1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử, Văn hoá Việt nam và ...

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Simba, 13/07/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Finlandia

    Finlandia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Bác Cười hay Mếu đâu rồi? Hay là bác bán modem rồi không thèm vào mạng làm bà con nhớ qúa! Hay bác hết kiến thức mà bỏ sang mục khác rồi. Hi Hi
    Chúc các bác năm mới ăn khoẻ ngủ khoẻ.... cái gì cũng khoẻ .....để chiến tiếp.
    Finlandia - Rượu ngon đây có ai muốn uống không?
  2. Finlandia

    Finlandia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2001
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Bác Cười hay Mếu đâu rồi? Hay là bác bán modem rồi không thèm vào mạng làm bà con nhớ qúa! Hay bác hết kiến thức mà bỏ sang mục khác rồi. Hi Hi
    Chúc các bác năm mới ăn khoẻ ngủ khoẻ.... cái gì cũng khoẻ .....để chiến tiếp.
    Finlandia - Rượu ngon đây có ai muốn uống không?
  3. Chic

    Chic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/01/2002
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Chào các Bác,
    Trước hết xin gửi lời chào trân trọng nhất tới tất cả các thành viên trong ttvnonline. Chúc các Bác một năm mới an khang thịnh vượng, đắc tài, đắc lộc, làm ăn thuận lợi,phát đạt ra một vào mười, mạnh khoẻ như ý. Niềm vui, nụ cười tràn ngâppj cả năm.
    Hôm nay tui hân hạnh được tham gia vào đây, mong các bác chỉ giáo cho.
    Chủ đề về nhân vật Hồ Quý Ly mà Bác Trinity đưa ra là một chủ đề hay đấy, là một nhân vật nổi bật trong lịch sử vào thế kỷ 14, tuy rằng ông ta đã áp dụng bạo lực tàn bạo vào việc cai trị chính quyền nhưng thật sự không thể phủ nhận công lao của ông ta về chính sách cải cách kinh tế phát hành tiền giấy, ông có hoài bão xây dựng một nền văn hoá dân tộc,mở thêm trường học.... Điều này cho thấy đây là một con người có bản lĩnh phi thường, một tài năng xuất chúng, nhưng đáng tiếc là những cuộc cải cách đó không phù hợp với lòng dân bởi ông ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội lúc đó. Nhưng nếu lịch sử không có Hồ Quý Ly thì đất nước ta lúc đó là sao có những nhận thức về sự phát triển của đất nước sau đó. Ấ..y.., nhưng đây là nhà chính trị vì vậy cũng không nên trách ông ta, bởi lẽ làm chính trị thì lỡ tay giết dăm ba người thì cũng đâu có sao(nhưng trong trường hợp này cũng thấy hơi bị khát máu). Điều ngày xưa mà những bậc tiền bối làm chính trị lo lẵng nhất là khi họ làm việc gì thì cần phải "Rút lửa đáy nồi" tức là giệt cỏ phải giệt tận gốc vì vậy ông ta đã ra lệnh giết hết tôn thất đời nhà Trần, và cũng chính phép tắc cứng nhắc đó không hợp với lòng dân nên thất bại là lẽ đương nhiên. Xét lại lịch sử khoảng 100 năm trước đó Trần Thủ Độ cũng bị coi là có tài mà không có đức, có công với triều Trần nhưng lại có tội với triều Lý bằng chứng là Trần Thủ Độ đã giết hết tôn thất nhà họ Lý, làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại. Xét cho cùng, họ cũng là những con người muốn thoả mãn hoài bão lớn của mình, còn việc bình luận công hay tội thì cũng khó mà bàn, điều này còn phù hợp trên từng hoàn cảnh và điều kiện để nói.
    Xin mạo muội góp vài lời bàn luận về lịch sử, tự thấy mình còn non kém có gì lỡ lời mong các bác bỏ quá cho. hi hi hi
    Chic
    Được sửa chữa bởi - Chic vào 20/01/2002 02:17
  4. Chic

    Chic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/01/2002
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Chào các Bác,
    Trước hết xin gửi lời chào trân trọng nhất tới tất cả các thành viên trong ttvnonline. Chúc các Bác một năm mới an khang thịnh vượng, đắc tài, đắc lộc, làm ăn thuận lợi,phát đạt ra một vào mười, mạnh khoẻ như ý. Niềm vui, nụ cười tràn ngâppj cả năm.
    Hôm nay tui hân hạnh được tham gia vào đây, mong các bác chỉ giáo cho.
    Chủ đề về nhân vật Hồ Quý Ly mà Bác Trinity đưa ra là một chủ đề hay đấy, là một nhân vật nổi bật trong lịch sử vào thế kỷ 14, tuy rằng ông ta đã áp dụng bạo lực tàn bạo vào việc cai trị chính quyền nhưng thật sự không thể phủ nhận công lao của ông ta về chính sách cải cách kinh tế phát hành tiền giấy, ông có hoài bão xây dựng một nền văn hoá dân tộc,mở thêm trường học.... Điều này cho thấy đây là một con người có bản lĩnh phi thường, một tài năng xuất chúng, nhưng đáng tiếc là những cuộc cải cách đó không phù hợp với lòng dân bởi ông ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội lúc đó. Nhưng nếu lịch sử không có Hồ Quý Ly thì đất nước ta lúc đó là sao có những nhận thức về sự phát triển của đất nước sau đó. Ấ..y.., nhưng đây là nhà chính trị vì vậy cũng không nên trách ông ta, bởi lẽ làm chính trị thì lỡ tay giết dăm ba người thì cũng đâu có sao(nhưng trong trường hợp này cũng thấy hơi bị khát máu). Điều ngày xưa mà những bậc tiền bối làm chính trị lo lẵng nhất là khi họ làm việc gì thì cần phải "Rút lửa đáy nồi" tức là giệt cỏ phải giệt tận gốc vì vậy ông ta đã ra lệnh giết hết tôn thất đời nhà Trần, và cũng chính phép tắc cứng nhắc đó không hợp với lòng dân nên thất bại là lẽ đương nhiên. Xét lại lịch sử khoảng 100 năm trước đó Trần Thủ Độ cũng bị coi là có tài mà không có đức, có công với triều Trần nhưng lại có tội với triều Lý bằng chứng là Trần Thủ Độ đã giết hết tôn thất nhà họ Lý, làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại. Xét cho cùng, họ cũng là những con người muốn thoả mãn hoài bão lớn của mình, còn việc bình luận công hay tội thì cũng khó mà bàn, điều này còn phù hợp trên từng hoàn cảnh và điều kiện để nói.
    Xin mạo muội góp vài lời bàn luận về lịch sử, tự thấy mình còn non kém có gì lỡ lời mong các bác bỏ quá cho. hi hi hi
    Chic
    Được sửa chữa bởi - Chic vào 20/01/2002 02:17
  5. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Xin trích ra đây ý kiến ngược lại về Hồ Quý Ly để bác tham khảo. Thứ lỗi vì tớ không thể viết hẳn tên tác giả cũng như quyển sách này ra được. Nếu bác muốn biết link để đọc quyển sách nổi tiếng này thì gửi thông báo cho tớ, nó mới xuất hiện bản điện tử trên net đó. Tớ đọc quyển sách đó lâu rồi, nhưng vừa đọc kỹ lại một lần nữa xong, nhức hết cả đầu óc. Vẫn còn chưa hết choáng, bây giờ chưa thể có bình luận gì của bản thân được
    ---------------------
    Trong một thời gian cách nhau hơn một thế kỷ, nước ta đã có hai trường hợp cướp ngôi. Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần năm 1400, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê năm 1527. Hai trường hợp khởi đầu trong một kịch bản tương đối giống nhau: một dòng họ hư đốn làm cho đất nước suy đồi, rồi một đại thần phế bỏ vua, tự lập lên ngôi. Trong cả hai trường hợp, vị vua cũ bị giết hại. Trong cả hai trường hợp, các triều thần của dòng vua cũ được mời ở lại giúp vua mới. Nhưng kết quả đã khác nhau, và sự phán xét của lịch sử đã rất lạ lùng.
    Hồ Quí Ly là một đại thần bất lực, bên trong làm cho đất nước suy đồi, bên ngoài thì không giữ được bờ cõi. Quân Chiêm Thành ra vào cướp phá như chỗ không người, kinh đô mấy lần bị rơi vào tay quân địch, Hồ Quí Ly chỉ biết dắt vua bỏ chạy. Chẳng có công lao gì với đất nước nhưng Hồ Quí Ly cũng đã trấn áp được vua Trần rồi cướp ngôi. Hồ Quí Ly cũng tỏ ra đặc biệt bội bạc với đất nước Việt nam đã cho ông ta tất cả, ông ta vẫn tự coi là người Tàu dù tổ tiên đã lập nghiệp tại Việt nam từ bốn đời. Cướp được ngôi vua, Hồ Quí Ly, trước đó mang họ Lê theo bố nuôi, đã lấy lại họ Hồ theo họ cũ của mình và đổi tên nước ta từ Đại Việt thành Đại Ngu theo tên cố quốc của mình, rồi thi hành một chính sách cướp bóc ra mặt đối với dân chúng. Nguyên Trãi kể tội Hồ Quí Ly: Vừa qua nhà Hồ vì chính sách phiền hà làm cho lòng người oán giận. Kết quả là Hồ Quí Ly làm mất nước, nước ta lại rơi vào vòng Bắc thuộc sau gần năm trăm năm độc lập. Tội của Hồ Quí Ly đối với Việt nam thực là lớn. Thế nhưng xem ra Hồ Quí Ly chỉ bị lên án vừa phải thôi, không những thế còn được khen là con người lỗi lạc, một trí tuệ siêu việt và sáng tạo.
    Mạc Đăng Dung, hơn một trăm năm sau, có công giúp vua dẹp loạn rồi được tin dùng và lợi dụng cơ hội để cướp ngôi. Cũng như trường hợp Hồ Quí Ly, đám con cháu của triều đình cũ sang Tàu cầu cứu và quân Tàu rục rịch đánh nước ta. Mạc Đăng Dung tự trói mình xin thần phục Trung Quốc và giữ được nước. Nhà Mạc sau đó không tỏ ra dấu hiệu hà khắc nào, không gặp giặc giã nào đáng kể, dân tình không đến nỗi khổ sở. Nhưng nhà Mạc đã gặp cuộc chiến tranh qui mô để tái lập nhà Lê do Nguyễn Kim, rồi Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng lãnh đạo, rồi bị tiêu diệt sau sáu mươi lăm năm. Mạc Đăng Dung đã bị tất cả các sử gia và trí thức mạt sát thậm tệ. Cách phán xét nhà Hồ và nhà Mạc cho tới nay ít làm ai ngạc nhiên. Cũng cùng thoán nghịch mà sao người làm mất nước lại không bị lên án gay gắt bằng người không làm mất nước? Đối với người lãnh đạo quốc gia có tội nào lớn hơn tội làm mất nước? Người ta lên án Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung đã phản bội vua và cướp ngôi. Điều này vào thời đại đó và với khuôn mẫu đạo lý đó là đúng. Nhưng ngày nay nhìn lại thì sao? Nếu chúng ta coi khuôn mẫu Khổng Giáo vẫn còn là tốt cho đất nước và cần được duy trì thì cả Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung đều đáng lên án. Ngược lại nếu chúng ta coi khuôn mẫu Khổng Giáo là khuôn mẫu cỗ hủ đáng lẽ không được duy trì quá lâu như vậy, thì hành động thoán nghịch của Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung phải được coi là đáng khen vì nó là một thách thức đối với khuôn mẫu Khổng Giáo. Còn nếu chúng ta không có ý kiến dứt khoát thì hành động thoán nghịch chẳng là công mà cũng chẳng là tội. Nó chỉ là một biến cố chính trị. Vậy thì ngoại trừ đối với một số người thủ cựu một cách mê muội, cái tội thoán nghịch không nên đặt ra nữa. Cái gì bắt một dân tộc phải tiếp tục chịu đựng những ông vua tồi tệ như cuối đời Trần hay cuối đời Hậu Lê? Đạo lý nào bắt buộc như vậy chỉ là một đạo lý tồi tệ. Xét công, tội của Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung phải dựa vào những gì họ để lại sau đó.
    Hồ Quí Ly không làm được gì cho đất nước, chỉ làm khổ dân và rồi làm mất nước. Người ta ca tụng Hồ Quí Ly là có nhiều ý kiến sáng tạo: đổi lại hệ thống giáo dục một cách thực dụng hơn, đem toán học, địa lý và nông nghiệp vào giáo dục, lập các trạm y tế ở khắp nơi. Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu quả thực đó là những ý kiến mà Hồ Quí Ly cho là ích quốc lợi dân thì tại sao trong mấy chục năm làm thái sư, có tất cả mọi quyền trong tay, kể cả quyền giết vua mà Hồ Quí Ly đã sử dụng một cách thường xuyên, Hồ Quí Ly không đem áp dụng? Đó là một câu hỏi lớn mà sẽ không bao giờ la tìm được câu trả lời chính xác. Một trong những giải thích có thể là Hồ Quí Ly cũng chẳng thực sự coi trọng nhưng biện pháp canh tân sau đó Quí Ly cũng coi trọng cái học từ chương như mọi người thời đó, những biện pháp mà Quí Ly đưa ra chỉ là để đánh đổ các giá trị cũ để đào thải lớp nho sĩ thời đó, được quí trọng vì cái học từ chương và trong đại đa số không ủng hộ Quí Ly.
    Người ta cũng ca tụng Quí Ly đã biết phát minh ra tiền giấy. Có người còn nói Quí Ly dáng được coi là thủy tổ của ngành ngân hàng! Những điều này hoàn toàn sai và chứng tỏ rằng những người nói như vậy chỉ phát ngôn bừa bãi chứ họ không biết gì về ngân hàng và tiền tệ. Tiền giấy của Quí Ly không khác gì tiền mã đã có từ lâu rồi để cúng tế người chết mà thôi, nó hoàn toàn không có một giá trị thanh toán nào cả. Hành động của Quí Ly chỉ là một hành động của kẻ tham lam muốn cướp hết vàng bạc trong nước cho mình và những đồng tiền giấy chỉ là những chứng nhận đã nộp vàng để được yên thân mà thôi.
    Nếu quả thực những điều Quí Ly làm là những biện pháp canh tân thực sự, thì một trí tuệ đủ khả năng nhìn ra những biện pháp đó cũng phải ý thức được, ít nhất một phần nào, những khó khăn của việc thực hiện và đã không thi hành một cách vội vã, cẩu thả như Quí Ly đã làm. Trên thực tế, ngoại trừ việc cướp bóc vàng bạc, Quí Ly chẳng làm được gì cả. Nhà Hồ cung chỉ kéo dài được bảy năm. Người ta trách Mạc Đăng Dung là làm nhục quốc thể, quì lạy tướng Trung Hoa và cắt đất dâng cho Trung Quốc. Việc quì lạy tướng Tàu là tồi thực, nhưng đó là điều mà các vua Việt nam ngày trước vẫn thường làm trước sứ giả Trung Quốc, không phải riêng gì Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung đã quỵ luỵ hơn các vua khác vì lúc đó ông ta không đứng trước một sứ giả mà trước một đạo quân hùng mạnh sắp tràn vào Việt nam xâm chiếm. Hành động hèn nhát của Đăng Dung đã cứu được đất nước khỏi chiến tranh và ngoại thuộc. Hèn thực, nhưng cũng may thay cho nước ta. Người ta lên án Mạc Đăng Dung đã dâng đất cho Trung Hoa. Nhưng sự dâng đất này chỉ là hình thức và không đáng kể. Mạc Đăng Dung chỉ dâng năm động ở Cao Bằng. Năm cái động đó có đáng gì đâu so với ngay cả những đất đai mà nhà Lý, được coi là oanh liệt, đã phải nhượng cho Trung Quốc để cầu hòa, sau nhiều cố gắng chiến dấu. Vả lại, người Trung Hoa chẳng bao giờ sang tiếp thu năm cái hang núi này cả, cho nên trên thực tế, Mạc Đăng Dung không làm mất một tấc đất nào.
    Người ta coi Hồ Quí Ly hơn Mạc Đăng Dung, ở chỗ Hồ Quý Ly đã dám đánh lại quân Tàu, dù là đánh để rồi thua và mất nước. Người ta sỉ vả Mạc Đăng Dung là đã hèn nhát xin hàng tướng Tàu, dù nhờ đó mà Việt nam tránh được chiến tranh và không mất nước. Mà thực sự Hồ Quí Ly có đánh được gì đâu, quân Minh đi đến đâu, quân Hồ bỏ chạy đến đó, như ngày trước quân Chiêm liến đến đâu, Hồ Quí Ly chạy đến đó, chỉ trong vài tháng cả vua quan bị bắt trói giải về Tàu.
    Tại sao lại có việc trọng Hồ Quí Ly, khinh Mạc Đăng Dung? Có hai lý do. Lý do thứ nhất là tinh thần quốc gia chúng ta không cao. Ta không coi trọng những gì có lợi cho đất nước mà chỉ để ý xem cái gì là độc đáo trong một con người; chúng ta vẫn suy luận như những cá nhân chứ không phải như một dân tộc. Lý do thứ hai là óc tôn thờ chiến tranh đã nói ở một phần trước trong sách này. Đánh bao giờ cũng có sức quyến rũ hơn hòa, dù là đánh ngu xuẩn như Hồ Quí Ly. Cho đến ngày nay, lập trường trọng Hồ khinh Mạc vẫn còn ngự trị, điều đó chứng tỏ trí tuệ tập thẻ chúng ta vẫn còn mê muội, tâm lý của chúng ta vẫn chưa được khai thông.
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>
  6. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Xin trích ra đây ý kiến ngược lại về Hồ Quý Ly để bác tham khảo. Thứ lỗi vì tớ không thể viết hẳn tên tác giả cũng như quyển sách này ra được. Nếu bác muốn biết link để đọc quyển sách nổi tiếng này thì gửi thông báo cho tớ, nó mới xuất hiện bản điện tử trên net đó. Tớ đọc quyển sách đó lâu rồi, nhưng vừa đọc kỹ lại một lần nữa xong, nhức hết cả đầu óc. Vẫn còn chưa hết choáng, bây giờ chưa thể có bình luận gì của bản thân được
    ---------------------
    Trong một thời gian cách nhau hơn một thế kỷ, nước ta đã có hai trường hợp cướp ngôi. Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần năm 1400, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê năm 1527. Hai trường hợp khởi đầu trong một kịch bản tương đối giống nhau: một dòng họ hư đốn làm cho đất nước suy đồi, rồi một đại thần phế bỏ vua, tự lập lên ngôi. Trong cả hai trường hợp, vị vua cũ bị giết hại. Trong cả hai trường hợp, các triều thần của dòng vua cũ được mời ở lại giúp vua mới. Nhưng kết quả đã khác nhau, và sự phán xét của lịch sử đã rất lạ lùng.
    Hồ Quí Ly là một đại thần bất lực, bên trong làm cho đất nước suy đồi, bên ngoài thì không giữ được bờ cõi. Quân Chiêm Thành ra vào cướp phá như chỗ không người, kinh đô mấy lần bị rơi vào tay quân địch, Hồ Quí Ly chỉ biết dắt vua bỏ chạy. Chẳng có công lao gì với đất nước nhưng Hồ Quí Ly cũng đã trấn áp được vua Trần rồi cướp ngôi. Hồ Quí Ly cũng tỏ ra đặc biệt bội bạc với đất nước Việt nam đã cho ông ta tất cả, ông ta vẫn tự coi là người Tàu dù tổ tiên đã lập nghiệp tại Việt nam từ bốn đời. Cướp được ngôi vua, Hồ Quí Ly, trước đó mang họ Lê theo bố nuôi, đã lấy lại họ Hồ theo họ cũ của mình và đổi tên nước ta từ Đại Việt thành Đại Ngu theo tên cố quốc của mình, rồi thi hành một chính sách cướp bóc ra mặt đối với dân chúng. Nguyên Trãi kể tội Hồ Quí Ly: Vừa qua nhà Hồ vì chính sách phiền hà làm cho lòng người oán giận. Kết quả là Hồ Quí Ly làm mất nước, nước ta lại rơi vào vòng Bắc thuộc sau gần năm trăm năm độc lập. Tội của Hồ Quí Ly đối với Việt nam thực là lớn. Thế nhưng xem ra Hồ Quí Ly chỉ bị lên án vừa phải thôi, không những thế còn được khen là con người lỗi lạc, một trí tuệ siêu việt và sáng tạo.
    Mạc Đăng Dung, hơn một trăm năm sau, có công giúp vua dẹp loạn rồi được tin dùng và lợi dụng cơ hội để cướp ngôi. Cũng như trường hợp Hồ Quí Ly, đám con cháu của triều đình cũ sang Tàu cầu cứu và quân Tàu rục rịch đánh nước ta. Mạc Đăng Dung tự trói mình xin thần phục Trung Quốc và giữ được nước. Nhà Mạc sau đó không tỏ ra dấu hiệu hà khắc nào, không gặp giặc giã nào đáng kể, dân tình không đến nỗi khổ sở. Nhưng nhà Mạc đã gặp cuộc chiến tranh qui mô để tái lập nhà Lê do Nguyễn Kim, rồi Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng lãnh đạo, rồi bị tiêu diệt sau sáu mươi lăm năm. Mạc Đăng Dung đã bị tất cả các sử gia và trí thức mạt sát thậm tệ. Cách phán xét nhà Hồ và nhà Mạc cho tới nay ít làm ai ngạc nhiên. Cũng cùng thoán nghịch mà sao người làm mất nước lại không bị lên án gay gắt bằng người không làm mất nước? Đối với người lãnh đạo quốc gia có tội nào lớn hơn tội làm mất nước? Người ta lên án Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung đã phản bội vua và cướp ngôi. Điều này vào thời đại đó và với khuôn mẫu đạo lý đó là đúng. Nhưng ngày nay nhìn lại thì sao? Nếu chúng ta coi khuôn mẫu Khổng Giáo vẫn còn là tốt cho đất nước và cần được duy trì thì cả Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung đều đáng lên án. Ngược lại nếu chúng ta coi khuôn mẫu Khổng Giáo là khuôn mẫu cỗ hủ đáng lẽ không được duy trì quá lâu như vậy, thì hành động thoán nghịch của Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung phải được coi là đáng khen vì nó là một thách thức đối với khuôn mẫu Khổng Giáo. Còn nếu chúng ta không có ý kiến dứt khoát thì hành động thoán nghịch chẳng là công mà cũng chẳng là tội. Nó chỉ là một biến cố chính trị. Vậy thì ngoại trừ đối với một số người thủ cựu một cách mê muội, cái tội thoán nghịch không nên đặt ra nữa. Cái gì bắt một dân tộc phải tiếp tục chịu đựng những ông vua tồi tệ như cuối đời Trần hay cuối đời Hậu Lê? Đạo lý nào bắt buộc như vậy chỉ là một đạo lý tồi tệ. Xét công, tội của Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung phải dựa vào những gì họ để lại sau đó.
    Hồ Quí Ly không làm được gì cho đất nước, chỉ làm khổ dân và rồi làm mất nước. Người ta ca tụng Hồ Quí Ly là có nhiều ý kiến sáng tạo: đổi lại hệ thống giáo dục một cách thực dụng hơn, đem toán học, địa lý và nông nghiệp vào giáo dục, lập các trạm y tế ở khắp nơi. Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu quả thực đó là những ý kiến mà Hồ Quí Ly cho là ích quốc lợi dân thì tại sao trong mấy chục năm làm thái sư, có tất cả mọi quyền trong tay, kể cả quyền giết vua mà Hồ Quí Ly đã sử dụng một cách thường xuyên, Hồ Quí Ly không đem áp dụng? Đó là một câu hỏi lớn mà sẽ không bao giờ la tìm được câu trả lời chính xác. Một trong những giải thích có thể là Hồ Quí Ly cũng chẳng thực sự coi trọng nhưng biện pháp canh tân sau đó Quí Ly cũng coi trọng cái học từ chương như mọi người thời đó, những biện pháp mà Quí Ly đưa ra chỉ là để đánh đổ các giá trị cũ để đào thải lớp nho sĩ thời đó, được quí trọng vì cái học từ chương và trong đại đa số không ủng hộ Quí Ly.
    Người ta cũng ca tụng Quí Ly đã biết phát minh ra tiền giấy. Có người còn nói Quí Ly dáng được coi là thủy tổ của ngành ngân hàng! Những điều này hoàn toàn sai và chứng tỏ rằng những người nói như vậy chỉ phát ngôn bừa bãi chứ họ không biết gì về ngân hàng và tiền tệ. Tiền giấy của Quí Ly không khác gì tiền mã đã có từ lâu rồi để cúng tế người chết mà thôi, nó hoàn toàn không có một giá trị thanh toán nào cả. Hành động của Quí Ly chỉ là một hành động của kẻ tham lam muốn cướp hết vàng bạc trong nước cho mình và những đồng tiền giấy chỉ là những chứng nhận đã nộp vàng để được yên thân mà thôi.
    Nếu quả thực những điều Quí Ly làm là những biện pháp canh tân thực sự, thì một trí tuệ đủ khả năng nhìn ra những biện pháp đó cũng phải ý thức được, ít nhất một phần nào, những khó khăn của việc thực hiện và đã không thi hành một cách vội vã, cẩu thả như Quí Ly đã làm. Trên thực tế, ngoại trừ việc cướp bóc vàng bạc, Quí Ly chẳng làm được gì cả. Nhà Hồ cung chỉ kéo dài được bảy năm. Người ta trách Mạc Đăng Dung là làm nhục quốc thể, quì lạy tướng Trung Hoa và cắt đất dâng cho Trung Quốc. Việc quì lạy tướng Tàu là tồi thực, nhưng đó là điều mà các vua Việt nam ngày trước vẫn thường làm trước sứ giả Trung Quốc, không phải riêng gì Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung đã quỵ luỵ hơn các vua khác vì lúc đó ông ta không đứng trước một sứ giả mà trước một đạo quân hùng mạnh sắp tràn vào Việt nam xâm chiếm. Hành động hèn nhát của Đăng Dung đã cứu được đất nước khỏi chiến tranh và ngoại thuộc. Hèn thực, nhưng cũng may thay cho nước ta. Người ta lên án Mạc Đăng Dung đã dâng đất cho Trung Hoa. Nhưng sự dâng đất này chỉ là hình thức và không đáng kể. Mạc Đăng Dung chỉ dâng năm động ở Cao Bằng. Năm cái động đó có đáng gì đâu so với ngay cả những đất đai mà nhà Lý, được coi là oanh liệt, đã phải nhượng cho Trung Quốc để cầu hòa, sau nhiều cố gắng chiến dấu. Vả lại, người Trung Hoa chẳng bao giờ sang tiếp thu năm cái hang núi này cả, cho nên trên thực tế, Mạc Đăng Dung không làm mất một tấc đất nào.
    Người ta coi Hồ Quí Ly hơn Mạc Đăng Dung, ở chỗ Hồ Quý Ly đã dám đánh lại quân Tàu, dù là đánh để rồi thua và mất nước. Người ta sỉ vả Mạc Đăng Dung là đã hèn nhát xin hàng tướng Tàu, dù nhờ đó mà Việt nam tránh được chiến tranh và không mất nước. Mà thực sự Hồ Quí Ly có đánh được gì đâu, quân Minh đi đến đâu, quân Hồ bỏ chạy đến đó, như ngày trước quân Chiêm liến đến đâu, Hồ Quí Ly chạy đến đó, chỉ trong vài tháng cả vua quan bị bắt trói giải về Tàu.
    Tại sao lại có việc trọng Hồ Quí Ly, khinh Mạc Đăng Dung? Có hai lý do. Lý do thứ nhất là tinh thần quốc gia chúng ta không cao. Ta không coi trọng những gì có lợi cho đất nước mà chỉ để ý xem cái gì là độc đáo trong một con người; chúng ta vẫn suy luận như những cá nhân chứ không phải như một dân tộc. Lý do thứ hai là óc tôn thờ chiến tranh đã nói ở một phần trước trong sách này. Đánh bao giờ cũng có sức quyến rũ hơn hòa, dù là đánh ngu xuẩn như Hồ Quí Ly. Cho đến ngày nay, lập trường trọng Hồ khinh Mạc vẫn còn ngự trị, điều đó chứng tỏ trí tuệ tập thẻ chúng ta vẫn còn mê muội, tâm lý của chúng ta vẫn chưa được khai thông.
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>
  7. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Các bác programers ơi, các bác lập cái script để tự động convert những từ không lành mạnh thành "****". Nhưng từ điển của các bác rộng quá đi mất và cũng hơi mạnh tay. Cái chữ "Ngu" trong trường hợp bài viết trên nó không có nghĩa là Ngu ngốc đâu, nó có nghĩa là Yên vui đấy mà Có lẽ nên bỏ từ ngu ra khỏi từ điển thôi các bác ạ, rất nhiều bài viết tớ đọc chứa từ này nhưng hoàn toàn không có nghĩa xúc phạm cá nhân, chưa thấy bài nào mang tính thoá mạ đáng cắt cả.
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>
  8. Rookie

    Rookie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Các bác programers ơi, các bác lập cái script để tự động convert những từ không lành mạnh thành "****". Nhưng từ điển của các bác rộng quá đi mất và cũng hơi mạnh tay. Cái chữ "Ngu" trong trường hợp bài viết trên nó không có nghĩa là Ngu ngốc đâu, nó có nghĩa là Yên vui đấy mà Có lẽ nên bỏ từ ngu ra khỏi từ điển thôi các bác ạ, rất nhiều bài viết tớ đọc chứa từ này nhưng hoàn toàn không có nghĩa xúc phạm cá nhân, chưa thấy bài nào mang tính thoá mạ đáng cắt cả.
    <rookie>
    You are what you know
    </rookie>
  9. hoahongxanh123

    hoahongxanh123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Các bác thân mến hôm nay em làm một mạch từ trang 1 đến trang 29, đọc xong thấy phê và phục các bác anquan, vuameo, cuoihaymeo, ILP (chẳng biết em nhơ có chính xác không vi mấy trang sau này em chẳng thấy bác này đâu cả), bác Tri. vân vân và vân vân các bác.
    Em muốn đọc tiếp lắm nhưng mắt của em nó không chịu mở nữa rồi thôi để mai đọc tiếp, em muón cám ơn các bác nhiều lắm nhờ các bác mà em biết thêm nhiều điều về việt nam của chúng ta.
    Chúc các bác ngủ ngon.
    To bác anhquan: lớp em học có con ngươì Ucraina nó cứ một mực nói vơí em là nó ghét Liên Xô bác lúc nào rỗi kể qua cho em biết tình hình nơi bác sinh sống để em còn võ vẽ với nó một tí nhé.
    Greenrose
  10. hoahongxanh123

    hoahongxanh123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    0
    Các bác thân mến hôm nay em làm một mạch từ trang 1 đến trang 29, đọc xong thấy phê và phục các bác anquan, vuameo, cuoihaymeo, ILP (chẳng biết em nhơ có chính xác không vi mấy trang sau này em chẳng thấy bác này đâu cả), bác Tri. vân vân và vân vân các bác.
    Em muốn đọc tiếp lắm nhưng mắt của em nó không chịu mở nữa rồi thôi để mai đọc tiếp, em muón cám ơn các bác nhiều lắm nhờ các bác mà em biết thêm nhiều điều về việt nam của chúng ta.
    Chúc các bác ngủ ngon.
    To bác anhquan: lớp em học có con ngươì Ucraina nó cứ một mực nói vơí em là nó ghét Liên Xô bác lúc nào rỗi kể qua cho em biết tình hình nơi bác sinh sống để em còn võ vẽ với nó một tí nhé.
    Greenrose

Chia sẻ trang này