viên nhật báo "Địa phủ cười" tường thuật trực tiếp từ hội thảo.)
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    ATC
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    hoan... hoan...hôô.. ô.. ô.. ô ...ô ...!!! ( cả hội trường sôi động hẳn lên)
    Thưa quý vị và các bạn. Cuộc hội thảo "Lịch sử , văn hoá và..." do Viện nghiên cứu "Các thể loại khoa học xã hội và một phần tự nhiên" mà các bạn vẫn biết dưới cái tên phổ thông:" Viện tạp pí lù" liên kết với trường Đại học Âm phủ tiến hành đã bước sang ngày làm việc thứ 16, mở màn bằng tham luận "Chán chẳng buồn nói" của đồng chí Trinity (lúc gà ậm oẹ gáy tờ mờ sáng ngày hôm nay), cố chuyên viên cao cấp của viện Tạp pí lù, hiện là đương kim phó Tổng biên tập tờ "Đời ngao ngán".
    Do có khủng bố ở nước Mẽo nên số sinh viên đăng ký khai giảng tại trường Đại học Âm phủ Quốc gia tăng đột biến, gây ra một số vụ lộn xộn khiến cho cuộc hội thảo bị gián đoạn ít nhiều. Rất may lực lượng SV tình nguyện Mùa hè đen đã kịp thời phối hợp với âm binh và các Casper kịp thời can thiệp. Trật tự được thiết lập, một số SV quá khích được tống lên xe cứu thương, buộc quay trở lại dương thế, số còn lại được tiếp nhận và những người ưu tú nhất đã xuất hiện và tham gia với chúng ta ngày hôm nay. Xin trân trọng giới thiệu với quý vị độc giả , đó là ... ...v v ... ( hội trường vang tiếng hoan hô )
    Để quý vị đại biểu, các quan chức, các giáo sư, cố giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ (đã và sẽ) lên đời tiến sĩ , thạc sĩ cùng toàn thể oan hồn các anh em tử sĩ và độc giả đáng kính tiện theo dõi, nhật báo " Địa phủ cười" xin tóm lược những nội dung chủ yếu nhất diễn ra trong những ngày gần đây.
    Trích nhật ký Hội thảo
    - Ngày làm việc thứ 14, tiêu điểm là bài Sấm của học giả kiêm doanh nhân vùng U- cờ- rai- na NguyenAnhQuan, trong đó có những câu tiên đoán ghê rợn về thảm hoạ khủng khiếp sẽ diễn ra tại nước Mẽo ít ngày sau :
    " Ai còn khoe trí khoe năng
    Cấm kia bắt nọ tưng bừng đôi nơi
    Chưa từng thấy đời này sự lạ
    Bổng khiến người giá họa cho dân
    Muốn bình sao chẳng lấy nhân
    Muốn yên sao chẳng dục dân ruộng cày"
    Tiếc rằng những tiên nghiệm sâu xa của bác đã không được cộng đống quốc tế để ý đến.
    Ngoài ra còn có một số vấn đề liên quan đến Phật pháp và thịt chó đưọc thảo luận sôi nổi trong nhóm.
    - Ngày làm việc thứ 15
    Hội thảo trở nên đặc biệt sôi động với sự xuất hiện của nhân sĩ yêu nước Hòn đất đến từ tỉnh "Vi-en- hai- ka" và các bài tham luận độc đáo sắc sảo gây sửng sốt của ông trong "Một cách nhìn mới về công cuộc dời đô của đức Quang Trung- Nhân hoà hay Địa lợi ???". Sau một hồi bia bọt và chúc tụng, diễn đàn bắt đầu nóng dần với các tham luận, ý kiến nhiều lúc trái ngược nhau. Chữ nghĩa văng tung toé. Rốt cục sau mấy ngày tranh luận, xuất hiện các trường phái Địa lợi, quân sự kiêm một ít nhân hoà do 2 bác Trinity và VNHL làm chủ suý , phái Nhân hoà do bác Hòn đất làm lá cờ đầu, ngoài ra còn có phái Trung dung của bác guest ... Phái Thiên thời ra tuyên bố không tham gia cuộc tranh luận.
    Bác Hòn đất, vốn gốc Giao chỉ nên nặng tư tưởng trọng tình, bèn dùng khoa học chứng minh rằng Quang Trung vào Thanh Nghệ ắt là vì nhân nghĩa, nhớ nhung dân miền Trung mà vào cho tiện việc vỗ về (dẫu dân ở đây hơi bị ít), chưa kể ngồi vuốt râu xứ ấy thu phục lòng nhân sĩ Bắc Hà thuận lợi hơn là ngự ở Thăng Long. Bằng cớ khoa học vững chắc không gì lay chuyển nổi mà bác Hòn đất đưa ra trong lúc mơ màng là câu nói bất hủ của Quang Trung ( trích chiếu trả lời thư của Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp ngày 19/6/1788) "nhưng vì lúc đầu mới lấy được nước, lòng người mới theo. Nếu không lấy đất Nghệ an để thường thường chống thượng du thì lấy đâu để khống chế trong ngoài" và đưa ra kết luận " Do vậy có thể thấy rằng nếu ai lấy được lòng người dân vùng này thì lo gì chuyện chí sĩ bắc hà không theo!" ( Trích tham luận " Thử hỏi Quang Trung dời đô không phải vì nhân hoà thì vì địa lợi chắc" )
    Ngược lại, trong bài mở màn vấn đề này "Phượng hoàng trung đô, một chiến lược phòng thủ lâu dài của Nguyễn Huệ" bác Tri khẳng định rằng cái vùng Thanh Nghệ ấy chẳng những địa hình hiểm trở Nam đe doạ Nguyễn Ánh, Bắc đủ chống Thanh triều, lại là vùng trai đinh gan dạ, yêu mến nhà Tây sơn ( khác hẳn cái đám hủ nho ngu trung Bắc Hà ) ... trong tình thế 2 mặt Nam Bắc đều bị đe doạ ấy, đó nhất quyết là địa điểm lý tưởng cho phòng thủ quân sự và đó là lý do chính để QT dời đô.
    Nhằm tái khẳng định luận điểm của mình, trong bài "Tiêu chí cho cái sự đỗ đạt có nên dựa vào việc ... đỗ đạt hay không" bác Hòn đất đưa ra chuyện giáo dục và khoa cử với hàm ý cái sự đỗ đạt về sau này nó có phần nghiêng về dân Nghệ nên QT về nghệ là để thu phục nhân tâm những chú Nghệ làm quan ở Bắc Kỳ. Bác Tri cho rằng tiêu chí nghiêng về đâu phải dựa trên sự đỗ đạt càng cao càng tốt chứ không nên lấy nhũng chú đăng ký thi làm tiêu chuẩn vùng nào học giỏi hơn. Dân Nghệ đỗ đạt cao ít hơn nên ắt không thể nắm những vj trí trọng yếu như dân Bắc kỳ được. Chung quy vưỡn là bác Hòn Đất cố chứng minh QT về quê là để nịnh quan, còn theo ý bác Tri mà suy ra thì dễ nhận thấy việc đó nếu muốn thì phải làm ở Thăng Long chứ cóc phải ở Vinh...
    Đến đây, cuộc tranh luận có ngãng ra do một số ý kiến thuần tuý lý luận về LS GD, khoa cử và Chữ Quốc ngữ.
    Sau đó bác VNHL tái xuất thận trọng bằng một bài viết ngắn gọn và thuyết phục với tiêu đề " Tư tưỏng trung quân (với nhà Lê) của người Bắc hà chắc là sâu nặng hơn". Nội dung về việc "truyền thống trung quân của dân Bắc Hà hơn dân Thanh Nghệ nhiều. Dân Bắc Hà nói chung được học hành nhiều hơn, cuộc sống cũng dễ dàng hơn nên dễ bằng lòng với chế độ đang có. Dân Thanh Nghệ cuộc sống vất vả nên cũng thường có tư tưởng cách mạng hơn cả. ý đồ dựng đô ở Nghệ An của Nguyễn Huệ chủ yếu xuất phát từ ý đồ quân sự: địa hình hiểm trở thuận lợi cả tiến công lẫn phòng ngự, lại ở khúc giữa có thể khống chế cả hai đầu Nam (Nguyễn Ánh) và Bắc (nhà Thanh, tàn quân Lê), người dân Thanh Nghệ giỏi chiến đấu lại không bị chi phối nhiều bởi tư tưởng trung quân ( với nhà Lê)." Cùng các VD cụ thể và thú vị về việc dời đô năm xưa của Hồ Quý Ly, số phận Nguyễn Hữu Chỉnh ... ,
    Bác Hòn đất cho là cảm tính, khoa học không có chỗ cho tình cảm.
    Tiếp đến , phái Trung Dung đóng góp vào hội thảo bằng tham luận " Một số vấn đề cần lưu ý trong thuật ngữ Tiếng Việt mang tính ước lệ khi tranh luận - hay câu chuyện về những con số không ... số ". Bác Tri cho là có lý, bác Hòn đất chưa thấy nói gì.
    Bác Hòn đất tiếp bảo vệ tục lý lẽ của mình bằng bài viết gồm 2 phần " Thanh nghệ làm sao mà đông quân được" dựa trên cơ sở tư liệu nghiên cứu về binh lực của nhà Nguyên và Chiêm Thành và " Ô, cái sự trung quân của người Bắc Hà - lý luận hay cảm tính ?", trong đó, chỉ cần bằng việc dẫn chứng một trường hợp Trần Ích Tắc phản bội, một vấn đề đã được đông đảo giới KH Lịch sử quốc tế thừa nhận, bác phủ định một cách biện chứng (toàn bộ từ đầu đến đuôi) tinh thần trung quân với nhà Lê của giới nhân sĩ, quan lại Bắc hà nói riêng và tinh thần trung quân của người Bắc hà nói chung.
    Do cho rằng bài viết của bác Hòn đất có nhiều điểm tự mâu thuẫn nên trong phiên khai mạc ngày làm việc thứ 16 sáng tinh mơ hôm nay, bác Trinity đăng đàn với tham luận có tên gọi khoa học là " Về một số vấn đề trung quân, số quân, và cái sự đỗ đạt của nhân tài thời Quang Trung trong tham luận của đồng chí Hòn đất ", thay vì mở màn một vấn đề như thường lệ
    Cuộc hội thảo vẫn tiếp tục diễn ra sôi nổi, không khí làm việc tích cực và căng thẳng, song sự phấn khởi vẫn hằn rõ trên khuôn mặt những người lao động xã hội chủ nghĩa.
    Đồng chí Hòn đất đã chuẩn bị xong bài phát biểu của mình. từ vị trí cuối hội trường, chúng tôi nhận thấy đồng chí Hòn đất đang thì thầm gì đó với các cố vấn. Vâng, thưa toàn thể quý vị, đồng chí Hòn đất đang đĩnh đạc bước lên diễn đàn, chỉ một phút nữa thôi, ồ, không.. không... , có lẽ chỉ nửa phút nữa là cùng, cuộc hội thảo sẽ được tiếp tục với những ý kiến vô cùng độc đáo và thú vị. Cả hội trường đang rung chuyển vì những tiếng vỗ tay ngưỡng mộ, những ánh mắt hân hoan, những cái xuýt xoa thán phục .v.v..v...
    Chúng tôi sẽ cố gắng đưa những thông tin mới nhất về cuộc hội thảo đến với quý vị độc giả trong đặc san cuối tuần "Địa phủ chủ nhật" ra vào tối ngày mai. Chúc quý vị và gia đình một ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc và đầy ắp tiếng cười.
    -----------------------------------------------------------
    (Mở ngoặc, Đây là cuoihaymeu, phóng viên nhật báo "Địa phủ cười" tường thuật trực tiếp từ hội thảo.)
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    ATC
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Thư Địa Phủ
    -----------------
    Địa Phủ, ngày... tháng... năm....
    Kính gửi: đồng chí Cuoihaymeu - phóng viên nhật báo "Địa phủ cười".
    Xin thông báo ngay với bạn hiền một tin sốt dẻo.
    Ông bầu cùng ban chủ nhiệm của báo "Đời chán ngán" sắp sửa mời bác về báo làm Thư ký Tòa soạn. Chúng tôi vừa quyết định thông qua quyết định này, sau rất nhiều ngày bàn tán, nghiền ngẫm, phân tích và chỉ rõ các mặt lợi hại về an ninh (trong nước và thế giới), chính trị, kinh tế và quốc phòng.
    Tôi, với danh nghĩa Tổng Phó Biên tập báo "Đời chán ngán", được cử đi dẫn đầu phái đoàn thương thuyết về mức giá chuyển nhượng bác với nhật báo "Địa phủ cười", cơ quan mà bác đã (trót) ký một hợp đồng 5 năm.
    Tuy nhiên, thật mới xui xẻo làm sao! Sau một số bài báo đẹp mắt bác đã ghi vào lưới các đội Kệ Tui, No Re và nhất là Hòn Đất trong thời gian gần đây, giá cổ phiếu của bác trên thị trường chứng khoán thế giới (không tính New York vì chịu hậu quả của khủng bố) đang tăng lên không ngừng. Nhiều nhà phân tích kỳ cựu hấp tấp dự đoán: rất có thể bác sẽ lập nên một kỷ lục mới, gây chấn động trong mùa chuyển nhượng năm nay.
    Ban chủ nhiệm "Địa phủ cười" hiện vẫn ngúng nguẩy trước lời đề nghị mới của chúng tôi. Họ vừa hé lộ một tin quan trọng, có nhiều khả năng bác sẽ là cây săn bài chính trong mùa báo mới 2002-2003 của "Địa phủ cười".
    Thế mà năm ngoái, chính họ đã để bác ngồi mòn chun quần trên ghế dự bị.
    Cho nên với danh nghĩa cá nhân, qua lá thư mật này xin kín đáo đề nghị với bạn hiền hai khả năng:
    - Một là, bác hãy bỏ ngang "Địa phủ cười" để về với báo chúng tôi. Thì cùng lắm thì họ sẽ kiện bác ra tòa vì tội cố ý làm trái hợp đồng chứ gì (với loại hình tranh chấp dân sự này, mức án thường chỉ dao động từ 5 đến 10 năm). Nhưng khỏi lo! Chúng tôi sẽ giúp bác thuê thầy cãi giỏi.
    - Hai là, chúng ta sẽ phối hợp chơi đòn nội công ngoại kích. Bên trong tòa soạn thì bác hãy liên tục làm mình mẩy và yêu cầu tăng lương, còn bên ngoài thì chúng tôi tiếp tục kiên trì thương thảo. Nếu cứ theo cách này, tôi xin phỏng đoán: không bây giờ thì mai sau, họ sẽ phải nhả bác ra.
    Xin vắn tắt đôi dòng để bạn hiền nắm chắc sự tình. Rất hy vọng bác sẽ sớm về khoác áo "Đời chán ngán", và ghi được những bài báo thần sầu trong mùa báo mới.
    Kính thư.
    Trinity.
    ATC
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Thư Địa Phủ
    -----------------
    Địa Phủ, ngày... tháng... năm....
    Kính gửi: đồng chí Cuoihaymeu - phóng viên nhật báo "Địa phủ cười".
    Xin thông báo ngay với bạn hiền một tin sốt dẻo.
    Ông bầu cùng ban chủ nhiệm của báo "Đời chán ngán" sắp sửa mời bác về báo làm Thư ký Tòa soạn. Chúng tôi vừa quyết định thông qua quyết định này, sau rất nhiều ngày bàn tán, nghiền ngẫm, phân tích và chỉ rõ các mặt lợi hại về an ninh (trong nước và thế giới), chính trị, kinh tế và quốc phòng.
    Tôi, với danh nghĩa Tổng Phó Biên tập báo "Đời chán ngán", được cử đi dẫn đầu phái đoàn thương thuyết về mức giá chuyển nhượng bác với nhật báo "Địa phủ cười", cơ quan mà bác đã (trót) ký một hợp đồng 5 năm.
    Tuy nhiên, thật mới xui xẻo làm sao! Sau một số bài báo đẹp mắt bác đã ghi vào lưới các đội Kệ Tui, No Re và nhất là Hòn Đất trong thời gian gần đây, giá cổ phiếu của bác trên thị trường chứng khoán thế giới (không tính New York vì chịu hậu quả của khủng bố) đang tăng lên không ngừng. Nhiều nhà phân tích kỳ cựu hấp tấp dự đoán: rất có thể bác sẽ lập nên một kỷ lục mới, gây chấn động trong mùa chuyển nhượng năm nay.
    Ban chủ nhiệm "Địa phủ cười" hiện vẫn ngúng nguẩy trước lời đề nghị mới của chúng tôi. Họ vừa hé lộ một tin quan trọng, có nhiều khả năng bác sẽ là cây săn bài chính trong mùa báo mới 2002-2003 của "Địa phủ cười".
    Thế mà năm ngoái, chính họ đã để bác ngồi mòn chun quần trên ghế dự bị.
    Cho nên với danh nghĩa cá nhân, qua lá thư mật này xin kín đáo đề nghị với bạn hiền hai khả năng:
    - Một là, bác hãy bỏ ngang "Địa phủ cười" để về với báo chúng tôi. Thì cùng lắm thì họ sẽ kiện bác ra tòa vì tội cố ý làm trái hợp đồng chứ gì (với loại hình tranh chấp dân sự này, mức án thường chỉ dao động từ 5 đến 10 năm). Nhưng khỏi lo! Chúng tôi sẽ giúp bác thuê thầy cãi giỏi.
    - Hai là, chúng ta sẽ phối hợp chơi đòn nội công ngoại kích. Bên trong tòa soạn thì bác hãy liên tục làm mình mẩy và yêu cầu tăng lương, còn bên ngoài thì chúng tôi tiếp tục kiên trì thương thảo. Nếu cứ theo cách này, tôi xin phỏng đoán: không bây giờ thì mai sau, họ sẽ phải nhả bác ra.
    Xin vắn tắt đôi dòng để bạn hiền nắm chắc sự tình. Rất hy vọng bác sẽ sớm về khoác áo "Đời chán ngán", và ghi được những bài báo thần sầu trong mùa báo mới.
    Kính thư.
    Trinity.
    ATC
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Terrorist
    Em vừa chọn chủ đề này thứ 5 đấy (cao nhất) mong các bác có thêm nhiều bài chất lượng để bù lấp những khoảng trống ko ngờ của em.
    À, chúc mừng bác cuoihaymeu nhá, lên chức khao anh em đê
    ATC
  8. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Terrorist
    Em vừa chọn chủ đề này thứ 5 đấy (cao nhất) mong các bác có thêm nhiều bài chất lượng để bù lấp những khoảng trống ko ngờ của em.
    À, chúc mừng bác cuoihaymeu nhá, lên chức khao anh em đê
    ATC
  9. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Bác Trinity ạ, sau một thời kiện cáo, "Tổ hợp truyền thông quốc tế Địa phủ", trong đó có nhật báo ĐP cười ta, đã chính thức được giả về cho cơ quan chủ quản cũ là "Trung ương Hội liên hiệp thanh thiếu niên 7 tầng địa phủ", thay vì "Văn phòng Diêm Vương" như thời gian vừa qua. Bác thấy đấy, êkíp cũ đã được phục chức. Hôm nay, TƯ Hội đã chính thức ra tuyên bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng khắp 3 cõi Nát bàn, Dương gian và Âm phủ, trong đó đối tác thân thiết của Địa phủ cười là TTVNonline ta đây đã nhanh chóng loan báo tin lành.
    Vẫn biết Quý báo là một toà soạn giàu tham vọng, có một ban chủ nhiệm hùng mạnh, bạo chi và đội ngũ nhà báo hùng hậu, những cây viết phóng sự, điều tra, những phóng viên Kinh tế, những cây bút bình loạn chính trị... hàng đầu V-newspaper hiện nay. Quý báo đang nắm trong tay những danh hiệu lớn nhất của làng báo chuyên nghiệp mùa vừa rồi và là một ứng cử viên nặng ký của Giải Báo chí toàn quốc năm 2001-2002 âm lịch.
    Nhưng như bác thấy đấy, hiện tôi đang hài lòng với những điều kiện tại đây. Hơn nữa Tổ hợp truyền thông đang có ý định tăng cường lực lượng, thu hút nhân tài về với ĐPC, trong đó còn trống một vị trí Đồng Tổng biên tập, phụ trách chuyên san "ĐP chủ nhật" và " Thời báo Kinh tế địa phủ". Theo nguồn tin tuyệt mật rò gỉ ra từ TƯ hội, bác đang là ứng cử viên số 1 cho vị trí đó, đồng thời, Lãnh đạo Tổ hợp truyền thông cũng đã có cuộc tiếp xúc bí mật với bên "Ban tổ chức nhân sự- VP Diêm vương" nhằm biệt phái bác sang bên này cho đến tận thời hạn phải... đầu thai, xem ra số phận bác đã an bài, chuông nguyện hồn đã điểm. Anh em bên Địa phủ cười đã nhếch mép... cười !
    Nhân đây tôi cũng xin dùng tình bằng hữu mà khuyên bác nên thuận theo thiên ý, á, địa ý, mà về đây cùng xây dựng Địa phủ cười, điều 2 ta tâm huyết từ hồi còn sống, nhanh nhanh lên bác ạ, chẳng còn mấy thời gian nữa đâu, sắp đến hạn trở về dương thế rồi.
    Kính thư. cuoihaymeu.
    ATC
  10. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    cuoihaymeu
    Bác Trinity ạ, sau một thời kiện cáo, "Tổ hợp truyền thông quốc tế Địa phủ", trong đó có nhật báo ĐP cười ta, đã chính thức được giả về cho cơ quan chủ quản cũ là "Trung ương Hội liên hiệp thanh thiếu niên 7 tầng địa phủ", thay vì "Văn phòng Diêm Vương" như thời gian vừa qua. Bác thấy đấy, êkíp cũ đã được phục chức. Hôm nay, TƯ Hội đã chính thức ra tuyên bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng khắp 3 cõi Nát bàn, Dương gian và Âm phủ, trong đó đối tác thân thiết của Địa phủ cười là TTVNonline ta đây đã nhanh chóng loan báo tin lành.
    Vẫn biết Quý báo là một toà soạn giàu tham vọng, có một ban chủ nhiệm hùng mạnh, bạo chi và đội ngũ nhà báo hùng hậu, những cây viết phóng sự, điều tra, những phóng viên Kinh tế, những cây bút bình loạn chính trị... hàng đầu V-newspaper hiện nay. Quý báo đang nắm trong tay những danh hiệu lớn nhất của làng báo chuyên nghiệp mùa vừa rồi và là một ứng cử viên nặng ký của Giải Báo chí toàn quốc năm 2001-2002 âm lịch.
    Nhưng như bác thấy đấy, hiện tôi đang hài lòng với những điều kiện tại đây. Hơn nữa Tổ hợp truyền thông đang có ý định tăng cường lực lượng, thu hút nhân tài về với ĐPC, trong đó còn trống một vị trí Đồng Tổng biên tập, phụ trách chuyên san "ĐP chủ nhật" và " Thời báo Kinh tế địa phủ". Theo nguồn tin tuyệt mật rò gỉ ra từ TƯ hội, bác đang là ứng cử viên số 1 cho vị trí đó, đồng thời, Lãnh đạo Tổ hợp truyền thông cũng đã có cuộc tiếp xúc bí mật với bên "Ban tổ chức nhân sự- VP Diêm vương" nhằm biệt phái bác sang bên này cho đến tận thời hạn phải... đầu thai, xem ra số phận bác đã an bài, chuông nguyện hồn đã điểm. Anh em bên Địa phủ cười đã nhếch mép... cười !
    Nhân đây tôi cũng xin dùng tình bằng hữu mà khuyên bác nên thuận theo thiên ý, á, địa ý, mà về đây cùng xây dựng Địa phủ cười, điều 2 ta tâm huyết từ hồi còn sống, nhanh nhanh lên bác ạ, chẳng còn mấy thời gian nữa đâu, sắp đến hạn trở về dương thế rồi.
    Kính thư. cuoihaymeu.
    ATC

Chia sẻ trang này