1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Việt Nam: Bao nhiêu năm Bắc thuộc? Và hiểu thế nào về vấn đề này?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi chauphihwangza, 26/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử Việt Nam: Bao nhiêu năm Bắc thuộc? Và hiểu thế nào về vấn đề này?

    Lịch sử Việt Nam có một thời gian dài là châu huyện của các triều đại phong kiến Trung Hoa.
    Các nước cũ ở vùng Bách Việt như Đông Âu, Mân Việt, Nam Việt, Đại Lí... bị thu nạp vào thì đã thành quận huyện của nước Trung Hoa hiện nay. Xét về toàn cảnh, vùng đất Bắc Việt Nam ngày nay là 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thời Hán thì cũng như các nước vùng Bách Việt kể trên.
    Người Việt Nam nên có cái nhìn bi quan hay là một cái nhìn khác thông thoáng hơn?
    Theo các bác, nên chia giai đoạn này thế nào? Tất cả bao nhiêu năm?
    Cụm từ "1000 năm Bắc thuộc" có phải xét lại?
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác Châu phi nói rõ hơn đi, em chưa hiểu ý tứ của bác.
  3. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Vâng. Ý tôi là thế này: Hiện nay, sách giáo khoa hay các phương tiện truyền thông về lịch sử ở trong nước cũng như ngoài nước Việt Nam khi nói về "1000 năm Bắc thuộc" thường có ý nói là người Trung Quốc kìm hãm sự phát triển của lịch sử Việt Nam, luôn tìm cách đồng hoá người bản xứ, gọi là "Hán hoá", coi đây là thời kì đen tối nhất trong lịch sử...
    Về tổng thể 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thời Đông Hán, sau này là châu Giao thời Đông Ngô, phủ An Nam thời Đường (là lãnh thổ Việt Nam hồi đó) cũng đều đối xử ngang hàng với các châu huyện khác ở Trung Quốc.
    Đã đành là các triều đại phong kiến ở phương Bắc xuống cai trị, đưa theo văn hoá: tiếng nói, chữ viết, phong tục, con người... làm người bản xứ đã bị pha loãng ít nhiều, và ảnh hưởng cũng không phải ít. Những ảnh hưởng này không phải đều tiêu cực.
    Nói không phải, dù sao cũng đã thế rồi, người Việt Nam thời đó dẫu sao cũng là nội thuộc Trung Quốc thời Hán, Đường như người Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến... phải không, cũng bị quan lại đến cai trị, có lúc đều nổi dậy. Chỉ có khác là Việt Nam độc lập được còn họ lại không?
    So sánh với đế chế La Mã ở châu Âu từ 6 TCN cho đến khoảng thế kỷ thứ 5 hay thế kỷ thứ 6, ở lãnh thổ các nước ven bờ biển Địa Trung Hải ngày nay như Italia, Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp... cũng từng thuộc đế chế La Mã đấy, và hiện nay các quốc gia đó đều là các quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ riêng.
    Tại sao lại không có suy nghĩ khách quan hơn về thời kì Bắc thuộc này?
  4. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    P/ s: Các bác bàn khách quan dựa trên tinh thần học thuật, bỏ ngoài chuyện chủ nghĩa dân tộc, đừng cho tôi là ý muốn thời xưa Việt Nam là châu huyện Trung Quốc thì nay là một tỉnh li khai như Đài Loan nhé.
    Việt Nam thời xưa có nước độc lập mặc dầu còn sơ khai, rồi bị các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm chiếm, đổi thành châu huyện trực thuộc, rồi nổi dậy dành độc lập cho đến hôm nay. Cũng giống như thời Việt Nam thuộc Pháp rồi nổi dậy dành độc lập từ tay Pháp - Nhật thế kỉ 20 vậy.
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đúng đấy bạn ạ. Phải gọi là 1 nghìn năm chịu sự đô hộ của giặc Tàu mới đúng.
  6. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    "bàn khách quan trên tinh thần học thuật" mà lại chuyện đánh giá "sơ khai" thì rất dễ trở thành nửa nạc nửa nửa mỡ - nếu không định nghĩa "sơ khai" phải hiểu thế nào.
    Chẳng hạn vài đấng tác giả viết sử vì "mặc cảm còn sơ khai" nên cứ muốn Việt phải từ chỗ không sơ khai mà dọn đến chỗ còn sơ khai để dựng nước :-)
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Nửa là nửa thế nao, sơ khai là nhà nước còn lỏnh lẻo, y như "liên minh bộ lạc", dưới cơ sở các tù trưởng cát cứ một vùng và ít khi phải theo lệnh của chính quyền trung ương. Đến thời Hai Bà Trưng, vẫn còn các lạc tướng ở mỗi huyện.
  8. gocLe

    gocLe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Học cổ sử thì lẽ ra phải biết phân biệt, "nước sơ khai" và "nước có hình thức nhà nước sơ khai" là hai điều khác nhau.
    Đoạn văn của bạn tạo ấn tượng hai cái này là một.

  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Không có thằng này thì sẽ có thằng khác. Phải nói thẳng là bọn nó khai hoá văn minh cho ta. Tuy nhiên, phải xác định rằng chúng nó vào nước ta với mục đích chính là gì? Giúp ta khai hoá hay là giúp ta biến thành con gà công nghiệp cho chúng nó chén. Các châu, huyện bình đẳng đến đâu thì em không biết, nhưng có điều chắc chắn là chỉ có người xứ nó cai trị xứ ta, chứ người xứ ta không thể cai trị xứ nó được.
    Việc xem xét công tội của ngoại bang thực ra nó không chỉ đơn giản là chuyện lịch sử đơn thuần mà ***g trong đó còn là yếu tố chính trị và văn hoá nữa.
    Về chính trị: Ví dụ như khi mà hai nước trước đây có lịch sử không vui vẻ, nhưng hiện tại thì lại là đồng minh thì cái sự không vui vẻ đó sẽ nhạt nhòa đi. Rõ nhất là thằng Nhật, đồng chí tướng Mỹ ra lệnh thả bom chết cả trăm nghìn dân Tokyo, nhưng sau này lại được chính Nhật Hoàng tặng huân chương vì có công tái thiết nước Nhật. Hoặc ví dụ như một nước luôn phải lo đối phó hoặc đang phải đối phó với các cuộc can thiệp từ bên ngoài, thì việc giáo dục tư tưởng cho toàn dân về truyền thống giữ nước là điều đương nhiên. Chứ nếu một mặt hô hào chiến đấu, một mặt kể công của những thằng xâm lược đến trước thì không sớm thì muộn cũng sẽ lên nóc tủ ngồi.
    Về văn hoá, lịch sử: Với những nước có truyền thống đấu tranh, việc nhấn mạnh vào những mặt xấu của ngoại bang xâm lược cũng là cách để họ ca ngợi tổ tông, là văn hóa sống của họ. Nếu những nhà cầm quyền làm khác vậy, dù có muốn hay không, thì chính những người đó đã tự đặt họ ra khỏi luồng chảy vô hình nhưng tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại của dân tộc mình. Viễn cảnh của họ không sáng sủa cho lắm. Ngược lại, cũng có những nước có cách đối mặt riêng với sự can thiệp của ngoại bang. Do yếu tố con người, văn hoá, lịch sử mà tại những thời điểm nhất định, có thể gọi hành động của họ là nhục nhã, không có tự trọng, là bán nước cầu an v.v.. Vậy nhưng, nếu xét trong cả quá trình lịch sử, không thể nói tất cả bọn họ đều không thành công với cách xử thế đó. Đối với những nước từ trước đến nay thành công theo cách này, những điểm tốt của ngoại bang lại được họ chăm chỉ nhắc đến. Do sự tương đồng và gần gũi trong môi trường văn hoá, giao tiếp. Tuy nhiên, những nước như vậy, tính bản sắc của họ thường thấp. Mà như tất cả chúng ta đều biết, nếu không có các yếu tố nội lực tốt và không có cả bản sắc riêng thì cơ hội để có được điều gì đó mang tính lâu dài là không cao.
    Với Việt Nam ta, vừa mới đi qua chiến tranh chống ngoại bang và cả chống những người chung Tổ quốc nhưng ủng hộ ngoại bang, khi mà bóng ma can thiệp nước ngoài chưa bao giờ rứt ra được, khi mà đối thủ muôn đời truyền kiếp không ai nói ra nhưng ai cũng hiểu đã và sẽ mãi được xác định và nhất là với truyền thống đấu tranh quật cường như vậy, việc đề cao rõ ràng những giá trị tốt đẹp nước ngoài mang lại ở giai đoạn bị can thiệp sẽ chỉ làm tiền đề cho việc mất cảnh giác và .... ngầm chửi ông cha mà thôi. Tương lai ngoảnh lại, thể nào cũng phân vân không hiểu cái ông trong ảnh kia có phải là bố mình không.
    Theo em, cách tốt nhất là ta vẫn phải hướng cho nhân dân thấy được bản chất sự áp đặt của ngoại bang dù là dưới bất kỳ hình thức nào. Đồng thời với đó, để nâng cao dân trí, tránh sự lệch lạc trong cách nghĩ, ta nên đề cao có sự chọn lọc những "cá nhân" ngoại quốc có công đóng góp cho sự phát triển của đất nước ta. Em xin nói nôm na trong trường hợp bản thân em là kiểu: "Đả đảo bọn bành trướng khát máu! Cụ Vũ Hồn muôn năm!"
  10. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Cái này là đúng đấy. Không phải các ông thái thú, thứ sử nào cũng xấu. Giao Châu khi xưa là xứ xa xôi, phần lớn các ông kia toàn là tham nhũng, tàn ác cả, nhưng vẫn có các ông tốt như ông Vũ Hồn nhà bác, ông Hồ Hưng Dật ở Diễn Châu, ông Lí Bí khởi nghĩa lập nước Vạn Xuân...

Chia sẻ trang này