1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dauchamhoi

    dauchamhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2001
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    [bold]
    À,
    Hồi trước có bác gì đấy post lên bài kiếm luận của nhà văn Vũ Đức Sao Biển (em nhớ có nhầm không vậy các bác? Cái ông VDSB này và ông VDSB sáng tác bài hát "Thành phố đêm nay đấy sao" có phải là một không vậy các bác?), trong bài kiếm luận đấy có chỗ sai, mà đọc hoài không thấy bác nào để ý cả. Mà thấy cái sai đấy cứ để hoài thì không yên tâm được. Trong bài kiếm luận có nói về thanh Ỷ thiên kiếm, sau khi gãy cùng với Đồ Long Đao thì được người của Minh Giáo dùng máu và kỹ thuật rèn gia truyền nối lại. Điểm này là sai đấy các bác ạ. Thực ra thì Đao Đồ Long được nối lại chứ không phải là kiếm Ỷ Thiên. Ỷ thiên kiếm dưới tay của Diệt Tuyệt sư thái đã uống nhiều máu của các anh em Minh Giáo nên giáo dân Minh giáo đã không ra sức để nối lại kiếm Ỷ Thiên. Không biết tại sao cái lỗi này mà Bác Vũ Đức Sao Biển lại không thấy, cả các nhà biên tập cuốn sách "Kim Dung giữa đời tôi" cũng chẳng chịu để ý luôn. Cứ xuất bản những cuốn sách có lỗi như thế này thì có tội cho con cháu không cơ chứ.
    Cái này thì bác nào có đọc qua "Ỷ thiên đồ long ký" của Kim Dung là sẽ thấy ngay thôi.
    Chào các bác nhá,
    ------------------------------
    Không biết thì hỏi....[/bold]
  2. dauchamhoi

    dauchamhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2001
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    [bold]
    À,
    Hồi trước có bác gì đấy post lên bài kiếm luận của nhà văn Vũ Đức Sao Biển (em nhớ có nhầm không vậy các bác? Cái ông VDSB này và ông VDSB sáng tác bài hát "Thành phố đêm nay đấy sao" có phải là một không vậy các bác?), trong bài kiếm luận đấy có chỗ sai, mà đọc hoài không thấy bác nào để ý cả. Mà thấy cái sai đấy cứ để hoài thì không yên tâm được. Trong bài kiếm luận có nói về thanh Ỷ thiên kiếm, sau khi gãy cùng với Đồ Long Đao thì được người của Minh Giáo dùng máu và kỹ thuật rèn gia truyền nối lại. Điểm này là sai đấy các bác ạ. Thực ra thì Đao Đồ Long được nối lại chứ không phải là kiếm Ỷ Thiên. Ỷ thiên kiếm dưới tay của Diệt Tuyệt sư thái đã uống nhiều máu của các anh em Minh Giáo nên giáo dân Minh giáo đã không ra sức để nối lại kiếm Ỷ Thiên. Không biết tại sao cái lỗi này mà Bác Vũ Đức Sao Biển lại không thấy, cả các nhà biên tập cuốn sách "Kim Dung giữa đời tôi" cũng chẳng chịu để ý luôn. Cứ xuất bản những cuốn sách có lỗi như thế này thì có tội cho con cháu không cơ chứ.
    Cái này thì bác nào có đọc qua "Ỷ thiên đồ long ký" của Kim Dung là sẽ thấy ngay thôi.
    Chào các bác nhá,
    ------------------------------
    Không biết thì hỏi....[/bold]
  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    haha, là tôi bin lên đấy bác thân mến ạ. Nó là cái bản online sẵn có đâm ra cũng không để ý bác ạ. Thế thì bác tiện tay sửa luôn rồi post lại cho anh em đọc cái.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  4. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    haha, là tôi bin lên đấy bác thân mến ạ. Nó là cái bản online sẵn có đâm ra cũng không để ý bác ạ. Thế thì bác tiện tay sửa luôn rồi post lại cho anh em đọc cái.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  5. Finlandia

    Finlandia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Ngày 20/11 đã qua, tôi hơi muộn màng nhớ lại một người thầy, một bậc khiêm thành và huệ thiện nhất trong những cao nhân mà tôi đã từng tiếp xúc.
    Gặp lại thầy, học giả Hoàng Xuân Việt ở Sài Gòn, tác giả của hơn 200 đầu sách Học làm người, hiệu trưởng của Trường Hán Nôm Nguyễn Trãi, ông vẫn thế, mái tóc húi cao, ánh mắt trìu mến đầy trí tuệ. Bao nhiêu lớp học trò đã lặng lẽ đến với thầy, đã ai hiểu được những lời chắt lọc mà ông đã truyền dạy? Chạy theo vòng xoay cuộc sống ồn ã đến nghẹt thở và đầy mưu toan này chúng con mới dần cảm được giá trị của những buổi lên lớp hồi đó, những giờ ngoại khóa đầy hân hoan và ấm áp. Thầy đã lặng lẽ, không tỏa sáng, nhưng âm thầm chỉ dẫn những điều giản dị, mà chính nó đã làm cân bằng và hoàn thiện hơn cho cuộc sống. Con nhớ lại các buổi học cách đây hơn 5 năm, các học viên toàn những người trẻ, háo hức tìm tới một điều gì đó mà trong trường phổ thông, đại học người ta không dạy. Mà ở ngoài đời thì chỉ học những mánh mẹo, mưu toan mà thôi. Đấy không phải là đạo, văn thơ, không phải là kỹ năng kỹ xảo gì cao siêu. Những môn học hết sức giản dị, nhưng rất có ý nghĩa: giao tế, hùng biện-diễn đạt trước công chúng, sức sáng tạo, chỉ huy, luyện ý chí, cân bằng tình cảm,vv..
    Có thể nhiều người không hiểu công việc của thầy, nhiều khi còn phản ứng cho là mất thời gian. Riêng con, hơn 5 năm năm nay bươn chải, đột nhiên nhìn lại mới thấy ý nghĩa của nó, và thực sự những điều đã học từ thầy đã thật sự gián tiếp giúp con trong công việc và cuộc sống. Con xin vô cùng cám ơn thầy.
    Hôm nay từ chốn miền Bắc xa xôi con đã tới đây tìm thăm lại chốn cũ. Khuôn nhà và lớp học vẫn thế, lặng lẽ và giản gị như chính đức tính của thầy. Con ngắm nhìn thư phòng với vô vàn tài liệu quý giá, các ngôn ngữ cổ mà chắc ở Việt Nam chỉ còn rất ít người nghiên cứu: la tinh, nôm, bồ, ả rập.... Không khí thật trang nghiêm và trầm lặng như một ngôi đền. Thật không ngờ thầy vẫn quan tâm thời cuộc, nghiên cứu về thế giới hồi giáo để tìm ra những lý giải cho cuộc xung đột mới hiện nay trên thế giới.
    Thầy tặng tôi cuốn "tâm tình văn nghệ sỹ" của ngài Phương Chi ấn bản tại Sài Gòn với mấy lời đề từ mong rằng tôi có thể, bằng cách nào đó, giới thiệu thêm cho lớp trẻ ở ngoài đó, những chuyện giản dị thôi, không màu mè, không khoa trương. Chỉ là những điều "tâm tình" mà thôi.
    Tôi tin chắc bằng cách truyền thụ "tâm tình" như thế những cuốn sách và lời dạy của thầy sẽ đi sâu vào lòng người, một cách nhẹ nhàng và hiệu qủa nhất.
    Hà Nội ngày đầu tháng 12/2001
    THQ
  6. Finlandia

    Finlandia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Ngày 20/11 đã qua, tôi hơi muộn màng nhớ lại một người thầy, một bậc khiêm thành và huệ thiện nhất trong những cao nhân mà tôi đã từng tiếp xúc.
    Gặp lại thầy, học giả Hoàng Xuân Việt ở Sài Gòn, tác giả của hơn 200 đầu sách Học làm người, hiệu trưởng của Trường Hán Nôm Nguyễn Trãi, ông vẫn thế, mái tóc húi cao, ánh mắt trìu mến đầy trí tuệ. Bao nhiêu lớp học trò đã lặng lẽ đến với thầy, đã ai hiểu được những lời chắt lọc mà ông đã truyền dạy? Chạy theo vòng xoay cuộc sống ồn ã đến nghẹt thở và đầy mưu toan này chúng con mới dần cảm được giá trị của những buổi lên lớp hồi đó, những giờ ngoại khóa đầy hân hoan và ấm áp. Thầy đã lặng lẽ, không tỏa sáng, nhưng âm thầm chỉ dẫn những điều giản dị, mà chính nó đã làm cân bằng và hoàn thiện hơn cho cuộc sống. Con nhớ lại các buổi học cách đây hơn 5 năm, các học viên toàn những người trẻ, háo hức tìm tới một điều gì đó mà trong trường phổ thông, đại học người ta không dạy. Mà ở ngoài đời thì chỉ học những mánh mẹo, mưu toan mà thôi. Đấy không phải là đạo, văn thơ, không phải là kỹ năng kỹ xảo gì cao siêu. Những môn học hết sức giản dị, nhưng rất có ý nghĩa: giao tế, hùng biện-diễn đạt trước công chúng, sức sáng tạo, chỉ huy, luyện ý chí, cân bằng tình cảm,vv..
    Có thể nhiều người không hiểu công việc của thầy, nhiều khi còn phản ứng cho là mất thời gian. Riêng con, hơn 5 năm năm nay bươn chải, đột nhiên nhìn lại mới thấy ý nghĩa của nó, và thực sự những điều đã học từ thầy đã thật sự gián tiếp giúp con trong công việc và cuộc sống. Con xin vô cùng cám ơn thầy.
    Hôm nay từ chốn miền Bắc xa xôi con đã tới đây tìm thăm lại chốn cũ. Khuôn nhà và lớp học vẫn thế, lặng lẽ và giản gị như chính đức tính của thầy. Con ngắm nhìn thư phòng với vô vàn tài liệu quý giá, các ngôn ngữ cổ mà chắc ở Việt Nam chỉ còn rất ít người nghiên cứu: la tinh, nôm, bồ, ả rập.... Không khí thật trang nghiêm và trầm lặng như một ngôi đền. Thật không ngờ thầy vẫn quan tâm thời cuộc, nghiên cứu về thế giới hồi giáo để tìm ra những lý giải cho cuộc xung đột mới hiện nay trên thế giới.
    Thầy tặng tôi cuốn "tâm tình văn nghệ sỹ" của ngài Phương Chi ấn bản tại Sài Gòn với mấy lời đề từ mong rằng tôi có thể, bằng cách nào đó, giới thiệu thêm cho lớp trẻ ở ngoài đó, những chuyện giản dị thôi, không màu mè, không khoa trương. Chỉ là những điều "tâm tình" mà thôi.
    Tôi tin chắc bằng cách truyền thụ "tâm tình" như thế những cuốn sách và lời dạy của thầy sẽ đi sâu vào lòng người, một cách nhẹ nhàng và hiệu qủa nhất.
    Hà Nội ngày đầu tháng 12/2001
    THQ
  7. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Các nhà lịch sử văn hoá anhquan, cuoimeu, trinity, VNHL,... đi đâu hết rồi để chủ đề này hoang vắng quá ? Các bác định để câu chuyện tình của bác Thaidn qua mặt à ?
  8. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Các nhà lịch sử văn hoá anhquan, cuoimeu, trinity, VNHL,... đi đâu hết rồi để chủ đề này hoang vắng quá ? Các bác định để câu chuyện tình của bác Thaidn qua mặt à ?
  9. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam và Trung Quốc
    Những nhà chọc trời tráng lệ huy hoàng, những xa lộ tối tân ba, bốn tầng chồng chất lên nhau, suốt ngày tấp nập xe cộ, những nhà lầu xây bằng gạch phủ kín các làng mạc ở nông thôn... Cảnh tượng trên đây không phải được nhìn thấy ở Nhật Bản, Đài Loan, Tân gia Ba, hay Nam Triều Tiên, mà ở khắp miền duyên hải dài hơn 2,000 dặm phía đông Trung Quốc.
    Sau một giấc ngủ dài đầy ác mộng, trong đó đẫm máu nhất là phong trào chống phe hữu năm 1957, bước Đại Nhảy Vọt năm 1958-59 và ***************** 1966-76, Trung Quốc sau cùng đã bừng tỉnh và đang hối hả vươn lên, đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ. Từ khi mở cửa vào cuối năm 1978, Trung Quốc đã duy trì được mức tăng trưởng kinh tế 9% một năm liên tiếp trong suốt hai thế hệ. Trong thời gian 1994-1997 đã có một phong trào tư bản thế giới chen lấn nhau đổ xô vào Trung Quốc giống như cuộc đổ xô về California trong cao trào tìm vàng trước đây.
    Những thành công của nước láng giềng khổng lồ đã làm cho Việt Nam phải chú tâm học hỏi: trong năm 1998 đã có 148 cuộc thăm viếng diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có 52 thăm viếng từ cấp thứ trưởng trở lên. Trong năm 1999, số thăm viếng từ cấp thứ trưởng trở lên đến cấp lãnh đạo cao nhất giữa hai nước lên đến 90. Đổi mới sau Trung Quốc 10 năm, cho đến nay Việt Nam đã theo sát con đường Trung Quốc vạch ra trong cánh rừng hoang chưa hề được biết đến của một nền kinh tế thị trường trong khuôn khổ xã hội chủ nghĩa. Nhưng Trung Quốc có hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn riêng của Trung Quốc, Việt Nam có hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn riêng của Việt Nam. Nếu khôn khéo Việt Nam có nhiều khả năng không cần đến 10 năm để bắt kịp mức độ phát triển hiện nay của Trung Quốc.
    Khó khăn của Trung Quốc:
    Trung Quốc hiện nay vẫn còn là một quốc gia bị chia cắt. Đài Loan, với diện tích chỉ gấp đôi thành phố Bắc Kinh, rất hùng mạnh ở phương Nam, vẫn là một thách đố và mối lo cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Về phía tây, phong trào độc lập ở Tây Tạng âm ỷ từ mấy chục năm qua. Bên cạnh Tây Tạng là vùng Tân Cương bao la (bằng một nửa diện tích nước Ấn Độ), rất giàu tài nguyên thiên nhiên, mà bạo động đã nổ ra từ phong trào đòi độc lập của người Hồi Giáo thiểu số. Các cuộc bạo động này dù mới chỉ ở cấp độ lẻ tẻ, nhưng đã ảnh hưởng không ít đến chính sách của Trung Quốc, nhất là sau bài học Kosovo, nơi Mỹ và NATO đã trực tiếp tham chiến để giúp người Hồi Giáo ly khai chống lại người Serb.
    Hoàn cảnh phức tạp trên đây cộng thêm tham vọng nước lớn của Bắc Kinh, muốn thay thế Liên Xô trong vai trò tranh giành quyền lực với Mỹ, đã khiến Trung Quốc phải duy trì một bộ máy quân sự rất tốn kém với gần 3 triệu quân. Chi phí quốc phòng năm 1998-99 là 37.5 tỷ mỹ kim (so với Pháp: 29.5 tỷ, Anh: 34.6 tỷ, Đức: 24.7 tỷ, Đài Loan: 10.7 tỷ, Việt Nam: 900 triệu). Chỉ cần một nửa số chi khổng lồ trong một năm về quốc phòng này cũng đã thừa cho Trung Quốc tài trợ dự án đường xe lửa từ trường cao tốc tối tân nhất thế giới trị giá 15 tỷ mỹ kim nối liền Bắc Kinh và Thượng Hải, dự trù xây cất với vốn vay của Nhật Bản.
    Một khó khăn khác còn lớn hơn của Trung Quốc là việc quản lý thành phần tư nhân đang ngày càng lớn mạnh trong nền kinh tế quốc dân. Thành phần này bao gồm những cá nhân tiên tiến nhất, năng động nhất, đang dần dần vượt qua khu vực quốc doanh. Thành phần này chắc chắn sẽ không chấp nhận vai trò đứng bên lề sinh hoạt chính trị, đến một lúc nào đó họ sẽ đòi hỏi một vai trò tích cực hơn.
    Sau cùng, cũng như ở các nước nghèo khác, tệ tham nhũng thối nát có tính cách truyền thống trong tất cả các ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đang và sẽ tiếp tục là trở ngại lớn lao trên con đường phát triển của Trung Quốc.
    Thuận lợi của Việt Nam:
    Thuận lợi đầu tiên của Việt Nam là do đã có Trung Quốc dẫn đường, Việt Nam không mất thì giờ dò dẫm, có thể rút ngắn thời gian bằng cách bỏ qua những chần chừ, vấp váp của Trung Quốc. Cũng như bộ máy sản xuất quốc doanh, về lâu về dài sẽ không tránh khỏi thoái hóa nếu nó không được bộc lộ ra cho sự cạnh tranh có trật tự trong một sân khấu chính trị dân chủ.
    Ngoài thuận lợi trên đây, so với Trung Quốc, Việt Nam hiện nay ổn định hơn về phương diện chính trị. Trên bình diện quốc tế, tình hình bất ổn ở Việt Nam không có lợi cho bất cứ cường quốc nào trên thế giới. Về mặt quốc nội, đa số quần chúng hài lòng với những thành quả kinh tế vừa đạt được sau hơn 10 năm mở cửa. Vì những lý do này, các thế lực chống đối hoàn toàn không có điều kiện phát triển: trong nước không tạo được bất ổn và ngoài nước không làm giảm được sự hợp tác và hỗ trợ ngày càng gia tăng của quốc tế dành cho Việt Nam.
    Sự dè dặt của thế giới đối với Trung Quốc cũng là một thuận lợi quan trọng cho Việt Nam. Thống kê gần đây tại Nhật cho thấy một nửa dân Nhật nghĩ Trung Quốc là kẻ thù chứ không phải là bạn của Nhật. Tại Mỹ, mối lo sợ về hiểm họa Trung Quốc không bao giờ lu mờ trong tâm trí. Tác phẩm của Bill Gertz về mối đe dọa của Trung Quốc đối với an ninh của Mỹ, trong danh mục sách bán chạy nhất suốt 11 tuần lễ đầu năm của báo New York Times là một trong những bằng chứng. Trong bối cảnh này, sự hình thành một nước Việt Nam hùng mạnh và độc lập ở Đông Nam Á là phù hợp với quyền lợi của tất cả các quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc, trong vùng biển Thái Bình Dương.
    Một cách lạc quan, hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay có thể ví như hoàn cảnh may mắn của một cô gái đẹp được nhiều chàng trai ao ước: Mỹ, Úc, Nhật, Pháp, Nga? đều tranh nhau tán tỉnh, làm cho anh hàng xóm Trung Quốc bồn chồn lo lắng.
    Những vụ phá hoại lặt vặt liên tiếp xảy ra gần đây tại Cam Bốt cũng như tại xứ Lào êm ả có lẽ chính là dấu hiệu sự lo lắng của chàng trai Trung Quốc: ?oTôi cũng yêu cô nhiều lắm, nếu cô muốn yên thân ở Lào và Cam Bốt thì đừng dại dột hắt hủi tôi!?
    Những người bi quan có thể so sánh hoàn cảnh Việt Nam hiện nay như hoàn cảnh kém may mắn của một cô gái đẹp trong cơn cùng quẫn không ai giúp đỡ, đã lỡ trao thân lầm một kẻ vũ phu. Anh ta cũng có lúc thương cô lắm, nhưng cũng đã có vô số lần anh ta ?odạy cho cô một bài học? mà cả cô lẫn anh ta đều bể đầu sứt trán. Vì kém khả năng, anh ta không thể đem lại cho cô một cuộc sống xứng đáng, nhưng anh ta cũng đủ sức đủ tiền để làm cho cuộc đời cô thêm khốn khổ khốn nạn nếu cô muốn bỏ đi để vươn lên.
    Tất nhiên cô gái Việt Nam thừa hiểu cô phải cư xử như thế nào để thoát khỏi khó khăn và lợi dụng được ưu thế độc đáo chưa hề có trong lịch sử cuộc đời 4000 năm đầy gian truân vất vả của cô.
    (copy and paste)
    <rookie>
    Imagination is more important than knowledge (Albert Einstein)
    </rookie>
  10. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam và Trung Quốc
    Những nhà chọc trời tráng lệ huy hoàng, những xa lộ tối tân ba, bốn tầng chồng chất lên nhau, suốt ngày tấp nập xe cộ, những nhà lầu xây bằng gạch phủ kín các làng mạc ở nông thôn... Cảnh tượng trên đây không phải được nhìn thấy ở Nhật Bản, Đài Loan, Tân gia Ba, hay Nam Triều Tiên, mà ở khắp miền duyên hải dài hơn 2,000 dặm phía đông Trung Quốc.
    Sau một giấc ngủ dài đầy ác mộng, trong đó đẫm máu nhất là phong trào chống phe hữu năm 1957, bước Đại Nhảy Vọt năm 1958-59 và ***************** 1966-76, Trung Quốc sau cùng đã bừng tỉnh và đang hối hả vươn lên, đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ. Từ khi mở cửa vào cuối năm 1978, Trung Quốc đã duy trì được mức tăng trưởng kinh tế 9% một năm liên tiếp trong suốt hai thế hệ. Trong thời gian 1994-1997 đã có một phong trào tư bản thế giới chen lấn nhau đổ xô vào Trung Quốc giống như cuộc đổ xô về California trong cao trào tìm vàng trước đây.
    Những thành công của nước láng giềng khổng lồ đã làm cho Việt Nam phải chú tâm học hỏi: trong năm 1998 đã có 148 cuộc thăm viếng diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có 52 thăm viếng từ cấp thứ trưởng trở lên. Trong năm 1999, số thăm viếng từ cấp thứ trưởng trở lên đến cấp lãnh đạo cao nhất giữa hai nước lên đến 90. Đổi mới sau Trung Quốc 10 năm, cho đến nay Việt Nam đã theo sát con đường Trung Quốc vạch ra trong cánh rừng hoang chưa hề được biết đến của một nền kinh tế thị trường trong khuôn khổ xã hội chủ nghĩa. Nhưng Trung Quốc có hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn riêng của Trung Quốc, Việt Nam có hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn riêng của Việt Nam. Nếu khôn khéo Việt Nam có nhiều khả năng không cần đến 10 năm để bắt kịp mức độ phát triển hiện nay của Trung Quốc.
    Khó khăn của Trung Quốc:
    Trung Quốc hiện nay vẫn còn là một quốc gia bị chia cắt. Đài Loan, với diện tích chỉ gấp đôi thành phố Bắc Kinh, rất hùng mạnh ở phương Nam, vẫn là một thách đố và mối lo cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Về phía tây, phong trào độc lập ở Tây Tạng âm ỷ từ mấy chục năm qua. Bên cạnh Tây Tạng là vùng Tân Cương bao la (bằng một nửa diện tích nước Ấn Độ), rất giàu tài nguyên thiên nhiên, mà bạo động đã nổ ra từ phong trào đòi độc lập của người Hồi Giáo thiểu số. Các cuộc bạo động này dù mới chỉ ở cấp độ lẻ tẻ, nhưng đã ảnh hưởng không ít đến chính sách của Trung Quốc, nhất là sau bài học Kosovo, nơi Mỹ và NATO đã trực tiếp tham chiến để giúp người Hồi Giáo ly khai chống lại người Serb.
    Hoàn cảnh phức tạp trên đây cộng thêm tham vọng nước lớn của Bắc Kinh, muốn thay thế Liên Xô trong vai trò tranh giành quyền lực với Mỹ, đã khiến Trung Quốc phải duy trì một bộ máy quân sự rất tốn kém với gần 3 triệu quân. Chi phí quốc phòng năm 1998-99 là 37.5 tỷ mỹ kim (so với Pháp: 29.5 tỷ, Anh: 34.6 tỷ, Đức: 24.7 tỷ, Đài Loan: 10.7 tỷ, Việt Nam: 900 triệu). Chỉ cần một nửa số chi khổng lồ trong một năm về quốc phòng này cũng đã thừa cho Trung Quốc tài trợ dự án đường xe lửa từ trường cao tốc tối tân nhất thế giới trị giá 15 tỷ mỹ kim nối liền Bắc Kinh và Thượng Hải, dự trù xây cất với vốn vay của Nhật Bản.
    Một khó khăn khác còn lớn hơn của Trung Quốc là việc quản lý thành phần tư nhân đang ngày càng lớn mạnh trong nền kinh tế quốc dân. Thành phần này bao gồm những cá nhân tiên tiến nhất, năng động nhất, đang dần dần vượt qua khu vực quốc doanh. Thành phần này chắc chắn sẽ không chấp nhận vai trò đứng bên lề sinh hoạt chính trị, đến một lúc nào đó họ sẽ đòi hỏi một vai trò tích cực hơn.
    Sau cùng, cũng như ở các nước nghèo khác, tệ tham nhũng thối nát có tính cách truyền thống trong tất cả các ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đang và sẽ tiếp tục là trở ngại lớn lao trên con đường phát triển của Trung Quốc.
    Thuận lợi của Việt Nam:
    Thuận lợi đầu tiên của Việt Nam là do đã có Trung Quốc dẫn đường, Việt Nam không mất thì giờ dò dẫm, có thể rút ngắn thời gian bằng cách bỏ qua những chần chừ, vấp váp của Trung Quốc. Cũng như bộ máy sản xuất quốc doanh, về lâu về dài sẽ không tránh khỏi thoái hóa nếu nó không được bộc lộ ra cho sự cạnh tranh có trật tự trong một sân khấu chính trị dân chủ.
    Ngoài thuận lợi trên đây, so với Trung Quốc, Việt Nam hiện nay ổn định hơn về phương diện chính trị. Trên bình diện quốc tế, tình hình bất ổn ở Việt Nam không có lợi cho bất cứ cường quốc nào trên thế giới. Về mặt quốc nội, đa số quần chúng hài lòng với những thành quả kinh tế vừa đạt được sau hơn 10 năm mở cửa. Vì những lý do này, các thế lực chống đối hoàn toàn không có điều kiện phát triển: trong nước không tạo được bất ổn và ngoài nước không làm giảm được sự hợp tác và hỗ trợ ngày càng gia tăng của quốc tế dành cho Việt Nam.
    Sự dè dặt của thế giới đối với Trung Quốc cũng là một thuận lợi quan trọng cho Việt Nam. Thống kê gần đây tại Nhật cho thấy một nửa dân Nhật nghĩ Trung Quốc là kẻ thù chứ không phải là bạn của Nhật. Tại Mỹ, mối lo sợ về hiểm họa Trung Quốc không bao giờ lu mờ trong tâm trí. Tác phẩm của Bill Gertz về mối đe dọa của Trung Quốc đối với an ninh của Mỹ, trong danh mục sách bán chạy nhất suốt 11 tuần lễ đầu năm của báo New York Times là một trong những bằng chứng. Trong bối cảnh này, sự hình thành một nước Việt Nam hùng mạnh và độc lập ở Đông Nam Á là phù hợp với quyền lợi của tất cả các quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc, trong vùng biển Thái Bình Dương.
    Một cách lạc quan, hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay có thể ví như hoàn cảnh may mắn của một cô gái đẹp được nhiều chàng trai ao ước: Mỹ, Úc, Nhật, Pháp, Nga??? đều tranh nhau tán tỉnh, làm cho anh hàng xóm Trung Quốc bồn chồn lo lắng.
    Những vụ phá hoại lặt vặt liên tiếp xảy ra gần đây tại Cam Bốt cũng như tại xứ Lào êm ả có lẽ chính là dấu hiệu sự lo lắng của chàng trai Trung Quốc: ??oTôi cũng yêu cô nhiều lắm, nếu cô muốn yên thân ở Lào và Cam Bốt thì đừng dại dột hắt hủi tôi!???
    Những người bi quan có thể so sánh hoàn cảnh Việt Nam hiện nay như hoàn cảnh kém may mắn của một cô gái đẹp trong cơn cùng quẫn không ai giúp đỡ, đã lỡ trao thân lầm một kẻ vũ phu. Anh ta cũng có lúc thương cô lắm, nhưng cũng đã có vô số lần anh ta ??odạy cho cô một bài học??? mà cả cô lẫn anh ta đều bể đầu sứt trán. Vì kém khả năng, anh ta không thể đem lại cho cô một cuộc sống xứng đáng, nhưng anh ta cũng đủ sức đủ tiền để làm cho cuộc đời cô thêm khốn khổ khốn nạn nếu cô muốn bỏ đi để vươn lên.
    Tất nhiên cô gái Việt Nam thừa hiểu cô phải cư xử như thế nào để thoát khỏi khó khăn và lợi dụng được ưu thế độc đáo chưa hề có trong lịch sử cuộc đời 4000 năm đầy gian truân vất vả của cô.
    (copy and paste)
    <rookie>
    Imagination is more important than knowledge (Albert Einstein)
    </rookie>

Chia sẻ trang này