1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Cac Bac than men
    Hom nay roi rai post cai nay len cho cac Bac doc choi nhe
    Ở Trung Quốc nếu Khổng Tử được tôn thờ như một vĩ nhân trong văn hóa thì Quan Vũ (Guan Yu) hay Quan Công (Guan Gong) được tôn thờ như một vị thần đa dạng. Quan Vũ không nh~ững được các vua chúa phong thánh đế vương mà còn được Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo tôn sùng ngữỡng mộ. Dân chúng theo đó tôn thờ Quan Vũ ở khắp nơi trong và ngoài nước. Nếu lòng trung tín thủy chung của Quan Vũ hay đúng hơn tư tưởng trung quân đặc biệt thích hợp cho nhu cầu trong thời kỳ phong kiến được đề cao thì trái lại ít người biết vì sao Quan Vũ cũng được tôn sùng như một thần gĩữ cửa trừ ma quỉ hay một thần tài cho giới thương buôn hoặc là một anh hùng trong các truyện.
    Quan Vũ được xem là một tướng tài trong truyện Tam quốc chí nhưng không phải là một nhà mưu lược như Khổng Minh Gia Cát Lượng. Việc Quan Vũ bỏ thành Kinh Châu đi đánh Phàn Thành của Tào và bị L~ữ Mông, một tướng của Tôn Quyền phục kích bắt sống và giết sau đó chứng tỏ ông không có mưu trí. Cái chết đột ngột của Quan Vũ cũng làm Lưu Bị (161-223) buồn nản và sau đó không lâu cũng chết theo. Trong bài viết này, chúng ta hãy tim hiểu lý do vì sao Quan Vũ được người Trung Hoa tôn thờ ngữỡng mộ.
    Đời niên thiếu và binh nghiệp của Quan Vũ
    Người ta không biết ngày sinh chính xác của Quan Vũ, chỉ biết ông ta sống gần 60 tuổi và chết năm 219 sau công nguyên. Quan Vũ sinh ở làng Thường Bình (Chang Ping) trấn Giải Châu (Xie Zhou), huyện Vận Thành (Yun Cheng) tỉnh Sơn Tây. Xuất thân từ người làm thợ rèn, Quan Vũ con người cao lớn, diện mạo uy nghi, có sức khoẻ phi thường và võ nghệ siêu cường. Nhưng cũng theo một truyền thuyết khác, Quan Vũ là người buôn bán đậu hũ hơn là người làm thợ rèn. Lúc lên 19 tuổi, ông nổi tiếng là người bảo vệ kẻ yếu và người nghèo chống lại bất công cường quyền. Tương truyền trong làng ông có một cường hào được mệnh danh là "hổ viên ngoại" thường hà hiếp dân gian nghèo khó, bắt buộc dân làng phải mua nước uống của ông ta. Có lần tên viên ngoại này bỏ bùn dơ bẩn vào nước. Quan Vũ lên cơn phẫn nộ liền giết tên viên ngoại và bỏ làng trốn đi lang thang đến huyện Trác Châu ở Hà Bắc. Chính tại nơi đây Quan Vũ đã gặp Lưu Bị (Liu Bei) và Trương Phi (Zhang Fei) và ba người cùng kết nghĩa ở vườn đào và chiêu quân nổi dậy.
    Trong lịch sử huyền thoại của Trung Quốc, Quan Vũ được miêu tả, qua các thời đại, là một anh hùng trong các truyện và các bi kịch. Theo một truyền thuyết, trong nh~ững ngày cuối cùng của nhà Hán, khi liên quân của Viên Thiệu (Yuan Shao), Tào Tháo (Cao Cao) và Lưu Bị đem quân chinh phạt Đổng Trác (Dong Zhuo), đại tướng Hoa Hùng (Hua Xiong), người dưới quyền của Đổng Trác, đã thành công giết một số tướng lãnh của liên quân. Trước tình trạng nguy ngập, Quan Vũ được thỉnh mời xuất trận. Trước khi xuất trận, Tào Tháo tặng Quan Vũ một chén rượu nóng. Quan Vũ để chén rượu trong trướng, xung ra đánh một trận với Hoa Hùng. Khi Quan Vũ trở lại trại với thủ cấp của Hoa Hùng, rượu vẫn còn ấm. Câu truyện còn để lại trong dân gian được gọi là "Ôn tửu trảm Hoa Hùng". Vào năm 200, Lưu Bị và Tào Tháo lại đánh nhau. Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại và Quan Vũ bị Tào Tháo bắt. Vì thán phục võ nghệ của Quan Vũ, Tào Tháo không nh~ững không giết mà còn chiêu dụ đầu hàng cùng biếu tặng phẩm. Để thuyết phục Quan Vũ từ bỏ lòng trung thành với Lưu Bị, Tào Tháo phong chức Hầu cho Quan Vũ nhưng Quan Vũ vẫn một mực trung thành với Lưu Bị. Do đó có câu "Thân tại Tào doanh, tâm tại Thục Hán" còn lưu truyền để ám chỉ lòng thủy chung. Sau đó, chiến tranh tái phát gĩữa TàoTháo và Viên Thiệu, quân Tào ở thế yếu vì hai tướng Nhan Lương (Yan Liang) và Văn Xú (Wen Chou) của Viên Thiêu rất hùng mạnh. Để tỏ lòng biết ơn Tào Tháo, Quan Vũ xuất trận và chém hai tướng này. Khi quân sĩ cho biết Lưu Bị còn đang thất lạc, Quan Vũ lập tức trả tặng phẩm cho Tào Tháo và lên ngựa đi tìm Lưu Bị. Quan Vũ một mình đơn thân độc mã trên đất Tào, bốn bề bị vây chặt. Để tìm lối ra, Quan Vũ phải đánh bại sáu tướng thủ trấn. Đây có thể nói là cuộc đời binh nghiệp quang huy nhất của Quan Vũ và được lưu truyền về sau với câu truyện Thiên lý tẩu đơn kỳ hay truyện Qua ngũ quan chém sáu tướng. Nhưng khi Quan Vũ về tới cổ thành Kinh Châu (Jing Zhou), đất của Lưu Bị , ông ta bị Trương Phi chận cửa không cho vào vì tưởng rằng Quan Vũ đã về đầu Tào Tháo trong khi quân Tào đang đuổi kịp. Để tỏ sự trung thành với Lưu Bị, Quan Vũ giao tranh với tướng Thái Dương (Cai Yang) và giết tướng này.
    Ngoài ra, nh~ững chiến công khác về quân sự của Quan Vũ cũng được lưu truyền cho hậu thế. Trận Xích Bích (Chi Bi) là một trận chiến nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc theo đó một quân đội kém về quân số có thể thắng địch thủ hùng mạnh.Trong trận này, liên quân của Lưu Bị và Tôn Quyền đánh bại 830.000 quân Tào. Tào Tháo bại tẩu tìm đường thoát nhưng bốn bề bị bao vây chặt. Đến Hoa Dung đạo nơi phục kích của Quan Vũ, Tào Tháo chỉ còn hơn 10 quân mã hoàn toàn kiệt quệ. Quan Vũ nhớ lại ân huệ lúc còn ở doanh trại của Tào Tháo bèn để họTào chạy trốn. Ở đây, có người chê Quan Vũ đã phạm một sai lầm lớn về chiến lược chính trị. Tào Tháo sau khi đào thoát tập trung lại quân lực để sau đó trở thành vua trong ba triều đại phân chia Trung quốc trong 60 năm (220-280). Trong dân gian, câu truyện này được gọi là "Hoa Dung đạo nghĩa thích Tào Tháo". Khi Quan Vũ trấn thủ thành Kinh Châu, ông cho quân bao vây Phàn Thành do Tào Nhân, em của Tào Tháo gĩữ. Tào Tháo gửi tướng Vu Cấm (Yu Jin) với bảy đạo quân tới giải vây. Thêm một lần n~ữa, Quan Vũ với tài dụng binh thần tình, cho nước tràn ngập bảy đạo quân tới cứu viện và bắt sống tướng Vu Cấm. Tuy nhiên, Quan Vũ cũng có chổ yếu là quá tự tin và ngoan cố, bỏ thành Kinh Châu không để người trấn gĩữ khi đem quân đi đánh Tào Nhân. Tôn Quyền, trước đó không lâu là đồng minh với Lưu Bị, nhưng là người tham lam quyền lực, lợi dụng cơ hội tốt đánh chiếm thành Kinh Châu. Bị bại trận ở Mạch Thành (Mai Cheng), Quan Vũ bị quân của Tôn Quyền bắt sống và bị chặt đầu ở Chương Hương (Zhang Xiang) nay là thành phố Đương Dương (Dang Yang) thuộc tỉnh Hồ Bắc. Tôn Quyền sợ Lưu Bị thù ghét, gửi đầu Quan Vũ cho Tào Tháo và được Tào Tháo cho chôn cất và mai táng như một quận công ở Quan Lâm (Guan Lin), phía nam thành phố Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam. Tôn Quyền cũng cho chôn thân Quan Vũ và làm mai táng lớn ở Ngọc Tuyền Đương Dương.
    Quan Vũ được phong thần
    Như đã nói trên, vì tư tưởng trung quân của Quan Vũ đặc biệt thích hợp cho nhu cầu trong thời kỳ phong kiến nên Quan Vũ không nh~ững được các vua chúa kế tiếp phong từ chức này đến chức khác qua các triều đại mà còn được Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo ngữỡng mộ.
    Thời Lưu Bị, Quan Vũ được phong Trung Vũ Hầu. Sang đời Tống, Quan Vũ được phong thêm công, vương và đến đời Minh và Thanh lại thêm ba chức đại đế. Từ một trong năm ngủ hổ đại tướng quân của đời Thục, Quan Vũ trở thành một thiên thần. Trong lịch sử Trung quốc, 16 vị vua kế tiếp xem Quan Vũ như thần bảo hộ hoàng cung và phong cho nhiều chức cao.
    Năm 1096, hoàng đế Tống Thiệu Thánh (Song Shao Sheng, 1085-1100) hay Triết Tông phong Quan Vũ chức "Hiển Liệt Vương" và viết một tấm biển treo ở miếu Ngọc Tuyền Đương Dương. Vua Tống Huy Tông (Song Hui Zong, 1100-1125) phong Quan Vũ là "Nghĩa Dũng Vũ An Vương" vì quí mến lòng Trung, Nghĩa, Dũng của ông ta. Khi người Mông Cổ thành lập nhà Nguyên năm 1206, họ đem Quan Vũ lên tôn thờ với ý đồ khắc phục sự ủng hộ của dân tộc Hán. Năm 1531, vua Gia Tĩnh (Jia Jing, 1521-1566) nhà Minh phong Quan Vũ là "Hán Quan Đế Thọ Đình Hầu". Năm 1605, vua Thần Tông Vạn Lịch (Wan Li, 1572-1619) phong Quan Vũ chức "Tam Giới Phục Ma Đại Đế Thần Uy Viễn Trấn Tam Tôn Quan Thánh Đế Quân và Hiệp Thiên Hộ Quốc Trung Nghĩa Đại Đế". Năm 1614, vua Vạn Lịch làm lễ tế thần để tưởng niệm Quan Vũ ở hoàng cung. Dưới ảnh hưởng của vị vua này, nhiều đền thờ của Quan Vũ được xây cất. Năm 1644, người Mãn Châu từ phía Vạn Lý Trường Thành đến thống trị đồng bằng Trung Quốc để thành lập nhà Thanh. Họ biết không thể thống trị đồng bằng trung nguyên nếu không tôn sùng văn hóa và tập tục của người Hán. Do đó, vua thế tổ Thuận Trị (Shun Zhi, 1643-1661) phong Quan Vũ một chức rất dài với 23 ch~ữ là "Trung Nghĩa Thần Vũ Linh Hựu Nhân Dũng Hiển Hộ Quốc Dân Tinh Thành Tuy Dực Tán Tuyên Đức Quan Thánh Đại Đế". Năm 1725, vua Ung Chính (Yong Zheng,1722-1735) phong Quan Vũ chức "Quan Đế Tam Đại Công Tước" và năm 1828 vua Đạo Quang (Dao Guang, 1820-1850) phong Quan Vũ chức "Trung Nghĩa Thần Vũ Linh Hựu Nhân Dũng Uy Hiển Quan Thánh Đại Đế".
    Ở Trung Quốc, Nho giáo và Phật giáo đôi khi chống đối nhau về lý thuyết và triết lý, nhưng họ đều kính phục Quan Vũ. Phật giáo được truyền nhập vào Trung Quốc vào đầu triều đại Đông Hán (25-220). Triết lý Phật giáo bị Khổng giáo và Lão giáo hấp thụ sau một thời gian dài đấu tranh và Phật giáo trở thành nét chính của văn hóa Trung quốc. Quan Vũ được phong là thần bảo hộ luật pháp ở Phật đường. Tương truyền nói rằng một hòa thượng tên Trí Khải (Zhi Kai) vào Đương Dương để xây miếu. Vào gĩữa đêm, vị hòa thượng này thấy một vị thần râu dài nói là Quan Vũ của triều đại Thục Hán, nay là người bảo hộ núi Đương Dương và muốn trở thành một đệ tử của Phật. Hòa thượng Trí Khải thuật lại cho Dương Quảng (Yang Guang), hoàng tử nước Tấn. Vị này phong Quan Vũ chức người bảo hộ luật pháp của miếu. Vua Tống Huy Tông nói trên ủy phái thầy đạo sĩ Trương Thiên thỉnh Quan Vũ vào Vận Thành tỉnh Sơn Tây để diệt trừ ma quỉ. Từ đó, Quan Vũ được Lão giáo phong Đảng Ma Chân Quân và Phục Ma Đại Đế (người chế ngự ma quái). Nho giáo không phong tước đạo giáo cho Quan Vũ. Họ chỉ gọi Quan Vũ là Phu tử và thánh nhân. La Quán Trung (Luo Guan Zhong) là người thâm hiểu đời Minh đã viết Tam quốc chí, một bộ tiểu thuyết dã sử nổi tiếng. Trong quyển tiểu thuyết của ông, Quan Vũ được miêu tả là một thánh Khổng Nho và là hiện thân của Trung, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Nhân, Dũng. Quyển tiểu thuyết của La Quán Trung đã làm Quan Vũ trở thành một người bình dân trong dân gian. Ngoài ra, Quan Vũ còn là đặc tính chính trong kịch thuật và là một hình tượng bình dân trong môi trường du hí như phim ảnh và truyền hình. Từ đời nhà Nguyên, Quan Vũ được giới thiệu, trên sân khấu, là người có bộ mặt đỏ. Từ đó, một bộ mặt được vẻ đỏ biểu tượng nh~ững nét chính của hý kịch (hát bộ). Dưới triều đại nhà Minh, hý kịch Bắc Kinh thống trị sân khấu thủ đô trong đó có nhiều kịch thuật đề cao Quan Vũ. Ngày nay, Quan Vũ cũng còn được ngữỡng mộ ở đài truyền hình Bắc Kinh. Vở Tam quốc diễn nghĩa có tới 84 kỳ được chiếu trên đài truyền hình trong và ngoài nước. Một điều lạ lùng khác là Quan Vũ còn được tôn thờ như một vị tài thần. Tượng của Quan Vũ được treo ở các chính đường nhà công cộng, các nhà buôn, nơi khách sạn, tửu quán. Có lẽ Quan Vũ trước đây, như theo truyền thuyết, là người bán đậu hủ nên được dân chúng tôn thờ. Điện tài thần ở miếu Lão giáo Bạch Vân Quan (Bai Yun Guan) ở Bắc Kinh có hai hình tượng : một tượng Triệu Công Minh, một tài thần dân sự và một tượng thứ hai là Quan Vũ, một tài thần quân sự !
    Trong nh~ững năm gần đây, một điện tài thần khác được xây cất trên đình núi Vũ Đang ở Hồ Bắc trong đó tượng chính của điện là tượng Quan Vũ.
    Những miếu nổi tiếng tôn thờ Quan Vũ trên thế giới
    Quan Vũ được dân chúng tôn thờ từ đời Hán chính vì tính nghĩa khí bao gồm trung nghĩa và tín nghĩa của ông ta. Do đó, miếu của Quan Vũ được xây cất nhiều nơi trong và ngoài nước. Nh~ững ngôi miếu đầu tiên của Quan Vũ được xây cất ở đồi Ngọc Tuyền tỉnh Hồ Bắc và Giải châu tỉnh Sơn Tây cách đây 1400 năm. Miếu Giải châu ở gần cửa tây của thị trấn thuộc huyện Vận Thành, nơi sinh trưởng của Quan Vũ được xây cất từ gần cuối đời nhà Tùy (518-618) vào năm 589 và được trùng tu vào đời Tống. Miếu nằm phía bắc núi Trung Điều, trước mặt hồ Diêm Trì về phía tây gĩữa phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Với nhiều chức tước được phong qua nhiều triều đại, miếu nguyên thủy được nhiều lần nới rộng và tu bổ vào đời Minh và Thanh. Miếu được gọi là Vũ An vương vào đời Tống (960-1279), Hiễn Liệt vương đời nhà Nguyên (1206-1368) , và Quan Đế và Quan Thánh đời Minh-Thanh (1368-1911). Lối xây cất miếu của Quan Vũ biến đổi tùy theo phong tục địa phương. Ngoài miếu Giải châu, còn có hai miếu nổi tiếng khác. Miếu Quan Lăng (Guan Ling) ở Đương Dương tỉnh Hồ Bắc nơi chôn thân và miếu Quan Lâm (Guan Lin) ở ngoại ô thành phố Lạc Dương (Luo Yang) tỉnh Hà Nam, nơi chôn đầu của Quan Vũ. Hai miếu này được xây cất theo kiến trúc các lâu đài đế vương và ngày nay còn có di tích về văn hóa. Các miếu tôn thờ khác được tìm thấy ở nh~ững nơi Quan Vũ tham chiến từ đông sang tây. Lầu Xuân Thu ở Hứa Xương (Xu Chang) tỉnh Hà Nam được ghi chú là nơi Quan Vũ đọc sách ngoài sân trong khi hai vợ của Lưu Bị nằm ngủ bên trong (giai thoại Tào Tháo thử lòng Quan Vũ cho ba người ở chung). Miếu ở cầu Bá Lăng (Ba Ling) ở Hứa Xương là nơi Quan Vũ nhận áo cẩm bào của Tào Tháo biếu đang ngồi trên lưng ngựa lúc giả từ. Cổ thành Kinh Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên là nơi trấn thủ của Quan Vũ và nam thành Kinh Châu là nơi Quan Vũ đóng bản doanh. Một miếu khác được xây cất ở Trác Đao Tuyền (Zhuo Dao Quan) ở dưới núi Phục Hổ (Fu Hu) thuộc thành phố Vũ Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây.
    Ở Tây Tạng trước đây có ba miếu của Quan Vũ ở Dingye, Xigaze và Lhassa, đặc biệt là ở tu viện Lama Zhaxi Lhumbo ở Xigaze có ghi chú quân Thanh đã đánh bại loạn quân năm 1792 nhờ Quan Vũ lên hiển thánh. Ngày nay, chỉ còn có một miếu ở Lhassa và chẳng ai còn thấy Quan Vũ lên hiển thánh. Một miếu khác được tìm thấy ở phía tây Vạn lý trường thành ở Gia Dụ quan (Jia Yu guan) gần núi Thiên Sơn (Tian Shan) và Y Lê (Yi Li) ở Tân Cương (Xin Jiang). Miếu này được xây cất để nâng cao tinh thần quân sĩ đóng bản doanh nơi biên cương. Một miếu khác của Quan Vũ ở đảo Đông Sơn nằm ở phía nam biển đông được quân sĩ nhà Minh xây cất. Một hình tượng Quan Vũ được khắc bên ngoài hầm đá ở phía tây của núi nằm trên hồ Điền Trì (Dian Chi) ở Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam.
    Ở ngoài nước, Quan Vũ cũng được dân Đài Loan, Hương Cảng và Macao yêu chuộng và tôn thờ. Có hơn 200 miếu Quan Vũ được xây cất khắp nơi ở Đài Loan. Miếu đẹp nhất của Quan Vũ ở Đài Nam (Tai Nan) được xây cất dưới triều đại vua Vạn Lịch và được xem là một trong 16 thắng cảnh lịch sử thượng hạng của Đài Loan. Một hình tượng của Quan Vũ cao năm thước được xây cất ở điện Phổ Thiên thuộc huyện Tân Trúc (Xin Zhu). Các cung điện Hành Thiên ở Đài Bắc (Tai Bei), Thánh Thọ ở Đài Trung (Tai Zhong), Văn Hoành ở Cao Hùng (Gao Xiong), miếu Hiệp Thiên ở Nghi Lan (Yi Lan) và miếu Văn Vũ ở Nhật Nguyệt Đàm (Ri Yue Tan) cũng nổi tiếng. Người Đài Loan làm lễ long trọng vào nh~ững dịp lễ của Quan Vũ. Miếu Quan Vũ cũng được cộng đồng hoa kiều ngoài nước xây cất ở Mỹ, Nhật, Tân Gia Ba, Thái Lan, Miến Điện, Nam Dương, Việt Nam, Úc Đại Lợi, v.v. Ở Nhật có hai miếu lớn của Quan Vũ ở Kobe và Yokohama. Ở Việt Nam, Quan Thánh điện nằm ngay ở Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Ở gĩữa điện của miếu, một tượng của Quan Vũ ở chính gĩữa cùng với nhiều thần quân sự. Bên cạnh Quan Vũ còn có Châu Thương (Zhou Cang) và Quan Bình (Guan Ping) thị vệ.
    Lịch sử Trung Hoa không thiếu vua chúa anh minh tài giỏi hay nhân tài để dân chúng tôn thờ ngữỡng mộ. Nhưng điều lạ kỳ là ngoài Khổng Phu Tử, ít có nhân vật nào như Quan Vũ có nhiều miếu được dân chúng tôn thờ trong và ngoài nước. Ngoài tính nghĩa khí được các vua chúa kế tiếp đề cao và phong thánh, khí phách anh hùng và khí tiết của kẻ trượng phu của Quan Vũ được quần chúng tôn sùng ái mộ. Chính vì hai đức tính sau cùng mà Quan Vũ trở thành một nhân vật bình dân trong dân gian và sách vở. Còn hơn Khổng Phu Tử, Quan Vũ là một vị thần đa dạng được đời đời truyền kiếp trong khi ông Khổng bị không ít người "chất vấn" và đả phá triết lý đã sống ngoài 25 thế kỷ.
    anhquan
    ATC
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    anhquan
    Cac Bac than men
    Hom nay roi rai post cai nay len cho cac Bac doc choi nhe
    Ở Trung Quốc nếu Khổng Tử được tôn thờ như một vĩ nhân trong văn hóa thì Quan Vũ (Guan Yu) hay Quan Công (Guan Gong) được tôn thờ như một vị thần đa dạng. Quan Vũ không nh~ững được các vua chúa phong thánh đế vương mà còn được Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo tôn sùng ngữỡng mộ. Dân chúng theo đó tôn thờ Quan Vũ ở khắp nơi trong và ngoài nước. Nếu lòng trung tín thủy chung của Quan Vũ hay đúng hơn tư tưởng trung quân đặc biệt thích hợp cho nhu cầu trong thời kỳ phong kiến được đề cao thì trái lại ít người biết vì sao Quan Vũ cũng được tôn sùng như một thần gĩữ cửa trừ ma quỉ hay một thần tài cho giới thương buôn hoặc là một anh hùng trong các truyện.
    Quan Vũ được xem là một tướng tài trong truyện Tam quốc chí nhưng không phải là một nhà mưu lược như Khổng Minh Gia Cát Lượng. Việc Quan Vũ bỏ thành Kinh Châu đi đánh Phàn Thành của Tào và bị L~ữ Mông, một tướng của Tôn Quyền phục kích bắt sống và giết sau đó chứng tỏ ông không có mưu trí. Cái chết đột ngột của Quan Vũ cũng làm Lưu Bị (161-223) buồn nản và sau đó không lâu cũng chết theo. Trong bài viết này, chúng ta hãy tim hiểu lý do vì sao Quan Vũ được người Trung Hoa tôn thờ ngữỡng mộ.
    Đời niên thiếu và binh nghiệp của Quan Vũ
    Người ta không biết ngày sinh chính xác của Quan Vũ, chỉ biết ông ta sống gần 60 tuổi và chết năm 219 sau công nguyên. Quan Vũ sinh ở làng Thường Bình (Chang Ping) trấn Giải Châu (Xie Zhou), huyện Vận Thành (Yun Cheng) tỉnh Sơn Tây. Xuất thân từ người làm thợ rèn, Quan Vũ con người cao lớn, diện mạo uy nghi, có sức khoẻ phi thường và võ nghệ siêu cường. Nhưng cũng theo một truyền thuyết khác, Quan Vũ là người buôn bán đậu hũ hơn là người làm thợ rèn. Lúc lên 19 tuổi, ông nổi tiếng là người bảo vệ kẻ yếu và người nghèo chống lại bất công cường quyền. Tương truyền trong làng ông có một cường hào được mệnh danh là "hổ viên ngoại" thường hà hiếp dân gian nghèo khó, bắt buộc dân làng phải mua nước uống của ông ta. Có lần tên viên ngoại này bỏ bùn dơ bẩn vào nước. Quan Vũ lên cơn phẫn nộ liền giết tên viên ngoại và bỏ làng trốn đi lang thang đến huyện Trác Châu ở Hà Bắc. Chính tại nơi đây Quan Vũ đã gặp Lưu Bị (Liu Bei) và Trương Phi (Zhang Fei) và ba người cùng kết nghĩa ở vườn đào và chiêu quân nổi dậy.
    Trong lịch sử huyền thoại của Trung Quốc, Quan Vũ được miêu tả, qua các thời đại, là một anh hùng trong các truyện và các bi kịch. Theo một truyền thuyết, trong nh~ững ngày cuối cùng của nhà Hán, khi liên quân của Viên Thiệu (Yuan Shao), Tào Tháo (Cao Cao) và Lưu Bị đem quân chinh phạt Đổng Trác (Dong Zhuo), đại tướng Hoa Hùng (Hua Xiong), người dưới quyền của Đổng Trác, đã thành công giết một số tướng lãnh của liên quân. Trước tình trạng nguy ngập, Quan Vũ được thỉnh mời xuất trận. Trước khi xuất trận, Tào Tháo tặng Quan Vũ một chén rượu nóng. Quan Vũ để chén rượu trong trướng, xung ra đánh một trận với Hoa Hùng. Khi Quan Vũ trở lại trại với thủ cấp của Hoa Hùng, rượu vẫn còn ấm. Câu truyện còn để lại trong dân gian được gọi là "Ôn tửu trảm Hoa Hùng". Vào năm 200, Lưu Bị và Tào Tháo lại đánh nhau. Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại và Quan Vũ bị Tào Tháo bắt. Vì thán phục võ nghệ của Quan Vũ, Tào Tháo không nh~ững không giết mà còn chiêu dụ đầu hàng cùng biếu tặng phẩm. Để thuyết phục Quan Vũ từ bỏ lòng trung thành với Lưu Bị, Tào Tháo phong chức Hầu cho Quan Vũ nhưng Quan Vũ vẫn một mực trung thành với Lưu Bị. Do đó có câu "Thân tại Tào doanh, tâm tại Thục Hán" còn lưu truyền để ám chỉ lòng thủy chung. Sau đó, chiến tranh tái phát gĩữa TàoTháo và Viên Thiệu, quân Tào ở thế yếu vì hai tướng Nhan Lương (Yan Liang) và Văn Xú (Wen Chou) của Viên Thiêu rất hùng mạnh. Để tỏ lòng biết ơn Tào Tháo, Quan Vũ xuất trận và chém hai tướng này. Khi quân sĩ cho biết Lưu Bị còn đang thất lạc, Quan Vũ lập tức trả tặng phẩm cho Tào Tháo và lên ngựa đi tìm Lưu Bị. Quan Vũ một mình đơn thân độc mã trên đất Tào, bốn bề bị vây chặt. Để tìm lối ra, Quan Vũ phải đánh bại sáu tướng thủ trấn. Đây có thể nói là cuộc đời binh nghiệp quang huy nhất của Quan Vũ và được lưu truyền về sau với câu truyện Thiên lý tẩu đơn kỳ hay truyện Qua ngũ quan chém sáu tướng. Nhưng khi Quan Vũ về tới cổ thành Kinh Châu (Jing Zhou), đất của Lưu Bị , ông ta bị Trương Phi chận cửa không cho vào vì tưởng rằng Quan Vũ đã về đầu Tào Tháo trong khi quân Tào đang đuổi kịp. Để tỏ sự trung thành với Lưu Bị, Quan Vũ giao tranh với tướng Thái Dương (Cai Yang) và giết tướng này.
    Ngoài ra, nh~ững chiến công khác về quân sự của Quan Vũ cũng được lưu truyền cho hậu thế. Trận Xích Bích (Chi Bi) là một trận chiến nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc theo đó một quân đội kém về quân số có thể thắng địch thủ hùng mạnh.Trong trận này, liên quân của Lưu Bị và Tôn Quyền đánh bại 830.000 quân Tào. Tào Tháo bại tẩu tìm đường thoát nhưng bốn bề bị bao vây chặt. Đến Hoa Dung đạo nơi phục kích của Quan Vũ, Tào Tháo chỉ còn hơn 10 quân mã hoàn toàn kiệt quệ. Quan Vũ nhớ lại ân huệ lúc còn ở doanh trại của Tào Tháo bèn để họTào chạy trốn. Ở đây, có người chê Quan Vũ đã phạm một sai lầm lớn về chiến lược chính trị. Tào Tháo sau khi đào thoát tập trung lại quân lực để sau đó trở thành vua trong ba triều đại phân chia Trung quốc trong 60 năm (220-280). Trong dân gian, câu truyện này được gọi là "Hoa Dung đạo nghĩa thích Tào Tháo". Khi Quan Vũ trấn thủ thành Kinh Châu, ông cho quân bao vây Phàn Thành do Tào Nhân, em của Tào Tháo gĩữ. Tào Tháo gửi tướng Vu Cấm (Yu Jin) với bảy đạo quân tới giải vây. Thêm một lần n~ữa, Quan Vũ với tài dụng binh thần tình, cho nước tràn ngập bảy đạo quân tới cứu viện và bắt sống tướng Vu Cấm. Tuy nhiên, Quan Vũ cũng có chổ yếu là quá tự tin và ngoan cố, bỏ thành Kinh Châu không để người trấn gĩữ khi đem quân đi đánh Tào Nhân. Tôn Quyền, trước đó không lâu là đồng minh với Lưu Bị, nhưng là người tham lam quyền lực, lợi dụng cơ hội tốt đánh chiếm thành Kinh Châu. Bị bại trận ở Mạch Thành (Mai Cheng), Quan Vũ bị quân của Tôn Quyền bắt sống và bị chặt đầu ở Chương Hương (Zhang Xiang) nay là thành phố Đương Dương (Dang Yang) thuộc tỉnh Hồ Bắc. Tôn Quyền sợ Lưu Bị thù ghét, gửi đầu Quan Vũ cho Tào Tháo và được Tào Tháo cho chôn cất và mai táng như một quận công ở Quan Lâm (Guan Lin), phía nam thành phố Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam. Tôn Quyền cũng cho chôn thân Quan Vũ và làm mai táng lớn ở Ngọc Tuyền Đương Dương.
    Quan Vũ được phong thần
    Như đã nói trên, vì tư tưởng trung quân của Quan Vũ đặc biệt thích hợp cho nhu cầu trong thời kỳ phong kiến nên Quan Vũ không nh~ững được các vua chúa kế tiếp phong từ chức này đến chức khác qua các triều đại mà còn được Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo ngữỡng mộ.
    Thời Lưu Bị, Quan Vũ được phong Trung Vũ Hầu. Sang đời Tống, Quan Vũ được phong thêm công, vương và đến đời Minh và Thanh lại thêm ba chức đại đế. Từ một trong năm ngủ hổ đại tướng quân của đời Thục, Quan Vũ trở thành một thiên thần. Trong lịch sử Trung quốc, 16 vị vua kế tiếp xem Quan Vũ như thần bảo hộ hoàng cung và phong cho nhiều chức cao.
    Năm 1096, hoàng đế Tống Thiệu Thánh (Song Shao Sheng, 1085-1100) hay Triết Tông phong Quan Vũ chức "Hiển Liệt Vương" và viết một tấm biển treo ở miếu Ngọc Tuyền Đương Dương. Vua Tống Huy Tông (Song Hui Zong, 1100-1125) phong Quan Vũ là "Nghĩa Dũng Vũ An Vương" vì quí mến lòng Trung, Nghĩa, Dũng của ông ta. Khi người Mông Cổ thành lập nhà Nguyên năm 1206, họ đem Quan Vũ lên tôn thờ với ý đồ khắc phục sự ủng hộ của dân tộc Hán. Năm 1531, vua Gia Tĩnh (Jia Jing, 1521-1566) nhà Minh phong Quan Vũ là "Hán Quan Đế Thọ Đình Hầu". Năm 1605, vua Thần Tông Vạn Lịch (Wan Li, 1572-1619) phong Quan Vũ chức "Tam Giới Phục Ma Đại Đế Thần Uy Viễn Trấn Tam Tôn Quan Thánh Đế Quân và Hiệp Thiên Hộ Quốc Trung Nghĩa Đại Đế". Năm 1614, vua Vạn Lịch làm lễ tế thần để tưởng niệm Quan Vũ ở hoàng cung. Dưới ảnh hưởng của vị vua này, nhiều đền thờ của Quan Vũ được xây cất. Năm 1644, người Mãn Châu từ phía Vạn Lý Trường Thành đến thống trị đồng bằng Trung Quốc để thành lập nhà Thanh. Họ biết không thể thống trị đồng bằng trung nguyên nếu không tôn sùng văn hóa và tập tục của người Hán. Do đó, vua thế tổ Thuận Trị (Shun Zhi, 1643-1661) phong Quan Vũ một chức rất dài với 23 ch~ữ là "Trung Nghĩa Thần Vũ Linh Hựu Nhân Dũng Hiển Hộ Quốc Dân Tinh Thành Tuy Dực Tán Tuyên Đức Quan Thánh Đại Đế". Năm 1725, vua Ung Chính (Yong Zheng,1722-1735) phong Quan Vũ chức "Quan Đế Tam Đại Công Tước" và năm 1828 vua Đạo Quang (Dao Guang, 1820-1850) phong Quan Vũ chức "Trung Nghĩa Thần Vũ Linh Hựu Nhân Dũng Uy Hiển Quan Thánh Đại Đế".
    Ở Trung Quốc, Nho giáo và Phật giáo đôi khi chống đối nhau về lý thuyết và triết lý, nhưng họ đều kính phục Quan Vũ. Phật giáo được truyền nhập vào Trung Quốc vào đầu triều đại Đông Hán (25-220). Triết lý Phật giáo bị Khổng giáo và Lão giáo hấp thụ sau một thời gian dài đấu tranh và Phật giáo trở thành nét chính của văn hóa Trung quốc. Quan Vũ được phong là thần bảo hộ luật pháp ở Phật đường. Tương truyền nói rằng một hòa thượng tên Trí Khải (Zhi Kai) vào Đương Dương để xây miếu. Vào gĩữa đêm, vị hòa thượng này thấy một vị thần râu dài nói là Quan Vũ của triều đại Thục Hán, nay là người bảo hộ núi Đương Dương và muốn trở thành một đệ tử của Phật. Hòa thượng Trí Khải thuật lại cho Dương Quảng (Yang Guang), hoàng tử nước Tấn. Vị này phong Quan Vũ chức người bảo hộ luật pháp của miếu. Vua Tống Huy Tông nói trên ủy phái thầy đạo sĩ Trương Thiên thỉnh Quan Vũ vào Vận Thành tỉnh Sơn Tây để diệt trừ ma quỉ. Từ đó, Quan Vũ được Lão giáo phong Đảng Ma Chân Quân và Phục Ma Đại Đế (người chế ngự ma quái). Nho giáo không phong tước đạo giáo cho Quan Vũ. Họ chỉ gọi Quan Vũ là Phu tử và thánh nhân. La Quán Trung (Luo Guan Zhong) là người thâm hiểu đời Minh đã viết Tam quốc chí, một bộ tiểu thuyết dã sử nổi tiếng. Trong quyển tiểu thuyết của ông, Quan Vũ được miêu tả là một thánh Khổng Nho và là hiện thân của Trung, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Nhân, Dũng. Quyển tiểu thuyết của La Quán Trung đã làm Quan Vũ trở thành một người bình dân trong dân gian. Ngoài ra, Quan Vũ còn là đặc tính chính trong kịch thuật và là một hình tượng bình dân trong môi trường du hí như phim ảnh và truyền hình. Từ đời nhà Nguyên, Quan Vũ được giới thiệu, trên sân khấu, là người có bộ mặt đỏ. Từ đó, một bộ mặt được vẻ đỏ biểu tượng nh~ững nét chính của hý kịch (hát bộ). Dưới triều đại nhà Minh, hý kịch Bắc Kinh thống trị sân khấu thủ đô trong đó có nhiều kịch thuật đề cao Quan Vũ. Ngày nay, Quan Vũ cũng còn được ngữỡng mộ ở đài truyền hình Bắc Kinh. Vở Tam quốc diễn nghĩa có tới 84 kỳ được chiếu trên đài truyền hình trong và ngoài nước. Một điều lạ lùng khác là Quan Vũ còn được tôn thờ như một vị tài thần. Tượng của Quan Vũ được treo ở các chính đường nhà công cộng, các nhà buôn, nơi khách sạn, tửu quán. Có lẽ Quan Vũ trước đây, như theo truyền thuyết, là người bán đậu hủ nên được dân chúng tôn thờ. Điện tài thần ở miếu Lão giáo Bạch Vân Quan (Bai Yun Guan) ở Bắc Kinh có hai hình tượng : một tượng Triệu Công Minh, một tài thần dân sự và một tượng thứ hai là Quan Vũ, một tài thần quân sự !
    Trong nh~ững năm gần đây, một điện tài thần khác được xây cất trên đình núi Vũ Đang ở Hồ Bắc trong đó tượng chính của điện là tượng Quan Vũ.
    Những miếu nổi tiếng tôn thờ Quan Vũ trên thế giới
    Quan Vũ được dân chúng tôn thờ từ đời Hán chính vì tính nghĩa khí bao gồm trung nghĩa và tín nghĩa của ông ta. Do đó, miếu của Quan Vũ được xây cất nhiều nơi trong và ngoài nước. Nh~ững ngôi miếu đầu tiên của Quan Vũ được xây cất ở đồi Ngọc Tuyền tỉnh Hồ Bắc và Giải châu tỉnh Sơn Tây cách đây 1400 năm. Miếu Giải châu ở gần cửa tây của thị trấn thuộc huyện Vận Thành, nơi sinh trưởng của Quan Vũ được xây cất từ gần cuối đời nhà Tùy (518-618) vào năm 589 và được trùng tu vào đời Tống. Miếu nằm phía bắc núi Trung Điều, trước mặt hồ Diêm Trì về phía tây gĩữa phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Với nhiều chức tước được phong qua nhiều triều đại, miếu nguyên thủy được nhiều lần nới rộng và tu bổ vào đời Minh và Thanh. Miếu được gọi là Vũ An vương vào đời Tống (960-1279), Hiễn Liệt vương đời nhà Nguyên (1206-1368) , và Quan Đế và Quan Thánh đời Minh-Thanh (1368-1911). Lối xây cất miếu của Quan Vũ biến đổi tùy theo phong tục địa phương. Ngoài miếu Giải châu, còn có hai miếu nổi tiếng khác. Miếu Quan Lăng (Guan Ling) ở Đương Dương tỉnh Hồ Bắc nơi chôn thân và miếu Quan Lâm (Guan Lin) ở ngoại ô thành phố Lạc Dương (Luo Yang) tỉnh Hà Nam, nơi chôn đầu của Quan Vũ. Hai miếu này được xây cất theo kiến trúc các lâu đài đế vương và ngày nay còn có di tích về văn hóa. Các miếu tôn thờ khác được tìm thấy ở nh~ững nơi Quan Vũ tham chiến từ đông sang tây. Lầu Xuân Thu ở Hứa Xương (Xu Chang) tỉnh Hà Nam được ghi chú là nơi Quan Vũ đọc sách ngoài sân trong khi hai vợ của Lưu Bị nằm ngủ bên trong (giai thoại Tào Tháo thử lòng Quan Vũ cho ba người ở chung). Miếu ở cầu Bá Lăng (Ba Ling) ở Hứa Xương là nơi Quan Vũ nhận áo cẩm bào của Tào Tháo biếu đang ngồi trên lưng ngựa lúc giả từ. Cổ thành Kinh Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên là nơi trấn thủ của Quan Vũ và nam thành Kinh Châu là nơi Quan Vũ đóng bản doanh. Một miếu khác được xây cất ở Trác Đao Tuyền (Zhuo Dao Quan) ở dưới núi Phục Hổ (Fu Hu) thuộc thành phố Vũ Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây.
    Ở Tây Tạng trước đây có ba miếu của Quan Vũ ở Dingye, Xigaze và Lhassa, đặc biệt là ở tu viện Lama Zhaxi Lhumbo ở Xigaze có ghi chú quân Thanh đã đánh bại loạn quân năm 1792 nhờ Quan Vũ lên hiển thánh. Ngày nay, chỉ còn có một miếu ở Lhassa và chẳng ai còn thấy Quan Vũ lên hiển thánh. Một miếu khác được tìm thấy ở phía tây Vạn lý trường thành ở Gia Dụ quan (Jia Yu guan) gần núi Thiên Sơn (Tian Shan) và Y Lê (Yi Li) ở Tân Cương (Xin Jiang). Miếu này được xây cất để nâng cao tinh thần quân sĩ đóng bản doanh nơi biên cương. Một miếu khác của Quan Vũ ở đảo Đông Sơn nằm ở phía nam biển đông được quân sĩ nhà Minh xây cất. Một hình tượng Quan Vũ được khắc bên ngoài hầm đá ở phía tây của núi nằm trên hồ Điền Trì (Dian Chi) ở Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam.
    Ở ngoài nước, Quan Vũ cũng được dân Đài Loan, Hương Cảng và Macao yêu chuộng và tôn thờ. Có hơn 200 miếu Quan Vũ được xây cất khắp nơi ở Đài Loan. Miếu đẹp nhất của Quan Vũ ở Đài Nam (Tai Nan) được xây cất dưới triều đại vua Vạn Lịch và được xem là một trong 16 thắng cảnh lịch sử thượng hạng của Đài Loan. Một hình tượng của Quan Vũ cao năm thước được xây cất ở điện Phổ Thiên thuộc huyện Tân Trúc (Xin Zhu). Các cung điện Hành Thiên ở Đài Bắc (Tai Bei), Thánh Thọ ở Đài Trung (Tai Zhong), Văn Hoành ở Cao Hùng (Gao Xiong), miếu Hiệp Thiên ở Nghi Lan (Yi Lan) và miếu Văn Vũ ở Nhật Nguyệt Đàm (Ri Yue Tan) cũng nổi tiếng. Người Đài Loan làm lễ long trọng vào nh~ững dịp lễ của Quan Vũ. Miếu Quan Vũ cũng được cộng đồng hoa kiều ngoài nước xây cất ở Mỹ, Nhật, Tân Gia Ba, Thái Lan, Miến Điện, Nam Dương, Việt Nam, Úc Đại Lợi, v.v. Ở Nhật có hai miếu lớn của Quan Vũ ở Kobe và Yokohama. Ở Việt Nam, Quan Thánh điện nằm ngay ở Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Ở gĩữa điện của miếu, một tượng của Quan Vũ ở chính gĩữa cùng với nhiều thần quân sự. Bên cạnh Quan Vũ còn có Châu Thương (Zhou Cang) và Quan Bình (Guan Ping) thị vệ.
    Lịch sử Trung Hoa không thiếu vua chúa anh minh tài giỏi hay nhân tài để dân chúng tôn thờ ngữỡng mộ. Nhưng điều lạ kỳ là ngoài Khổng Phu Tử, ít có nhân vật nào như Quan Vũ có nhiều miếu được dân chúng tôn thờ trong và ngoài nước. Ngoài tính nghĩa khí được các vua chúa kế tiếp đề cao và phong thánh, khí phách anh hùng và khí tiết của kẻ trượng phu của Quan Vũ được quần chúng tôn sùng ái mộ. Chính vì hai đức tính sau cùng mà Quan Vũ trở thành một nhân vật bình dân trong dân gian và sách vở. Còn hơn Khổng Phu Tử, Quan Vũ là một vị thần đa dạng được đời đời truyền kiếp trong khi ông Khổng bị không ít người "chất vấn" và đả phá triết lý đã sống ngoài 25 thế kỷ.
    anhquan
    ATC
  3. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    abaddon
    Quan Vu co the nguoi nuoc So? ko nhi?
    Minh nghe noi la` dat So? la dat san sinh anh hung.
    Theo mi`nh thi hai tuong vo~ gioi nhat thoi Tam Quoc la`: La Bo' va Trieu Van nhung ca hai chua ba gio giap chien ca
    ATC
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    abaddon
    Quan Vu co the nguoi nuoc So? ko nhi?
    Minh nghe noi la` dat So? la dat san sinh anh hung.
    Theo mi`nh thi hai tuong vo~ gioi nhat thoi Tam Quoc la`: La Bo' va Trieu Van nhung ca hai chua ba gio giap chien ca
    ATC
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Terrorist
    Chào các bác thân mến, lâu quá rồi ko được gặp, nhớ các bác quá, thấy bác anhquan vẫn cần mẫn gây dựng phong trào tôi tự cảm thấy hổ thẹn, xin lỗi các bác nhé.
    Nhân nói chuyện Quan Công, tuy rằng hơi lệch so với chủ đề ... Việt Nam của chúng ta nhưng tôi cũng có một số ý kiên thế này, xin các bác góp ý nhé.
    Trong trận Xích Bích đương Hoa Dung, tôi ko nghĩ rằng đó là một chiến lược sai lầm, mà ngược lại đó là chiến lược đúng đắn sống còn vậy.
    Thời đó những lực lượng chính còn lại là Lưu Chương, Mã Siêu, Hàn Toại nhưng để chống lại Tào Tháo chỉ có thể là Lưu Bị và Tôn Quyền và chỉ có liên kết với nhau thì mới có thể thắng nổi mà thôi. Nhưng nếu Tào Tháo mất đi thì Tôn Quyền với lực lượng lớn mạnh nhất chắc chắn sẽ thôn tính được Trung Nguyên, vấn đề chỉ là thời gian. Vì thế cho nên, Khổng Minh vẫn trung thành với chiến lược đề ra ở lều tranh, chủ động tha Tào Tháo để hình thành thế chân vạc, để Tôn Quyền còn cần đến Lưu Bị và chờ thời cơ.
    Chiến lược là như thế, còn chiến thuật thì sao. Ko ai có thể thay thế vai trò của Quan Công trong trận này được. Nếu như là Triệu Vân, Trương Phi thì KM có thể dặn dò trước để tha cho Tào Tháo, nhưng mà sẽ ăn nói thế nào với Đông Ngô?
    Ad***ionaly, Quan Công sau trận này sẽ xoá bỏ được mặc cảm là chưa đền đáp được cái nghĩa của Tào Tháo thửa xưa. Đúng là một công đôi ba việc. Càng đọc, càng nghĩ lại càng thấy sướng. Trí lực người xưa ko phải là vừa vậy.
    Tôi hỏi các bác câu này. Mọi người đều thờ phụng Quan Vũ, có phải là thần thánh hoá quá ko. Theo tôi QC vẫn là một con người vẫn ko thể giữ được mình trước những cám dỗ.
    Các bác có thể cảm phục chuyện QC lễ nghĩa khi đứng đọc sách trước phòng chị dâu, treo ấn từ quan, trả lại vàng bạc, từ bỏ "ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn" để theo về Lưu Bị. Nhưng tại sao lại ko trả lại con ngựa Xích Thố nhỉ? theo tôi con ngựa đấy còn hơn cả đống vàng bạc hay là cái ấn Hán Thọ Đình Hầu kia đấy.
    Bác Abaddon thân mến này, chắc là chưa có trận Lã Bố với Triệu Vân nhưng bác buồn mà làm gì, có bao nhiêu trận long trời lở đất khác đấy thôi như là Quan Vũ vs Hoàng Trung, Lưu Quan Trương với Lã Bố, Hứa Chử cởi trần đánh Mã Siêu hay là Trương Phi với Mã Siêu, lại còn Triệu Vân một mình trong trận Tương Dương Tràng Bản đấy thôi.
    Nhưng xét cho cùng vẫn đó chỉ là những người hữu dũng vô mưu mà thôi. Cái hay nằm trong những cuộc đấu trí của Khổng Minh, Chu Du, Tào Tháo, Tư Mã Ý ... những trận đánh đó mới đủ sức thuyết phục vậy
    Thôi dài quá rồi. Chúc các bác khoẻ.
    Be rite back.
    ATC
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Terrorist
    Chào các bác thân mến, lâu quá rồi ko được gặp, nhớ các bác quá, thấy bác anhquan vẫn cần mẫn gây dựng phong trào tôi tự cảm thấy hổ thẹn, xin lỗi các bác nhé.
    Nhân nói chuyện Quan Công, tuy rằng hơi lệch so với chủ đề ... Việt Nam của chúng ta nhưng tôi cũng có một số ý kiên thế này, xin các bác góp ý nhé.
    Trong trận Xích Bích đương Hoa Dung, tôi ko nghĩ rằng đó là một chiến lược sai lầm, mà ngược lại đó là chiến lược đúng đắn sống còn vậy.
    Thời đó những lực lượng chính còn lại là Lưu Chương, Mã Siêu, Hàn Toại nhưng để chống lại Tào Tháo chỉ có thể là Lưu Bị và Tôn Quyền và chỉ có liên kết với nhau thì mới có thể thắng nổi mà thôi. Nhưng nếu Tào Tháo mất đi thì Tôn Quyền với lực lượng lớn mạnh nhất chắc chắn sẽ thôn tính được Trung Nguyên, vấn đề chỉ là thời gian. Vì thế cho nên, Khổng Minh vẫn trung thành với chiến lược đề ra ở lều tranh, chủ động tha Tào Tháo để hình thành thế chân vạc, để Tôn Quyền còn cần đến Lưu Bị và chờ thời cơ.
    Chiến lược là như thế, còn chiến thuật thì sao. Ko ai có thể thay thế vai trò của Quan Công trong trận này được. Nếu như là Triệu Vân, Trương Phi thì KM có thể dặn dò trước để tha cho Tào Tháo, nhưng mà sẽ ăn nói thế nào với Đông Ngô?
    Ad***ionaly, Quan Công sau trận này sẽ xoá bỏ được mặc cảm là chưa đền đáp được cái nghĩa của Tào Tháo thửa xưa. Đúng là một công đôi ba việc. Càng đọc, càng nghĩ lại càng thấy sướng. Trí lực người xưa ko phải là vừa vậy.
    Tôi hỏi các bác câu này. Mọi người đều thờ phụng Quan Vũ, có phải là thần thánh hoá quá ko. Theo tôi QC vẫn là một con người vẫn ko thể giữ được mình trước những cám dỗ.
    Các bác có thể cảm phục chuyện QC lễ nghĩa khi đứng đọc sách trước phòng chị dâu, treo ấn từ quan, trả lại vàng bạc, từ bỏ "ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn" để theo về Lưu Bị. Nhưng tại sao lại ko trả lại con ngựa Xích Thố nhỉ? theo tôi con ngựa đấy còn hơn cả đống vàng bạc hay là cái ấn Hán Thọ Đình Hầu kia đấy.
    Bác Abaddon thân mến này, chắc là chưa có trận Lã Bố với Triệu Vân nhưng bác buồn mà làm gì, có bao nhiêu trận long trời lở đất khác đấy thôi như là Quan Vũ vs Hoàng Trung, Lưu Quan Trương với Lã Bố, Hứa Chử cởi trần đánh Mã Siêu hay là Trương Phi với Mã Siêu, lại còn Triệu Vân một mình trong trận Tương Dương Tràng Bản đấy thôi.
    Nhưng xét cho cùng vẫn đó chỉ là những người hữu dũng vô mưu mà thôi. Cái hay nằm trong những cuộc đấu trí của Khổng Minh, Chu Du, Tào Tháo, Tư Mã Ý ... những trận đánh đó mới đủ sức thuyết phục vậy
    Thôi dài quá rồi. Chúc các bác khoẻ.
    Be rite back.
    ATC
  7. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Đủ bài chưa ấy các bác nhỉ?
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Đủ bài chưa ấy các bác nhỉ?
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  9. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Anhquan)
    Hôm nay vào đây thấy các Bác bàn bạc sôi về chuyện nước ta rồi lại về About China sôi nổi quá. Nhân mấy hôm nhàn cư vi bất thiện , thu thập được một ít dữ liệu về phân tích tương quan tình hình nước ta cũng như bối cảnh xung quanh rồi Trung quốc, tôi từ từ đưa nó lên đây cho các Bác phê bình giúp nhé.
    1. Bối cảnh chung
    Như các Bác biết đấy , hiện nay tại châu Á , hầu hết giới lãnh đạo kinh tế các nước trong vùng đều có dự đoán bi quan và cho rằng Á châu lại bị khủng hoảng một lần nữa trong vòng có ba năm. Tại Nhựt bủn , nạn suy trầm lần thứ tư trong vòng 10 năm và những thống kê mới nhất về các ngành sản xuất công nghiệp hàng đầu đều báo trước một kết quả suy sụp hơn vào cuối năm nay. Chỉ có hai thống kê có vẻ tăng, đó là nạn thất nghiệp và số nợ xấu của của hệ thống ngân hàng tiếp tục chồng chất. Nếu chính phủ mới hiện nay không đưa ra những biện pháp cải tổ hệ thống tài chính và ngân hàng thì một vụ sụp đổ dây chuyền chắc chắn sẽ xẩy ra. Chuyện này có thể xảy ra nhanh hơn chúng ta tưởng sau vụ hôm 11/9 vừa rồi.
    Tại các xứ Á châu khác , tình hình không khả quan hơn một chút nào vì cả hai đầu máy kinh tế của khu vực này là kinh tế Mỹ và Nhật đều suy yếu. Một xứ rất nhỏ mà mạnh là Singapore , từ trước tới nay được coi là mẫu mực về quản lý kinh tế , giờ đây đang bị suy trầm nặng , kể từ 35 năm trở lại : tụt 6%. Tất cả các nước Á Châu còn chờ đợi một cơn giông bão khủng khiếp nữa : đó là khi Trung quốc gia nhập WTO vào năm tới . Lúc đó phần lớn các tư bản sẽ chảy ồ ạt vào Hoa Lục và chiếm mất phần thị trường của các nước Á châu. Hôm trước đọc báo thấy thủ tướng Phan Văn Khải than phiền là cho tới cuối tháng 10 : tức là chỉ còn hau tháng nữa là hết năm mà tiền đầu tư đổ vào VN chỉ đạt 15 % ( chỉ 15 % thôi) so với tổng số dự án ban đầu.
    Trong toàn vùng , từ Hàn quốc phía Bắc tới Malaysia phía Nam, sản xuất nói chung đều đua nhau tuột dốc. Nguyên nhan chính là xuất khẩu của các xứ đó đều xa sút khi Mỹ mua hàng Á châu ít hơn.
    Trớ trêu thay quốc gia bị ảnh hưởng nhẹ nhất chính là Trung quốc với 02 lý do : thứ nhất thị trường xứ này quá lớn nên ít lệ thuộc vào xuất khẩu như một động cơ phát triển chính yếu. Thứ hai, khác với các nước Đông Á tiên tiến hơn đã đi vào khu vực kỹ thuật cao về công nghệ tin học để xuất khẩu sang Huê kỳ và bị thiệt hại nặng khi thị trường này xuống dốc. Tuy nhiên , dù có nhẹ hơn thì Hoa lục cũng vẫn bị ảnh hưởng . Như trong năm ngoái , đà tăng trưởng xuất khẩu của Hoa Lục lên tới 28%. Năm nay , Bắc Kinh điều chỉnh hụt xuống 1%. Một phần trăm bị hụt có nghĩa là sẽ có một số lượng lớn người thất nghiệp và đáng ngại hơn cả là Trung quốc có sở trường sản xuất loại hàng tiêu thụ không cầu kỳ để bán cho thị trường Mỹ, mà trong trạng thái tâm lý ngày nay, giới tiêu thụ Mỹ không còn thiết tha gì đến các sản phẩm đó , nên tình hình sẽ còn bi đát hơn nếu Trung Quốc gặp khó khăn và phải phá giá để cạnh tranh , các nước Đông Á trong đó có ta sẽ bị vạ lây.
    2. Tình hình giữa ta và Trung quốc ( chuyện này hết sức tế nhị, các Bác Admin thấy có gì quá thì ủng hộ tôi nhé)
    Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam chủ yếu gắn liền với công cuộc chống xâm lăng và mưu đồ đồng hoá của Trung quốc.
    Từ hàng nghìn đời nay, không một thế kỷ nào, không một triều đại nào mà Trung Quốc không tìm cách đô hộ Việt Nam. Ngay cả khi mà tình đoàn kết tưởng như keo sơn nhất, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách thức để làm suy yếu nhằm mục đích thôn tính Việt Nam. Như chúng ta đều đã biết. Hiệp đinh Giơnevơ làm chia cắt hai miền Nam - Bắc, 1954, là do Chu Ân Lai và Dalles thông đồng với nhau . Họ viện trợ từng viên đạn, gói lương khô, từng bộ quần áo cho ta để anh em một nhà đánh lẫn nhau, trong khi đó họ thu hồi Hồng Công, Ma Cao họ lại không tốn một viên đạn. Nhân lúc miền Nam sơ hở họ chiếm quần đảo Hoàng Sa, tháng 1/1973. Năm 1975, khi bộ đội ta đánh gần đến Sài Gòn thì tại Anh quốc một vị Đại sứ Trung Quốc có đến gặp Đại sứ Việt Nam Cộng Hoà là Vương Văn Bắc hỏi rằng: "Có cần chúng tôi đưa Chí nguyện quân sang đánh Hà Nội để giúp Việt Nam Cộng Hòa không?" (Hồi ký của Vương Văn Bắc (Từ toà Bạch Ôc đến dinh Độc Lập). Tại Cămbốt sau năm 1975 họ xúi Khơme đỏ tàn sát đồng bào mình để một ngày nào đó họ đưa người Trung Quốc sang chiếm Cămbốt. Năm 1978, một quan chức ngoại giao Trung Quốc đã có lời ngỏ ý muốn mở con đường từ Trung Quốc qua Việt Nam sang Cămbốt chính là ý đồ đó. Việc này không thực hiện được khi ngày 15/1/1979, bộ đội ta tiến vào giải phóng Nômpênh. Trong cơn tức tối, ngày 17/2/1979, Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Rất may cho ta lúc đó ta được dư luận thế thế giới ủng hộ, và nhất là Liên Xô. Không thực hiện được ý đồ trên bộ, năm 1983, lợi dụng lúc ta suy yếu Trung Quốc cho Hải quân chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Cũng từ đó quan hệ Việt Nam và Trung Quốc xấu đi. Đến năm 1991, khi hai nước bình thường hoá quan hệ thì cũng là lúc Trung Quốc chuyển sang ý đồ thôn tính Việt Nam bằng kinh tế.
    Lịch sử từ xa xưa hễ cứ lúc nào các triều đại phong kiến Việt Nam yếu là lúc TQ nhân cơ hội đó xâm chiếm nước ta. Nhưng những lúc đó bao giờ dân tộc ta cũng xuất hiện những anh hùng dân tộc, phất cao ngọn cờ khởi nghĩa, cùng toàn thể dân tộc đánh đuổi ngoại xâm thu hồi non sông về một cõi. Tên tuổi của họ sáng mãi ngọn lửa tranh đấu giải phóng dân tộc. Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ ta phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Từ khi Liên Bang Xô Viết tan rã và giải thể, nước Nga suy yếu vì lâm vào khủng hoảng kinh tế, Trung Quốc tỏ rõ với thế giới muốn thay thế vị trí siêu cường của Nga trước đây để trở thành cực kia của thế giới và sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Mỹ.
    Về ngoại giao: Gây sức ép với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới để buộc họ phải công nhận Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Liên minh và viện trợ cho các nước thế giới thứ 3 để gây ảnh hưởng với các nước này. Đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển nhất là những nước không có quan hệ thân thiện với Mỹ. Liên minh với các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ, bằng Hiệp ước Mậu dịch tự do Thượng Hải. Đầu tư hơn 200 triệu USD vào Cămbốt; Nam Á và Tây Á như Lào, Cămbốt, Nê Pan, Miến Điện. Riêng trong một năm trở lại đây, tất cả các nhân vật hàng đầu của Trung Quốc như: Giang Trạch Dân, Trì Hạo Điền, Thạch Quảng Sinh, Lý Bằng đều đã đến thăm Cămbốt.
    Về quân sự: Tăng cường khả năng quốc phòng, bằng việc hiện đại hoá lực lượng tên lửa hạt nhân. Phóng vệ tinh nhân tạo phục vụ mục đích do thám. Tự đóng tàu sân bay, tăng số lượng tầu ngầm hạt nhân, hiện đại hoá Hải quân, Không quân, và các hệ thống thông tin liên lạc phục vụ quân đội. Cấm bay tại eo biển Đài Loan. Củng cố và xây dựng các căn cứ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã chiếm của Việt Nam, và thường xuyên cho tập trận tại khu vực này. Trong năm 2001, Trung Quốc liên tục xâm phạm vào khu vực lãnh hải của Philipin và Nhật Bản. Và gần đây nhất Trung Quốc đã cho hạ thuỷ tại Biển Đông 20 tầu tuần tiễu, nhằm bảo vệ những khu vực mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam.
    Về kinh tế: Đến nay sau 15 năm đấu tranh, tháng 11/2001, Trung Quốc sẽ là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, nó sẽ gây tác động to lớn đối với các nước Đông Nam A' trong đó có Việt Nam.
    Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, cũng gần giống với Trung Quốc. Với trình độ công nghệ còn thấp, hàm lượng công nghệ chưa cao, chủ yếu là các mặt hàng tập trung nhiều lao động, như nông sản, giầy dép, dệt may đang là những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt và mang tính chiến lược của Việt Nam. Thị trường tiêu thụ những mặt hàng này là Nhật Bản, EU và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên đây là một trong những mảng mạnh của hàng xuất khẩu Trung Quốc. Sau khi gia nhập tổ chức WTO, với những lợi thế được ưu đãi về thuế quan, được bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại chắc chắn hàng hoá Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều lần sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh, dễ đánh bật sản phẩm cùng chủng loại của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Dự tính kim ngạch trao đổi thưong mại của Trung Quốc sẽ tăng mạnh từ 324 tỷ USD năm 1998 lên 600 tỷ USD năm 2005. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải mở cửa thị trường với các thành viên của WTO. Hàng rào thuế quan được nới lỏng, hàng nông sản của các nước phát triển với giá thành hạ, chất lượng cao sẽ tràn vào Trung Quốc, tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với hàng nông sản của Việt Nam.
    Về vốn đầu tư nước ngoài: Trung Quốc sẽ cải tổ cơ cấu và cải tiến các thể chế tài chính cho phù hợp với quy định của WTO. Phải nới lỏng các quy chế đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, môi trường đầu tư sẽ được cải thiện, ngày càng hấp dẫn và có tính cạnh tranh hơn. Như vậy các dòng vốn quốc tế sẽ chuyển mạnh sang Trung Quốc, thay vì Việt Nam và các nước khác. Dự tính vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ tăng từ 45 tỷ USD năm 1998 lên 100 tỷ USD năm 2005. Các thống kê về đầu tư quốc tế cho thấy, riêng lượng vốn FDI do các nước phát triển đầu tư vào nhau đã nhiều hơn có nghĩa là cơ hội cho Việt Nam ta sẽ ít đi. Đầu tư vào Việt Nam giảm liên tục trong năm nay cũng vì lý do đó. Khủng hoảng kinh tế tại Đài Loan và Singapo, Ma Lai, Hàn Quốc hiện nay là bởi các nguồn vốn ồ ạt chảy vào Trung Quốc và hàng hoá của Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh với hàng hoá của hai nước trên.
    Một vài dự đoán
    Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới WB đến năm 2010 Trung Quốc sẽ nuốt hết thặng dư nông nghiệp của toàn Châu Âu. Bởi vậy mục tiêu có tính chiến lược và trước mắt của Trung Quốc là tiến xuống và làm suy yếu các nước ở phía Nam trong số đó có Việt Nam. Việc xâm lấn hai quần đảo của Việt Nam cũng là không ngoài mục đích đó. Năm 1997, đầu tư vào Đông Nam á của Trung Quốc chỉ chiếm 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài đến nay đầu tư vào Đông Nam á của Trung Quốc đã chiếm 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam trong con mắt của Trung Quốc là một miếng mồi ngon có vị trí chiến lược về địa lý, chính trị. Theo dự tính , nếu Việt Nam không gia nhập được WTO vào năm 2006 tức là năm Hiệp định AFTA có hiệu lực thì nền kinh tế Việt Nam sẽ cự kỳ lao đao, bởi những lý do sau:
    - Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong mấy năm qua liên tục giảm, vì do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực. (Trung Quốc lại không nằm trong nhóm các nước này nên Trung Quốc không bị ảnh hưởng ).
    - Trung Quốc sẽ gia nhập WTO vào tháng 11 này, nên đã thu hút nhiều nguồn vốn hơn.
    - Do sự mất giá của các đồng tiền của các nước trong khu vực, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với hàng xuất khẩu của các nước đó với Việt Nam.
    - Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế bong bóng với những chỉ số giá hàng tiêu dùng liên tục giảm (thiểu phát gia tăng vì cung đã vượt quá cầu), báo hiệu một nền kinh tế đang bị chững lại, cái bong bóng có thể vỡ bất cứ lúc nào. Bởi bất cứ một nền kinh tế nào, có lạm phát thì mới có phát triển (lạm phát ở đây là mức lạm phát thấp, và có kiểm soát được, nó báo hiệu chỉ số cung không đủ cầu).
    - Nông sản, càfê, gạo, hoa quả xuất khẩu mấy năm nay bị rớt giá liên tục, thậm chí ta phải chặt bỏ 185 nghìn ha càfê.
    Thử dạo qua hàng hoá tại thị trường Việt Nam ta sẽ thấy rõ, hàng hoá Trung Quốc, hoặc của Trung Quốc giả nhãn hiệu của các nước khác chiếm 60-70% tại thị trường Việt Nam từ các đồ gia dụng đến các máy móc công nghiệp. Xe máy Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Văn hoá, phim ảnh Trung Quốc được quảng cáo không công trên các phương tiện thông tin đại chúng từ sáng đến tối.
    Đến năm 2006, Hiệp định AFTA có hiệu lực, hàng hoá của các nước trong khu vực sẽ ùa vào Việt Nam, vì các hàng rào thuế quan đã được rỡ bỏ, sẽ đánh bật các hàng hoá của Việt Nam ngay tại thị trường Việt Nam. Hàng hoá của chúng ta thông thường có giá cao hơn 5% - 40% các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực. Mà không chỉ hàng hoá của các nước trong khu vực, hàng hoá của các nước thứ ba, nhập cảng vào các nước ASEAN đóng gói và xuất sang Việt Nam miễn là có 40% định lượng được sản xuất tại nước đó cũng được miễn thuế hải quan. Vì đó là quy định của AFTA.
    Vào lúc đó hàng hoá của Việt Nam sẽ không xuất khẩu được sang các nước trong khu vực, cũng như sang các nước EU. Hoặc Nhật Bản, với lý do đã nêu trên. Công nhân sẽ mất việc làm, nông dân không bán được nông sản, các khu chế suất sẽ giải thể.... sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp.
    Đó chính là lúc Trung Quốc nhảy vào đầu tư, mua lại các công ty, các khu chế suất, các nông trường đồn điền... toàn bộ nền kinh tế của ta sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Trong xã hội ngày nay, ai nắm quyền lực về kinh tế người đó sẽ nắm luôn quyền lực về chính trị. Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới đến năm 2005 lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc sẽ đạt 180 tỷ USD), Trung Quốc hoàn toàn có khả năng khống chế được nền kinh tế nước ta.
    Lại nhớ đến bốn câu thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt:
    Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
    Tuyệt Nhiên Định Phận Tại Thiên Thư
    Như Hà Nghịch Lỗ Lai Xâm Phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
    Rất mong tất cả chúng ta đánh giá một cách đúng mức và khách quan những gì tôi thu nhặt được, và cho ý kiến phê bình. Mong sao tất nước ta sẽ vượt qua những khó khăn và thử thách này.
    Thân
    PS. Thành thật cám ơn các bạn Thu Hương và Đào Kiệt đã giúp tôi trong công việc thu nhập tài liệu.
    anhquan
  10. anhquan

    anhquan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/06/2001
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Anhquan)
    Hôm nay vào đây thấy các Bác bàn bạc sôi về chuyện nước ta rồi lại về About China sôi nổi quá. Nhân mấy hôm nhàn cư vi bất thiện , thu thập được một ít dữ liệu về phân tích tương quan tình hình nước ta cũng như bối cảnh xung quanh rồi Trung quốc, tôi từ từ đưa nó lên đây cho các Bác phê bình giúp nhé.
    1. Bối cảnh chung
    Như các Bác biết đấy , hiện nay tại châu Á , hầu hết giới lãnh đạo kinh tế các nước trong vùng đều có dự đoán bi quan và cho rằng Á châu lại bị khủng hoảng một lần nữa trong vòng có ba năm. Tại Nhựt bủn , nạn suy trầm lần thứ tư trong vòng 10 năm và những thống kê mới nhất về các ngành sản xuất công nghiệp hàng đầu đều báo trước một kết quả suy sụp hơn vào cuối năm nay. Chỉ có hai thống kê có vẻ tăng, đó là nạn thất nghiệp và số nợ xấu của của hệ thống ngân hàng tiếp tục chồng chất. Nếu chính phủ mới hiện nay không đưa ra những biện pháp cải tổ hệ thống tài chính và ngân hàng thì một vụ sụp đổ dây chuyền chắc chắn sẽ xẩy ra. Chuyện này có thể xảy ra nhanh hơn chúng ta tưởng sau vụ hôm 11/9 vừa rồi.
    Tại các xứ Á châu khác , tình hình không khả quan hơn một chút nào vì cả hai đầu máy kinh tế của khu vực này là kinh tế Mỹ và Nhật đều suy yếu. Một xứ rất nhỏ mà mạnh là Singapore , từ trước tới nay được coi là mẫu mực về quản lý kinh tế , giờ đây đang bị suy trầm nặng , kể từ 35 năm trở lại : tụt 6%. Tất cả các nước Á Châu còn chờ đợi một cơn giông bão khủng khiếp nữa : đó là khi Trung quốc gia nhập WTO vào năm tới . Lúc đó phần lớn các tư bản sẽ chảy ồ ạt vào Hoa Lục và chiếm mất phần thị trường của các nước Á châu. Hôm trước đọc báo thấy thủ tướng Phan Văn Khải than phiền là cho tới cuối tháng 10 : tức là chỉ còn hau tháng nữa là hết năm mà tiền đầu tư đổ vào VN chỉ đạt 15 % ( chỉ 15 % thôi) so với tổng số dự án ban đầu.
    Trong toàn vùng , từ Hàn quốc phía Bắc tới Malaysia phía Nam, sản xuất nói chung đều đua nhau tuột dốc. Nguyên nhan chính là xuất khẩu của các xứ đó đều xa sút khi Mỹ mua hàng Á châu ít hơn.
    Trớ trêu thay quốc gia bị ảnh hưởng nhẹ nhất chính là Trung quốc với 02 lý do : thứ nhất thị trường xứ này quá lớn nên ít lệ thuộc vào xuất khẩu như một động cơ phát triển chính yếu. Thứ hai, khác với các nước Đông Á tiên tiến hơn đã đi vào khu vực kỹ thuật cao về công nghệ tin học để xuất khẩu sang Huê kỳ và bị thiệt hại nặng khi thị trường này xuống dốc. Tuy nhiên , dù có nhẹ hơn thì Hoa lục cũng vẫn bị ảnh hưởng . Như trong năm ngoái , đà tăng trưởng xuất khẩu của Hoa Lục lên tới 28%. Năm nay , Bắc Kinh điều chỉnh hụt xuống 1%. Một phần trăm bị hụt có nghĩa là sẽ có một số lượng lớn người thất nghiệp và đáng ngại hơn cả là Trung quốc có sở trường sản xuất loại hàng tiêu thụ không cầu kỳ để bán cho thị trường Mỹ, mà trong trạng thái tâm lý ngày nay, giới tiêu thụ Mỹ không còn thiết tha gì đến các sản phẩm đó , nên tình hình sẽ còn bi đát hơn nếu Trung Quốc gặp khó khăn và phải phá giá để cạnh tranh , các nước Đông Á trong đó có ta sẽ bị vạ lây.
    2. Tình hình giữa ta và Trung quốc ( chuyện này hết sức tế nhị, các Bác Admin thấy có gì quá thì ủng hộ tôi nhé)
    Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam chủ yếu gắn liền với công cuộc chống xâm lăng và mưu đồ đồng hoá của Trung quốc.
    Từ hàng nghìn đời nay, không một thế kỷ nào, không một triều đại nào mà Trung Quốc không tìm cách đô hộ Việt Nam. Ngay cả khi mà tình đoàn kết tưởng như keo sơn nhất, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách thức để làm suy yếu nhằm mục đích thôn tính Việt Nam. Như chúng ta đều đã biết. Hiệp đinh Giơnevơ làm chia cắt hai miền Nam - Bắc, 1954, là do Chu Ân Lai và Dalles thông đồng với nhau . Họ viện trợ từng viên đạn, gói lương khô, từng bộ quần áo cho ta để anh em một nhà đánh lẫn nhau, trong khi đó họ thu hồi Hồng Công, Ma Cao họ lại không tốn một viên đạn. Nhân lúc miền Nam sơ hở họ chiếm quần đảo Hoàng Sa, tháng 1/1973. Năm 1975, khi bộ đội ta đánh gần đến Sài Gòn thì tại Anh quốc một vị Đại sứ Trung Quốc có đến gặp Đại sứ Việt Nam Cộng Hoà là Vương Văn Bắc hỏi rằng: "Có cần chúng tôi đưa Chí nguyện quân sang đánh Hà Nội để giúp Việt Nam Cộng Hòa không?" (Hồi ký của Vương Văn Bắc (Từ toà Bạch Ôc đến dinh Độc Lập). Tại Cămbốt sau năm 1975 họ xúi Khơme đỏ tàn sát đồng bào mình để một ngày nào đó họ đưa người Trung Quốc sang chiếm Cămbốt. Năm 1978, một quan chức ngoại giao Trung Quốc đã có lời ngỏ ý muốn mở con đường từ Trung Quốc qua Việt Nam sang Cămbốt chính là ý đồ đó. Việc này không thực hiện được khi ngày 15/1/1979, bộ đội ta tiến vào giải phóng Nômpênh. Trong cơn tức tối, ngày 17/2/1979, Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Rất may cho ta lúc đó ta được dư luận thế thế giới ủng hộ, và nhất là Liên Xô. Không thực hiện được ý đồ trên bộ, năm 1983, lợi dụng lúc ta suy yếu Trung Quốc cho Hải quân chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Cũng từ đó quan hệ Việt Nam và Trung Quốc xấu đi. Đến năm 1991, khi hai nước bình thường hoá quan hệ thì cũng là lúc Trung Quốc chuyển sang ý đồ thôn tính Việt Nam bằng kinh tế.
    Lịch sử từ xa xưa hễ cứ lúc nào các triều đại phong kiến Việt Nam yếu là lúc TQ nhân cơ hội đó xâm chiếm nước ta. Nhưng những lúc đó bao giờ dân tộc ta cũng xuất hiện những anh hùng dân tộc, phất cao ngọn cờ khởi nghĩa, cùng toàn thể dân tộc đánh đuổi ngoại xâm thu hồi non sông về một cõi. Tên tuổi của họ sáng mãi ngọn lửa tranh đấu giải phóng dân tộc. Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ ta phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Từ khi Liên Bang Xô Viết tan rã và giải thể, nước Nga suy yếu vì lâm vào khủng hoảng kinh tế, Trung Quốc tỏ rõ với thế giới muốn thay thế vị trí siêu cường của Nga trước đây để trở thành cực kia của thế giới và sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Mỹ.
    Về ngoại giao: Gây sức ép với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới để buộc họ phải công nhận Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Liên minh và viện trợ cho các nước thế giới thứ 3 để gây ảnh hưởng với các nước này. Đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển nhất là những nước không có quan hệ thân thiện với Mỹ. Liên minh với các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ, bằng Hiệp ước Mậu dịch tự do Thượng Hải. Đầu tư hơn 200 triệu USD vào Cămbốt; Nam Á và Tây Á như Lào, Cămbốt, Nê Pan, Miến Điện. Riêng trong một năm trở lại đây, tất cả các nhân vật hàng đầu của Trung Quốc như: Giang Trạch Dân, Trì Hạo Điền, Thạch Quảng Sinh, Lý Bằng đều đã đến thăm Cămbốt.
    Về quân sự: Tăng cường khả năng quốc phòng, bằng việc hiện đại hoá lực lượng tên lửa hạt nhân. Phóng vệ tinh nhân tạo phục vụ mục đích do thám. Tự đóng tàu sân bay, tăng số lượng tầu ngầm hạt nhân, hiện đại hoá Hải quân, Không quân, và các hệ thống thông tin liên lạc phục vụ quân đội. Cấm bay tại eo biển Đài Loan. Củng cố và xây dựng các căn cứ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã chiếm của Việt Nam, và thường xuyên cho tập trận tại khu vực này. Trong năm 2001, Trung Quốc liên tục xâm phạm vào khu vực lãnh hải của Philipin và Nhật Bản. Và gần đây nhất Trung Quốc đã cho hạ thuỷ tại Biển Đông 20 tầu tuần tiễu, nhằm bảo vệ những khu vực mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam.
    Về kinh tế: Đến nay sau 15 năm đấu tranh, tháng 11/2001, Trung Quốc sẽ là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, nó sẽ gây tác động to lớn đối với các nước Đông Nam A' trong đó có Việt Nam.
    Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, cũng gần giống với Trung Quốc. Với trình độ công nghệ còn thấp, hàm lượng công nghệ chưa cao, chủ yếu là các mặt hàng tập trung nhiều lao động, như nông sản, giầy dép, dệt may đang là những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt và mang tính chiến lược của Việt Nam. Thị trường tiêu thụ những mặt hàng này là Nhật Bản, EU và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên đây là một trong những mảng mạnh của hàng xuất khẩu Trung Quốc. Sau khi gia nhập tổ chức WTO, với những lợi thế được ưu đãi về thuế quan, được bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại chắc chắn hàng hoá Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều lần sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh, dễ đánh bật sản phẩm cùng chủng loại của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Dự tính kim ngạch trao đổi thưong mại của Trung Quốc sẽ tăng mạnh từ 324 tỷ USD năm 1998 lên 600 tỷ USD năm 2005. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải mở cửa thị trường với các thành viên của WTO. Hàng rào thuế quan được nới lỏng, hàng nông sản của các nước phát triển với giá thành hạ, chất lượng cao sẽ tràn vào Trung Quốc, tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với hàng nông sản của Việt Nam.
    Về vốn đầu tư nước ngoài: Trung Quốc sẽ cải tổ cơ cấu và cải tiến các thể chế tài chính cho phù hợp với quy định của WTO. Phải nới lỏng các quy chế đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, môi trường đầu tư sẽ được cải thiện, ngày càng hấp dẫn và có tính cạnh tranh hơn. Như vậy các dòng vốn quốc tế sẽ chuyển mạnh sang Trung Quốc, thay vì Việt Nam và các nước khác. Dự tính vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ tăng từ 45 tỷ USD năm 1998 lên 100 tỷ USD năm 2005. Các thống kê về đầu tư quốc tế cho thấy, riêng lượng vốn FDI do các nước phát triển đầu tư vào nhau đã nhiều hơn có nghĩa là cơ hội cho Việt Nam ta sẽ ít đi. Đầu tư vào Việt Nam giảm liên tục trong năm nay cũng vì lý do đó. Khủng hoảng kinh tế tại Đài Loan và Singapo, Ma Lai, Hàn Quốc hiện nay là bởi các nguồn vốn ồ ạt chảy vào Trung Quốc và hàng hoá của Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh với hàng hoá của hai nước trên.
    Một vài dự đoán
    Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới WB đến năm 2010 Trung Quốc sẽ nuốt hết thặng dư nông nghiệp của toàn Châu Âu. Bởi vậy mục tiêu có tính chiến lược và trước mắt của Trung Quốc là tiến xuống và làm suy yếu các nước ở phía Nam trong số đó có Việt Nam. Việc xâm lấn hai quần đảo của Việt Nam cũng là không ngoài mục đích đó. Năm 1997, đầu tư vào Đông Nam á của Trung Quốc chỉ chiếm 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài đến nay đầu tư vào Đông Nam á của Trung Quốc đã chiếm 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam trong con mắt của Trung Quốc là một miếng mồi ngon có vị trí chiến lược về địa lý, chính trị. Theo dự tính , nếu Việt Nam không gia nhập được WTO vào năm 2006 tức là năm Hiệp định AFTA có hiệu lực thì nền kinh tế Việt Nam sẽ cự kỳ lao đao, bởi những lý do sau:
    - Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong mấy năm qua liên tục giảm, vì do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực. (Trung Quốc lại không nằm trong nhóm các nước này nên Trung Quốc không bị ảnh hưởng ).
    - Trung Quốc sẽ gia nhập WTO vào tháng 11 này, nên đã thu hút nhiều nguồn vốn hơn.
    - Do sự mất giá của các đồng tiền của các nước trong khu vực, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với hàng xuất khẩu của các nước đó với Việt Nam.
    - Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế bong bóng với những chỉ số giá hàng tiêu dùng liên tục giảm (thiểu phát gia tăng vì cung đã vượt quá cầu), báo hiệu một nền kinh tế đang bị chững lại, cái bong bóng có thể vỡ bất cứ lúc nào. Bởi bất cứ một nền kinh tế nào, có lạm phát thì mới có phát triển (lạm phát ở đây là mức lạm phát thấp, và có kiểm soát được, nó báo hiệu chỉ số cung không đủ cầu).
    - Nông sản, càfê, gạo, hoa quả xuất khẩu mấy năm nay bị rớt giá liên tục, thậm chí ta phải chặt bỏ 185 nghìn ha càfê.
    Thử dạo qua hàng hoá tại thị trường Việt Nam ta sẽ thấy rõ, hàng hoá Trung Quốc, hoặc của Trung Quốc giả nhãn hiệu của các nước khác chiếm 60-70% tại thị trường Việt Nam từ các đồ gia dụng đến các máy móc công nghiệp. Xe máy Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Văn hoá, phim ảnh Trung Quốc được quảng cáo không công trên các phương tiện thông tin đại chúng từ sáng đến tối.
    Đến năm 2006, Hiệp định AFTA có hiệu lực, hàng hoá của các nước trong khu vực sẽ ùa vào Việt Nam, vì các hàng rào thuế quan đã được rỡ bỏ, sẽ đánh bật các hàng hoá của Việt Nam ngay tại thị trường Việt Nam. Hàng hoá của chúng ta thông thường có giá cao hơn 5% - 40% các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực. Mà không chỉ hàng hoá của các nước trong khu vực, hàng hoá của các nước thứ ba, nhập cảng vào các nước ASEAN đóng gói và xuất sang Việt Nam miễn là có 40% định lượng được sản xuất tại nước đó cũng được miễn thuế hải quan. Vì đó là quy định của AFTA.
    Vào lúc đó hàng hoá của Việt Nam sẽ không xuất khẩu được sang các nước trong khu vực, cũng như sang các nước EU. Hoặc Nhật Bản, với lý do đã nêu trên. Công nhân sẽ mất việc làm, nông dân không bán được nông sản, các khu chế suất sẽ giải thể.... sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp.
    Đó chính là lúc Trung Quốc nhảy vào đầu tư, mua lại các công ty, các khu chế suất, các nông trường đồn điền... toàn bộ nền kinh tế của ta sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Trong xã hội ngày nay, ai nắm quyền lực về kinh tế người đó sẽ nắm luôn quyền lực về chính trị. Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới đến năm 2005 lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc sẽ đạt 180 tỷ USD), Trung Quốc hoàn toàn có khả năng khống chế được nền kinh tế nước ta.
    Lại nhớ đến bốn câu thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt:
    Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
    Tuyệt Nhiên Định Phận Tại Thiên Thư
    Như Hà Nghịch Lỗ Lai Xâm Phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
    Rất mong tất cả chúng ta đánh giá một cách đúng mức và khách quan những gì tôi thu nhặt được, và cho ý kiến phê bình. Mong sao tất nước ta sẽ vượt qua những khó khăn và thử thách này.
    Thân
    PS. Thành thật cám ơn các bạn Thu Hương và Đào Kiệt đã giúp tôi trong công việc thu nhập tài liệu.
    anhquan

Chia sẻ trang này