1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Nghe Bác cuoivameu viết về lời tiên tri, xin được gửi kèm đây một bài báo:
    Các chat room trên Internet đang xôn xao bàn luận về đề tài nhà chiêm tinh người Pháp, Nostradamus, thuộc thế kỷ 16, đã dự đoán được vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York.
    Hàng nghìn người cũng nhận được tin đồn này qua e-mail. Trong đó có lời tiên tri dự đoán tháp đôi sụp đổ đánh dấu sự bắt đầu Thế chiến thứ III.
    Người ta nhận được những phiên bản khác nhau về câu "sấm" này. Đây là một trong số đó:
    "Tháng 9 năm đầu thế kỷ mới
    Kẻ ngự trị sự kinh hoàng hạ giới
    Bầu trời cháy nghiêng 45 độ
    Lửa cháy liếm thành phố mới"
    Những câu chữ này gần giống như nội dung trong khổ 97, phần Thế kỷ 6 của tiên tri Nostradamus. Một số cuốn sách nghiên cứu về ông này đã giải nghĩa dòng đầu tiên của khổ 97 là đề cập đến tháng 9 năm 2001, tháng thứ chín trong năm đầu tiên của thế kỷ mới, còn 45 độ được hiểu là vĩ tuyến của New York (thành phố York mới).
    Nhưng trên thực tế, New York lại nằm ngay dưới vĩ tuyến 41 và các câu tiên tri của Nostradamus không đề cập đến một cuộc chiến tranh lớn, trái ngược hoàn toàn với nội dung của những e-mail.
    Trong nhiều e-mail còn gắn kèm một khổ khác, điều này khó có thể nói nó gắn với Nostradamus:
    "Tại thành phố York sẽ có sự sụp đổ lớn
    Hai anh em sinh đôi bị xé nát do hỗn loạn
    Khi thành trì đổ vỡ người lãnh đạo tối cao sẽ thất bại
    Cuộc chiến lớn thứ ba sẽ bắt đầu khi thành phố bùng cháy"
    "Khổ thứ hai này KHÔNG phải của Nostradamus", website nghiên cứu về Nostradamus khẳng định.
    Dù là tin đồn nhảm, nhưng hằng ngày, hàng nghìn e-mail với nhiều bản khác nhau đang được forward khắp nơi trên Internet.
    Những cuốn sách về Nostradamus tự dưng bán chạy một cách bất ngờ sau vụ khủng bố.
    ( Nguồn tin : Reuters)
    ATC
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Nghe Bác cuoivameu viết về lời tiên tri, xin được gửi kèm đây một bài báo:
    Các chat room trên Internet đang xôn xao bàn luận về đề tài nhà chiêm tinh người Pháp, Nostradamus, thuộc thế kỷ 16, đã dự đoán được vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York.
    Hàng nghìn người cũng nhận được tin đồn này qua e-mail. Trong đó có lời tiên tri dự đoán tháp đôi sụp đổ đánh dấu sự bắt đầu Thế chiến thứ III.
    Người ta nhận được những phiên bản khác nhau về câu "sấm" này. Đây là một trong số đó:
    "Tháng 9 năm đầu thế kỷ mới
    Kẻ ngự trị sự kinh hoàng hạ giới
    Bầu trời cháy nghiêng 45 độ
    Lửa cháy liếm thành phố mới"
    Những câu chữ này gần giống như nội dung trong khổ 97, phần Thế kỷ 6 của tiên tri Nostradamus. Một số cuốn sách nghiên cứu về ông này đã giải nghĩa dòng đầu tiên của khổ 97 là đề cập đến tháng 9 năm 2001, tháng thứ chín trong năm đầu tiên của thế kỷ mới, còn 45 độ được hiểu là vĩ tuyến của New York (thành phố York mới).
    Nhưng trên thực tế, New York lại nằm ngay dưới vĩ tuyến 41 và các câu tiên tri của Nostradamus không đề cập đến một cuộc chiến tranh lớn, trái ngược hoàn toàn với nội dung của những e-mail.
    Trong nhiều e-mail còn gắn kèm một khổ khác, điều này khó có thể nói nó gắn với Nostradamus:
    "Tại thành phố York sẽ có sự sụp đổ lớn
    Hai anh em sinh đôi bị xé nát do hỗn loạn
    Khi thành trì đổ vỡ người lãnh đạo tối cao sẽ thất bại
    Cuộc chiến lớn thứ ba sẽ bắt đầu khi thành phố bùng cháy"
    "Khổ thứ hai này KHÔNG phải của Nostradamus", website nghiên cứu về Nostradamus khẳng định.
    Dù là tin đồn nhảm, nhưng hằng ngày, hàng nghìn e-mail với nhiều bản khác nhau đang được forward khắp nơi trên Internet.
    Những cuốn sách về Nostradamus tự dưng bán chạy một cách bất ngờ sau vụ khủng bố.
    ( Nguồn tin : Reuters)
    ATC
  3. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    VNHL
    Bác ATC ơi, hình như lời sấm của Nostradamus nói sự việc sẽ xảy ra vào tháng 7 năm 1999.
    Nguyên văn
    "The year 1999 seven month,
    From the sky will come a great King of terror:
    To bring back to life the great King of Angolmois, (the Mongols),
    Before after Mars to reign by good luck
    (Century X, Quatrain 72)"
    Bác nào quan tâm vào link http://www.crystalinks.com/quatrains.html
    có diễn giải các lời sấm này và các sự kiện như Chiến tranh thế giới, ám sát Kennơdi...
    ATC
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    VNHL
    Bác ATC ơi, hình như lời sấm của Nostradamus nói sự việc sẽ xảy ra vào tháng 7 năm 1999.
    Nguyên văn
    "The year 1999 seven month,
    From the sky will come a great King of terror:
    To bring back to life the great King of Angolmois, (the Mongols),
    Before after Mars to reign by good luck
    (Century X, Quatrain 72)"
    Bác nào quan tâm vào link http://www.crystalinks.com/quatrains.html
    có diễn giải các lời sấm này và các sự kiện như Chiến tranh thế giới, ám sát Kennơdi...
    ATC
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Các Bác thân mến
    Mấy hôm nay mọi người chắc là đã mệt mỏi với mấy chuyện Hồi giáo rồi tôi nghĩ là ta nên thư thư nghỉ ngơi một chút. Chắc các Bác vẫn còn nhớ chuyện tháng trước tôi có nói chuyện về Dịch học với bác Cười hay mếu , trong đó có luận điểm tiên đoán về việc thế kỷ 21 Trung quốc sẽ có một vị trí đáng kể trong cộng đồng thế giới ( vì TQ là âm thổ mà). Sau vụ terorist attact vừa rồi chắc chắn xu hướng chính trị đơn cực trên thế giới có thể sẽ xoay sang hướng đa cực, trong đó vị trí của TQ trong vòng 20 năm tới là chuyện có thể khẳng định được. Hôm nay nhân đọc một bài báo trên ASIAN TIME về các opportunities và threat của TQ, tôi đưa nó lên đây mong các cao thủ cho ý kiến nhé.
    Gần đây dư luận bàn tán nhiều về quyết định táo bạo của ông Giang Trạch Dân khi mở của đảng Cộng sản Trung Quốc cho thành phần doanh nhân được gia nhập. Quyết đinh này nằm trong một chủ trương mới,ø chủ trương ?oba đại diện?. Ngoài thành phần vô sản, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có thêm hai thành phần mới là trí thức và doanh nhân. Tại sao ông Giang Trạch Dân lại đưa ra chủ trương ?oBa Ðại Diện? ?
    Như chúng ta đều biết chủ nghĩa Mác từ ngày ra đời tới nay đã nhiều lần bị tu chỉnh. Lê-Nin đưa ra chủ trương có thể bỏ qua giai đoạn tư bản để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa như mô tả giai đoạn quá độ lên xã hội cộng sản. Các đảng cộng sản tại những nước tư bản chủ trương đấu tranh chính trị nghị trường thay vì đấu tranh cách mạng bạo động. Ðáng chú ý nhất là những tu chỉnh của đảng CS Trung Quốc. Mao Trạch Ðông chủ trương lấy nông dân làm lực lượng cách mạng và đưa ra thuyết mâu thuẫn thay đổi tùy tình thế. Ðặng Tiểu Bình đưa TQ vào giai đoạn phát triển với chính sách ?obốn hiện đại hóa? và chủ trương thực dụng (mèo nào cũng tốt miẽn là bắt được chuột). Và giờ đây đến lượt Giang Trạch Dân và lớp lãnh đạo mới của Trung Quốc với những lý luận chính trị mới dựa trên cơ sở những thành quả của chương trình cải cách của Ðặng Tiểu Bình.
    Ðể chính quyền và chế độ tồn tại được, dù là chế độ mang danh nghĩa gì, cũng phải phát triển được kinh tế, nâng cao được đời sống của người dân. Mà để phát triển kinh tế thì hệ thống kinh tế chỉ huy đã thất bại, bắt buộc phải áp dụng nền kinh tế thị trường, trong đó có vai trò quan trọng của doanh nhân. Ðảng cộng sản vẫn đưa ra khẩu hiêu đảng viên phải ?ovừa hồng vừa chuyên?. ?oChuyên? bây giờ là phát triển kinh tế, là làm ăn buôn bán có hiệu quả, là doanh nghiệp. Nếu đảng viên không được làm doanh nghiệp, và doanh nhân không được vào đảng, thì làm sao trong đảng có ?ochuyên?? Làm sao đảng đủ năng lực để lãnh đạo việc phát triển kinh tế? Hơn thế nữa, Trung Quốc lại sắp gia nhập WTO, và hội nhập thế giới, phải chuẩn bị để đủ sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Thị trường toàn cầu có những qui luật khách quan mà nước nào cũng phải tuân thủ. Qui luật đó đơn giản là cạnh tranh bình đẳng và tự do. Phẩm chất hàng hóa và giá cả quyết định lời lỗ. Không thể có ưu tiên và ?obao cấp?. Rõ ràng là một nước không thể phát triển được nếu không nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng kinh tế thương mại toàn cầu này. Không thể đứng ngoài ?ocuộc chơi? này mà thoát khỏi tụt hậu được. Ðó là những lý do khiến ông Giang Trach Dân phải nhanh chóng tu chỉnh đường lối, lần này liên quan tới chính thành phần đảng viên đảng cộng sản.
    Theo kinh điển, đảng cộng sản là đảng của giai cấp công nhân. Hai thành phần nông dân và trí thức là hai thành phần liên minh của giai cấp công nhân, và chịu sự lãnh đạo của giai cấp này. Thành phần tư sản là thành phần phải bị loại bỏ. Ngày nay, thực tế xã hội đã khác hẳn. Thành phần tư sản và thành phần trí thức đang trở thành quan trọng nhất, tác động trực tiếp và có tính quyết định vào sự phát triển kinh tế, một nền kinh tế đã được gọi là kinh tế tri thức toàn cầu. Trước tình hình đó mô hình đảng cộng sản cũ không còn thích hợp nữa. Rõ ràng là nếu muốn tiếp tục tồn tại như một nhân tố tích cực, hơn nữa lại là nhân tố lãnh đạo, đảng cộng sản phải tự điều chỉnh để đại diện được toàn xã hội, trong đó có những người trí thức (mà Giang Trạch Dân gọi là ?onền văn hóa tiến bộ?) và những nhà doanh nghiệp (?ocác lực lượng sản xuất tiến bộ?), để từ đó phát huy được sức mạnh của toàn thể xã hội để phát triển đất nước.. Có lẽ nhiều cán bộ đảng viên đã nhận ra thực tế này. Vấn đề là có đủ tầm nhìn và bản lãnh để thực hiện hay không. Ôâng Giang Trạch Dân chứng tỏ đã có đủ tầm nhìn và bản lĩnh đó khi đưa ra chủ trương ?oba đại diện? để cải tổ đảng cộng sản.
    Tại sao ông Giang Trạch Dân lại đưa ra quyết định đó vào lúc này? Chỉ còn một năm nữa là đại hội đảng CS Trung Quốc lần thứ 16. Trung Quốc cũng có nhiều triển vọng gia nhập WTO trong thời gian ngắn sắp tới. Bắc Kinh lại vừa được chọn đăng cai Olympic 2008. Ðiều này cho thấy môi trường quốc tế đã thuận lợi để Trung Quốc hội nhập cộng đồng nhân loại toàn cầu. Hội nhập hay không là tùy ở Trung Quốc, nhưng ngày nay hội nhập kinh tế toàn cầu là điều bắt buộc để phát triển đất nước. Vấn đề còn lại là Trung Quốc (và cả Việt Nam) đã chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập chưa. Tất cả những yếu tố đó thúc đẩy Trung Quốc phải cải cách nhanh và mạnh hơn nữa, cả kinh tế lẫn chính trị và văn hóa tư tưởng. Nếu không Trung Quốc sẽ bị động trước sóng trào thời đại về kinh tế, thương mại và văn hóa toàn cầu tràn vào Trung Quốc. Và đảng cộng sản sẽ bị động trước sức phát triển ngày một năng động hơn của thành phần doanh nhân, thành phần xã hội mới ra đời nhờ cơn sóng trào không gì ngăn cản được đó. Ðưa ra quyết định cải tổ đảng cộng sản lúc này có thể là đã muộn nhưng chưa phải là quá muộn. Ông Giang Trạch Dân chắc đang tích cực chuẩn bị lớp lãnh đạo kế thừa có đủ tầm nhìn và bản lãnh bằng hay hơn ông để đảm đương được công việc này, một việc dù đầy khó khăn và bất trắc nhưng không thể tránh được.
    Quyết định của ông Giang Trạch Dân gây chấn động trong nội bộ đảng CS Trung Quốc. Như chúng ta đã thấy vừa đưa ra quyết định chấp nhận doanh nhân vào đảng ông Giang Trạch Dân đã gặp sự chống đối ngay trong đảng. Sự chống đối là tất nhiên, và có thể xuất phát từ hai quan điểm, một vì lý tưởng cộng sản, và hai vì quyền lợi chính trị. Những đảng viên lão thành có thể chống đối vì lý tưởng, còn những đảng viên trẻ hơn, nhất là những người đang có đặc quyền đặc lợi, chống đối vì quyền lợi chính trị. Thành phần chống đối vì lý tưởng vừa ít vừa yếu. Lý tưởng cộng sản theo kiểu giáo điều chắn chắn không còn hấp dẫn đươc nhiều người. Thành phần này lại già yếu và không còn cầm quyền. Riêng thành phần chống đối vì quyền lợi chính trị, quen với đặïc quyền đặc lợi, sợ sẽ bị thành phần doanh nhân ngày càng nhiều trong xã hội, khi gia nhập đảng, sẽ chiếm lĩnh mất quyền lãnh đạo đảng. Việc ông Giang Trạch Dân thẳng tay với cả hai thành phần chống đối này cho thấy ông ta đã quyết định dứt khoát rằng đảng cộng sản Trung Quốc không còn con đường nào khác nếu muốn duy trì được vai trò lãnh đạo đất nước, và nhất là giữ được niềm tin của quần chúng. Ông quyết tâm đưa đảng cộng sản vào thời kỳ mới. Ông Giang còn tai chức tới năm 2003, do đó tin rằng có đủ thời gian để củng cố thành phần lãnh đạo mới cho một đảng cộng sản Trung Quốc mới.
    Sau đại hội 16 xẩy ra vào sang năm một đảng Cộng sản Trung Quốc mới sẽ ra đời. Ðảng này sẽ như thế nào? Nó sẽ là một đảng chính trị cầm quyền, mang mầu sắc dân chủ xã hội, kiểu Trung quốc. Kiểu Trung quốc ở đây được hiểu theo truyền thống chính trị quan phương (official, mandarinate) tiếp nối từ thời quân chủ. Ðó là một hình thức dân chủ chỉ huy, nói theo khái niệm chính trị ngày nay. Trong thời quân chủ, chính quyền là sự kết hợp bởi ?othiên mệnh? (đại diện bởi nhà vua) và trí thức (quan lại, được tuyển chọn từ người dân qua thi cử). Ngày nay đảng lãnh đạo mọi mặt xã hội. Nhưng với cải tổ của Giang Trạch Dân, điều khác với trước đây sẽ là, đảng và chính quyền sẽ được điều hành bởi một tập hợp chính giới (chính ủy) với doanh giới (doanh nhân). Hai bên sẽ cộng tồn để điều hành đất nước. Luật pháp và thị trường, chứ không phải ?othiên mệnh? hay nghị quyết chính trị, sẽ là yếu tố quyết định giữ cho xã hội vừa ổn định vừa phát triển, vưà hội nhập thế giới. Các qui luật phát triển kinh tế thị trường nói riêng, và các qui luật phát triển xã hội nói chung, mang tính khoa học khách quan, sẽ thay thế chủ nghĩa Mác, dù trên danh nghĩa chế độ và đảng cầm quyền có còn được gọi là cộng sản nữa hay không.
    Trong hệ thống chính trị mới này, luật pháp đóng vai trò quan trọng. Hệ thống luật pháp trong giai đoạn đầu phải thật sự là pháp quyền (rule of law), nghĩa là mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật. Giai đoạn sau, khi xã hội phát triển cao hơn và rộng khắp hơn, hệ thống này phải chuyển được từ pháp quyền (rule by law) sang pháp trị (rule of law), nghĩa là mọi người (kể cả người cầm quyền cao nhất nước) đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai có thể đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Có thế hệ thống chính trị mới này mới tránh được tình trạng câu kết giữa tài phiệt với chính phiệt, dẫn đến tan rã trong bạo loạn. Và nếu tránh được thảm họa này xã hội sẽ chuyển tiếp êm đẹp được từ chế độ độc tài đôc đảng sang chế độ dân chủ pháp trị đa đảng. Lộ trình dân chủ hóa sẽ như sau: giai đoạn một, chuyển từ độc tài toàn trị sang độc tài pháp quyền; giai đoạn hai, từ độc tài pháp quyền sang dân chủ pháp trị. Thiết lập cơ chế kinh tế thị trường là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai giai đoạn. Ðây là trường hợp đã xẩy ra ở Nam Hàn, Ðài Loan, nhất là Ðài Loan, một trường hợp chuyển từ độc tài sang dân chủ thành công êm đẹp nhất. Giai đoạn chuyển tiếp này ở Ðài Loan mất khoảng 25 năm. Nam Hàn mất khoảng 15 năm, nhanh hơn, dù phải qua một giai đoạn xáo trộn ngắn. Trung Quốc và Việt Nam có thể rút ngắn hơn nữa nhờ toàn cầu hóa đã hình thành cả trong kinh tế thương mại lẫn văn hóa và chính tri, dù hai lãnh vực sau chưa mạnh và rộng khắp bằng kinh tế thương mại. Vấn đê là giới lãnh đạo có đủ bản lãnh và tầm nhìn để quyết tâm và dứt khoát tiến hành ngay lộ trình này không.
    Tình hình chính tri xã hội ở Trung Quốc phức tạp hơn ở Việt Nam nhiều và có nhiều yếu tố bất ngờ không lường trước được. Hiện đang tồn tại nhiều ẩn số trong bài toán Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có ổn định được chính sách đối ngoại nói chung, chính sách an ninh khu vực và Ðài Loan nói riêng, hay không? Hai thành phần chính giới và doanh giới có cộng tồn được không? Hay nói cách khác, có còn chính giới thuần túy, không phải đồng thời là doanh giới, hay không? Và quyền lực của đảng, của chính phủ, sẽ nằm ở giới nào? Câu hỏi lớn nhất sẽ là: những người tiếp nối sự nghiệp của hai ông Ðặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân có đủ bản lãnh để đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên mới, dân chủ và phát triển bền vững trong đại gia đình Á Châu TBD hòa bình ổn định, hay không. Bản lãnh này tùy thuộc vào Tầm Nhìn của họ về Trung Quốc cũng như về khu vực và thế giới có xa dài, phù hợp xu thế ra đời một cộng đồng nhân loại toàn cầu không. Thiếu Tầm Nhìn và Bản lãnh này sẽ dẫn đến bế tắc, phân rẽ và bạo loạn xã hội. Chính vì muốn tránh tai họa này và mở đường cho Trung quốc tiến vào thời đại mới mà Giang Trạch Dân đã đưa ra quyết định táo bạo hiện nay. Chắc chắn Trung Quốc sẽ còn cần nhiều quyết định cách mạng hơn nữa trong những năm tới.
    Trở về với Việt Nam, quyết định của Giang Trạch Dân sẽ tác động như thế nào đến đảng CS Việt Nam? Ban lãnh đạo đảng CSVN cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào và cần làm gì để có lợi cho đất nước?
    Ðảng CS VN cũng ở trong tình trạng như đảng CS Trung quốc. Dù cải cách kinh tế chậm hơn Trung quốc vì còn nằm trong khối Liên Xô, Việt Nam cũng đã phải chấp nhận nền kinh tế thị trường, cho phép phục hồi lại kinh doanh tư nhân sau khi khối này xụp đổ. Bản Hiến Pháp 1992 chính thức công nhận nền kinh tế tư nhân, dù cho tới nay kinh tế tư nhân vẫn èo ọt vì kinh tế quốc doanh vẫn chiếm vị trí ưu tiên và chủ đạo. Hiện nay Việt Nam đang phải chuẩn bị để bước vào giai đoạn mới, giai đoạn sau khi Hiệp Ước Thương Mại Việt-Mỹ được thi hành, cùng với viễn ảnh gia nhập WTO và khu vực thị trường tự do Ðông Nam Á. Hiến Pháp 1992 đang được thay đổi để chuẩn bị cho tình hình mới này, mà chủ yếu là tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng nền kinh tế thị trường thật sự trong đó ba thành phần kinh tế tư nhân, quốc doanh và quốc tế đều phải được phát triển bình đẳng và tự do như nhau, không thể tồn tại chế độ ?ochủ đạo? và ưu đãi cho các xí nghiệp quốc doanh. Và tất nhiên định hướng xã hội chủ nghĩa nếu còn phải giữ như một thứ ?othể diện? thì trong thực chất cũng chỉ còn có nghĩa là ?ophát triển một cách công bằng và bền vững? như chủ trương của mọi nước tiên tíên khác trên thế giới mà thôi.
    Theo tôi, Ðảng ta chắc chắn cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Chắc chắn sẽ còn nhiều ngần ngại nhưng ban lãnh đạo đảng cộng sản cần phải quyết đoán. Cần rút kinh nghiệm của việc ký kết Thỏa Ước Thương Mại Việt-Mỹ. Không nên đợi Trung Quốc làm rồi mình mới làm. Moi sự chậm trễ vào lúc này chỉ thêm thiệt thòi và làm mất đi cơ hội phát triển. Ðất nước ta đã bị mất nhiều cơ hội rồi, đã bị tụt hậu lâu quá rồi. Dù đứng trên bất cứ quyền lợi nào cũng thấy cần phải nhanh chóng thay đổi cả trong kinh tế lẫn chính trị. Ðứng trên quyền lợi dân tộc thì Việt Nam là một nước nhỏ, có thể chuyển đổi dễ dàng hơn Trung Quốc. Việt Nam lại ở vào một vị thế thuân lợi, vừa là thành viên của Ðông Nam Á, vừa là cửa ngõ giao lưu giữa Trung Quốc cũng như giữa Ðông Bắc Á với Ðông Nam Á. Nhưng đất nước ta hiện nay vẫn là một nước nghèo nàn nhất thế giới ngay cả khi chỉ tiêu 800 đô la một đầu người có đạt được vào năm 2010. Chỉ tiêu kinh tế này là một chỉ tiêu quá thấp và quá chậm so với tiềm năng của người dân và của đất nước và so với với tốc độ phát triển như vũ bảo của thế giới và khu vực. Trong chiến tranh chống ngoại xâm người dân có thể sẵn sàng hy sinh tất cả cho độc lập của Tổ quốc. Nhưng trong hòa bình xây dựng họ không thể hy sinh như thế nữa mà đòi hỏi phải được thụ hưởng, và họ có quyền đòi hỏi như thế, sau bao đau thương mất mát. Mà không thể phát triển được đất nước nếu không huy động được sự hỗ trợ quốc tế và tiềm năng của toàn dân.
    Có ba điểm mà những người quan tâm tới tương lai Việt Nam đều cần chia xẻ.
    Một là, vai trò quan trọng hàng đầu của người trí thức trong việc hoạch định chính sách qưốc gia, giúp những nhà chính trị và những doanh nhân, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tri thức toàn cầu (global knowledge economics) hiện nay. Vai trò này chưa được ông Giang Trạch Dân chú ý tới trong mô hình ?oba đại diện? của ông. Thiếu sót này có nguy cơ dẫn đến câu kết hoặc tranh quyền giữa chính phiệt và tài phiệt. Cả hai trường hợp này đều dẽ dẫn đến bất công và rối loạn, làm chậm lại tiến trình dân chủ và phát triển.
    Hai là, trong đường lối đối ngoại, Việt Nam cần xác định rõ được vị thế và vai trò chiến lược đặc thù và thích hợp của mình trong vùng Ðông Nam Á và Á Châu TBD, vừa vì quyên lợi riêng của VN, vừa góp phần vào việc tạo ra kỷ nguyên Á Châu TBD trong thế kỷ 21. Với vị trí địa lý chính trị đặc biệt và trải qua hàng ngàn năm kinh nghiệm ứng phó để tồn tại trước mọi biến chuyển trong khu vực và trên thế giới, dân tộc ta đã hun đúc được một khả năng đặc thù, khả năng hội nhập và dung hóa sáng tạo mọi nền văn hóa, tôn giáo khác nhau du nhập vào nước ta. Khả năng này rất thích hợp với thời đại toàn cầu hóa, giúp nước ta hội nhập dễ dàng vào một cộng đồng thế giới và khu vực đang ra đời.
    Ba là, như vừa trình bầy ở trên, Việt Nam có vị thế thuận lợi hơn Trung Quốc trong việc tìm đường lối mới để sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng lạc hậu hiện nay. Do đó ta cần chủ động trong việc hoạch định cho Việt Nam một lộ trình rõ ràng để thực hiện ba xu thế kinh tế thị trường, văn hóa tự do và chính trị dân chủ. Ðây là ba xu thế không thể đảo ngược, Việt Nam không có con đường nào khác. Ðồng thời không thể cứ chạy theo Trung Quốc hay để bị thúc ép bởi quốc tế một cách bị động mãi được. Ðất nước đang đứng trước những nguy cơ tiêu vong: tài nguyên thiên nhiên bị xói mòn cạn kiệt, dân chúng trẻ trung đầy tiềm lực nhưng không có điều kiện phát huy, văn hóa xã hội suy đồi, cả nước đang biến thành thị trường tiêu thụ cho hàng hóa ngoại nhập. Bản lãnh và vị thế đặc thù của dân tộc đang bị đe dọa trầm trọng trước trào lưu cạnh tranh tự do toàn cầu trên mọi mặt đời sống, tinh thần và vật chất.
    Gõ dài quá rồi rất mong các Bác đọc và góp ý nhé.
    Thân
    anhquan
    ATC
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Các Bác thân mến
    Mấy hôm nay mọi người chắc là đã mệt mỏi với mấy chuyện Hồi giáo rồi tôi nghĩ là ta nên thư thư nghỉ ngơi một chút. Chắc các Bác vẫn còn nhớ chuyện tháng trước tôi có nói chuyện về Dịch học với bác Cười hay mếu , trong đó có luận điểm tiên đoán về việc thế kỷ 21 Trung quốc sẽ có một vị trí đáng kể trong cộng đồng thế giới ( vì TQ là âm thổ mà). Sau vụ terorist attact vừa rồi chắc chắn xu hướng chính trị đơn cực trên thế giới có thể sẽ xoay sang hướng đa cực, trong đó vị trí của TQ trong vòng 20 năm tới là chuyện có thể khẳng định được. Hôm nay nhân đọc một bài báo trên ASIAN TIME về các opportunities và threat của TQ, tôi đưa nó lên đây mong các cao thủ cho ý kiến nhé.
    Gần đây dư luận bàn tán nhiều về quyết định táo bạo của ông Giang Trạch Dân khi mở của đảng Cộng sản Trung Quốc cho thành phần doanh nhân được gia nhập. Quyết đinh này nằm trong một chủ trương mới,ø chủ trương ?oba đại diện?. Ngoài thành phần vô sản, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có thêm hai thành phần mới là trí thức và doanh nhân. Tại sao ông Giang Trạch Dân lại đưa ra chủ trương ?oBa Ðại Diện? ?
    Như chúng ta đều biết chủ nghĩa Mác từ ngày ra đời tới nay đã nhiều lần bị tu chỉnh. Lê-Nin đưa ra chủ trương có thể bỏ qua giai đoạn tư bản để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa như mô tả giai đoạn quá độ lên xã hội cộng sản. Các đảng cộng sản tại những nước tư bản chủ trương đấu tranh chính trị nghị trường thay vì đấu tranh cách mạng bạo động. Ðáng chú ý nhất là những tu chỉnh của đảng CS Trung Quốc. Mao Trạch Ðông chủ trương lấy nông dân làm lực lượng cách mạng và đưa ra thuyết mâu thuẫn thay đổi tùy tình thế. Ðặng Tiểu Bình đưa TQ vào giai đoạn phát triển với chính sách ?obốn hiện đại hóa? và chủ trương thực dụng (mèo nào cũng tốt miẽn là bắt được chuột). Và giờ đây đến lượt Giang Trạch Dân và lớp lãnh đạo mới của Trung Quốc với những lý luận chính trị mới dựa trên cơ sở những thành quả của chương trình cải cách của Ðặng Tiểu Bình.
    Ðể chính quyền và chế độ tồn tại được, dù là chế độ mang danh nghĩa gì, cũng phải phát triển được kinh tế, nâng cao được đời sống của người dân. Mà để phát triển kinh tế thì hệ thống kinh tế chỉ huy đã thất bại, bắt buộc phải áp dụng nền kinh tế thị trường, trong đó có vai trò quan trọng của doanh nhân. Ðảng cộng sản vẫn đưa ra khẩu hiêu đảng viên phải ?ovừa hồng vừa chuyên?. ?oChuyên? bây giờ là phát triển kinh tế, là làm ăn buôn bán có hiệu quả, là doanh nghiệp. Nếu đảng viên không được làm doanh nghiệp, và doanh nhân không được vào đảng, thì làm sao trong đảng có ?ochuyên?? Làm sao đảng đủ năng lực để lãnh đạo việc phát triển kinh tế? Hơn thế nữa, Trung Quốc lại sắp gia nhập WTO, và hội nhập thế giới, phải chuẩn bị để đủ sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Thị trường toàn cầu có những qui luật khách quan mà nước nào cũng phải tuân thủ. Qui luật đó đơn giản là cạnh tranh bình đẳng và tự do. Phẩm chất hàng hóa và giá cả quyết định lời lỗ. Không thể có ưu tiên và ?obao cấp?. Rõ ràng là một nước không thể phát triển được nếu không nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng kinh tế thương mại toàn cầu này. Không thể đứng ngoài ?ocuộc chơi? này mà thoát khỏi tụt hậu được. Ðó là những lý do khiến ông Giang Trach Dân phải nhanh chóng tu chỉnh đường lối, lần này liên quan tới chính thành phần đảng viên đảng cộng sản.
    Theo kinh điển, đảng cộng sản là đảng của giai cấp công nhân. Hai thành phần nông dân và trí thức là hai thành phần liên minh của giai cấp công nhân, và chịu sự lãnh đạo của giai cấp này. Thành phần tư sản là thành phần phải bị loại bỏ. Ngày nay, thực tế xã hội đã khác hẳn. Thành phần tư sản và thành phần trí thức đang trở thành quan trọng nhất, tác động trực tiếp và có tính quyết định vào sự phát triển kinh tế, một nền kinh tế đã được gọi là kinh tế tri thức toàn cầu. Trước tình hình đó mô hình đảng cộng sản cũ không còn thích hợp nữa. Rõ ràng là nếu muốn tiếp tục tồn tại như một nhân tố tích cực, hơn nữa lại là nhân tố lãnh đạo, đảng cộng sản phải tự điều chỉnh để đại diện được toàn xã hội, trong đó có những người trí thức (mà Giang Trạch Dân gọi là ?onền văn hóa tiến bộ?) và những nhà doanh nghiệp (?ocác lực lượng sản xuất tiến bộ?), để từ đó phát huy được sức mạnh của toàn thể xã hội để phát triển đất nước.. Có lẽ nhiều cán bộ đảng viên đã nhận ra thực tế này. Vấn đề là có đủ tầm nhìn và bản lãnh để thực hiện hay không. Ôâng Giang Trạch Dân chứng tỏ đã có đủ tầm nhìn và bản lĩnh đó khi đưa ra chủ trương ?oba đại diện? để cải tổ đảng cộng sản.
    Tại sao ông Giang Trạch Dân lại đưa ra quyết định đó vào lúc này? Chỉ còn một năm nữa là đại hội đảng CS Trung Quốc lần thứ 16. Trung Quốc cũng có nhiều triển vọng gia nhập WTO trong thời gian ngắn sắp tới. Bắc Kinh lại vừa được chọn đăng cai Olympic 2008. Ðiều này cho thấy môi trường quốc tế đã thuận lợi để Trung Quốc hội nhập cộng đồng nhân loại toàn cầu. Hội nhập hay không là tùy ở Trung Quốc, nhưng ngày nay hội nhập kinh tế toàn cầu là điều bắt buộc để phát triển đất nước. Vấn đề còn lại là Trung Quốc (và cả Việt Nam) đã chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập chưa. Tất cả những yếu tố đó thúc đẩy Trung Quốc phải cải cách nhanh và mạnh hơn nữa, cả kinh tế lẫn chính trị và văn hóa tư tưởng. Nếu không Trung Quốc sẽ bị động trước sóng trào thời đại về kinh tế, thương mại và văn hóa toàn cầu tràn vào Trung Quốc. Và đảng cộng sản sẽ bị động trước sức phát triển ngày một năng động hơn của thành phần doanh nhân, thành phần xã hội mới ra đời nhờ cơn sóng trào không gì ngăn cản được đó. Ðưa ra quyết định cải tổ đảng cộng sản lúc này có thể là đã muộn nhưng chưa phải là quá muộn. Ông Giang Trạch Dân chắc đang tích cực chuẩn bị lớp lãnh đạo kế thừa có đủ tầm nhìn và bản lãnh bằng hay hơn ông để đảm đương được công việc này, một việc dù đầy khó khăn và bất trắc nhưng không thể tránh được.
    Quyết định của ông Giang Trạch Dân gây chấn động trong nội bộ đảng CS Trung Quốc. Như chúng ta đã thấy vừa đưa ra quyết định chấp nhận doanh nhân vào đảng ông Giang Trạch Dân đã gặp sự chống đối ngay trong đảng. Sự chống đối là tất nhiên, và có thể xuất phát từ hai quan điểm, một vì lý tưởng cộng sản, và hai vì quyền lợi chính trị. Những đảng viên lão thành có thể chống đối vì lý tưởng, còn những đảng viên trẻ hơn, nhất là những người đang có đặc quyền đặc lợi, chống đối vì quyền lợi chính trị. Thành phần chống đối vì lý tưởng vừa ít vừa yếu. Lý tưởng cộng sản theo kiểu giáo điều chắn chắn không còn hấp dẫn đươc nhiều người. Thành phần này lại già yếu và không còn cầm quyền. Riêng thành phần chống đối vì quyền lợi chính trị, quen với đặïc quyền đặc lợi, sợ sẽ bị thành phần doanh nhân ngày càng nhiều trong xã hội, khi gia nhập đảng, sẽ chiếm lĩnh mất quyền lãnh đạo đảng. Việc ông Giang Trạch Dân thẳng tay với cả hai thành phần chống đối này cho thấy ông ta đã quyết định dứt khoát rằng đảng cộng sản Trung Quốc không còn con đường nào khác nếu muốn duy trì được vai trò lãnh đạo đất nước, và nhất là giữ được niềm tin của quần chúng. Ông quyết tâm đưa đảng cộng sản vào thời kỳ mới. Ông Giang còn tai chức tới năm 2003, do đó tin rằng có đủ thời gian để củng cố thành phần lãnh đạo mới cho một đảng cộng sản Trung Quốc mới.
    Sau đại hội 16 xẩy ra vào sang năm một đảng Cộng sản Trung Quốc mới sẽ ra đời. Ðảng này sẽ như thế nào? Nó sẽ là một đảng chính trị cầm quyền, mang mầu sắc dân chủ xã hội, kiểu Trung quốc. Kiểu Trung quốc ở đây được hiểu theo truyền thống chính trị quan phương (official, mandarinate) tiếp nối từ thời quân chủ. Ðó là một hình thức dân chủ chỉ huy, nói theo khái niệm chính trị ngày nay. Trong thời quân chủ, chính quyền là sự kết hợp bởi ?othiên mệnh? (đại diện bởi nhà vua) và trí thức (quan lại, được tuyển chọn từ người dân qua thi cử). Ngày nay đảng lãnh đạo mọi mặt xã hội. Nhưng với cải tổ của Giang Trạch Dân, điều khác với trước đây sẽ là, đảng và chính quyền sẽ được điều hành bởi một tập hợp chính giới (chính ủy) với doanh giới (doanh nhân). Hai bên sẽ cộng tồn để điều hành đất nước. Luật pháp và thị trường, chứ không phải ?othiên mệnh? hay nghị quyết chính trị, sẽ là yếu tố quyết định giữ cho xã hội vừa ổn định vừa phát triển, vưà hội nhập thế giới. Các qui luật phát triển kinh tế thị trường nói riêng, và các qui luật phát triển xã hội nói chung, mang tính khoa học khách quan, sẽ thay thế chủ nghĩa Mác, dù trên danh nghĩa chế độ và đảng cầm quyền có còn được gọi là cộng sản nữa hay không.
    Trong hệ thống chính trị mới này, luật pháp đóng vai trò quan trọng. Hệ thống luật pháp trong giai đoạn đầu phải thật sự là pháp quyền (rule of law), nghĩa là mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật. Giai đoạn sau, khi xã hội phát triển cao hơn và rộng khắp hơn, hệ thống này phải chuyển được từ pháp quyền (rule by law) sang pháp trị (rule of law), nghĩa là mọi người (kể cả người cầm quyền cao nhất nước) đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai có thể đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Có thế hệ thống chính trị mới này mới tránh được tình trạng câu kết giữa tài phiệt với chính phiệt, dẫn đến tan rã trong bạo loạn. Và nếu tránh được thảm họa này xã hội sẽ chuyển tiếp êm đẹp được từ chế độ độc tài đôc đảng sang chế độ dân chủ pháp trị đa đảng. Lộ trình dân chủ hóa sẽ như sau: giai đoạn một, chuyển từ độc tài toàn trị sang độc tài pháp quyền; giai đoạn hai, từ độc tài pháp quyền sang dân chủ pháp trị. Thiết lập cơ chế kinh tế thị trường là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai giai đoạn. Ðây là trường hợp đã xẩy ra ở Nam Hàn, Ðài Loan, nhất là Ðài Loan, một trường hợp chuyển từ độc tài sang dân chủ thành công êm đẹp nhất. Giai đoạn chuyển tiếp này ở Ðài Loan mất khoảng 25 năm. Nam Hàn mất khoảng 15 năm, nhanh hơn, dù phải qua một giai đoạn xáo trộn ngắn. Trung Quốc và Việt Nam có thể rút ngắn hơn nữa nhờ toàn cầu hóa đã hình thành cả trong kinh tế thương mại lẫn văn hóa và chính tri, dù hai lãnh vực sau chưa mạnh và rộng khắp bằng kinh tế thương mại. Vấn đê là giới lãnh đạo có đủ bản lãnh và tầm nhìn để quyết tâm và dứt khoát tiến hành ngay lộ trình này không.
    Tình hình chính tri xã hội ở Trung Quốc phức tạp hơn ở Việt Nam nhiều và có nhiều yếu tố bất ngờ không lường trước được. Hiện đang tồn tại nhiều ẩn số trong bài toán Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có ổn định được chính sách đối ngoại nói chung, chính sách an ninh khu vực và Ðài Loan nói riêng, hay không? Hai thành phần chính giới và doanh giới có cộng tồn được không? Hay nói cách khác, có còn chính giới thuần túy, không phải đồng thời là doanh giới, hay không? Và quyền lực của đảng, của chính phủ, sẽ nằm ở giới nào? Câu hỏi lớn nhất sẽ là: những người tiếp nối sự nghiệp của hai ông Ðặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân có đủ bản lãnh để đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên mới, dân chủ và phát triển bền vững trong đại gia đình Á Châu TBD hòa bình ổn định, hay không. Bản lãnh này tùy thuộc vào Tầm Nhìn của họ về Trung Quốc cũng như về khu vực và thế giới có xa dài, phù hợp xu thế ra đời một cộng đồng nhân loại toàn cầu không. Thiếu Tầm Nhìn và Bản lãnh này sẽ dẫn đến bế tắc, phân rẽ và bạo loạn xã hội. Chính vì muốn tránh tai họa này và mở đường cho Trung quốc tiến vào thời đại mới mà Giang Trạch Dân đã đưa ra quyết định táo bạo hiện nay. Chắc chắn Trung Quốc sẽ còn cần nhiều quyết định cách mạng hơn nữa trong những năm tới.
    Trở về với Việt Nam, quyết định của Giang Trạch Dân sẽ tác động như thế nào đến đảng CS Việt Nam? Ban lãnh đạo đảng CSVN cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào và cần làm gì để có lợi cho đất nước?
    Ðảng CS VN cũng ở trong tình trạng như đảng CS Trung quốc. Dù cải cách kinh tế chậm hơn Trung quốc vì còn nằm trong khối Liên Xô, Việt Nam cũng đã phải chấp nhận nền kinh tế thị trường, cho phép phục hồi lại kinh doanh tư nhân sau khi khối này xụp đổ. Bản Hiến Pháp 1992 chính thức công nhận nền kinh tế tư nhân, dù cho tới nay kinh tế tư nhân vẫn èo ọt vì kinh tế quốc doanh vẫn chiếm vị trí ưu tiên và chủ đạo. Hiện nay Việt Nam đang phải chuẩn bị để bước vào giai đoạn mới, giai đoạn sau khi Hiệp Ước Thương Mại Việt-Mỹ được thi hành, cùng với viễn ảnh gia nhập WTO và khu vực thị trường tự do Ðông Nam Á. Hiến Pháp 1992 đang được thay đổi để chuẩn bị cho tình hình mới này, mà chủ yếu là tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng nền kinh tế thị trường thật sự trong đó ba thành phần kinh tế tư nhân, quốc doanh và quốc tế đều phải được phát triển bình đẳng và tự do như nhau, không thể tồn tại chế độ ?ochủ đạo? và ưu đãi cho các xí nghiệp quốc doanh. Và tất nhiên định hướng xã hội chủ nghĩa nếu còn phải giữ như một thứ ?othể diện? thì trong thực chất cũng chỉ còn có nghĩa là ?ophát triển một cách công bằng và bền vững? như chủ trương của mọi nước tiên tíên khác trên thế giới mà thôi.
    Theo tôi, Ðảng ta chắc chắn cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Chắc chắn sẽ còn nhiều ngần ngại nhưng ban lãnh đạo đảng cộng sản cần phải quyết đoán. Cần rút kinh nghiệm của việc ký kết Thỏa Ước Thương Mại Việt-Mỹ. Không nên đợi Trung Quốc làm rồi mình mới làm. Moi sự chậm trễ vào lúc này chỉ thêm thiệt thòi và làm mất đi cơ hội phát triển. Ðất nước ta đã bị mất nhiều cơ hội rồi, đã bị tụt hậu lâu quá rồi. Dù đứng trên bất cứ quyền lợi nào cũng thấy cần phải nhanh chóng thay đổi cả trong kinh tế lẫn chính trị. Ðứng trên quyền lợi dân tộc thì Việt Nam là một nước nhỏ, có thể chuyển đổi dễ dàng hơn Trung Quốc. Việt Nam lại ở vào một vị thế thuân lợi, vừa là thành viên của Ðông Nam Á, vừa là cửa ngõ giao lưu giữa Trung Quốc cũng như giữa Ðông Bắc Á với Ðông Nam Á. Nhưng đất nước ta hiện nay vẫn là một nước nghèo nàn nhất thế giới ngay cả khi chỉ tiêu 800 đô la một đầu người có đạt được vào năm 2010. Chỉ tiêu kinh tế này là một chỉ tiêu quá thấp và quá chậm so với tiềm năng của người dân và của đất nước và so với với tốc độ phát triển như vũ bảo của thế giới và khu vực. Trong chiến tranh chống ngoại xâm người dân có thể sẵn sàng hy sinh tất cả cho độc lập của Tổ quốc. Nhưng trong hòa bình xây dựng họ không thể hy sinh như thế nữa mà đòi hỏi phải được thụ hưởng, và họ có quyền đòi hỏi như thế, sau bao đau thương mất mát. Mà không thể phát triển được đất nước nếu không huy động được sự hỗ trợ quốc tế và tiềm năng của toàn dân.
    Có ba điểm mà những người quan tâm tới tương lai Việt Nam đều cần chia xẻ.
    Một là, vai trò quan trọng hàng đầu của người trí thức trong việc hoạch định chính sách qưốc gia, giúp những nhà chính trị và những doanh nhân, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tri thức toàn cầu (global knowledge economics) hiện nay. Vai trò này chưa được ông Giang Trạch Dân chú ý tới trong mô hình ?oba đại diện? của ông. Thiếu sót này có nguy cơ dẫn đến câu kết hoặc tranh quyền giữa chính phiệt và tài phiệt. Cả hai trường hợp này đều dẽ dẫn đến bất công và rối loạn, làm chậm lại tiến trình dân chủ và phát triển.
    Hai là, trong đường lối đối ngoại, Việt Nam cần xác định rõ được vị thế và vai trò chiến lược đặc thù và thích hợp của mình trong vùng Ðông Nam Á và Á Châu TBD, vừa vì quyên lợi riêng của VN, vừa góp phần vào việc tạo ra kỷ nguyên Á Châu TBD trong thế kỷ 21. Với vị trí địa lý chính trị đặc biệt và trải qua hàng ngàn năm kinh nghiệm ứng phó để tồn tại trước mọi biến chuyển trong khu vực và trên thế giới, dân tộc ta đã hun đúc được một khả năng đặc thù, khả năng hội nhập và dung hóa sáng tạo mọi nền văn hóa, tôn giáo khác nhau du nhập vào nước ta. Khả năng này rất thích hợp với thời đại toàn cầu hóa, giúp nước ta hội nhập dễ dàng vào một cộng đồng thế giới và khu vực đang ra đời.
    Ba là, như vừa trình bầy ở trên, Việt Nam có vị thế thuận lợi hơn Trung Quốc trong việc tìm đường lối mới để sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng lạc hậu hiện nay. Do đó ta cần chủ động trong việc hoạch định cho Việt Nam một lộ trình rõ ràng để thực hiện ba xu thế kinh tế thị trường, văn hóa tự do và chính trị dân chủ. Ðây là ba xu thế không thể đảo ngược, Việt Nam không có con đường nào khác. Ðồng thời không thể cứ chạy theo Trung Quốc hay để bị thúc ép bởi quốc tế một cách bị động mãi được. Ðất nước đang đứng trước những nguy cơ tiêu vong: tài nguyên thiên nhiên bị xói mòn cạn kiệt, dân chúng trẻ trung đầy tiềm lực nhưng không có điều kiện phát huy, văn hóa xã hội suy đồi, cả nước đang biến thành thị trường tiêu thụ cho hàng hóa ngoại nhập. Bản lãnh và vị thế đặc thù của dân tộc đang bị đe dọa trầm trọng trước trào lưu cạnh tranh tự do toàn cầu trên mọi mặt đời sống, tinh thần và vật chất.
    Gõ dài quá rồi rất mong các Bác đọc và góp ý nhé.
    Thân
    anhquan
    ATC
  7. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Trinity tại hạ xin cám ơn bác Anh Quân đã đưa lên một vấn đề mới rất bổ ích và thiết thực.
    Đã đến lúc, chúng ta cần nói và bàn thảo nhiều hơn về vận mệnh của đất nước, đặc biệt là khi nó đang có dấu hiệu lúng túng trong một thời điểm chuyển mình giữa rất nhiều khó khăn và cũng rất nhạy cảm.
    Chính vì vậy, lại càng cần có thêm nhiều ý kiến tâm huyết của những người am hiểu về chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa...
    Gánh nặng sẽ giảm bớt, khi có thêm dù chỉ là một bờ vai nâng.
    ATC
  8. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Trinity
    Trinity tại hạ xin cám ơn bác Anh Quân đã đưa lên một vấn đề mới rất bổ ích và thiết thực.
    Đã đến lúc, chúng ta cần nói và bàn thảo nhiều hơn về vận mệnh của đất nước, đặc biệt là khi nó đang có dấu hiệu lúng túng trong một thời điểm chuyển mình giữa rất nhiều khó khăn và cũng rất nhạy cảm.
    Chính vì vậy, lại càng cần có thêm nhiều ý kiến tâm huyết của những người am hiểu về chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa...
    Gánh nặng sẽ giảm bớt, khi có thêm dù chỉ là một bờ vai nâng.
    ATC
  9. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    VNHL
    Bác Anh quân đặt ra vấn đề hay quá. Xin cảm ơn bác.
    Theo Thời báo KT Sài gòn thì bà Phan Thúy Thanh, phát ngôn viên Bộ ngoại giao VN phát biểu đại ý là VN quan tâm theo dõi những diễn biến thay đổi quan điểm của Đảng CS Trung QUốc nhưng VN vẫn kiên trì với quan điểm giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo.
    Gần đây, trong Đảng cũng có thảo luận sôi nổi về các vấn đề như: Đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân không? Đảng bộ TP Hồ Chí Minh có xu hướng ủng hộ việc cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân nhưng Đại hội đảng toàn quốc vừa qua vẫn bác bỏ quan điểm này.
    Bản thân di sản chính trị Giang muốn để lại trước khi về vườn cũng gặp phải những sự chống đối mạnh mẽ trong Đảng nhất là ở cấp địa phương (vì lý do đặc quyền đặc lợi như bác Anhquan kể). Không biết đuọc lý thuyết "Ba đại diện" của Giang có thành công không? Nghe nói Giang đang định kết nạp Đảng một số nhà triệu phú ở TQ.
    Theo tôi, mô hình "Ba đại diện" của Giang sẽ biến TQ thành một chính thể tương tự Đài Loan trước những năm 90 (do Quốc dân đảng độc quyền lãnh đạo) hay Singapore (hình như là đảng Hành động nhân dân của Lý Quang Diệu) trong đó có sự kết hợp giữa giới quan liêu và doanh nhân cùng cai trị. Mô hình này được xem là phù hợp ở những nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Khổng. Tuy nhiên một nguy cơ đáng kể là sự thao túng chính truờng của giới tài phiệt (cái gọi là capitalist cronysm) như trường hợp các chaebol ở Hàn Quốc, dẫn tới tham nhũng lan tràn và hiệu quả kinh tế giảm sút. Vụ tập đoàn Viễn Hoa ở TQ năm vừa rồi cũng phần nào thể hiện nguy cơ này (Tôi không chắc tên tập đoàn này tôi viết có chính xác không). Bởi vì trong những xã hội như vậy, cơ chế giám sát dân chủ sẽ khó phát huy hiệu lực. Tôi cũng đồng ý với bác Anhquân ở việc đề cao vai trò tầng lớp trí thức trong việc lãnh đạo quốc gia. Có lẽ ở giai đoạn phát triển ban đầu trong các xã hội mặt bằng dân trí thấp thì tầng lớp trí thức có thể có vai trò (1) giúp định hưóng và lèo lái đường lối phát triển và (2) thực hiện giám sát chính quyền.
    Đối với VN, chúng ta luôn là kẻ đi sau, nhìn vào những gì TQ làm. Chúng ta ít khi dám có những biện pháp mạnh, có tính cực đoan mà các biện pháp cực đoan cũng thường không đuợc người dân ủng hộ. Phải chăng đây là do tính dĩ hoà vi quý, dễ hài lòng với hiện tại vốn có của người VN. Có lẽ đây cũng là một điểm yếu trong văn hoá VN để có thể phát triển trong những giai đoạn trì trệ, mang tính thử thách như hiện nay.
    Tuy nhiên tôi tin rằng dân tộc ta luôn có một sức mạnh tiềm tàng mà chỉ thể hiện vào những lúc khó khăn, căng thẳng nhất. Chẳng hạn trong những cuộc chiến tranh cực kỳ gian khổ hay vào những thời điểm như khi chúng ta bắt đầu thực hiện đổi mới (có thể coi thực sự diễn ra từ năm 1989). Vấn đề là làm sao huy động được cái sức mạnh tiềm tàng nhưng lại có phần lười biếng đó vào những thời điểm tuy bề ngoài có vẻ như bình thường nhưng bên trong thì lại đầy thử thách như hiện nay.
    ATC
  10. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    VNHL
    Bác Anh quân đặt ra vấn đề hay quá. Xin cảm ơn bác.
    Theo Thời báo KT Sài gòn thì bà Phan Thúy Thanh, phát ngôn viên Bộ ngoại giao VN phát biểu đại ý là VN quan tâm theo dõi những diễn biến thay đổi quan điểm của Đảng CS Trung QUốc nhưng VN vẫn kiên trì với quan điểm giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo.
    Gần đây, trong Đảng cũng có thảo luận sôi nổi về các vấn đề như: Đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân không? Đảng bộ TP Hồ Chí Minh có xu hướng ủng hộ việc cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân nhưng Đại hội đảng toàn quốc vừa qua vẫn bác bỏ quan điểm này.
    Bản thân di sản chính trị Giang muốn để lại trước khi về vườn cũng gặp phải những sự chống đối mạnh mẽ trong Đảng nhất là ở cấp địa phương (vì lý do đặc quyền đặc lợi như bác Anhquan kể). Không biết đuọc lý thuyết "Ba đại diện" của Giang có thành công không? Nghe nói Giang đang định kết nạp Đảng một số nhà triệu phú ở TQ.
    Theo tôi, mô hình "Ba đại diện" của Giang sẽ biến TQ thành một chính thể tương tự Đài Loan trước những năm 90 (do Quốc dân đảng độc quyền lãnh đạo) hay Singapore (hình như là đảng Hành động nhân dân của Lý Quang Diệu) trong đó có sự kết hợp giữa giới quan liêu và doanh nhân cùng cai trị. Mô hình này được xem là phù hợp ở những nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Khổng. Tuy nhiên một nguy cơ đáng kể là sự thao túng chính truờng của giới tài phiệt (cái gọi là capitalist cronysm) như trường hợp các chaebol ở Hàn Quốc, dẫn tới tham nhũng lan tràn và hiệu quả kinh tế giảm sút. Vụ tập đoàn Viễn Hoa ở TQ năm vừa rồi cũng phần nào thể hiện nguy cơ này (Tôi không chắc tên tập đoàn này tôi viết có chính xác không). Bởi vì trong những xã hội như vậy, cơ chế giám sát dân chủ sẽ khó phát huy hiệu lực. Tôi cũng đồng ý với bác Anhquân ở việc đề cao vai trò tầng lớp trí thức trong việc lãnh đạo quốc gia. Có lẽ ở giai đoạn phát triển ban đầu trong các xã hội mặt bằng dân trí thấp thì tầng lớp trí thức có thể có vai trò (1) giúp định hưóng và lèo lái đường lối phát triển và (2) thực hiện giám sát chính quyền.
    Đối với VN, chúng ta luôn là kẻ đi sau, nhìn vào những gì TQ làm. Chúng ta ít khi dám có những biện pháp mạnh, có tính cực đoan mà các biện pháp cực đoan cũng thường không đuợc người dân ủng hộ. Phải chăng đây là do tính dĩ hoà vi quý, dễ hài lòng với hiện tại vốn có của người VN. Có lẽ đây cũng là một điểm yếu trong văn hoá VN để có thể phát triển trong những giai đoạn trì trệ, mang tính thử thách như hiện nay.
    Tuy nhiên tôi tin rằng dân tộc ta luôn có một sức mạnh tiềm tàng mà chỉ thể hiện vào những lúc khó khăn, căng thẳng nhất. Chẳng hạn trong những cuộc chiến tranh cực kỳ gian khổ hay vào những thời điểm như khi chúng ta bắt đầu thực hiện đổi mới (có thể coi thực sự diễn ra từ năm 1989). Vấn đề là làm sao huy động được cái sức mạnh tiềm tàng nhưng lại có phần lười biếng đó vào những thời điểm tuy bề ngoài có vẻ như bình thường nhưng bên trong thì lại đầy thử thách như hiện nay.
    ATC

Chia sẻ trang này