1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử VN là lịch sử một Tộc Người hay là lịch sử một đất nước

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi phothuongdan, 24/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Lịch sử VN là lịch sử một Tộc Người hay là lịch sử một đất nước

    Lịch sử Việt nam nên được coi là lịch sử một tộc người hay là lich sử một đất nước
    Cho đến nay Lịch sử VN hiện đại luôn có 2 tiền đề
    - Lịch sử Việt Nam là đồng nhất với Lịch sử của tộc người Việt-Kinh
    - Dân Tộc Việt là bất biến trong thời gian và không gian.
    Cái luận điểm 1 đặt ra câu hỏi : Chúng Ta có phải là người thừa kế các văn minh và lịch sử khác đã từng tồn tại trên đất nước ta không (Như Chân Lạp, Phù Nam, Chàm). Hay chỉ là người huỷ diệt nó.
    Cái luận điểm 2 đặt ra câu hỏi : Người được đưa vào sử VN có nhất thiết phải ở trong Việt Tộc không, hay là người có đóng góp về một mặt nào đó cho đất nước về chính trị, kinh tế, văn hoá(Nhà Triệu ?"Nam Việt,Sĩ Nhiếp, ?).
  2. Evil-Metal

    Evil-Metal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Dân tộc rất tương đối. Lịch sử một đất nước hợp lý hơn, lịch sử của mảnh đất mà mình đang sống. Ngay như Trung Quốc, cũng là do rất nhiều nước hợp lại, dân tộc Hán cũng chỉ một khái niệm tương đối.
    www.rockcafe.vze.com

    IN METAL WE TRUST
  3. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Khi nói tới Lịch Sử Việt Nam ( hay lịch sử của bất cứ " nước " nào ) là phải gắn với Nhà Nước ( Có nghĩa là Chính Quyền , Xin chớ nhầm với Nước Nhà có nghĩa là Quốc Gia ).
    Vì trước khi có Nhà Nước thì chỉ gọi là Tiền Sử ( Préhistoire ), khi nào Nhà Nước ra đời thì bắt đầu có Lịch Sử.
    Như vậy Lịch Sử Việt Nam bắt đầu khi có Nhà Nước Văn Lang với các vua Hùng . Nhưng đã nói Nhà Nước thì lại phải gắn liền với Lãnh Thổ . Hai yếu tố Nhà Nước-Lãnh Thổ kết hợp lại thì thành Quốc Gia .
    Biên Giới Quốc Gia là gì nếu không phải là Giới Hạn Quyền Lực của một Nhà Nước ?
    Trong phạm vi lãnh thổ của một Quốc Gia có thể có một hoặc nhiều dân tộc sinh sống. Như Lịch Sử Việt Nam là Lịch Sử của dân tộc Kinh và các dân tộc sinh sống trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam .
    Vấn đề đặt ra ở đây là Phạm Vi Lãnh Thổ của nước Việt Nam thời cổ đại đến đâu ?
    Nếu cứ theo như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì Lãnh Thổ nước Văn Lang : " ...Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến hồ Động Đình , Nam giáp nước Hồ Tôn ( Chiêm Thành - Đèo Ngang Quảng Bình ? ) ..."
    Phía Nam và phía Đông thì rõ rồi, nhưng phía Bắc và phía Tây đến tận hồ Động Đình và nước Ba Thục tức là gần tới sông Trường Giang và tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay ? Điều đó ta còn cần phải tìm hiểu thêm .
    Vì vậy vẫn có sự tranh cãi nhập nhằng về triều đại của Triệu Đà với nước Nam Việt có phải là nằm trong lịch sử Việt Nam không ?
    Điều đó ta sẽ bàn thêm sau .
    Riêng về 3 nước Chiêm Thành và Chân Lạp, Phù Nam ( miền Trung và Nam Bộ ngày nay ) dĩ nhiên ta đã " mở mang thêm " được ( tức nói thẳng ra là thôn tính được ) và đã xoá sổ 3 quốc gia thời trung cổ này , nhưng ta đã tiếp thu một phần và đồng hoá một phần nền văn hoá Chăm chứ không tiêu diệt nó . ( Riêng Chân Lạp và Phù Nam được thôn tính vào thời chúa Nguyễn có lẽ đã bị huỷ diệt hoặc 2 nền Van hoá này còn ở gia đoạn sơ khai , không có di tích nào để lại ? )
    Bằng chứng là điêu khắc và vũ , nhạc Việt Nam thời Lý và sau này ảnh hưởng Nghệt Thuật Chăm rất nhiều. Các Tháp Chàm hùng vĩ vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Phong tục thờ Linga và Ioni của người Chăm chẳng những vẫn còn duy trì mà còn lan sang cả người Kinh và người Thượng ở miền Trung Việt Nam . Không những thế , có giả thuyết táo bạo hơn cho rằng : Sở dĩ việc xây dựng các toà bảo tháp rộ lên rất nhiều vào thời Lý Trần ở đồng bằng Bắc Bộ chính là do ảnh hưởng của tục thờ Linga của Champa ! ( các tòa bảo tháp chính là hình ảnh của Linga vĩ đại !?)
    Nói tóm lại Lịch sử Việt nam là lịch sử của dân tộc Kinh và tất cả các dân tộc đã sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ buổi bình minh cũng như cho đến ngày nay .
    Sĩ Nhiếp vẫn được người Việt Nam nhớ ơn coi như một danh nhân văn hoá như Alexandre de Rhodes hay Victor Tardieu v.v...
  4. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Định viết tiếp, nhưng viết một phần rồi, vào coi chủ đề thấy bạn yuyu đã viết nhiều điều gần như tôi muốn nói, lại rõ ràng hơn, mạnh lạc hơn, nên phải hoãn không gửi lên nữa. (Chắc là đồng thanh tương ứng chi đây). Vì diễn đàn phải có những suy nghĩ, tư duy khác nhau thì mới hào hứng.
    Nhưng tiện đây cũng muốn hỏi: Cái ông nào , tài liệu nào nói bảo tháp Phật giáo thời Trần là dấu vết của thờ Linga Ấn độ đấy.
    Bạn cho tôi cái link đó được không ?
    Theo tôi biết thì Học giả Nguyễn Đăng Thục, miền Nam cũ, có gợi ý là kiến trúc Chùa Một Cột ở Hà nội , có dấu vết của việc thờ Linga(Nôm na là thờ cái *********, mà đạo Bà la môn coi là sinh thực khí, một biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực). Và cái cột, được đội một ngôi chùa thờ Phật Bà Quan Âm lên. Điều này không có gì chắc chắn, nhưng vẫn có thể lý giải được. Vì vua Lý, nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm dắt tay đi, mà trong Phật giáo Tông Tịnh độ, thì lúc người ta mất nếu niệm Nam mô A di đà phật sẽ được Phật Bà Quan Âm dẫn về cõi Tịnh độ của Phật A di Đà để vãng sinh. Cho nên mơ thấy Phật Bà dắt tay là điềm gở. Vì thế mới xây chùa gọi là "Diên Hựu", để cầu sống lâu. Nên việc đặt chùa trên cột linga, là sinh thực khí có thể chấp nhận được. Nhưng có lẽ đó là trường hợp duy nhất.
    Còn bảo tháp phật giáo thì hoàn toàn ngược lại. nó là biến thân của cái Stupa trong phật giáo nguyên thuỷ bên ẤN ĐỘ. Stupa được dùng để chứa một di vật của phật: như sợi tóc, cái răng. Các Phật tử đi vòng quanh niệm phật. Ở Đông Á nó là nơi chứa xá lợi, tức là hài cốt sau khi thiêu của các nhà sư , huặc của Phật Tử. Nôm na có thể coi là ngôi mộ. Từ chức năng mộ chí chuyển sang sinh thưc khí cũng ngộ đấy chứ. Không biết người ta giải thích sao đây.
  5. hidden-man

    hidden-man Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    nhưng hình như tôi nghe thầy giáo nói thì việc lịch sử dân tộc kinh được coi là lịch sử vn bởi dân tộc kinh là tộc người chủ yếu ở vn,có vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống nên hình như hầu hết những gì đã dính đên vn đều có phần của người kinh nên lịch sử vn được đồng nhất với ls người kinh làm một
    không biết có đúng không
    hidden-man85
    i'm small boy in a big big world
  6. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bạn Phódân đặt vấn đề rất hay. Phải thừa nhận là người Kinh được ưu tiên khá nhiều so với các tộc người khác ở nước ta, nhưng sự thiên vị này không phải không có cơ sở.
    Lý do: Người Kinh (ý nói Kinh - Mường nói chung, sau đây gọi tắt là Kinh) đóng vai trò quan trọng nhất, là động lực phát triển không thể thay thế trong suốt LS phát triển của nước VN. Người Kinh chiếm đai đa số dân số VN. VN ngày nay trải dài từ cao nguyên Đồng Văn cho đến mũi Cà Mau thực chất là kết quả của quá trình chinh phục các tộc người khác của người Kinh, mở mang đất đai, xây dựng và phát triển kinh tế, truyền bá VH ... Nói thế này hơi buồn nhưng có lẽ các tộc người thiểu số ( nhất là ở miền núi, vùng sâu, xa) hầu như không tự phát triển được, do những điều kiện tự nhiên bất lợi cản trở sự giao lưu với các khu vực khác. Cũng nhờ sự xâm lấn (bạo lực hoặc hoà bình) của người Kinh mà các tộc người khác có sự phát triển rõ rệt.
    Các tộc người trên lãnh thổ VN đều có đóng góp vào Văn hóa dân tộc nói chung, nhưng những thành tựu văn minh thì hầu như chỉ có người Kinh xây dựng (các bác phân biệt hộ tôi Văn hoá và Văn minh nhé). Đấy là một thực tế.
    Có một tộc người đã từng có một LS phát triển khá rực rỡ là người Chăm/Chàm/Chiêm. Nhưng người Chăm, ở thời kỳ hùng mạnh nhất của mình là TK 9 và lay lắt cho đến tận thế kỷ 16 luôn là ngoại bang đối với người Việt và luôn là đối thủ quân sự khó chịu của các vương triều Đại Việt. Lê Thánh Tông tiến hành cuộc chinh phạt cuối cùng sáp nhập lãnh thổ của người Chăm vào Đại Việt.
    Từ đấy đến nay, nói cho đúng là từ TK 10 khi vương quốc Chăm thống nhất cuối cùng tan rã thì người Chăm cũng không còn xây được những giá trị văn minh nào đáng kể. Người Việt tiếp thu một số thành quả văn hoá như các tháp Chàm, trước đó là nhạc Chăm (được CM là nguồn gốc của quan họ), nghệ thuật điêu khắc .v.v. thông qua các tù binh chiến tranh, về đặt bên cạnh nghệ thuật múa sạp của người Thái, múa khèn, ném còn của H'Mong, cồng chiêng của các tộc người Tây Nguyên .v.v. trong kho tàng Văn hoá VN.
    Người Chăm đã từng xây dựng được những thành tựu văn minh lớn từ TK thứ 9, nhưng là cho QG Chăm chứ không phải cho Đại Việt. Còn từ khi trở thành một bộ phận của Đại Việt thì những đóng góp của nó cho văn minh Đại Việt tuy cũng không nhỏ nhưng nói chung không có gì quá kinh khủng nhất là khi đặt cạnh những thành tựu của người Kinh. (Thực ra nó đã ngừng phát triển từ trước khi bị Đại Việt thôn tính).
    Tất nhiên người Kinh cũng không phải tự nhiên mà xây dựng được những thành tựu VM cho Đại Việt, cũng phải vay mượn, học hỏi, tiếp thu, cải biến .v.v., và nói rằng các tộc người khác không có đóng góp gì cho sự phát triển nói chung của nước ta thì tất nhiên là cũng không ổn, hì hì nhất là không ổn với chính sách đại đoàn kết dân tộc . Nhưng đóng góp cho LS VN thì trong mối tương quan với các tộc người khác người Kinh có vị trí hơi bị lớn, nên trong suốt 2500 năm LS, một cách khách quan vai trò người Kinh lúc nào cũng nổi bật là vì vậy.
    *P/s: Tuy nhiên LS người Kinh theo đúng nghĩa Kinh thì chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ 8. Trước đó Kinh với Mường là một tộc người. Bộ phận của tộc người này do sinh sống ở những khu vực thuận lợi hơn như đồng bằng, ven sông nước .v.v. tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá (nghĩa rộng) khác nhau nên dần phân tách thành một nhánh gọi là Kinh . Có giả thiết cho rằng chữ Kinh ở đây có liên hệ với chữ Kinh trong "Kinh sách", "Kinh điển" TQ hàm ý chỉ sự phát triển cao hơn so với nhánh gốc. Bộ phận còn lại là người Mường lưu trú ở các cùng núi, trung du, bảo lưu được nhiều giá trị mà ngày nay được CM là giá trị nguyên bản của người Việt cổ.
    Theo tôi thì không hẳn thế. Như thế là Yuyu đồng nhất LS, một khái niệm rất rộng với LS của Nhà Nước hoặc LS chính trị (thể hiện ở chỗ Yu p/b NN với QG), vốn là một lĩnh vực LS chuyên biệt. Vd trước thời kỳ Vua Hùng, An Dương Vương và các Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, lịch sử Ta đã bắt đầu với các bộ lạc sơ khai Sơn Vi, các cư dân nông nghiệp Hoà Bình, các bộ lạc Bắc Sơn (núi) và Quỳnh Văn (biển) .v.v. Không ai loại trừ thời kỳ đó ra khỏi LS nước ta, gọi là Thời kỳ Nguyên thuỷ (là thời kỳ sau Tiền sử).
    Tiền sử (hay Tiền Lịch sử- trước LS), một cách chung nhất thì là chỉ thời kỳ xa xưa trước khi có Lịch sử thành văn hoặc truyền miệng. LS suy cho cùng là LS loài người, LS ở góc độ rộng nhất bắt đầu từ khi có loài người. Có điều xác định loài người bắt đầu từ ngày tháng năm nào thì e cũng bất khả nên có thể coi LS nói chung là sự khám phá ngược trở lại của con người, khám phá đến đâu thì LS bắt đầu từ đấy. VD mấy năm nữa người ta phát hiện ra rằng 1 triệu năm trước khi phát hiện ra những dấu tích đầu tiên của loài người ở Châu Phi và ĐNÁ đã từng có một tộc người X ăn chơi nhảy múa ở Bắc cực chẳng hạn thì rõ ràng LS lại một lần nữa đảo lộn, như đã từng đảo lộn không biết bao nhiêu lần trong ... lịch sử.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  7. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Hê, Hê.. Xin các Bác gọi cho đúng tên tôi nhé, Nguyên bản là PHÓ THƯỜNG DÂN. Nếu muốn gọi tắt thì gọi là Bác Phó (Như là Phó cối, Phó mộc ở quê ta đó), Huặc đủ tên là Thường Dân nhé. Nhớ là đừng quên dấu, nếu không thành Thương dân, thì nó mênh mang quá, không đúng với nghĩa tên tôi. Vấn đề « Chính Danh » như vậy là đủ. Bây giờ đi vào « Chính Ngôn » (« Danh không chính thì Ngôn không thuận », các cụ Đồ bảo thế mà lị)
    Các bác đều nói chúng ý tôi một phần, nhưng chư a có ai đi đến cùng của Lô gíc (có thể tôi hơi lạm ngôn, nhưng các vị tha thứ nhé, vì chưa chắc lô gíc của tôi đã đúng nên đay mới gọi là diễn đàn).
    Ban yuyu thì đồng ý là lịch sử Việt Nam phảI là lịch sử một đất nước, trên một lãnh thổ. Nhưng sau đó bạn đã khẳng định ngay là chỉ có lịch sử từ khi có nhà nước. Mà theo như bạn hiểu ở đây, là nhà nước của sắc tộc Việt.
    Như vậy thì ta lại trở lại lịch sử Việt Nam = Lịch sử của tộc Việt rồi còn gì nữa.
    Lô gíc của Bạn có 2 mâu thuẫn :
    1- Mâu thuẫn thứ nhất :Như vậy là tất cả những gì xẩy ra trên lãnh thổ Việt Nam, vào lúc chưa có nhà nước của Việt tộc, thì không được coi là lịch sử hay sao, hay như bạn gọi là tiền lịch sử. Tức là chưa được coi là lịch sử. Như vậy khái niệm Lịch sử hẹp hòi quá. Cách nhìn của Bạn cũng là cách nhìn chính thống ở VN, và để giải quyết cái mâu thuẫn này, ta đã gán cho thời Hùng Vương một quốc gia, đó là nhà nước Văn Lang, rồi Âu Lạc. Đừng hiểu nhầm là tôi đang định phủ nhận lịch sử thời Văn Lang, Âu lạc. Tôi còn hoàn toàn tin là nó có nữa, các di chỉ khảo cổ : Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn, Cổ Loa đủ chứng tỏ rằng, trên miền Bắc bộ ,Trung bộ VN đã có cư dân sinh sống,có hình thái xã hội. Đã có xã hội là có lịch sử, không cần phải gán cho nó một nhà nước, khi sự phát triển kinh tế chưa cho phép có điều đó. Vì đã gán cho nó nhà nước (mà thực chất nó chỉ là liên minh bộ lạc lỏng lẻo, kiểu như Hoả Xá, Thuỷ Xá trên Tây Nguyên sau này, thời nhà Nguyễn ), người ta phải đi tìm cho nó một lãnh thổ. Sự mập mờ bắt đầu từ đây. 15 bộ thời Hùng Vương là ở đâu, Nam TQ hay Việt Nam, cực nam của nó là Hoành Sơn, hay xa hơn nữa. Rồi Bách Việt và gì gì nữa. Trong khi đó nếu ta chỉ lấy giới hạn địa lý hiện tại, để nghiên cứu, và viết sử, vì cái quan trọng là những gì ta kế thừa hôm nay, thì mọi việc có lẽ rõ ràng hơn.
    2- Mâu thuẫn thứ nhì : Trong khi ta có gán cho Văn lang, Âu lạc tính chất một nhà nước. Thì Nhà nước đầu tiên hình thành trên lãnh thổ Việt nam hiện tại là Nhà Nước Lâm ấp (Thế Kỷ IV thì phải), nếu tính cả Nam bộ, thì có lẽ phải tính cả Phù Nam nữa.,trong lúc Giao Chỉ, Cửu Chân đang còn nội thuộc. Nhà nước Lâm ấp có giấy khai sinh hăn hoi (Tức là có chưng cứ lịch sử ), Một nhà nước Thứ hai nữa là Nam Việt ( Triệu Đà), Nhà nước này còn hình thành sớm hơn cả Lâm ấp. Nhưng cả hai đều bị cái nhận thức LS Việt Nam = Lịch sử tộcViệt hạn chế, cho thẻ đỏ.
    Bạn cườihaymếu, nếu không đồng ý là Lịch sử gắn liền với một nhà nước, vì theo bạn đó là lịch sử chính trị., thì lại khẳng định tộc Việt là động lực chính của LS Việt nam, có nghĩa là bằng một con đường khác trở về với nhận thức LS Việt Nam = LS tộc Việt. Vì theo bạn là Người Việt tạo ra một nền Văn Minh, còn các tộc người khác huặc chỉ « ăn theo », huặc đóng góp không đáng kể.
    Như vậy các nguồn văn hoá khác (Như Chàm, Chân Lạp,..) vì nó không là động lực chính,huặc không văn minh nên đã bị bạn cho thẻ đỏ.
    Nhưng bạn cũng mắc vào mâu thuẫn :
    1- Nếu như từ thế Kỷ I đến IX, Tộc Việt là động lực chính của lịch sử ở Bắc Bộ, và Bắc Trung Bộ, Thì không có cớ gì để nói người Chàm, Người Chân lạp không đóng vai trò đó ở Miền Trung Nam Bộ và Miền Nam. Còn nói như người Chàm không có tác động gì tới lịch sử của phần phía bắc Việt nam ngày nay, thì có lẽ cần xem xét lại. Đã có ai để ý đến nhưng liên quan giữa Khởi Nghĩa Bà Triệu, của Mai thúc Loan, với tình hình Lâm ấp chưa.
    Tại sao các triều vua đầu tiên gây dựng nền độc lập Việt Nam, đều phát xuất từ Cửu Chân (Tức Thanh Hóa, Ninh Bình ngày nay), một vùng đất luôn có sự tranh chấp giữa TQ và Lâm ấp. Như vậy ảnh hưởng của Lâm ấp đến tinh thần độc lập của tộc Việt không phải là nhỏ. (Đây là ý riêng của tôi cần có sự suy xét thêm)
    3- Văn Minh Việt tộc trong qua trình phát triển đã giao thoa, tích hợp, tổng kết vớI các nền văn minh khác để thành văn minh Việt Nam hôm nay. Cần phân biệt hai nguồn văn minh : nếu VM Hoa hạ đốI vớI Việt Nam là sự trao đổI, thì các nền văn minh bản địa khác (Cham pa, Chân lạp) đã hoà nhập vào văn hoá Việt Nam hiện đạI, vì nó phát xuất trên lãnh thổ VN. Có điều lạ là Miền Trung, rồI miền nam đã trở thành một bộ phận của đất nước VN ít nhất từ 300 năm (cứ lấy Sài gon làm mốc cho gọn), dài hơn cả lịch sử nước Mỹ. Thế mà ngườI ta vẫn giữ nguyên cái tư duy Nam tiến, vẫn coi những nền văn minh trong quá khứ của VN như một thực thể ngoạI lai xa lạ. Có hẹp hòi, tự tôn quá không đấy
    4- Không nên nghĩ rằng lịch sử các Nhà Nước Chàm, Chân lạp không có nhiều chuyện thú vị. Có lẽ chỉ vì nó thiếu tài liệu, và không được ta để ý đến thôi.
    Thế thì nên viết lịch sử VN như thế nào. Toi nghĩ đó là Lịch sử của Tất cả các nền văn minh đã hình thành và tồn tạI trên đất nước VN. Nó như trăm dòng sông cung chảy, nó có nhiều tuyến song song, đan giao lẫn nhau, không thể chỉ là một đơn tuyến Hùng Vương được.
    Mách nhỏ vớI các bạn nếu có bạn nào là ngườI Tràng An ??" Thăng long gốc, rất có thể bạn là hậu duệ của ngườI Chàm đấy. ĐVSKTT có nói, Vua Lý nam chinh (tôi không nhớ Vua nào), cho tù binh chiêm thành lập trạI ở Nam Thăng Long (Thập tam TrạI, tức là vùng Thủ lệ, Láng ngày nay).
  8. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Sử sách viết về Chiêm Thành, Phù Nam hình như không có nhiều. Nếu không thì cũng rải rác, lẻ tẻ mỗi chỗ một ít. Nhưng mới đây Nhà xuất bản Văn Học có cho in lại cuốn
    "Việt Sử xứ đàng Trong" của Tác giả PHAN QUANG.
    Sách hay và thú vị lắm(theo thiển ý của tôi), Các bạn nếu đọc nó, tôi tin chắc là sẽ thấy mở ra cho mình một chân trời mới (Văn hoa qúa ), Nó làm cho ta thoát khỏi Nhận thức LS đơn cực theo chiều VN - TQ.
  9. Ghen

    Ghen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Thế thì nên viết lịch sử VN như thế nào. Toi nghĩ đó là Lịch sử của Tất cả các nền văn minh đã hình thành và tồn tạI trên đất nước VN. Nó như trăm dòng sông cung chảy, nó có nhiều tuyến song song, đan giao lẫn nhau, không thể chỉ là một đơn tuyến Hùng Vương được.
    Iem thấy ý này của bác Phó hơi chủ quan.Theo iem,lịch sử của 1 nước bao giờ cũng có 1 dòng chảy chính,nó là sông cái,ấy là chính sử,tức là lịch sử được chính thức thừa nhận và được ghi chép trong các sử sách quốc gia.Lịch sử những nền văn minh giúp người đời sau học hỏi những kinh nghiệm của người xưa trong mọi lĩnh vực;nó cũng là niềm tự hào của cả 1 dân tộc với các dân tộc khác.Nhưng trên lãnh thổ của 1 quốc gia bao giờ cũng tồn tại rất nhiều nền văn minh kể từ khi loài người xuất hiện,trong mỗi nền văn minh ấy chứa đựng nhiều sự kiện,nhiều biến cố và những thành tựu,sự tổng hoà của tất cả những cái đó là lịch sử,cũng tức là lịch sử ra đời cùng với con người,có con người là có lịch sử.Nghĩa là mỗi nền văn minh,mỗi tộc người đều có lịch sử của riêng mình,nó cũng là 1 dòng chảy liên tục,và chỉ dừng lại khi nền văn minh ấy bị tuyệt diệt < tôi nói là dừng lại chứ không phải là chết đâu nhá >.
    Lịch sử của dân tộc là sự tổng hoà của lịch sử của tất cả các nền văn minh,các tộc người.Nếu xét tới lịch sử của dân tộc ta thì bác Phó nói đúng.Nhưng vấn đề bác đặt ra là lịch sử của quốc gia.Lịch sử của 1 nước,thì vô tình bác đã đồng nhất khái niệm "dân tộc" với khái niệm "quốc gia".
    Lịch sử của 1 nhà nước như iem đã nói ở trên có ý nghĩa như iem đã trình bày ở trên.Nghĩa là qua đó ta có thể đúc rút,học hỏi kinh nghiệm,đồng thời khẳng định chủ quyền dân tộc.Vậy thì đây không thể chỉ là sự tổng hoà 1 cách đơn thuần mà cần phải có sự lựa chọn.Với lịch sử dân tộc Việt Nam, chúng ta chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả chính là lịch sử của Việt tộc,vả lại sự thật là suốt cả quá trình phát triển của nước ta đều là sự thống trị của người Việt tộc.Vậy thì lịch sử nước ta - chính sử - của ta ảnh lấy lịch sử của Việt tộc làm dòng chính là điều dễ hiểu.Nói vậy không có nghĩa là lịch sử nước ta hoàn tòàn là lịch sử của Việt tộc.Dòng sông cái ấy vẫn tiếp nhận những nguồn từ những sông nhánh,sông con,từ những ao,hồ...đổ vào.Iem xin hết ạ
    Khôn ngoan thường thua thiệt
    Ngu si hưởng thái bình
  10. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bác Phó thường dân, tớ thấy bác hơi giống bạn vàng Quý Zen của tớ.
    Tớ hiểu ý bác muốn trả lại sự công bằng cho các tộc người khác do từ xưa đến nay sử VN thiên vị người Kinh quá nhiều. Tớ cũng không hề phản đối, cũng như người ta dù thiếu một ngón tay thì cũng là không hoàn thiện. Ai bảo bác là tớ "bằng một con đường khác trở về với nhận thức LS Việt Nam = LS tộc Việt" (?). Ý của tớ đã viết rõ ràng trong bài trước là " ... và nói rằng các tộc người khác không có đóng góp gì cho sự phát triển nói chung của nước ta thì tất nhiên là cũng không ổn, (hì hì nhất là không ổn với chính sách đại đoàn kết dân tộc ). Nhưng đóng góp cho LS VN, trong mối tương quan với các tộc người khác người Kinh có vị trí hơi bị lớn, nên trong suốt LS, một cách khách quan vai trò người Kinh lúc nào cũng nổi bật là vì vậy.".
    - Trong diễn trình LS kéo dài dằng dặc ấy nếu không có tộc người Kinh hoặc tộc người đóng vai trò của tộc người Kinh, thì chắc chắn là bộ mặt LSVN sẽ hoàn toàn khác. Nhưng nếu LSVN thiếu một vài tộc người trong số 53 tộc còn lại thì VN hôm nay chắc là sẽ khác những chưa chắc đã khác hoàn toàn.
    - Người Kinh là chủ thể của phần lớn những giá trị văn minh trong LSVN. Các tộc người khác đều xây dựng được những thành tựu văn minh của mình, nhưng so với người Kinh, giá trị VM ấy thường chỉ có giá trị địa phương và mang ý nghĩa đối với bản thân tộc người ấy. Các giá trị VM của người Kinh không chỉ có ý nghĩa với bản thân tộc người Kinh mà còn có ý nghĩa với tất cả các tộc người khác trong LS, và rộng hơn cả là có giá trị đối với toàn thể các dân tộc trên lãnh thổ VN. Các giá trị VM của các tộc người khác có ảnh hưởng vào cái chung, nhưng dưới góc độ văn hoá dân tộc.
    - Nói đến VM là nói đến những thành tựu đạt được về mọi mặt của con người. Từ phương diện nước Ta là một thể thống nhất của 54 tộc anh em thì chưa bao giờ những thành tựu của các tộc người khác được coi là tiêu biểu, đại diện cho 54 tộc cả. Thể chế chính trị Chăm chưa từng đứng lên làm đại diện cho nền chính trị của 54 tộc người anh em. Tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình Chăm chưa bao giờ được áp dụng với ý nghĩa là BMNN VN - của 54 tộc người VN. Kinh tế Chăm chưa bao giờ đóng vai trò đầu tàu của KT nước ta dù trong quá khứ hay hiện tại, dù là nông nghiệp hay thương nghiệp. Nền giáo dục Chăm, chữ viết, sách vở Chăm chưa bao giờ được coi là tiêu biểu cho VN, nếu không muốn nói là không là gì cả khi đặt bên cạnh nghìn năm rực rỡ của Nho học. Các giá trị ứng xử trong Xã hội, các chuẩn mực từ xưa đến nay kể cả ở Bắc lẫn Nam đều theo chuẩn mực của người Kinh.
    Các biến động lớn có ảnh hưởng quyết định đến số phận nước nhà như đánh ngoại xâm, đánh lẫn nhau thống nhất đất nước thành một mối dẫu từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc cũng do người Kinh tiến hành. Hai cuộc biến thiên lớn của LS VN tiếp xúc với nền 2 văn hoá Trung Hoa và Phương Tây, người đứng ra tiếp nhận, cải biến, sử dụng và truyền bá cũng lại là người Kinh.
    Kiến trúc Chăm tuy rất độc đáo với Tháp Chăm, nhưng cái giá trị được coi là tiêu biểu cho người Chăm này cũng chỉ là một bộ phận của kiến trúc tôn giáo, thậm chí nó còn lâu mới có ảnh hưởng tới tâm thức dân tộc và phổ biến trên toàn quốc bằng Chùa - sản phẩm tôn giáo chủ yếu do người Kinh truyền bá. Chưa nói gì đến kiến trúc dân dụng, kiến trúc cung đình, kiến trúc quân sự .v.v. Tương tự như vậy với nhạc, điêu khắc .v.v. Không chỉ riêng Chăm mà tất cả các tộc người khác cũng vậy.
    Trong giao lưu văn hoá thì sự ảnh hưởng lẫn nhau là tất nhiên nhưng những giá trị địa phương không làm thay đổi về chất các giá trị Kinh có ý nghĩa trên toàn quốc. (Nói thêm là khi tiếp xúc với những giá trị tương ứng của nguời Kinh thì rất nhiều các giá trị của những tộc người khác không còn giá trị sử dụng nữa, nó chỉ còn mang ý nghĩa lịch sử - văn hoá tự thân)
    - Không chỉ trong quá khứ, hiện tại, người Kinh chiếm hơn 80% dân số, cư trú ở những khu vực thuận lợi nhất, là lực lượng chính của sự phát triển (Một con số đáng buồn khác là 90% người dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo đói). Một đất nước có một tộc người chiếm đại đa số dân số so với tổng số 53 tộc người còn lại, lại là chủ thể của đa số các giá trị hiện hữu và phổ quát thì có lẽ cũng phải coi nó tuy không duy nhất nhưng là trung tâm thôi.
    Để hình thành nên một VN ngày hôm nay, như thế này, và một X nghìn năm LS như thế ấy thì có lẽ khó ai có thể phủ định vai trò đầu tàu của người Kinh đối với LSVN. Phải không ạ?
    P/s: Báo cho bác một tin mừng, một trong những bộ sử tớ rất tôn trọng là LSVN do 4 GS Hà Văn Tấn, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh viết có dành những chương đàng hoàng để nói về các LS và thành tựu của các tộc người khác trên lãnh thổ VN ngày nay, như một bộ phận cấu thành của LS dân tộc (Khác xa tinh thần bộ Đại cương LSVN của NxbGD). Bác đọc quyển ấy chắc bớt trăn trở nhiều.

    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...

Chia sẻ trang này