1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LỊCH SỬ VIỆT NAM HỎI VÀ ĐÁP. Gồm nhiều câu hỏi và trả lời rất hữu ích cho những ai quan tâm đến lịch

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi donghailongvuong, 02/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    TRƯỚC CÔNG NGUYÊN NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ CÓ HỌ HAY CHƯA ?Thư về toà soạn :     Đọc sách (mới xuất bản) có người nói : Ngay từ thời nước Văn Lang, ta đã có họ rồi (vua Hùng họ Nguyễn) ; lại thấy có người bảo : Từ thời Hai Bà Trưng về trước, nước ta chưa có họ (Trưng không phải là họ của Hai Bà). Vậy sự thực lịch sử là như thế nào ?                                             ĐINH THANH DỰ ; Xuân Hoá - Minh Hoá - Quảng Bình----------------------------------------------------------------------------------------------------------------     Có một cách để thử tiếp cận với vấn đề họ của người Việt ở thời kỳ trước Công nguyên. Tức là thống kê xem trong chính sử cổ truyền, họ tên của các nhân vật lịch sử (những người nhiều phần là có thật) ở thời gian này, thì sẽ thấy những tài liệu sử học có độ xác tính nhất định (không phải nhiều phần là do sự hư tưởng, hư cấu mà nên) ghi chép như thế nào.     Kết quả khảo sát Kỷ Hồng Bàng Thị ở quyển I sách Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy :Nếu bắt đầu ngay ở chữ THỊ (THỊ chính là họ) thì họ Hồng Bàng (tức Hồng Bàng Thị) ở đây chỉ có nghĩa là Họ Hỗn mang, Mờ ảo ! Đề mục chép về Hùng Vương thì kèm ngay ở nguyên bản, có in 2 chữ nhỏ, nhưng rất quan trọng là : Khuyết huý (tức thiếu, không có, không rõ tên huý) ! Đã không biết tên huý là gì, thì sao lại là Nguyễn được ? Tìm rộng ra ở kỷ này, cũng thấy tất cả các trường hợp khác, khi cần mệnh danh cho ai đó, thì đều sử dụng danh từ chung, tượng trưng huặc phiếm chỉ. Về người anh hùng làng Gióng như ta đang gọi bây giờ - tức Xung thiên thần vương, danh hiệu do vua Lý Thái Tổ phong - có đến 5 lần liên tiếp, chỉ thấy mệnh danh ở sử gốc là Đứa trẻ ! Đến Mỵ nương là những chữ để gọi con gái vua Hùng, cũng chỉ có nghĩa là Cô gái !     Xem tiếp đến kỷ nhà Thục, lần đầu tiên thấy Đại Việt sử ký toàn thư chép rõ : An Dương Vương họ Thục, tên huý là Phán ! Tuy nhiên, đây chỉ là một giả thuyết theo cách nghĩ riêng của nhóm sử thần Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ 15, khi mà chế độ gia đình huyết tộc nói chung và "văn hoá tên họ" nói riêng đã được xác lập theo mô hình gần như ngày nay. Do đó, ngay từ thời trung cổ, nó đã bị phê phán. Và đến năm 1939, một cách quyết liệt "nước Nam ta không có ông vua Thục" ! là cách của nhà văn nổi tiếng Ngô Tất Tố bác bỏ giả thuyết. Bởi vì, ngay tên con gái của An Dương Vương, cũng chỉ thấy chép hiệu danh - là Mỵ Châu, tức Cô Gái Ngọc mà không có họ     Xem kỹ kỷ này, còn thấy 2 nhân vật là : Cao Lỗ và Lý Ông Trọng, có vẻ như đã được mang họ. Nhưng các lai lịch vua sai bề tôi là Cao Lỗ làm nỏ thần, đã khiến cho có thể nghĩ rằng : đây chỉ là phiên âm Hán-Việt, cách gọi người làm Nỏ (nỗ) của người Việt cổ, tương tự như cách gọi Nồi Hầu để chỉ Người giỏi làm Nồi (gốm) đương thời mà thôi. Cũng như chi tiết Đô hộ Đường Triệu Xương tạc tượng ông Trọng, gọi là Lý Hiệu uý, thì cũng cho thấy cái họ Lý của Người to lớn (Ông Trọng) thời An Dương Vương, chỉ mới được đặt từ thời Đường (vua nhà Đường vốn họ Lý) mà thôi.     Đến Kỷ Trưng Nữ Vương thì lại thấy - một lần nữa - Đại Việt sử ký toàn thư chép rõ : Bà Trưng tên huý là Trắc, họ Trưng, nguyên là họ Lạc. Tuy nhiên việc nêu ra những họ (Trưng, Lạc) này  - là sản phẩm tư duy thế kỷ 15 - cũng lại đã bị nhiều nghi ngờ. Và các khoa nghiên cứu hiện đại cũng đã đưa ra hướng và cách hiểu khác, về những tiếng và chữ (Trưng, Lạc không phải là họ), đó là những từ Hán-Việt được dùng để phiên âm tiếng Việt cổ. Chẳng hạn :------------------------------------------Trưng => Tơ rung, khu rung...=> Người cầm đầu (thủ lĩnh)Hùng  => Khun, Cun...=> Người đứng đầu (vua, vương)Lạc (âm Hán-Việt) => Luô, Lô (âm Hán-Hoa) => Lúa (Ló,Lú)... ------------------------------------------     Đấy đều là những danh hiệu, danh xưng, cũng giống như Thục Phán (âm Hán-Việt) => Tục Phăn, Toọc Panh...(âm Tày-Thái cổ) => người (anh hùng) mở (mang) đất (đai) !     Một tá chứng của sự thể người Việt cổ, từ Công nguyên trở về trước chưa có họ, là đoạn biên niên sử năm Quý Mão (43 sau Công nguyên) : Một tướng của bà Trưng được ghi rõ tên là Đô Dương ! Một nhân vật khác, xuất hiện trong đoạn biên niên sử vè năm Canh Ngọ (111 trước Công nguyên) với lai lịch cùng tên tuổi cụ thể là : quan lang (người) Việt là Đô Kê ! Ở đây rõ ràng những nhân vật Việt cổ, vào những năm trước-sau Công nguyên, chỉ có một tên (Dương,Kê) kèm theo một danh hiệu (Đô) mà không có họ.    Như vậy câu hỏi của bác Đinh Thanh Dự đến đây đã được thử đưa ra đáp án :Ở thời kỳ trước Công nguyên, người Việt Nam chúng ta chưa có họ. Đúng hơn là : thời gian ấy, tổ tiên chúng ta đã xây dựng một văn hoá tảng nền, khác với văn hoá phương Bắc và văn hoá các thời về sau, trong đó có yếu tố văn hoá tên họ. Đây là một vấn đề quan trọng và phức tạp, nhưng thú vị và được nhiều người quan tâm, vì liên quan đến văn hoá cội nguồn của dân tộc và lịch sử.     Trong vài trăm chữ của một bài giải trình phổ cập, khó nói kỹ và sâu xa, chỉ xin được thưa gọn thêm là : việc người Việt cổ không theo văn hoá họ-tên kiểu Tàu như ở thời gian về sau, tuyệt tiên không có ý nghĩa hơn thua, cao thấp, mà chính là thể hiện cái tinh thần phong tục Bắc Nam cũng khác (Nguyễn Trãi). Và cái truyền thống giữ gìn bản sắc riêng, như tên gọi anh hùng Tây Nguyên thời kháng chiến chống Pháp, huặc người an hùng Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ đã vừa cho thấy : chỉ một tên NÚP tên VAI thôi - trước khi được cộng thêm họ Đinh, họ Hồ - theo kiểu đương đại - thành Đinh Núp, Hồ Vai !
  2. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    VỀ CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THỜI KHÚC HẠO Thư về toàn soạn :Trong một chương trình truyền hình về cải cách hành chính, chúng tôi đã được nghe nói về cuộc cải cách quan trọng trước đây cả nghìn năm của nhân vật lịch sử Khúc Hạo. Nay muốn được biết kỹ lưỡng hơn về vấn đề lịch sử rất thiết thực này.                                                                                             Một bạn đọc ở Ninh Bình----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------     Trước hết xin được trình bày đôi nét về bối cảnh lịnh sử năm Đinh Mão, 907.     Vào năm 907, lịch sử đã chứng kiến việc mất đi của một nhân vật lớn, có nhiều công lao khi dẫn đầu cuộc nổi dậy của người Việt, giành lại quyền làm chủ đất nước từ tay nhà Đường. Đó là "Khúc Tiên chúa" - theo cách xưng tụng của sử cũ - người mở đầu sự kiện "Họ Khúc dấy nghiệp" ở đầu thế kỷ thứ 10, tạo tiền đề cho Tổ trung hưng thứ nhất" Ngô Quyền 30 năm sau giành độc lập tự chủ cho nước nhà. "Khúc Tiên chúa" chính là "Tổ khai cơ" cho kỷ nguyên độc lập tự chủ của dân tộc. Đó là người mang tên Khúc Thừa Dụ.   Tiên chúa Khúc Thừa Dụ mất năm 907, trao lại quyền và trách nhiệm kế nghiệp cho Khúc Hạo     Tất cả các tài liệu - cũ, mới đều chép : Khúc Hạo là con Khúc Thừa Dụ. Tuy nhiên, trong sách Lịch sử Việt Nam, từ nguyên thuỷ đến 1858 (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,1999) thấy các giáo sư Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh lại nói, Khúc Hạo là em Khúc Thừa Dụ. Và Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải cách về các mặt để xây dựng một đất nước độc lập, tự chủ, thoát khỏi ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc.     Cuộc cải cách mà Khúc Hạo tiến hành từ năm 907 là "cuộc cải cách về nhiều mặt", trọng tâm là cải cách hành chính. Đó là yêu cầu tất yếu để "xây dựng một đất nước mới giành lại được, độc lập tự chủ, thoát khỏi ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc".     Trong sách Sử học và hiện thực - 10 cuộc cải cách, đổi mới trong lịch sử Việt Nam (NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội,2000), GS Văn Tạo có nêu một luận điểm : "Thay đổi chế độ xã hội cũ bằng một chế độ xã hội mới, nếu không qua cách mạng lật đổ hoàn toàn cái cũ, xây dựng hoàn toàn cái mới, thì cũng phải bằng cải cách, thay đổi bộ máy cai trị cũ, xây dựng bộ máy cai trị mới, tiến bộ hơn, có đủ năng lực củng cố và phát triển chế độ vừa mới được xây dựng". Đó cũng chính là nguyên lý cho cuộc cải cách hành chính trong hệ thống những cuộc cải cách của Khúc Hạo. Cụ thể, đó là những việc, được ghi lại trong các bộ Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, như sau : -----------------------------------------     Khúc Hạo chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ, đặt ra chánh lệnh trưởng và tá lệnh trưởng. Đổi mới các hương ở các huyện làm giáp, đặt mỗi giáp một quản giáp và một phó tri giáp. Định ra hộ tịch. Lập ra sổ kê khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán, giao cho giáp trưởng trông coi...-----------------------------------------     Như vậy, nhiệm vụ chính yếu của cuộc cải cách là phải nắm chắc cấp hành chính cơ sở - giáp và xã - cùng các thành viên. Đó là việc mà các triều đại thống trị ngoại bang đã từng cố gắng nhưng không làm được. Khúc Hạo đã làm được những điều phi thường, tổ chức được gấp đôi số đơn vị hành chính cấp cơ sở thời Cao Biền (314 giáp), ổn định bộ máy quản lý, với 2 chức danh (nhân sự) : quản giáp và phó tri giáp. Đặc biệt Khúc Hạo còn thực hiện được cả việc mà các nhà nước dân tộc sau đấy cứ thế mà theo : "Định ra hộ tịch" , "Lập sổ kê khai hộ khẩu, kê rõ họ tên, giao cho giáp trưởng trông coi"...     Về công cuộc cải cách kinh tế - bên cạnh và cùng với việc cải cách hành chính - của Khúc Hạo, bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép : "Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch". Câu văn này phản ảnh chính sách thuế của Khúc Hạo. Bình quân thuế ruộng là đánh thuế một cách bình quân theo ruộng đất mà các hộ dân chúng được phân chia, trên cơ sở nguyên tắc : toàn bộ ruộng đất là công hữu. Đây là một tiến bộ lớn, cải thiện mạnh mẽ đời sống kinh tế - xã hội. Còn tha bỏ lực dịch, chính là cởi trói cho dân, và khoan thư sức dân  - như Trần Hưng Đạo đã yêu cầu vào 293 năm sau đấy.     Khúc Hạo là người tiên phong trong lịch sử của cải cách ở nước ta. Cụ không chỉ là nhà hành động cải cách, mà còn là một người có lý thuyết (lý luận, học thuyết) về cải cách. Phương châm cho cuộc cải cách mà Khúc Hạo để lại, được sử cũ đúc gọn trong 4 chữ : KHOAN - GIẢN - AN - LẠC : chính là sự cốt chuộng khoan dung và giản dị. Nhân dân được yên ổn, vui vẻ.     Thật đáng kính nể, vì đây là sản phẩm của tư tưởng, thời kỳ và nhân cách của một người Việt Nam từ nghìn năm trước.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Gần đây có nhiều người tuyên truyền cổ động cho thuyết
    nguồn gốc người Việt là ở Hồ Động Đình Trung Quốc, và là
    con cháu Thần Nông người Trung Quốc .
    Họ dẫn chứng các sử sách ViệtNam .
    Phần lớn chúng ta không có các cuốn sử đó trong tay, nên
    không biết thực hư ra sao .
    Dù cho có sử viết như vậy, thì người Việt thời Đông sơn, và
    con cháu Thần Nông, ai là tổ tiên người Việt chúng ta bây giờ?
    Trường phổ thông Việtnam, và Bộ Giáo Dục ViệtNam giảng
    về lịch sử người ViệtNam thế nào ? Có phải người Kinh Việt
    Nam có nguồn gốc hồ Động Đình và Thần Nông không ?
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Mạn phép trả lời bác codep
    _ Sách giáo khoa sử thì chỉ viết đoạn Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra trăm trứng ...... Không có nhắc đến gia phả của Lạc long Quân, cũng không nói là đẻ ở đâu.
    _ Mình nghĩ là tất cả, trước khi 50 người con theo Lạc Long xuống biển (chắc là đi về hướng đồng bằng sông Hồng) chắc chắn khu vực này đã có người sinh sống (các di vật khảo cổ đào được ở Hoà Bình có đến 8000 năm tuổi). Có lẽ các con của Lạc Long Quân đem đến 1 số hiểu biết mới cho cư dân khu vực nên được suy tôn làm vua mở đầu cho 4000-5000 năm văn hiến cho VN.
    _ Bàn về chuyện nguồn gốc Động Đình Hồ có nhiều chuyện rất thú vị ở đây . Có giả thiết thì cho rằng Thần Nông là thủy tổ của người Việt, sau này bọn TQ bành trướng về nam thì nhận vơ Thần Nông là của TQ, lập luận chủ yếu của giả thiết naỳ xoay quanh việc giải nghĩa chữ Thần Nông. Có giả thiết thì cho rằng Lạc Long Quân không có liên quan gì đến Thần Nông hết, tất cả chỉ là trò mị dân nham hiểm của TQ, tịch thu hết sách vở của ta về tàu, ra sức đồng hoá dân ta, tung hê rằng Thần Nông tuần du phương nam (không cần phải gõ lại câu chuyện nhỉ) ........ Nên nhớ là đến tận thời Chiến Quốc nhà Sở TQ chỉ giữ được 1 rẻo đất nhỏ phía nam sông Trường Giang; chẳng lẽ hơn 2000 năm trước Thần Nông có thể bành trướng đến tận vùng Bách Việt đẻ có thể phong mảnh đất ấy cho Lộc Tục ?
    Cãi đến tết cái chuyện naỳ cũng không hết vì tất cả chỉ là suy đoán chủ quan thôi . Nói chung khi đào được và giải mã được cổ ngữ của người VN thì mọi chuyện sẽ sáng tỏ thôi.

    Được Mr_Hoang sửa chữa / chuyển vào 01:27 ngày 06/02/2006
  5. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    ĐỘNG CƠ XÂM LƯỢC NƯỚC TA CỦA NHÀ TỐNGThư về toàn soạn :     Trong lịch sử, các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc ta thường gặp khó khăn vì thủ đoạn "mượn cớ xâm lược" của phong kiến phương Bắc. Ví như nhà Minh nêu chiêu bài "phù Trần diệt Hồ" để xâm lược Đại Việt hồi thế kỷ 15. Phải chăng nhà Tống phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ nhất cũng là dựa vào một cái "cớ" nào đó ?                                      Bạn đọc Khoa lịch sử - Đại học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội--------------------------------------------------------------------------------------------------------------     Tất cả các sự liệu đích thực, của ta và phương Bắc, đều chép rõ : tháng 4/981 (tức tháng 3 năm Tân Tỵ) là thời gian mà quân Tống bị đánh cho đại bại rồi (ở trận Bạch Đằng lần thứ hai, diễn ra vào ngày 28/4/981, và trận Tây Kết sau đó). Việc quyết định đem quân xâm lược, về mặt chủ trương của nhà Tống, phải tính từ mùa hè năm Canh Thìn (980) khi tướng Hầu Nhân Bảo dâng thư xin đánh chiếm nước Việt, và được Tống triều chấp nhận. Còn nếu tính về mặt hành động, tổ chức, thì đó là cuối tháng 6 năm Canh Thìn (980) : vua và tể tướng nhà Tống đã quyết định thành lập Giao Châu hành doanh (Bộ chỉ huy đạo quân viễn chinh nước Việt) . Còn nếu là quyết định theo nghi thức, thì đó là ngày 22/8/980, tổ chức lễ tiễn Giao Châu hành doanh lên đường viễn chinh. Cuối cùng, tính về mặt thực tế, thì đó là mùa đông cuối năm Canh Thìn, đại quân nhà Tống tràn qua biên giới, kéo vào nước Việt. Tất cả đều không phải mãi đến tháng 4/981 mới diễn ra.     Hơn nữa, Lê Hoàn lên ngôi Thiên Phúc Hoàng Đế vào tháng 7 năm Canh Thìn. Còn việc sứ nhà Tống sang ta - sứ bộ do Lư Tập cầm đầu - thì chính xác là sang tháng 6, trước sự kiện "tiếm ngôi của Lê Hoàn"  (nếu có thể cứ sai trái mà nói thế) ít nhất một tháng.     Vậy thì, nguyên do và mục đích nhà Tống xâm lược nước ta, nằm trong chủ trương chiến lược (quốc sách) gồm 4 chữ của Tống Thái Tổ : "Tiền Nam hậu Bắc" (xử các nước phương Nam trước, rồi nhân đấy mà đối phó với Liêu Hạ ở phía Bắc). Theo quốc sách đó, năm 963, nhà Tống đã diệt nước Nam Bình (Nam Kinh) ; năm 965 diệt Hậu Thục ; năm 971 diệt Nam Hán ; năm 978 thu phục Ngô Việt. Tới đây thì đã rõ : đến lượt Đại Cồ Việt rồi đây !     Vậy chính tham vọng  thường trực đối phó với việc bành trướng xuống phương Nam mới là nguyên nhân và mục đích cơ bản trong việc nhà Tống năm 980-981 xâm lược nước Việt
  6. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
  7. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    QUỐC HIỆU VIỆT NAM CÓ TỪ BAO GIỜ ?Thư về toàn soạn :     Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà (từ 2-9-1945) và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hiện tại) ,quốc hiệu thiêng liêng của nước ta, đều có 2 chữ Việt Nam làm đầu. Trong lịch sử nước nhà, quốc hiệu Việt Nam chính thức có từ bao giờ ?                                                                    Vũ Văn Cư ; Quảng Yên - Quảng Ninh-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------     Ở câu hỏi của ông Vũ Văn Cư, có một vấn đề trước tiên cần làm rõ, không phải về 2 chữ Việt Nam, mà là về 2 chữ quốc hiệu. Cần phân biệt thuật ngữ và khái niệm quốc hiệu với các trường hợp xuất hiện và sử dụng tên gọi, tên nước, bởi đó là 2 khái niệm không hề đồng nhất, mặc dù nếu dịch và giải nghĩa thì quốc hiệu cũng chính là tên nước, đặc biệt khi cả quốc hiệu, tên gọi, tên nước đều có đi kèm 2 chữ Việt Nam.     Điều kiện để 2 chữ Việt Nam được coi và hiểu như một quốc hiệu là : phải do nhà nước chính thống đặt định và sử dụng trong các hoạt động đối nội, đối ngoại của nhà nước đó. Nếu theo đúng điều kiện này, thì quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1804. Theo tài liệu của nhà nghiên cứu Vũ Đình Đầu, thì năm 1802, vua Gia Long nhà Nguyễn đã liên tiếp phái 2 sứ bộ (do Thượng thư bộ hộ Trịnh Hoài Đức, và thượng thư bộ binh Lê Quang Định cầm đầu) sang triều đình nhà Thanh (Tàu) để giao thiệp việc phong và đổi quốc hiệu là Nam Việt. Công cuộc bang giao và đặt định quốc hiệu này kéo dài hơn một năm mới đi đến kết quả : trong lá thư của vua nhà Thanh gửi cho vua Nguyễn có câu :----------------------------------------------------...theo tên mà xét thực thì nên tóm là đất đai mở mang trước sau, đặt cho tên tốt, định lấy chữ VIỆT mào ở trên để tỏ rằng nước nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ NAM đặt ở dưới để tỏ rằng nước ở bờ cõi Nam giao mà chịu mệnh mới. Tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt (tức Quảng Đông - Quảng Tây của Tàu) vốn xưa đã có tên là Nam Việt lại phân biệt được ra...----------------------------------------------------     Thoả thuận về chữ nghĩa như thế rồi, đến tháng Giêng năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long đã từ Huế ra Thăng Long, nhận phong là "Việt Nam Quốc vương" trong một nghi lễ trọng thể tại điện Kính Thiên (trong thành cổ Hà Nội bây giờ). Và đến tháng 2 năm này, một bài chiếu của vua Gia Long ở Huế, nói về đặt quốc hiệu Việt Nam, cũng đã được ban bố, và sau đó chép vào bộ Đại Nam thực lục - chính sử triều Nguyễn.     Đấy là thời điểm mà 2 chữ "Việt Nam" chính thức trở thành quốc hiệu của nước ta. Tuy nhiên theo giáo sư Phan Huy Lê gần đây, thì có thể quốc hiệu Việt Nam còn xuất hiện sớm hơn vào năm 1804 một chút, cụ thể là vào năm 1792, đời vua Quang Trung nhà Tây Sơn. Đó là nhờ việc phát hiện trong bộ Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích, thấy có chép một văn bản tên là "Tuyên cáo đặt mới quốc hiệu" do Phan Huy Ích "phụng mệnh soạn thảo"  (tuy đề niên điểm Giáp Tý nhưng có thể là nhầm từ niên điểm Nhâm Tý 1792 đời Quang Trung" . Văn bản này có những câu rất quan trọng như : "theo dùng tên cũ, thật không phải với nghĩa đạo theo đường chính, làm điều mới" ; chính thức tuyên ngôn là : "Trẫm nối sửa nghiệp trước, gây dựng cơ đồ lớn, đất đai rộng lớn hơn cả thời xưa...Mở xem dư chí, tuần xét núi sông, nên đặt tên hay, để lại lâu dài. Vậy ban chiếu đổi quốc hiệu An Nam là Việt Nam" ; và còn có cả việc làm trên thực tế là "Trẫm đã tư báo cho nội địa (tức nhà Thanh bên Tàu) biết rồi".      Với những yếu tố văn bản và thực tiễn đó, hai chữ Việt Nam cũng đã đủ hội tụ tiêu chí để thành quốc hiệu, có thể có từ thời vua Quang Trung (1792).     Cho nên, đối chiếu với những tiêu chí như thế, một số trường hợp thấy có (huặc xuất hiện) 2 chữ "Việt Nam" ở các thời điểm cổ xưa hơn, không thể xem là quốc hiệu.
  8. hoang2210

    hoang2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Theo lời đã hẹn trước với bác Đông Hải,từ bữa nay tôi post lên 1 số bài của cuốn sách Lịch sử VN,hỏi và đáp,cuốn sách tập hợp các bài trả lời của GS Lê Văn Lan trên báo Khoa học và Đời sống,là cuốn sách mà bác Đông Hải đang post bài.Cuốn này gồm 4 fần,bác Đông Hải post từ fần 1,tôi sẽ bắt đầu post từ fần 3,là fần tìm hiểu chung về Lịch sử Văn hóa.
    Hỏi:
    "Tứ đại khí" là gì,gồm những thứ gì?
    Trả lời:
    An Nam tứ đại khí là thuật ngữ thường gặp trong nhiều sách cổ.Nay,vì chữ "An Nam" mang sắc thái tu từ học không được ưa chuộng nên thuật ngữ trên được rút gọn thành "Tứ đại khí",đó là 4 vật khổng lồ trong di sản văn hóa của dân tộc, được chế tạo trong 2 triều đại Lý,Trần của nước ta.Tứ đại khí bao gồm:Tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm,tháp Báo Thiên,chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh.
    Tháp Báo Thiên tên là "Đại Thắng tư thiên bảo tháp" nhưng vì được xây ở khuôn viên chùa Sùng Khánh Báo Thiên(ở vị trí Nhà thờ Lớn,quận Hoàn Kiếm,Hà Nội hiện nay) nên hay được gọi bằng tên khác là "tháp Báo Thiên".Đây là ngọn tháp cao 30 tầng(theo Việt sử lược) hoặc 12 tầng (theo Toàn thư),cao vài chục trượng (60 đến 80 m),nền và chân xây bằng đá và gạch,đỉnh tháp xây bằng đồng,được khởi dựng vào mùa xuân năm 1057.
    Chuông Quy Điền là chuông của chùa Diên Hựu(chùa Một Cột,1049),khởi đúc vào xuân năm 1080.GS Trần QUốc Vượng đã tính rằng nó fải nặng ít nhất là hơn 7 tấn,cái gác để treo chuông cao 20-25m.Nhưng sau khi đúc xong,gõ thử thì chuông không kêu(có lẽ là vì to quá);tuy vậy người thời Lí cho rằng nó đã thành khí,nên không tiêu hủy mà đem để ở "ruộng Rùa" của chùa.Ruộng này vừa thấp vừa ướt,nên có nhiều rùa và được gọi là Quy Điền.
    Vac Phổ Minh là chiếc vạc xưa đặt ở chùa Phổ Minh(chùa Tháp,Tức Mặc,gần thành fố Nam Định bây giờ).Đây chính là nơi các vua đầu triều Trần chọn làm nơi đặt hành cung Thiên Trường-kinh đô thứ 2 của nhà Trần.Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc cho biết lòng vạc sâu 1,6m;rộng 2 m;nặng trên 7 tấn;miện loe thành gờ lớn,có thể chạy đuổi nhau trên gờ này mà không sợ ngã !!!
    Cho tới nay,Tứ đại khí đều đã bị tiêu hủy vào đầu thế kỉ 15,khi nhà Minh xâm lược nước ta.Có lẽ từ đó,"rút kinh nghiệm",dân tộc ta,trong những thế kỉ sau đó,không cố công làm đại khí nữua,mà tập trung tinh hoa và công sức vào những công trình văn hóa không cần thật khổng lồ,nhưung giàu ý nghĩa văn hóa và thể hiện được sự sâu sắc,tinh tế và nhân văn.
    Được hoang2210 sửa chữa / chuyển vào 15:35 ngày 12/02/2006
  9. hoang2210

    hoang2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0

    Về tổ hợp "Tứ bất tử" trong lịch sử?
    Hỏi:
    Có một vị là Mẫu Liễu Hạnh cũng được xếp trong "Tứ bất tử" làm chúng tôi rất thắc mắc,không hiểu vị này có công tích gì?Theo chế đọ fụ quyền ngày xưa,chỉ có nam thần mới được tôn sùng,việc thêm 1 vị nữ vào bảng các nam thần như vậy có đúng không?
    Phương Đình Đạo,
    Sông Cầu,Bắc Giang,
    Tră lời:
    Đầu tiên,xin thưa ngay rằng,nước ta ngày xưa không loại trừ trường hợp tôn sùng nữ,miễn là người đó có công tích xứng đáng,ví dụ điển hình là trường hợp Hai Bà Trưng.Bà Âu Cơ là nhân vật nửua người nửa thần cũng được tôn sùng hết mựuc.Thậm chí,1 số nơi coi công chúa Tiên Dung-con gái vua Hùng thứ 18,vợ Chử Đồng Tử cũng là 1 trong Tứ bất tử.
    Như vậy,có sự khác nhau về khái niệm Tứ bất tử,đầu tiên là tiêu chỉ để được coi là Tứ bất tử.Có nhiều ý kiến káhc nhau về tiêu chí,tỉ dụ như:
    -Thời đại mà các vị thuộc về,ở đây là thời Hùng vuơng.
    -Các vị fải cùng giới,ở đây là nam.Đây là tiêu chí dựa theo ý kiến của ông Phương Đình Đạo.
    -Tiêu chí chính là sự bất tử.
    Nếu căn cứ theo tiêu chí này,thì thiền sư Từ Đạo Hạnh không fải là 1 trong Tứ bất tử.VÌ đơn giản,bất tử nghĩa là không chết,vậy mà Từ Đạo Hạnh đã "hóa" ở trong hang chùa Thầy rồi mới thác sinh thành vua Lí Thần Tông,tức là cũng đã chết.
    Chúng tôi thấy còn 1 tiêu chí mà theo tư duy hiện đại thì có thể dễ dàng đồng thuận,tuy rằng tiêu chí này lại được bộc lộ qua hình thức văn chương cổ:câu đối.Đây là câu đối ở lăng Thánh Ông,Thánh Bà ở Chử Xá,thờ hai vị thân sinh của CHử Đồng Tử và nói về chính vị vẫn được "chúng khẩu đồng từ" là Tứ bất tử thứ ba-Chư Đồng Tử:
    "Nhất dạ tiết thần cơ,hách hách danh cao Tứ bất
    Lịch triều quang tự trật,nguy nguy đức đại tam vô"
    nghĩa là: Một đêm hiển hiện thần cơ,chói lọi trên cao tú bất (tử)
    Bao triều sáng ngời fong tặng,vòi vọi đức lớn tam vô(tư)
    Qua đây,chúng ta thấy rõ tiêu chí quan trọng để được đưa vào Tứ bất tử là :fải có sự nghiệp hiển hách,tài năng tuyệt vời,đạo đức cao hơn cả Trời,Đất,Mặt Trời-Mặt Trăng(Tam vô tư,lấy theo điển Kinh Lễ:Trời không cho riêng ai,Đất không dành cho riêng ai,Mặt Trời,Mặt Trăng không chiếu cho riêng ai)
    Vậy thì,thắc mắc của ông Đạo về Mẫu Liễu Hạnh là đúng,xoay quanh công tích của nhân vật này.Xin nhắc thêm là:chữ "Mẫu",khi đem ghép với tên vị nửa thần nửua người này nhưng hoàn toàn không thể xem là đồng nhất với ý thức và tâm thức của dân tộc,vốn tôn trọng,kính nể các bà "mẹ Việt Nam"(mặc dù theo định nghĩa thì "mẹ" cũng chính là "mẫu")
    Uyên nguyên,ít nhất cũng là về và từ thời trung cổ,chúng ta có bằng chứng chắc chắn rằng không có tên Mẫu Liễu Hạnh trong danh sách Tứ Bất tử.Đó là bằng chứng trong 1 cuốn sách của Nguyễn Trãi.4 vị Tứ bất tử trong cuốn sách này là:Tản Viên,Phù Đổng,Chử Đồng Tử,Từ Đạo Hạnh.Như vậy,Mẫu Liễu Hạnh chỉ là cái tên được thế vòa chỗ của Từ Đạo Hạnh trong 1 số trường hợp và trong thời gian muộn sau này.
  10. hoang2210

    hoang2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Quốc hiệu đầu tiên của nước ta có ý nghĩa gì?
    Hỏi:
    -Sách Toàn thư chép rất rõ ràng:Kinh Dương Vương-theo thế thứ,là tổ fụ của Hùng Vuơng-được Đế Minh là cháu 3 đời của Viêm Đế Thần Nông fong cho làm vua "cai quản fương Nam,gọi là nước Xích Quỷ".Như vậy,fải coi Xích Quỷ là quốc hiệu đầu tiên của nước ta mới đúng! Không công nhận tên này,fải chăng là vì nghĩa của nó không được đẹp?
    Cụ VÕ Phụng-76 tuổi
    fố Thái Fiên,Đà Nẵng
    -Quốc hiệu đầu tiên của nước ta là Văn Lang-theo giải thích trên VTV2 là "con trai của người thủ lĩnh có văn chương,văn hóa".Thực hư như thế nào?
    Phạm Ngọc Bích,
    SV khoa Sử,ĐH sư fạm 1 Hà Nội
    Trả lời:
    Xích Quỷ không được công nhận là quốc hiệu nước ta,bởi vì đó là cái tên cảu 1 sự thể không có thực.Nhiều công trình đã chứng minh:thời Kinh Dương Vương,dù được chép vào sử cũ,nhưng chỉ là những chuyện hoang tưởng,chép từ sử fương Bắc,điền vào sử ta để cho đầy quãng tiền sử trước Hùng Vương mà thôi.Quốc hiệu cũng như quốc gia văn Lang mới là khởi đầu của lịch sử nước ta.
    Tuy vậy,"Văn Lang" không thể được hiểu như nghĩa mà bạn Bích đã hỏi,bởi vì đơn giản,ở thời đó,Văn Lang không được fắt âm là "Văn" và "Lang" như bây giờ.
    KHoa Ngữ âm học-Lịch sử và GS Hoàng thị Châu đã khôi fục lại được cách fát âm cổ xưa nhất của "Văn Lang".Đó là 1 từ đa âm tiết,đọc lên nghe tương tự các từ arăng (tiếng Êđê),ủang(tiếng Chăm) hoặc Ổang(tiếng Indonesia,Malaysia...)Và trong các trường hợp đó,những từ này đều có nghĩa là "người","con người" hoặc "đàn ông"
    Vậy Văn Lang là 1 từ ghép trong ngôn ngữ Việt ở giai đoạn sau này,dùng để fiên âm (chứ không fải dịch nghĩa)1 từ đa âm tiết trong tiếng Việt cổ,để chỉ "người","con người",hoặc "đàn ông".Thời Hùng Vương không có các từ "Văn" hay "Lang" như bây giờ.Thưở đó,tổ tiên chúng ta chưa sử dụng ngôn ngữ Hán,cũng như cả tiếng Hán Việt nữa.
    Tổ tiên chúng ta đặt tên nước là "Đất nước(và kinh đô) của -những-Con-Người"-một cái tên rất đẹp.
    Được hoang2210 sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 12/02/2006

Chia sẻ trang này