1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LỊCH SỬ VIỆT NAM HỎI VÀ ĐÁP. Gồm nhiều câu hỏi và trả lời rất hữu ích cho những ai quan tâm đến lịch

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi donghailongvuong, 02/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    LỊCH SỬ VIỆT NAM HỎI VÀ ĐÁP. Gồm nhiều câu hỏi và trả lời rất hữu ích cho những ai quan tâm đến lịch sử dân t

         Bắt đầu từ hôm nay (2/2/2006), mỗi ngày tôi sẽ post một bài trong chuyên san "Lịch sử Việt Nam hỏi và đáp" gồm 99 câu hỏi và giải đáp về lịch sử Việt Nam, nhân kỉ niệm 45 năm ngày Khoa học và Đời sống ra số báo đầu tiên (30/9/1959 - 30/92004).     Cô-Chú-Bác-Anh-Chị-EM nào có thời gian, chúng ta hãy cùng nhau post các bài liên quan về lịch sử nước nhà (ở các tạp chí khác) để phục vụ cộng đồng TTVNOL quan tâm đến lịch sử nhưng không có điều kiện tìm tài liệu để nghiên cứu.
  2. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    BỐN NGÀN NĂM HAY MẤY NGÀN NĂM ?Thư về toà soạn :      Các vua Hùng và thời đại Hùng vương đã được ghi vào sử sách là có từ bốn ngàn năm trước. Nay nghe thấy ngày càng nhiều người nói không phải vậy. Thực hư vấn đề này ra sao ?     Bản hiến pháp nước ta ban hành năm 1992, chỉ nói : "lịch sử Việt Nam có mấy ngàn năm", thay vì nói "có 4 ngàn năm", như các bản hiến pháp trước đây. Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì ?---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------      Ở nước ta, không còn bộ sử nào được soạn trước thế kỷ 14 có ghi cụ thể niên đại của thời Hùng Vương và các vua Hùng. Các pho sử cổ của TÀU cũng chỉ ghi chung chung là : trước thời nước ta bị phong kiến phương Bắc đặt làm quận huyện (tức trước Công nguyên) thì có thời Hùng vương (huặc Lạc Vương).     Thế kỷ 14, Đại Việt sử lược là bộ sử đầu tiên có chép rõ tháng năm ra đời của thời đại Hùng Vương và các vua Hùng . Sau đó, vào thế kỷ 15, là bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Có hai khung niên đại đã được nêu ra. Đó là khoảng các năm 696-681 trước công nguyên (theo Đại Việt sử lược), và năm Nhâm Tuất 2897 trước Công nguyên (theo Đại Việt sử ký toàn thư)     Vì Đại Việt sử lược bị thất truyền trong một thời gian dài nên chỉ còn khung niên đại của Đại Việt sử ký toàn thư là được truyền dụng. Tuy vậy vẫn có nhiều nghi vấn. Chẳng hạn, ở bộ sử lớn của triều Nguyễn (được biên soạn công phu dưới sự chỉ đạo của vua Tự Đức) - sách Khâm Định Việt sử thông giám cương mục - chính vua đã ra dụ chỉ khi biên chép về vấn đề này là "hãy dùng phương pháp dĩ nghi truyền nghi", còn các sử thần thì tấu nghị : đây là việc có "thế đại cách nay đã quá xa, không có văn tự lưu truyền lại, những việc chép phần nhiều hoang đường, quái dị..."     Truyền đến những thập niên đầu thế kỷ 20, khung niên đại của thời đại Hùng Vương và các vua Hùng, được tính : bắt đầu từ hơn 2 nghìn năm trước Công nguyên cộng với 2 nghìn năm sau Công nguyên, lấy con số tròn, thành ra là 4 ngàn năm. Công thức này tính toán này, ngay lập tức, nhờ những lời tâm huyết với non sông đất nước của :     Cụ Hoàng Trọng Mậu, ở Bài ca ái quốc : "Trải mấy buổi tiên Tiên vương dựng mở/Bốn ngàn năm  dãi gió dầm mưa..."     Huặc như của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (trong Địa dư lịch sử Việt Nam)  : "Lạc Hồng là tổ nước nhà/Sinh ra từ trước gọi là Đại Nam/Lịch niên hơn bốn ngàn năm..."      Hay của ông "Nghè móm" (Nguyễn Thiện Kế) :"Gây dựng trời nam, nước bốn nghìn năm, nhà có nóc Sinh sôi giống tốt, cháu hai nhăm triệu, cụ chưa già..."mà trở nên có sức loan toả rộng, đồng thời thấm sâu vào tâm khảm mọi người.     Tuy nhiên, do xuất phát từ "tư duy cảm tính" là chính, nên khi gặp những biểu hiện của "tư duy lí tính", thì cách tính này đã bộ lộ một số điều bất hợp lý. Chẳng hạn như giờ đây, chúng ta đã từng gặp phải câu hỏi : "Nếu thực thời đại Hùng Vương có tuổi hơn 2 ngàn năm trước Công nguyên mà lại chỉ có 18 đời vua, thì mỗi vua Hùng ở ngôi bao nhiêu năm..." .     Do đó nhiều nghành khoa học và phương pháp nghiên cứu hiện đại đã vào cuộc để tìm hiểu chính xác hơn về thời đại lịch sử quan trọng này. Đầu tiên là xác định được thực chất và bản chất "dựng nước" của thời đại này : Đó là sự tạo dựng một thể chế quốc gia - dân tộc trong buổi bình minh lịch sử và văn minh đất nước. Việc nghiên cứu những dấu tích khảo cổ học của tiến trình dựng nước đầu tiên này, đã cho thấy một nền văn minh Đông Sơn rực rỡ với những chiếc trống đồng độc đáo thuộc sơ kỳ thời đại kim khí là tương thích tảng nền của một sự nghiệp "dựng nước" như thế. Những phương pháp tính tuổi chính xác của khoa học hiện đại đã cho thấy chuẩn niên đại của nền văn hoá - văn minh này. Đó là thiên niên kỷ I trước Công nguyên. Đây chính là chiếc cầu chắc chắn, nối niên đại văn hoá Đông Sơn sang thời đại Hùng Vương. Về phương diện lịch sử văn bản, chúng ta bắt gặp sự ăn khớp của khung niên đại đã được Đại Việt sử lược - mới được tìm thấy mấy chục năm gần đây - nêu ra : bắt đầu từ thế kỷ 7 trước Công nguyên.Như vậy, thời kỳ Hùng Vương và các vua Hùng đích thực, đã được nhận chân : Từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 3 trước Công nguyên.    Từ thế kỷ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ 1, là thời gian mà An Dương Vương lập nước Âu Lạc, kế tục sự nghiệp của các vua Hùng; và Trưng Nữ Vương "khôi phục nghiệp xưa nhà Hùng". Đó là thời kỳ "hậu Hùng Vương" - bộ phận của thời đại Hùng Vương mà không còn các vua Hùng nữa. Thật thú vị, đó cũng chính là thời gian mạt kỳ của văn hoá Đông Sơn.    Nền văn hoá khảo cổ học thời kim khí sơ kỳ này, còn được thai nghén và hình thành trên cơ sở của một số văn hoá cuối hậu kỳ đồ đá mới - đầu sơ kỳ đồng thau, trong đó nổi tiếng và quen thuộc là văn hoá Phùng Nguyên (thiên niên kỷ II trước Công nguyên). Đó là tiền Đông Sơn, cũng là thời kỳ tiền Hùng Vương, thời kỳ 15 bộ lạc trên các lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả...của đất nước cùng nhau liên kết, để sau đó cho ra đời nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.    Như vậy, đúng là lịch sử dân tộc đã có một thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên, gồm 3 thời kỳ từ tiền đến hậu Hùng Vương, kéo dài trong 2 thiên niên kỷ trước Công nguyên, nhưng trong đó chỉ có một thời kỳ Hùng Vương đích thực :từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 3 trước Công nguyên. Hiến pháp nước Việt Nam vì thế, năm 1992 cũng đã dùng cụm từ "mấy nghìn năm" thay cho "bốn ngàn năm" khi nói về niên đại của thời đại Hùng Vương.   
  3. trongthanhdhv

    trongthanhdhv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi hỏi một chút
    bạn nào biết sự kiện nào liên quan đến 2 câu thơ sau:
    Rút ruột vương, tam phân thiên hạ
    Chặt đầu tây, tứ hải giai huynh
    sự kiện này sảy ra khi nào, ở đâu
    bác nào biết xin chỉ dùm tôi xin cảm ơn!!!!!!!!
  4. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.953
    Đã được thích:
    481
    Rút ruột vương, tam phân thiên hạ
    Chặt đầu tây, tứ hải giai huynh
    ............................................................
    Câu trên có từ thời Pháp thuộc (triều Nguyễn)
    Rút ruột vương, tam phân thiên hạ :
    Tui ko nhớ kỹ lắm ............... đại ý nói là vua thời đó phải thỏa hiệp với Pháp vấn đề gì đó .............. và phải chia VN ra làm 3 phần ................... Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ .
    Chặt đầu tây, tứ hải giai huynh :
    Ông vua nào đó đối lại bằng câu trên khiến cho thằng sỹ quan Pháp ra câu đối đó tức khí ........... hình như vua Hàm Nghi hay vua Duy Tân.
    bác nào nhớ kỹ nói thêm cho rõ
    Pu có cuốn sách nói về Lịch sử VN qua các triều đại từ thời bắt đầu .............. ko hiểu donghailongvuong có cần ko ?
    ................................................................
    đằng sau số 1 là dấu phẩy
    Được lanpurge sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 02/02/2006
  5. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Xin có ý kiến về câu:
    Rút ruột vương, tam phân thiên hạ
    Chặt đầu tây, tứ hải giai huynh

    Câu dưới thường được đọc khác là:
    Chặt đầu tây,tứ hải thái bình.
    Đó là kiểu chơi chữ từ cách chiết tự chữ Hán
    Chữ vương bỏ gạch đứng thành chử tam
    Chữ tây bỏ gạch ngang thành chữ tứ

    Tương truyền đó là câu đối đáp giữa viên Công sứ Pháp De Tastes và vua trẻ Duy Tân khi đó mới 17 tuổi.
    Viên Công sứ ra vế đối:
    Rút ruột vương, tam phân thiên hạ
    Ý nói:
    Lấy ruột của Vua,chia nước ra làm ba
    Nhà vua ứng khẩu đối lại:
    Chặt đầu Tây,tứ hải thái bình.
    Tức là:
    Chặt đầu người Tây,bốn biển sẽ thái bình
    Đây là một lối chơi chữ lanh lẹ tài tình của nhà vua, nói lên ý chống đối mạnh mẽ của mình.
    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 02/02/2006
  6. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    AN DƯƠNG VƯƠNG ĐÃ LÊN NGÔI NHƯ THẾ NÀO ?Thư về toàn soạn :      An Dương Vương là nhân vật lịch sử lớn. Ông đã được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho. Do đó, ông thành vua nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Tuy nhiên, hiện có một số người lại cho rằng, ông đã dấy binh, đánh bại Hùng Vương, lật đổ triều Hùng để tranh lấy ngôi vua. Sự thực lịch sử ở đây là như thế nào ?                                                                            Một bạn đọc ở Diễn Châu, Nghệ An----------------------------------------------------------------------------------------------------     Chúng tôi cũng nghĩ rằng như bạn đọc đã hỏi rằng An Dương Vương (ADV) là nhân vật lịch sử lớn của dân tộc. Ở Diễn Châu còn di tích lịch sử - văn hoá quan trọng thờ An Dương Vương : Đền Cuông trên núi Mộ Dạ. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm : nhận thức sử học của chúng ta đối với nhân vật lịch sử lớn này hiện nay vẫn còn nhiều điểm chưa được rõ ràng, thậm chí còn nhiều điều mâu thuẫn, và cả nhiều khoảng trống nữa. Trong đó có việc ADV đã lên ngôi như thế nào.     Ngoài việc khẳng định ADV lên ngôi do được chính vua Hùng thứ 18 nhường ngôi cho, hiện nay còn một giả thuyết khác rất phổ biến. Đó là : ADV nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần năm 208 trước Công nguyên mà lên ngôi (do tự lập huặc do được mọi người cảm phục tài năng và uy tín mà tôn lên làm vua). Rất nhiều sách vở lịch sử (trong đó có cả sách giáo khoa lịch sử cho đủ các cấp học). đều viết việc lên ngôi của ADV theo hướng này. Tuy nhiên, ở đây còn những chỗ chưa được làm sáng tỏ, chẳng hạn như : cuộc "Bình định Đại Việt" (đánh xuống phía Nam) của nhà Tần hồi cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, có thể đã sự thực không ăn lan tới địa bàn nước ta thời cổ đại. Do đó, có thể không phải ADV - lúc này đang là thủ lĩnh Thục Phán của cộng đồng người Việt cổ ở miền núi nước ta (tức cộng đồng Tây Âu hu ặc Âu Việt) - là lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược ấy. Và nếu vậy thì làm gì có việc ông tự lập huặc được tôn làm vua nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến ấy...     Trở lại với thuyết ADV làm vua nước Âu Lạc là do vua Hùng nhường ngôi. Thuyết này sở dĩ có là do một số bản thần tích (ngọc phả) cung cấp. Chẳng hạn, Ngọc phả cổ truyền về 18 đời thánh vương triều Hùng với những đoạn văn huyền kỳ như : --------------------------------------------------     Vua (Hùng Duệ Vương - Hùng Vương thứ 18) hưởng nước được 115 năm, bèn truyền ngôi cho Sơn Tinh ở núi Tản Viên. Sơn Tinh ra sức từ chối không nhận...(lại còn khuyên) can vua rằng : Bệ hạ và thần, có phép thuật tiên thánh, chẳng bằng đi khắp cõi bồng lai lãng uyển, rong chơi bất lão, gác phượng lầu rồng, tránh khỏi bụi trần gian...     Vua nghe theo. Sau đó đưa thư cho Thục Phán Vương , rồi nhường nước cho...Khi ADV được nước của Hùng Duệ Vương, công đức lớn như trời đất, bèn cử giá đến núi Nghĩa Lĩnh, lập đền đài là nơi thờ tự của nước, dựng hai cột đá giữa núi, chỉ lên trời mà khấn rằng : Nguyện có trời cao ***g lộng, soi xét không bao giờ sai. Nước Nam sẽ trường tồn. Miếu thờ Hùng Vương sẽ còn mãi mãi...---------------------------------------------     Các bản thần tích xã Vi Cương, xã Tiên Cương...cũng đều có những dòng tương tự như vậy. Tuy nhiên,một điều đáng chú ý là : Tất cả các văn bản huyền kỳ này, trước khi chép lời Sơn Tinh khuyên vua Hùng thứ 18 là Hùng Duệ Vương thì đều có nói : có chuyện Thục An Dương Vương đã đem quân đánh Hùng Duệ Vương ! Thậm chí như Tiên Cương xã thần tích còn chép :   "...Thục Vương là chúa phụ đạo của Ai Lao, cũng là tông phái Hùng Vương, nghe thấy Hùng Duệ Vương nhường ngôi cho Tản Viên, liền mang quân đến nước Nam đánh Duệ Vương, cướp nước. Duệ Vương có binh cường, tướng giỏi, nên Thục Vương bị thua nhiều trận. Duệ Vương nói với Thục Vương rằng : Ta có sức thần, quân Thục không sợ chăng ?" .     Những dòng văn thần phả như thế này, rõ ràng là chịu ảnh hưởng - nếu không phải là chép lại nguyên văn - chính sử. Chẳng hạn như những câu sau đây trong Đại Việt sử lý toàn thư (Ngoại kỷ, quyển I) nói về ADV Thục Phán : Vua nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương, nhưng Hùng Vương binh hùng tướng mạnh, vua bị thua mãi. Hùng Vương bảo rằng : "Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư ?"      Huặc như những câu sử bút quan phương sau đây, trong Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển I) : ----------------------------------------------------------------------------------------"Thục Vương Phán đem quân xâm lăng. Hùng Vương nhảy xuống giếng chết. Nước Văn Lang mất...Thục Phán có sức mạnh và mưu lược, nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương. Hùng Vương quân giỏi, tướng mạnh, hễ ra đánh là quân Thục thua liền. Hùng Vương nói : "Ta đây có thần lực, Thục không sợ ư ?" . Rồi cứ lề mề chè chén để mua vui, không lo đến việc vũ bị. Quân Thục kéo đến, Hùng Vương vẫn còn say mèm chưa tỉnh. Kịp khi giặc đến gần, bức bách gấp rồi, nhà vua thổ huyết ra, gieo mình xuống giếng. Còn quân thì quay giáo đầu hàng...Thục Vương lấy được nước Văn Lang, đổi tên là Âu Lạc" .-----------------------------------------------------------------------------------------    Như thế, việc một số bản thần tích nói về chuyện Thục Phán được Hùng Vương nhường ngôi, sau khi đã đem quân đánh Hùng Vương, chính và chỉ là một cách làm cho "mềm" và "thuận" hơn một sự thực lịch sử. Sự thật đó là : sau một cuộc chiến tranh - chủ yếu mang tính xung đột nội bộ - thì ADV đã đánh bại vua Hùng mà lên ngôi. Đó cũng là sự kiện đã được chép gọn trong bộ sử cổ nhất còn sót lại đến nay - sách Đại Việt sử lược, quyển I :"Cuối đời Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay" !     Việc Thục Phán lên ngôi ADV do chiến thắng Hùng Vương, đó chính là một sự thực lịch sử. Còn Thục Phán là ai, có phải là con vua Thục, huặc chúa phụ đạo của Ai Lao...hay không ; nhân thân, lai lịch của ADV như thế nào, thì đang và sẽ còn được sử học bàn định.
  7. trongthanhdhv

    trongthanhdhv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    to bác donghailongvuong:
    bác nên nêu một số câu hỏi rồi để người khác có thể trả lời nữa chứ nếu bác làm như thế thì trong topic này chỉ có bài hỏi và trả lời của bác thôi, hiện nay báo "Thế Giới" cũng làm như thế đấy, có một số câu hỏi nếu báo không giải đáp được thì đăng vào chuyên mục "ai biết chỉ giùm" xin bác lưu tâm
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    To trongthanhdhv: em nghĩ là cứ nên để bác donghai làm luôn 1 chủ đề riêng như thế này vì ở đây là 99 câu hỏi và trả lời, không phải là ít. Thứ hai, sẽ có bác TLV tham gia nữa.
    Các bác có thể gửi câu hỏi vào một số chủ đề sau:
    -Lịch sử Văn hóa - hỏi đáp http://www.ttvnol.com/f_533/534952.ttvn
    -Dành cho những thắc mắc, trao đổi nhỏ về Lịch sử - Văn hoá
    http://www.ttvnol.com/f_533/89467.ttvn
  9. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bạn !     Tớ cũng xin nói thêm một chút là những câu hỏi trên là xuất phát từ nhu cầu của các bạn đã nghiên cứu, quan tâm đến lịch sử Việt Nam hỏi đến Báo Khoa học và Đời sống. Những người trả lời là những sử gia lâu năm, có uy tín. Và những câu trả lời hoàn toàn dựa trên các căn cứ khoa học, hay suy luận lí trí...chứ không phải như truyền thuyết Mẹ Âu Cơ - Bố Lạc Long Quân đẻ ra trăm trứng huặc Sơn Tinh - Thuỷ Tinh..vân vân.    Thực ra nếu có thời gian thì Tôi cũng post hết lên đây, bạn nào hứng thú thì chúng Ta cùng post nhiều bài khác nhé !
  10. explorer

    explorer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2001
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Việc sử ta có nhiều truyền thuyết ko có gì lạ vì trên thế giới nhiều dân tộc cúng tồn tại truyền thuyết kkể cả người châu âu lẫ người TQ, khi nói vấn đề này này họ đều giải thích rằng các truyền thuyết hầu hết bắt nguồn từ chuyện có thật sau đó được cường điệu lên chút ít và tô mầu thần thánh để người đọc thấy hấp dẫn vậy thôi, nhưng về bản chất là không phải vô căn cứ!

Chia sẻ trang này