1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Trãi có thể coi là nghèo, nhưng không thể cho là hèn được các bác nhỉ?
    Nghèo với hèn, thật là hai nghĩa khác hẳn nhau, và không đi kèm với nhau.
    Nhưng người ta thường nói từ cái nghèo dẫn đến cái hèn. Nếu ai thực sự vượt qua được điều đó. Đáng để khâm phục lắm.
    ATC
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Trãi có thể coi là nghèo, nhưng không thể cho là hèn được các bác nhỉ?
    Nghèo với hèn, thật là hai nghĩa khác hẳn nhau, và không đi kèm với nhau.
    Nhưng người ta thường nói từ cái nghèo dẫn đến cái hèn. Nếu ai thực sự vượt qua được điều đó. Đáng để khâm phục lắm.
    ATC
  3. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Ông ngoại Nguyễn Trãi là Tư đồ Trần Nguyên Đán còn em con cậu mới là Trần Nguyên Hãn, một danh tướng nhà Lê. Trần Nguyên Đán, tuy làm đến cực phẩm triều Trần nhưng lại có vụ đầu cơ chính trị bằng cách thông gia với Hồ Quý Ly nên về sau gia tộc Trần bị Hồ diệt nhưng nhà ông vẫn không hề hấn gì, thậm chí con rể, cháu ngoại còn làm quan cho nhà Hồ.
    Bác cuoihaymeu nói Nguyễn Phi Khanh kế tiếp Chu Văn An làm Tư nghiệp Quốc tử giám liệu có chính xác không? Vì từ thời Chu Văn An (vua Trần Minh Tông) tới Nguyễn Phi Khanh là khoảng thời gian khá xa, chả lẽ trong thời gian đó trường Quốc tử giám không có hiệu trưởng ư?
    À, cái vụ sinh ra Nguyễn Trãi cũng khá độc đáo. Nguyễn Phi Khanh vốn là gia sư cho con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, chẳng hiểu làm thế nào mà khiến cho cô học trò chết mê chết mệt. Tương truyền là cô học trò này có mang (chính là Nguyễn Trãi), Phi Khanh sợ quá bỏ trốn nhưng Nguyên Đán sai người đuổi theo gả con gái cho. Câu chuyện này không biết có bao nhiêu phần trăm sự thật?
    Số phận Phi Khanh sau này không biết ra sao? Nhưng hình như ngoại trừ Hồ QUý Ly bị bắt làm lính thú ở biên ải còn tất cả quan viên nhà Hồ bị bắt sang Trung Quốc đều được tha tội. Hồ Nguyên Trừng còn làm quan khá to cho nhà Minh. Nghe nói, ông ta là kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành và cũng là người dạy quân Minh cách chế Thần công.

    Nowhere Man

    Được sửa chữa bởi - VNHL vào 20/12/2001 01:26
  4. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Ông ngoại Nguyễn Trãi là Tư đồ Trần Nguyên Đán còn em con cậu mới là Trần Nguyên Hãn, một danh tướng nhà Lê. Trần Nguyên Đán, tuy làm đến cực phẩm triều Trần nhưng lại có vụ đầu cơ chính trị bằng cách thông gia với Hồ Quý Ly nên về sau gia tộc Trần bị Hồ diệt nhưng nhà ông vẫn không hề hấn gì, thậm chí con rể, cháu ngoại còn làm quan cho nhà Hồ.
    Bác cuoihaymeu nói Nguyễn Phi Khanh kế tiếp Chu Văn An làm Tư nghiệp Quốc tử giám liệu có chính xác không? Vì từ thời Chu Văn An (vua Trần Minh Tông) tới Nguyễn Phi Khanh là khoảng thời gian khá xa, chả lẽ trong thời gian đó trường Quốc tử giám không có hiệu trưởng ư?
    À, cái vụ sinh ra Nguyễn Trãi cũng khá độc đáo. Nguyễn Phi Khanh vốn là gia sư cho con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, chẳng hiểu làm thế nào mà khiến cho cô học trò chết mê chết mệt. Tương truyền là cô học trò này có mang (chính là Nguyễn Trãi), Phi Khanh sợ quá bỏ trốn nhưng Nguyên Đán sai người đuổi theo gả con gái cho. Câu chuyện này không biết có bao nhiêu phần trăm sự thật?
    Số phận Phi Khanh sau này không biết ra sao? Nhưng hình như ngoại trừ Hồ QUý Ly bị bắt làm lính thú ở biên ải còn tất cả quan viên nhà Hồ bị bắt sang Trung Quốc đều được tha tội. Hồ Nguyên Trừng còn làm quan khá to cho nhà Minh. Nghe nói, ông ta là kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành và cũng là người dạy quân Minh cách chế Thần công.

    Nowhere Man

    Được sửa chữa bởi - VNHL vào 20/12/2001 01:26
  5. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Quyển Hồ Quý Ly chỉ đề cập sơ qua về Nguyễn Trãi thôi nhưng chân dung các nhân vật như Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Trần Khát Chân, Trần Nghệ Tông cả CHế Bồng Nga nữa được khắc hoạ khá rõ nét, bút pháp cũng sinh động, mới lạ.

    Nowhere Man
  6. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Quyển Hồ Quý Ly chỉ đề cập sơ qua về Nguyễn Trãi thôi nhưng chân dung các nhân vật như Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Trần Khát Chân, Trần Nghệ Tông cả CHế Bồng Nga nữa được khắc hoạ khá rõ nét, bút pháp cũng sinh động, mới lạ.

    Nowhere Man
  7. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0

    Nhân có bác Duy Tan đây gợi chuyện về cụ Nguyễn Trãi, tôi xin góp vui với các bác mấy dòng.
    Cái chuyện bác DuyTan bảo cụ Nguyễn nhà ta nghèo hèn tất nhiên là sao thì chẳng sao, nó chỉ có mỗi điều là ... sai thôi, bác ạ.
    Nguyễn Trãi là dòng dõi quý tộc, ông sinh năm 1380 tại kinh thành Thăng Long, chính xác là tại dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Hãn, là trọng thần của nhà Trần, con cháu trực hệ của Thái sư Trần Quang Khải (chứ cũng không phải sinh ra ở làng quê rì) . (Gốc gác nhà cụ là ở CHí Linh - Hải Hưng, sau dời về làng Nhị Khê - Hà Tây ngày nay).
    Bố của cụ là Nguyễn Ứng Long (tức Nguyễn Phi Khanh), một người mà sử sách chép là nổi tiếng hay chữ. Cụ Phi Khanh đỗ bảng nhãn khoá thi năm 1374 (tức là về nhì). Thời Hồ cụ Phi Khanh ra làm quan và làm đến chức Đại lý tự khanh, Trung thư Thị lang (tức là tương đương thứ trưởng- NN phong kiến dưới vua có 6 Bộ "hành chính" do Tể tướng điều hành : Hộ, Binh, Hình, Lễ, Lại... Đứng đầu Bộ là quan Thượng Thư, sau Thượng Thư là Thị Lang. Tuy nhiên từ Lê Thánh Tông VN mới đặt đủ 6 Bộ) và kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám ( Hiệu phó, nhưng lúc đó là Hiệu trưởng trường QTG, chức vụ mà liền trước đó Chu Văn An nắm giữ).
    Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh (hay tiến sĩ) năm 1400, làm Ngự sử đài chánh trưởng triều Hồ. Năm sau đó cụ được bổ nhiệm chức Học sĩ Viện Hàn Lâm.
    Ngay từ năm 1427 (chiến thắng quân Minh), cụ giữ chức Tuyên phụng đại phu hàn lâm thừa chỉ, rồi lần lượt nắm các vị trí Nhập nội hành khiển, Thượng Thư Bộ Lại và kiêm nhiệm các công việc ở Viện Xu mật. Tóm lại là toàn các chức vụ không dưới hàm Nhị phẩm.
    Chưa kể, ngay từ lúc sinh thời cụ đã được đánh giá là một học giả tài năng, một nhà văn xuất sắc trên nhiều thể loại và (sau này được đánh giá ) là người mở đầu cho nền thơ cổ điển VN với 2 tập "Quốc âm thi tập" và "Ức Trai thi tập". Thơ Nguyễn Trãi là một chuyên đề bắt buộc của bộ môn "VHVN trung đại" đối với các chương trình đào tạo cử nhân và sau đại học hệ chính quy của hệ thống các trường ĐH QG và ĐH SP.
    (Tất nhiên cuộc đời cụ Nguyễn, không kể từ lúc thất sủng cho đến khi vướng cái oan mất mạng 3 họ, mà ngay từ thủa niên thiếu cho đến lúc thành danh cũng có những khúc thăng trầm nho nhỏ).
    Tuy nhiên, tóm lại là , một người quyền quý từ khi sinh ra, ông là quan thuộc hàng đầu triều, bố là Thị lang của cả một Bộ, bản thân mình cũng là trọng thần hai triều, chức vụ to hơn bố và công lao còn lớn hơn cả ông. Bố con nức tiếng hay chữ cả cổ lẫn kim, được coi là nhât vật kiệt xuất nhất đương thời và bây giờ thì được đánh giá là danh nhân lớn nhất của VN thời trung đại .
    Hì hì, bảo con người ấy là nghèo hèn, tất nhiên là "sao" thì cũng ... chẳng sao.
    (P/S : thôi thì, hì hì, ít ra là ông ta cũng không nghèo hèn cho đến khi ông ấy nói mấy cái lời "kinh thiên động địa" kiểu ... voi chứ không phải kiểu chó ấy).
    À có hai quyển tiểu thuyết LS là Vạn Xuân (tác giả người Pháp) và Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (giải thưởng tiểu thuyết VN 2001) viết khá hay về Nguyễn Trãi, bác nào quan tâm đến cụ thì nên đọc .

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0

    Nhân có bác Duy Tan đây gợi chuyện về cụ Nguyễn Trãi, tôi xin góp vui với các bác mấy dòng.
    Cái chuyện bác DuyTan bảo cụ Nguyễn nhà ta nghèo hèn tất nhiên là sao thì chẳng sao, nó chỉ có mỗi điều là ... sai thôi, bác ạ.
    Nguyễn Trãi là dòng dõi quý tộc, ông sinh năm 1380 tại kinh thành Thăng Long, chính xác là tại dinh ông ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Hãn, là trọng thần của nhà Trần, con cháu trực hệ của Thái sư Trần Quang Khải (chứ cũng không phải sinh ra ở làng quê rì) . (Gốc gác nhà cụ là ở CHí Linh - Hải Hưng, sau dời về làng Nhị Khê - Hà Tây ngày nay).
    Bố của cụ là Nguyễn Ứng Long (tức Nguyễn Phi Khanh), một người mà sử sách chép là nổi tiếng hay chữ. Cụ Phi Khanh đỗ bảng nhãn khoá thi năm 1374 (tức là về nhì). Thời Hồ cụ Phi Khanh ra làm quan và làm đến chức Đại lý tự khanh, Trung thư Thị lang (tức là tương đương thứ trưởng- NN phong kiến dưới vua có 6 Bộ "hành chính" do Tể tướng điều hành : Hộ, Binh, Hình, Lễ, Lại... Đứng đầu Bộ là quan Thượng Thư, sau Thượng Thư là Thị Lang. Tuy nhiên từ Lê Thánh Tông VN mới đặt đủ 6 Bộ) và kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám ( Hiệu phó, nhưng lúc đó là Hiệu trưởng trường QTG, chức vụ mà liền trước đó Chu Văn An nắm giữ).
    Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh (hay tiến sĩ) năm 1400, làm Ngự sử đài chánh trưởng triều Hồ. Năm sau đó cụ được bổ nhiệm chức Học sĩ Viện Hàn Lâm.
    Ngay từ năm 1427 (chiến thắng quân Minh), cụ giữ chức Tuyên phụng đại phu hàn lâm thừa chỉ, rồi lần lượt nắm các vị trí Nhập nội hành khiển, Thượng Thư Bộ Lại và kiêm nhiệm các công việc ở Viện Xu mật. Tóm lại là toàn các chức vụ không dưới hàm Nhị phẩm.
    Chưa kể, ngay từ lúc sinh thời cụ đã được đánh giá là một học giả tài năng, một nhà văn xuất sắc trên nhiều thể loại và (sau này được đánh giá ) là người mở đầu cho nền thơ cổ điển VN với 2 tập "Quốc âm thi tập" và "Ức Trai thi tập". Thơ Nguyễn Trãi là một chuyên đề bắt buộc của bộ môn "VHVN trung đại" đối với các chương trình đào tạo cử nhân và sau đại học hệ chính quy của hệ thống các trường ĐH QG và ĐH SP.
    (Tất nhiên cuộc đời cụ Nguyễn, không kể từ lúc thất sủng cho đến khi vướng cái oan mất mạng 3 họ, mà ngay từ thủa niên thiếu cho đến lúc thành danh cũng có những khúc thăng trầm nho nhỏ).
    Tuy nhiên, tóm lại là , một người quyền quý từ khi sinh ra, ông là quan thuộc hàng đầu triều, bố là Thị lang của cả một Bộ, bản thân mình cũng là trọng thần hai triều, chức vụ to hơn bố và công lao còn lớn hơn cả ông. Bố con nức tiếng hay chữ cả cổ lẫn kim, được coi là nhât vật kiệt xuất nhất đương thời và bây giờ thì được đánh giá là danh nhân lớn nhất của VN thời trung đại .
    Hì hì, bảo con người ấy là nghèo hèn, tất nhiên là "sao" thì cũng ... chẳng sao.
    (P/S : thôi thì, hì hì, ít ra là ông ta cũng không nghèo hèn cho đến khi ông ấy nói mấy cái lời "kinh thiên động địa" kiểu ... voi chứ không phải kiểu chó ấy).
    À có hai quyển tiểu thuyết LS là Vạn Xuân (tác giả người Pháp) và Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (giải thưởng tiểu thuyết VN 2001) viết khá hay về Nguyễn Trãi, bác nào quan tâm đến cụ thì nên đọc .

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  9. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    hì hì , sửa lại bài thì mới thấy bác.
    Bác nói đúng đấy ạ, Phi Khanh là con rể Trần Nguyên Đán, tôi nhầm chỗ ấy, ông Đán dòng dõi Thái sư Trần Quang Khải (trực hệ phải không bác nhỉ?).
    Còn cái chuyện Tế tửu và Tư nghiệp QTG thì đúng là như thế bác ạ. Trong 88 vị Tế Tửu, Tư nghiệp thì vị đầu tiên Thượng Thư Phạm Ứng Thần năm 1236, sau là Chu văn An (Tư nghiệp-không có Tế tửu), vị thứ 3 là cụ Nguyễn Phi Khanh đây (cũng Tư nghiệp- không có Tế Tửu). Tôi nói thế là bởi vì giữa hai cụ này không có một cụ nào xen vào cả. Tuy nhiên nhiều người cũng cho rằng 88 vị là không đủ, lý do cũng tương tự như bác đã nói đấy. Có điều là người ta mới chỉ tìm được có ngần ấy vị thôi.
    Còn quyển HQL, gọi là rõ nét thì chỉ có Hồ Nguyên Trừng và sau đó là Hồ Quý Ly. Chứ các vị kia cũng viết như là viết về Nguyễn Trãi thôi, có điều là ít hay nhiều thì cũng khá hay.
    Tôi nhắc đến quyển ấy khi nói về Nguyễn Trãi là vì nó cũng góp thêm vào cuộc tranh cãi vốn bất phân thắng bại lâu nay về cụ, là cụ lên Lam Sơn trước khi khởi nghĩa hay sau khi khởi nghĩa, và trong điều kiện bị theo dõi thì cụ làm cách nào để thoát đi được. Cho nên nó ... khá hay là thê.
    Còn chuyện Phi Khanh định bỏ trốn là có 100% sự thật đấy, nhưng Trần Nguyên Đán bảo rằng có khi đấy là "trời định" nên gả con gái cho (Sử viết thế). Xem ra cụ thoáng phết, và đi ngược truyền thống nội hôn của nhà Trần.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  10. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    hì hì , sửa lại bài thì mới thấy bác.
    Bác nói đúng đấy ạ, Phi Khanh là con rể Trần Nguyên Đán, tôi nhầm chỗ ấy, ông Đán dòng dõi Thái sư Trần Quang Khải (trực hệ phải không bác nhỉ?).
    Còn cái chuyện Tế tửu và Tư nghiệp QTG thì đúng là như thế bác ạ. Trong 88 vị Tế Tửu, Tư nghiệp thì vị đầu tiên Thượng Thư Phạm Ứng Thần năm 1236, sau là Chu văn An (Tư nghiệp-không có Tế tửu), vị thứ 3 là cụ Nguyễn Phi Khanh đây (cũng Tư nghiệp- không có Tế Tửu). Tôi nói thế là bởi vì giữa hai cụ này không có một cụ nào xen vào cả. Tuy nhiên nhiều người cũng cho rằng 88 vị là không đủ, lý do cũng tương tự như bác đã nói đấy. Có điều là người ta mới chỉ tìm được có ngần ấy vị thôi.
    Còn quyển HQL, gọi là rõ nét thì chỉ có Hồ Nguyên Trừng và sau đó là Hồ Quý Ly. Chứ các vị kia cũng viết như là viết về Nguyễn Trãi thôi, có điều là ít hay nhiều thì cũng khá hay.
    Tôi nhắc đến quyển ấy khi nói về Nguyễn Trãi là vì nó cũng góp thêm vào cuộc tranh cãi vốn bất phân thắng bại lâu nay về cụ, là cụ lên Lam Sơn trước khi khởi nghĩa hay sau khi khởi nghĩa, và trong điều kiện bị theo dõi thì cụ làm cách nào để thoát đi được. Cho nên nó ... khá hay là thê.
    Còn chuyện Phi Khanh định bỏ trốn là có 100% sự thật đấy, nhưng Trần Nguyên Đán bảo rằng có khi đấy là "trời định" nên gả con gái cho (Sử viết thế). Xem ra cụ thoáng phết, và đi ngược truyền thống nội hôn của nhà Trần.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...

Chia sẻ trang này