1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LỊCH SỬ VIỆT NAM HỎI VÀ ĐÁP. Gồm nhiều câu hỏi và trả lời rất hữu ích cho những ai quan tâm đến lịch

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi donghailongvuong, 02/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Cho hỏi !!!
    Tại sao người Nam và người Bắc cùng là dân Việt Nam mà khi trung tiện thì người Bắc gọi là " đánh rắm " còn người Nam gọi là " đ!t ".
    Nếu câu đó mà phát ngôn ở miền Bắc sẽ bị coi ngay là người vô văn hoá nhỉ ?
  2. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    K bác nào giải thích cho em à ?
    Hay là những cái trên ko có trong sách nên các bác k tra ra được ?
  3. huanmq

    huanmq Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2003
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Đoạn khẳng định người Vịêt ta trước CN chưa có họ trên được trích dẫn từ một cuốn sách của GS Lê Văn Lan tôi cũng có đọc qua. Đọc xong tôi cứ ngờ là GS Lan chưa ăn dưa hấu bao giờ, thậm chí là chưa biết trên đời này có loại quả nào được gọi là dưa hấu (xin lỗi GS nếu không phải thế). Tôi nói vậy bởi vì từ đời Hùng Vương thứ ? (tôi không thuộc chi tiết) đã có chàng phò mã tên là Tiêm họ là Mai (Mai An Tiêm) thế thì người Việt lại không có họ trước công nguyên du. Hay chàng Tiêm này người ngoại quốc không tính ?. Tôi có thể cho rằng nếu nói về họ thì họ MAI là họ được xác nhận là xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nước ta đấy. Họ nguyễn chỉ có danh xưng đâu vào quãng đời lý, trần gì đó thì phải.
    Ai họ MAI lên tiếng xem nào
    Người họ MAI
  4. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0

    Chuyện Mai An Tiêm chỉ là huyền sử, truyền miệng, được người đời sau viết lại nên không thể khẳng định Mai An Tiêm là tên thật rồi nói là đã có họ Mai. Thời đó VN làm quái gì đã có chữ viết mà ghi chính xác được. Cái tên Mai An Tiêm viết theo Hán tự có thể là do sau này người ta lấy chữ Hán mà ghi âm tên của ông đó, chẳng hạn Malaltim! chẳng hạn. Cũng có thể ông này gốc nước ngoài. Nói chung nếu nhìn mặt chữ Hán mà khẳng định VN đã có họ từ thời đó thì quả thật là ấu trĩ!
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Sử ViệtNam do người ViệtNam viết thì sau khi ViệtNam có
    nước từ rất lâu . Sử ViệtNam qua những sách Tàu thì sớm
    hơn nhiều, ít nhất đã có khi người TH đến vùng đất ViệtNam.
    Nghe nói có những sách viết về đạo Phật ở ViệtNam truyền
    thẳng từ các sư Ấn Độ đến ViệtNam . Có thể nói, vùng đất
    vùng dân ViệtNam ngày xưa là một vùng người lạc hậu hẻo
    lánh của Trung Quốc cổ . Tuy người Việt cổ có ý thức dân tộc
    của mình, người Việt cổ đã học và có nhiều ảnh hưởng của
    văn hoá Trung Hoa . Họ và tên người Việt ngày nay phần lớn
    là từ gốc Hán . Điều đó làm một số người lấy làm chứng cớ
    mà nói rằng người Việt vốn gốc Hán. Nếu tin rằng người Việt
    vốn có từ lâu trước khi người Hán đến VN, và những người
    bản địa đó không chết hết, mà để lại con cháu cho đời sau,
    thì không thể tin được người Việt vốn là người Hán di cư,
    và có họ tên viết bằng chữ Hán.
  6. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Bác CoDep ơi,
    Bữa nay đọc bài này sao thấy nhiều điều khúc khắc gập ghềnh khó tiêu quá.
    Đây là phần "Hỏi Đáp", nên mong những ý kiến đưa vào được chọn lọc và thẩm định một chút, để cho lũ học trò như chúng tôi còn biết đường mà học.
    Nhân tiện Bác CoDep viết, tôi xin theo vào nêu lên câu hỏi mong được các Thầy Sử trong này trả lời hộ:
    (1) Người Việt Cổ có chữ viết là chữ Mường.
    1a. Hình như người Mường có Sử Thi. Sử Thi của Mường có điểm nào giống Sử Việt không? Sử Thi của Mường bắt đầu từ thời gian nào?
    1b. Những hình vẽ trên trống đồng có được kể là một loại sử "ký" không?
    1c. Các di tích khảo cổ xưa nhất hiện nay tìm được có thể xem là "Sử" của Việt Cổ là gì, bắt đầu từ thời điểm nào?
    2. Xin cho biết rõ hơn về thời điểm đạo Phật truyền từ Ấn Độ sang Việt Nam. Tôi có lần tình cờ đi lạc vào Chùa Dâu, tại Luy Lâu. Đọc tài liệu thì thấy đây là một trong những trung tâm truyền đạo đầu tiên, do các nhà sư Ấn Độ đi theo đường biển đến vào đầu Công Nguyên. Điều này có đúng không?
    Nếu họ đi đường biển, thì trong cùng thời gian, có các trung tâm truyền đạo nào tại các hải cảng khác trong vùng Đông Nam Á?
    Tôi hoàn toàn bất đồng ý kiến với phát biểu này của CoDep.
    Chép lại đây một đoạn bài viết của Thầy Vượng:
    " Châu thổ sông Hồng là cái hành lang nối miền núi cao nguyên Vân Nam - Tây Tạng - vốn là lãnh thổ phi Hoa vài thế kỷ trước công nguyên trở về trước, không gian xã hội của người Tạng - Miến và Tày, Thái Cổ - với biển đông của sóng gió Thái Bình Dương, không gian xã hội của cư dân Tam Đảo - Mã Lai Cổ. Đó là cái nôi lớn của văn hóa lúa nước - văn hóa xóm làng trên miền đồng bằng, trải dài từ chân núi tới giáp biển ...
    Thành tựu quý giá nhất của giới khảo cổ học Việt Nam trong mấy chục năm qua là làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển tại chỗ của nền văn minh châu thổ sông Hồng, với bề dày thời gian diễn tiến của nó (vài thiên niên kỷ trước công nguyên tới một vài thế kỷ sau công nguyên), ... [1]
    (4) Phát biểu trên cũng hoàn toàn sai.
    Người Việt Cổ và văn hóa Việt Cổ có nét đặc thù của văn minh lúa nước, ven biển và ở chân núi, đó là giống Âu Lạc, hoàn toàn phi Hoa.
    Chép thêm một đoạn tư tưởng Giáo Sư Vượng nữa cho CoDep xem:
    "Lạc - Âu hoà hợp về văn hóa là sự hòa hợp nước non ...
    Đúng ra, đấy là một phức hệ văn hóa sông Hồng với nhiều chặng đường phát triển khác nhau, từ đầu thời đại đồng thau đến đầu thời đại sắt. Con đường dẫn tới Đông Sơn (chặng cuối, dăm bảy thể kỷ trước công nguyên - một hai thế kỷ sau công nguyên), hay đúng hơn, con đường dẫn tới sự hội tụ văn hóa và kết tinh văn minh Đông Sơn là con đường đa tuyến ( Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn châu thổ sông Hồng .... )
    Qua đồ gốm, đồ đá ... người ta có thể nhìn thấy rõ, tận mắt, sự hòa hợp giữa các sắc thái văn hóa trước núi - văn hóa trước biển của những dân cư Nam Đảo cổ từ ven biển tiến vào, với sắc thái văn hóa trước núi của những cư dân Nam Á cổ Tày, Thái cổ từ miền chân núi tiến xuống và hòa hợp với nhau để nảy sinh văn hóa đồng bằng, với nghề trồng lúa nước ... [2]
    Như vậy có thể nói Triệu Đà khi xâm lăng Âu Lạc và nhập vào Nam Việt đã mang ảnh hưởng Trung Hoa đến vùng đất này, bắt đầu cho thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ nhất.
    5. Cách suy luận trong đoạn này không đúng thực tế.
    Người Việt không dùng họ, chỉ gọi nhau bằng tên.
    Sau khi bị Bắc Thuộc, chính sách đồng hóa rốt ráo của người Hán cùng sự kiểm soát dân chúng đã từ từ bắt người dân Việt phải lấy tên theo tên Tàu. Tuy nhiên, có họ tên Hán không có nghĩa là có nguồn gốc Hán. Chỉ là người Việt bị ép dùng tên Tàu mà thôi.
    Mong các vị Thầy trong mục hỏi đáp hiệu đính các chi tiết chưa chính xác.
    _________
    [1] Trần Đức Vượng,Trong Cõi, (Cornell, 1991),35.
    [2] Ibid.
    Từ hoalanhoa:
    182 trang tác phâ?m cu?a ông Vượng, bạn na?o thích thi? ta?i vê? ơ? đây nhé:
    http://mystore.online.fr/Store/view.php?path=Mi4gTOG7i2NoIHPhu60gJiB2xINuIGhvw6EvVHJvbmcgY29pLnBkZg==
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 23/02/2006
  7. chimcanhcutbeo

    chimcanhcutbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    1a. Theo trí nhớ của tôi thì hình như người Kinh (Việt) không có sử thi? còn người Mường có sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước, có lẽ truyền miệng từ lâu.
    1b. chắc bác đang nghĩ đến những chữ tượng hình tìm thấy trong mộ Pharaoh chứ gì? nhưng rất tiếc những hình vẽ trên trống đồng dù có mang tính miêu tả vài hoạt động truyền thống nhưng chủ yếu vẫn mang tính nghệ thuật trang trí (như đối xứng, âm dương...)
    1c. "Sử" chỉ xuất hiện khi con người có văn minh, và nhất là có chữ viết. Tôi không nghĩ người Việt cổ có chữ viết riêng, chữ khoa đẩu (nòng nọc) có thể là của chung các dân tộc thuộc Bách Việt, chưa dám chắc là của Việt ở Việt Nam. Vậy nên chỉ có dựa vào Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu tổng hợp lại sử các triều (mà phần Bắc Thuộc lấy từ sử Trung Quốc).
    2. Xin cho biết rõ hơn về thời điểm đạo Phật truyền từ Ấn Độ sang Việt Nam. Tôi có lần tình cờ đi lạc vào Chùa Dâu, tại Luy Lâu. Đọc tài liệu thì thấy đây là một trong những trung tâm truyền đạo đầu tiên, do các nhà sư Ấn Độ đi theo đường biển đến vào đầu Công Nguyên. Điều này có đúng không?
    Nếu họ đi đường biển, thì trong cùng thời gian, có các trung tâm truyền đạo nào tại các hải cảng khác trong vùng Đông Nam Á?
    [/QUOTE]
    theo Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm và Trần Quốc Vượng thì đạo Phật có căn bản rất sớm ở Việt Nam, trung tâm Phật giáo thời bắc thuộc là Duy Lâu. có điều các nhà sư Ấn đến đây thực ra là đi vòng: đến Trung Quốc rồi mới xuống phương Nam. Còn con đường biển từ Ấn sang Việt Nam thì chỉ đổ bộ ở miền Trung, giao lưu tạo thành nền văn minh Chămpa/Chiêm Thành.
    (4) Phát biểu trên cũng hoàn toàn sai.
    Người Việt Cổ và văn hóa Việt Cổ có nét đặc thù của văn minh lúa nước, ven biển và ở chân núi, đó là giống Âu Lạc, hoàn toàn phi Hoa.
    Chép thêm một đoạn tư tưởng Giáo Sư Vượng nữa cho CoDep xem:
    "Lạc - Âu hoà hợp về văn hóa là sự hòa hợp nước non ...
    Đúng ra, đấy là một phức hệ văn hóa sông Hồng với nhiều chặng đường phát triển khác nhau, từ đầu thời đại đồng thau đến đầu thời đại sắt. Con đường dẫn tới Đông Sơn (chặng cuối, dăm bảy thể kỷ trước công nguyên - một hai thế kỷ sau công nguyên), hay đúng hơn, con đường dẫn tới sự hội tụ văn hóa và kết tinh văn minh Đông Sơn là con đường đa tuyến ( Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn châu thổ sông Hồng .... )
    Qua đồ gốm, đồ đá ... người ta có thể nhìn thấy rõ, tận mắt, sự hòa hợp giữa các sắc thái văn hóa trước núi - văn hóa trước biển của những dân cư Nam Đảo cổ từ ven biển tiến vào, với sắc thái văn hóa trước núi của những cư dân Nam Á cổ Tày, Thái cổ từ miền chân núi tiến xuống và hòa hợp với nhau để nảy sinh văn hóa đồng bằng, với nghề trồng lúa nước ... [2]
    Như vậy có thể nói Triệu Đà khi xâm lăng Âu Lạc và nhập vào Nam Việt đã mang ảnh hưởng Trung Hoa đến vùng đất này, bắt đầu cho thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ nhất.
    [/QUOTE]
    không thể phủ nhận văn minh riêng của người Việt nhưng phải nói đến 50% văn hóa Việt đã hòa trộn với văn hóa Hoa, đó không thể coi là ta bị đồng hóa mà chính là cái khả năng "lắp ghép" tinh hoa của dân tộc ta.
    5. Cách suy luận trong đoạn này không đúng thực tế.
    Người Việt không dùng họ, chỉ gọi nhau bằng tên.
    Sau khi bị Bắc Thuộc, chính sách đồng hóa rốt ráo của người Hán cùng sự kiểm soát dân chúng đã từ từ bắt người dân Việt phải lấy tên theo tên Tàu. Tuy nhiên, có họ tên Hán không có nghĩa là có nguồn gốc Hán. Chỉ là người Việt bị ép dùng tên Tàu mà thôi.
    [/QUOTE]
    thực ra, không có gì lạ khi chấp nhận sự thật rằng người Việt bắt đầu sử dụng họ là do học tập người Hoa cai trị.
    Người Hoa từ thượng cổ cũng không có họ, cái gì mà nhà Hạ họ Hạ, có lẽ là truyền thuyết chứ người Trung Hoa đến đời nhà Chu mới xuất hiện các họ (theo Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê).
    Họ không chỉ là một cái tên viết kèm với tên gọi, họ xuất hiện tức là chế độ tư hữu bắt đầu lớn mạnh, quan hệ huyết thống cần được thắt chặt để thuận tiện trong việc bảo vệ tài sản tư hữu của gia tộc.
    Trong điều kiện đó, người Việt hẳn đã tự đặt ngay các họ cho mình dựa vào nhiều yếu tố như dựa vào nghề nghiệp (lấy chữ chỉ nghề làm họ), dựa vào tên địa phương (như lấy tên làng, tên đất làm họ),... và tất nhiên trong đó cũng có lấy họ của người Hoa để làm họ cho mình. Thế nên có nhiều họ Việt mà ta ít thấy ở Trung Hoa như họ Nguyễn chẳng hạn.
    Tôi không đồng ý với giả thuyết cho rằng người Việt "bị ép" phải dùng đến họ Hoa.
  8. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn Chimcanhcutbeo đã hót líu lo một tràng để trả lời tôi.
    Tôi có vài điều còn thắc mắc, không hoàn toàn đồng ý với các điểm bạn đưa ra, nhưng xin "dựa cột mà nghe" thêm vậy.
  9. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Chuyệ này cũng giống như việc ở miền Trung, nói Cô giáo bả n... là bình thường, vì bả ở đây là một từ rất thường, nhưng nói câu này ở miền Bắc thì không ổn, vì từ "Bả" được xem là hỗn hào. Má tôi là học sinh miền Nam ra Bắc học, đã thấm thía về chuyện này: Bị kỷ luật khi còn là đội viên.
    Cái này do đặc trưng văn hoá từng miền thôi, Chả có gì nghiêm trọng lắm.
  10. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0

    HỎI: Thần Nông là người Hoa hay người Việt?
    ĐÁP: Đó là vị thần nông nghiệp của người Việt Cổ

    (Tôi chép đoạn suy tưởng này của Giáo Sư Trần Quốc Vượng vào đây để chúng ta rộng đường tham khảo và bàn luận. Riêng tặng CoDep, trường hợp CoDep vẫn chưa tải được bộ Trong Cõi về đọc và vẫn còn nhiều vấn đề với truyền thuyết "Thần Nông" và thời đại Hùng Vương)
    Từ lâu tôi (GS Trần Quốc Vượng) đã có ý kiến rằng trật tự từ trong khái niệm "Thần Nông" vốn không phải là một trật tự từ Hán ngữ. (Theo Hán ngữ phải là Nông Thần). Theo huyền tích Trung Hoa, Thần Nông họ Khương, khi chết mộ chôn ở gò đất Thương Ngô, Trường Sa; đất ấy trước đời Tần - Hán là đất đai Bách Việt, không phải là đất Hoa Hạ.
    Kết hợp với những huyền tích về Thần Nông của người Tày - Thái (Pú Lương Quân, Ải Lậc Cậc, ...) và của người Việt (sao Thần Nông trên bầu trời phương Nam và ca dao nông nghiệp), tôi cho rằng đó là vị thần nông nghiệp ( "anh hùng văn hóa" theo khái niệm Folklore / chuyện dân gian) của người Việt Cổ.
    Có học giả Trung Hoa (tác giả cuốn Trung Quốc đích thần thoại thời đại) cũng có ý kiến tương tự, cho rằng những nhân vật huyền thoại như Thần Nông, Nữ Oa, Bàn Cổ, ..., không phải của người Hoa mà của người Miểu Man Việt Tộc phương Nam, sau được hội nhập vào hệ thần thoại Trung Hoa. Ý kiến đó rất xác đáng.
    Gần đây, Giáo Sư Eberhard người Mỹ đã chứng minh tỉ mỉ là Thần Nông vốn có nguồn gốc không Trung Hoa, là một thần linh nông nghiệp có nguồn gốc văn hóa ruộng nước ở phương Nam (nhưng ông lại cho đó là bắt nguồn từ văn hóa Tây Tạng, đó là điều tôi bất đồng). [Đọc Eberhard, Wolfram: The Local Cultures o f South and East China, Leldeh, trg 219 - 229]
    Lộc Tục là một cái tên Việt Cổ hiếm hoi may mắn còn sót lại trong tâm thức Việt Nam và được huyền tích bao bọc bảo tồn; còn danh hiệu Kinh Dương Vương là một danh hiệu Hán Việt, song đất Kinh Dương, với Hồ Động Đình cũng như vùng Bắc Nam Ngũ Lĩnh (trước đời Đông Chu, tức là trước thế kỷ thứ VIII trước Công Nguyên, thời đại Đông Sơn) vốn không phải đất Trung Hoa ( Sở là "nửa Hoa" - một kết luận của đa số các nhà Trung Quốc học). Tên mẹ Kinh Dương Vương là tên chùm sao Vụ Nữ (hay Vụ Tiên Nữ), một chùm sao mọc ngay trên đỉnh bầu trời Bắc Việt Nam.
    Hãy dựng lại sơ đồ hệ thần thoại này:
    _____________Thần Nông_______________
    ? --- Đế Minh --- Vụ Tiên______________Nữ Động Quân____
    Đế Nghi ___ Kinh Dương Vương - Thần Long Nữ_
    Đế Lai _______________Âu Cơ - Lạc Long Quân__
    Đế Dũ _________ VUA HÙNG ​
    Ta thấy, dòng Thần Nông, ở Hoa Nam trước người Hoa, có hai cành:
    a) Cành Bắc: con cháu đều mang danh hiệu "Đế" rồi cụt hẳn với Đế Dũ: một bộ phận cư dân cổ phi Hoa ở Nam Hà Nam (bị Hoàng Đế, tổ thần thoại Trung Hoa, diệt) và Hồ Bắc (lưu vực Hán Thủy và trung lưu Trường Giang) sớm hoà trộn với người Hoa và Hoa hóa.
    b) Cành Nam: đều gắn với nước ( hồ, sông, biển), và Rồng là một con vật thần miền nước. (rồng Trung Quốc là Long Mã, loài thú bốn chân, miền thảo nguyên),
    Đó là một nhánh phổ hệ "thứ thiệt", có chi tiết địa - văn hóa rõ ràng, nếu ta xem xét vất đề dưới cái nhìn sinh thái - nhân văn.
    ________
    Trần Quốc Vượng,Trong Cõi, (Cornell, 1991),33, 34.
    Từ hoalanhoa:
    182 trang tác phâ?m cu?a ông Vượng, bạn na?o thích thi? ta?i vê? ơ? đây nhé:
    http://mystore.online.fr/Store/view.php?path=Mi4gTOG7i2NoIHPhu60gJiB2xINuIGhvw6EvVHJvbmcgY29pLnBkZg==
    Chào tái ngộ các bạn.
    Hôm trước bài này tôi chép sai, sửa lại chút.
    Cám ơn Mod Ptlinh.

Chia sẻ trang này