1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử VN là lịch sử một Tộc Người hay là lịch sử một đất nước

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi phothuongdan, 24/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bộ LSVN của bốn ông giáo sư ấy như thế nào, hiện có bán ở hiệu sách không hả bác CHM?

    Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
    Giờ đây cũng bỏ ta đi

  2. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Chắc là không bác ạ. Bộ của tôi NXB ĐH&THCN xuất bản từ năm 83. Gần đây chưa thấy tái bản thì phải hoặc là tôi cũng không để ý lắm. Tập 1 viết về cổ sử cho đến trước thời kỳ Đại Việt đặc biệt hay vì cả 4 vị ấy đều là những GS đầu ngành ở VN trong lĩnh vực này.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
    <img src=images/emotion/smokin.gif border=0 align=middle><img src=images/emotion/icon_smile_rose.gif border=0 align=middle>
  3. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn CHM
    Làm vại bia đã nhé để chúc mừng bác vừa đỗ tiến sĩ Tử vi học. Nói có sách mách có chứng. Vì trong cái chủ đề này Bác nói tôi giống ông Quý nào đó trong bài Bác gửi hôm 27/07.02. (Lúc đó có lẽ mới nghi ngờ, vì tôi đoán là bạn chưa đỗ ,nên chưa đủ công lực ), thì hôm nay 29/07/02, trong chủ đề « Hồ Quý Ly ? », bạn đã khảng định 100% tôi : Phó thường Dân là bác Quý bạn bác. Như vậy bằng một suy luận thông thường, Tôi chắc là bạn vừa thi đỗ huặc hôm 28/07/02 huặc mới ngay hôm nay thôi. Nói thế nào nhỉ ? Nếu tôi là Bác Quý nào đó thực, thì tôi mừng bác vì tình bạn cũ (Đấy là hiểu theo kiểu của Bác). Còn tôi, thì mừng Bác vì trong chủ đề « Pháp Gia Pháp luật », tôi vừa nói lên cái hại của lô gíc « Ôn cổ tri tân » TQ, thì Bác lại mắc ngay vào,giúp cho tôi ngay một dẫn chứng sống động . Này nhé Bác chẳng lấy chuyện Bác Quý bạn bác là chuyện cũ, rồi vận ngay vào tôi là chuyện mới rồi còn gì,mặc dù Bác đã viết một bài dài, để phản bác chuyện đó (Đây là cái nhìn của tôi).
    Thôi chuyện đó bảo lưu lại đó. Vì đó không phải là mục đích chính của chủ đề này. Tôi thích tranh luận với bác, vì sức học bác rộng, nói năng rành mạch, có luận chứng rõ ràng, măc dù nó có phần nào hơi kinh điển, chính thống. Nhưng dù sao bài của bác cũng khoa học,chặt chẽ. Vì thế mặc dù tôi viết tuỳ hứng (Nghiệp dư mà lị), Tôi cũng phải ngẫm nghĩ một tí, rồi mới dám viết. Xin bác nhận ở đây sự tôn trọng (Thực sự) của tôi với Bác, mặc dù Tôi cũng như mọi người không thích bị gọi nhầm tên.
    Đọc Bài của Bác, Tôi thấy hoàn toàn đúng. Tôi hoàn toàn không phủ nhận là Người Kinh không đóng vai trò chủ đạo trong lịch sử dân tộc. Tôi cũng không phủ nhận là trong gương mặt văn minh hiện đại của VN từ Văn hóa, đến chính trị, Kinh tế, người Kinh là lực lượng quan trọng. Bác chứng minh rất là uyên bác, Tôi phục Bác điều đó.Như vậy giữa Tôi và Bác khác nhau điều gì để mà tranh luận. Sự khác nhau giữa tôi và Bác không phải là sự kiện,dữ kiện, mà thực ra là cái kết luận. Đó là sự khác nhau của chỗ đứng. Đó là sự khác nhau của hệ quy chiếu. Thế là thế nào ?
    Với Bác, hệ quy chiếu vẫn luôn là người Kinh. Còn đối với tôi, Hệ quy chiếu phải là người Việt Nam. Với bác hệ quy chiếu vẫn là sắc tộc, chính xác hơn là một sắc tộc duy nhất. Còn tôi hệ quy chiếu là công dân Việt Nam. Với bác Nước Việt Nam có 54 cộng đồng (tương đương với 54 sắc tộc), với tôi, nước Việt Nam chỉ có một cộng đồng : Cộng đồng ngưòi Việt nam. Bác lấy tiếng nói, phong tục, mức độ phát triển của tộc người để suy luận. Còn tôi, tôi lấy sự bình đẳng của mỗi người trước luật pháp, làm điều kiện bắt đầu. Khác nhau là ở chỗ đó.
    Lấy một ví dụ cho dễ hiểu. Tôi gốc là nông dân, nếu tôi phải viết lịch sử về làng tôi, một làng có 3 họ chẳng hạn : NGÔ, TRỊNH, NGUYỄN. Theo cách nhìn của bác tôi sẽ viết lịch sử làng tôi, như gia phả họ Nguyễn, vì đó là họ to nhất, nhiều đất đai nhất, lại 10 đời làm lý trưởng. Còn họ NGÔ bạn chỉ đả động đến khi có một người họ NGÔ về làm dâu họ Nguyễn. Với họ TRỊNH, bạn chỉ nói đến nó vì có nhưng cuộc tranh chấp đất đai, nhưng cuối cùng họ Nguyễn chiến thắng, đánh cho người họ TRỊNH sứt đầu mẻ trán, lại giành được của họ mấy mẫu nhất đẳng điền. Vinh dự chưa.
    Lại có một chuyện nữa, người nông dân chẳng mấy khi rời khỏi luỹ tre xanh, chỉ có cưới hỏi lẫn nhau trong làng cho nên chỉ sau mấy đời. Thì hầu như trong mỗi họ, đều có người là máu thịt của hai họ kia. Thế nhưng họ vẫn phải lải nhải cái gia phả họ Nguyễn. Cũng buồn thật
    Còn theo cách của tôi, thì tôi sẽ kể rõ lai lịch từng họ đó,ai đến trước, ai đến sau, người ta đã làm những việc gì trong làng, vì ai cũng là dân trong làng cả.Tôi thuật lại tất cả mọi chuyện, từ việc vui mừng đoàn kết như hiếu, hỉ cho đến chuyên tranh chấp, xích mích, nhưng khác quan. Người đọc tự họ thấy họ Nguyễn 10 đời làm lý trưởng, thì chắc không ai lại nghĩ họ Nguyễn không quan trọng, mà những họ kia cũng có phần đóng góp.
    Bác nói :
    "Người Kinh là chủ thể của phần lớn những giá trị văn minh trong LSVN. Các tộc người khác đều xây dựng được những thành tựu văn minh của mình, nhưng so với người Kinh, giá trị VM ấy thường chỉ có giá trị địa phương và mang ý nghĩa đối với bản thân tộc người ấy. Các giá trị VM của người Kinh không chỉ có ý nghĩa với bản thân tộc người Kinh mà còn có ý nghĩa với tất cả các tộc người khác trong LS, và rộng hơn cả là có giá trị đối với toàn thể các dân tộc trên lãnh thổ VN. Các giá trị VM của các tộc người khác có ảnh hưởng vào cái chung, nhưng dưới góc độ văn hoá dân tộc.
    - Nói đến VM là nói đến những thành tựu đạt được về mọi mặt của con người. Từ phương diện nước Ta là một thể thống nhất của 54 tộc anh em thì chưa bao giờ những thành tựu của các tộc người khác được coi là tiêu biểu, đại diện cho 54 tộc cả. Thể chế chính trị Chăm chưa từng đứng lên làm đại diện cho nền chính trị của 54 tộc người anh em. Tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình Chăm chưa bao giờ được áp dụng với ý nghĩa là BMNN VN - của 54 tộc người VN. Kinh tế Chăm chưa bao giờ đóng vai trò đầu tàu của KT nước ta dù trong quá khứ hay hiện tại, dù là nông nghiệp hay thương nghiệp. Nền giáo dục Chăm, chữ viết, sách vở Chăm chưa bao giờ được coi là tiêu biểu cho VN, nếu không muốn nói là không là gì cả khi đặt bên cạnh nghìn năm rực rỡ của Nho học. Các giá trị ứng xử trong Xã hội, các chuẩn mực từ xưa đến nay kể cả ở Bắc lẫn Nam đều theo chuẩn mực của người Kinh. "
  4. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Phần 2.
    Ở đây có mấy điều đáng nói.
    1. Cái VM Việt Nam, mà ta có ngày nay, không chỉ là một VM thuần chủng, là sản phẩm duy nhất của người Kinh, nó đă có sự giao thoa với các nền VM khác trong quá khứ, không chỉ riêng về mặt Văn Hoá -Nghệ Thuật, mà có cả sự hợp chủng. Như vậy không có lý gi ta không đề cập đến tất cả các nguồn gốc của các nền VM trong quá khứ một cách đầy đủ, Không có lý gì ta chỉ chấp nhận cho ta một ông tổ Hùng Vương. Chuyện đó có khác gì bác đánh đồng lịch sử một làng = một họ.Còn văn hoá của các tộc người khác trong lịch sử, có thật nó chỉ có tính địa phương không.Chính trong chủ đề này bạn yuyu nói là Quan Họ Bắc Ninh có nguồn gốc Chiêm như vậy lúc người Kinh du nhập nó, thì nó có tính gì, chẳng nhẽ người Kinh lại du nhập một nền văn hoá thấp hơn mình. Và nếu ngày nay Quan họ có thể coi là một chuẩn mực cho văn hoá VN (Tôi dùng chữ của Bác), thì văn hoá Chiêm có đóng góp gì không ? Hay ta giữ riệt lấy cho ta.
    2. Bác nói các chuẩn mực xã hội hôm nay đều là của người Kinh. Có chắc thế không. Thể chế chính trị hiện tại là sao chép của Liên Xô cũ, Pháp luật hiện đại chủ yếu là chịu ảnh hưởng, nhiều khi bị bắt buộc(do hoà nhập kinh tế) của Âu, Mỹ. Ngay cả cách sống, cách sinh hoạt văn hoá của Bác và Tôi cũng giống sinh hoạt thị dân Phương Tây hơn là sinh hoạt của tổ tiên ta.Bác chỉ đặt chân về nông thôn thôi là đã thấy sự xa cách thế nào. Cách thức giáo dục, cũng du nhập từ thời Tây thuộc địa. Còn cái văn hoá 1000 năm rạng rỡ của Nho học nó cũng đã tàn lụi từ đầu thế kỷ 20. Nếu Bác là chuyên viên Hán Nôm, thì chắc Bác còn đọc được mấy chữ « Chi,Hồ, Giả, Giă ». Còn tôi thì tắc tị, cũng như phần lớn người Kinh.
    3. Tôi cảm thấy có cái gì không ổn, khi Bác nói 90% dân tộc thiểu số là nghèo đói. Đó là sự thực, tôi không phản đối điều đó. Nhưng cái cách nhìn của Bác, thi tôi không thích. Bác vẫn nói Ta và Họ. Họ vẫn là một cái gì xa lạ với Bác. Mặc dù họ cũng là công dân VN như Bác. Ở bác vẫn có một cái tự tôn sắc tộc hẹp hòi. Điều đó đã khiến Bác không có lòng tự hào của Người VN, Bác chỉ có lòng tự tôn, tự cao tự đại của người Kinh thôi. Nếu là tôi, tôi sẽ nói là người VN ở Công tum, người VN ở Mèo vạc, vẫn còn trong tình trạng nghèo đói. Đấy không phải chỉ là một cách nói. Đó là cả một cách nhìn, tôi đã đặt vị trí của Dân tộc VN lên trên sắc tộc Kinh,mặc dù tôi cũng là người Kinh như Bác. Bác nói những sắc tộc thiểu số phải theo chuẩn mực người Kinh nói thế chưa đúng hẳn, vì chuẩn mực người Kinh hiện tại cũng phải thay đổi dưới sức ép của cuộc sống hiện đại.nói cho đúng hơn thì chúng ta, có nghĩa là tất cả công dân VN phải vật lộn để vươn tới những giá trị mới, mà chưa bản thân người Kinh hiện tại cũng chưa có hẳn. Cái tinh thần bình đẳng, sống, và tôn trọng pháp luật,tinh thần dân chủ hiện nay người Kinh đã có chưa. Cái việc làm ăn thiếu tránh nhiệm, cẩu thả, người Kinh có không. Đấy là chỉ kể những điều ta thấy tận mắt, mà người ta có thể nói. Còn bao nhiêu chuyện chưa thể nói. Các Bác là mods, chắc các bác hiểu điều đó. Chỉ có một điều tôi đồng ý với Bác, là để đạt tới những chuẩn mực mới đó, người Kinh sẽ ít gặp khó khăn hơn nhiều đồng bào Việt Nam khác thôi. Bác nói Bác hiểu tôi muốn trả sự công bằng cho các sắc tộc khác. Điều này Bác hiểu nhầm tôi. Tôi không đòi hỏi điều đó, vì chuẩn mực của tôi là của chung cho mọi Người VN là sự bình dẳng giữa các thành viên của dân tộc Viêt Nam dù họ có là sắc tộc nào, tôn giáo nào. Tôi muốn nhìn lịch sử từ sự bình đẳng đó, chứ không phải là từ một sự tự tôn sắc tộc. Tóm lại giữa nhưng thành viên của cộng đồng ngưòi Việt, tôi không lấy chuẩn mực sắc tộc làm tiêu chuẩn.
    4. Nếu hiểu như Bác Thì lịch sử VN là lịch sử nhà nước Đại Việt phình to ra thôi. Rồi Bác sẽ tự tôn với những thành quả Nam chinh, Bắc chiến của nó. Nhưng cùng với sự tự tôn của Bác sẽ có cả sự mặc cảm, sự mặc cảm về qua khứ « tội lỗi » đối với Chiêm thành, Chân lạp, Phù Nam ???Tôi để chữ tội lỗi vào nguặc kép, vì trong thực tế hiện tại : cả bên nguyên và bên bị của quá khứ, đều là người VN cả.
    5. Còn cách hiểu của tôi thì đó là sự hợp lưu văn hóa, nên tôi sẽ có sự tự hào của một dân tộc chống ngoại xâm, cùng với nó là sự tự hào về một đất nước , nơi hội tụ ít nhất của 3 nền văn minh cổ đại, mà nền văn minh nào cũng đặc sắc, không về mặt này thì về mặt khác. Cách hiểu của tôi sẽ dấn tới tinh thần dân chủ, vì tôi đề cao bình đẳng. Cách hiểu của Bác sẽ dẫn tới sự bất bình đẳng. Vì một khí Bác đã có một nhận thức bất bình đẳng, thì sớm hay muộn nó cũng thể hiện ra trong những hành động tương tự.
    6. Cái nhận thức của tôi có thể Bác thấy chướng tai, nhưng nó không phải là của riêng tôi đâu. Tôi chỉ đưa thêm vào khái niệm bình đảng thôi. Thực sự thì tư tưởng này đã manh nha từ đời nhà Nguyễn. Trong chúc thư để đặt quan hệ ngoại giao với Nhà Thanh, vua Gia Long có xin Quốc hiệu, vì nước VN của nhà Nguyễn là « Đất cũ của Đại Việt, Chiêm thành, Chân lạp hợp lại ». Và cũng từ đó nước ta có tên là Việt Nam. Điều này thì chắc chắn là Bác biết.Tôi chỉ nhắc lại thôi. Cũng từ thời nhà Nguyễn, Ta hay dùng từ NAM để chỉ người VN. Cho nên ta có Đại Nam quốc sử diễn ca, Đại Nam liệt chuyện, Đại Nam thực lục ???
    7. Nếu Bác không đồng ý với nguyên tắc bình đẳng của mỗi thành viên trong một cộng đồng, thì tôi cũng có thể lấy cho Bác một ví dụ mà chắc Bác dễ chấp nhận hơn. Chắc chắn , Bác đă đọc sử TQ, Bác đă nghiền Đông Chu, Tam quốc. Tại sao trong các sách đó các tác giả lại đề cập tới mọi chuyện một cách khách quan. Họ không đứng về Tần, về Sở, v..v.. mà lại đứng trung dung. Chính vì họ hiểu rằng, bên nào cũng là của họ. Bất cứ điều gì xẩy ra ở Trung Nguyên là của họ. Nhưng nhìn ra ngoài thì họ lại trương ngay cái cờ đại Hán lên. Gần ta hơn, nhà Mãn Thanh, dù trong bốn thế kỷ bắt người Hán cạo trọc nửa đầu, nhưng họ vẫn nhận là một triều đại của họ, vì đất Mãn Châu bây giờ đã thuộc về TQ. Như vậy là họ chỉ trưng cái cờ dân tộc với bên ngoài thôi. Chứ không áp dụng trong nội địa.
    Tạm dừng ở đây. À mà tôi vừa đảo vào Box, lại thấy thêm Bác cdphuc cũng vừa nhận bằng tiến sĩ tử vị. Xin nâng cốc chúc mừng nhị vị tiến sĩ nhé. 100% đây, dzô ... dzô ...

  5. vietnobita

    vietnobita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    em thì ko biết thế nào chứ em thấy bac phothuongdan nói như vậy là sai và rất là bảo thủ chúng ta ko phai là huy diet no ma la chúng ta dang tiếp nhận các nền van minh moi đê cho nó phat trien hon đó và nho co no ma ta moi co mot nen vh phong phu nhu ngay nay
  6. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Lạ nhỉ, chính tôi muốn chứng minh là trong quá khứ, Ta đã tiếp nhận nhiều nền VM khác trên đất VN, và vì vậy ta phải tôn trọng nó và đưa vào LS VN đấy chứ.
    Còn các nền văn minh mới bác định nói là gì vậy, Bác nói khó hiểu quá. Có thể viết rõ ra được không
  7. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bác Phó thân mến!
    Từ hồi bác Quý phẫn chí bỏ đi bây giờ không biết lang bạt ở diễn đàn nào, ttvnol mất hẳn một thành viên nhiệt huyết, mấy hôm nay tôi đã âm thầm mừng tưởng bác Quý trở lại té ra là mừng hụt. Phải công nhận bác không hề thua kém bác Quý tí tẹo nào dù là kiến thức hay lập luận. Thay mặt anh em Mod LSVH tôi rất phấn khởi được chúc mừng bác đã đến với TTVNOL.
    Cám ơn bác đã có lời khen tôi cũng như khen ngợi những bài viết của tôi. Cứ tưởng topic này đã vào dĩ vãng. Lần này bác đầu tư thời gian và công sức, viết rất thuyết phục. (Mà tôi nhắc lại: Tôi chỉ CM vai trò nổi bật của người Kinh trong LSVN để VN là VN như ngày hôm nay thôi).
    Viết như bác thế kia là tự nhiên biến tôi thành phân biệt sắc tộc đấy nhé. Hi hi tôi cũng yêu tổ quốc yêu đồng bào như ai. Có điều tôi tiếp cận vấn đề từ góc độ trần trụi và chắc chắn là sẽ nghịch mắt đối với những bạn vốn quen thuộc với những khái niệm tiêu chuẩn và lý tưởng về bình đẳng bác ái.
    * Bài viết trên của bác rất có giá trị về mặt cổ động tuyên truyền, thậm chí nhiều đoạn có thể trích đăng báo được nhưng thực chất, đang có biểu hiện của sự bất bình đẳng, cảm tính và phi thực tế.
    Bình đẳng không đơn giản là trong một nhóm có anh A, B, C thì vai trò của anh A=B=C. Bình đẳng là anh A đứng ở chỗ xứng đáng với những gì anh ấy đã đóng góp, đã làm. Anh B, C cũng thế. Một VD: Tại sao Văn học sử chẳng hạn người ta lại điểm mặt những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính .v.v. những nhà văn lớn như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp .v.v. (VD thế chứ tôi dốt văn chả biết ông nào là tiêu biểu) là chính và chỉ điểm qua qua về những người còn lại. Tất nhiên là để làm nên cả một nền VHọc thì không thể thiếu những tác giả ít tên tuổi nhưng cái còn lại với thời gian không phải là những sáng tác của họ, và cái được đánh giá trong LS cũng vậy. Tương tự như vậy trong tất cả các lĩnh vực khác. OK! (riêng người Kinh không chỉ đóng vai trò tác giả của những mốc lớn mà thậm chí cũng đóng luôn vai trò đại chúng trong LS).
    Đánh giá đóng góp đối với LS đất nước người ta không lấy thành tựu đạt được, trình độ phát triển .v.v. ra làm thước đo, làm tiêu chí thì người ta lấy cái gì? Chẳng lẽ lại lấy sự bình đẳng trước pháp luật làm tiêu chí? Bác đừng quên sự bình đẳng trước PL cũng là một hệ quả của các thành tựu chung hoặc là một trong những thành tựu, mà để có nó thì ai đóng vai trò chủ yếu? Mà nói luôn là riêng về "bình đẳng" trước PL vì bác không biết các vấn đề của Luật Pháp nên mới nói thế. Người Kinh không được "bình đẳng" lắm so với nhiều tộc người khác. Các tộc người khác được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn. Các ngành Luật có rất nhiều văn bản hướng dẫn về việc xử lý PL theo hướng ưu tiên cho những vùng sâu xa, tộc người thiểu số. VD Luật Hình sự có nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn xử lý một số tội danh theo hướng giảm nhẹ cho người dân ở khu vực sâu xa có nhiều phong tục tập quán lạc hậu - tức là tuy không nói thẳng ra là tộc người thiểu số nhưng thực chất chính là tộc người thiểu số, như các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, các tội phạm về ma tuý .v.v. Vd tôi hay bác quan hệ TD với người dưới 16 tuổi thì xin mời ngồi tù nhưng ở miền núi lấy vợ 13, 15 tuổi là chuyện thường, bỏ tù thì có mà bỏ tù cả huyện.
    Vâng nhưng không ai vì thế mà bảo về mặt PL người Kinh thiệt thòi hơn các tộc người khác, mà thế mới là bình đẳng. Bác hiểu ý tôi chứ ạ.
    Làng bác chẳng hạn, nếu họ Nguyễn 10 đời làm Lý trưởng, trai đinh chiếm 9/10. Tiến sĩ đỗ đạt làm quan cũng toàn người họ Nguyễn. Nhờ họ Nguyễn mà làng ta thành cái làng chứ không phải chỉ là một nhúm cái thôn cái xóm xác xơ so với các làng khác thì thật bác tôi mà viết sử làng độ trăm trang thì riêng chuyện ghi chép những việc họ Nguyễn đã làm cho làng chắc cũng phải đến tám chín mươi trang. Chứ nếu chia đều mỗi họ 33 trang + 1 trang Lời giới thiệu thì tôi e là không phải với người họ Nguyễn lắm, mà 2 họ kia chắc cũng không dám nhận đến thế đâu. Phải không ạ.Thế không những hợp lý, mà còn là hợp tình.
    Tôi chạy vào viết mấy lời quấy quá với bác. Thằng cu nhà tôi lên quai bị đang sốt, tôi không nói chuyện dông dài được, tôi vẫn chưa nói xong, mai tôi trả lời bác tiếp nhé. Thân mến!
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  8. phothuongdan

    phothuongdan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    1
    Bác CHM nếu có bận việc nhà thì cứ thư thư cũng được.
    ttvnonline còn thì box này còn, Box nay còn thì Nick của Bác với tôi còn. Đi đâu mà vội. Giả sử cái chủ đề này nó trôi vào trang 2 trang 3, thì tôi bác và bất cứ bác nào muốn lại lật nó lên trang 1 được mà.
    Cũng định không viết, vì Bác có nói mai viết tiếp, nên lúc đầu tôi cũng do dự, không muốn làm đứt dòng bài của Bác. Nhưng con ốm, mà Bác có thịnh tình với tôi như vậy, nên tôi vào viết vài dòng cám ơn. Trong chủ đề này có ban GHEN cũng góp vào, bài của bạn tôi cũng muốn trả lời, nhưng chưa kịp.
    Lúc nẫy lang thang qua cái Quán trà của cô Lissette, vừa mở, Vào xin cốc nước, nhân tiện viết vài dòng, với ý định tìm kiếm những từ ngữ liên quan tới Trà. Tiếp tới được bác yuyu, rồi Bác cũng qua. Như vậy gọi là trà tam được rồi. Giờ xin Bác tí tửu !!
    Thế nhá. À tôi còn nợ bác cái vụ Hàn phi/Hàn thực nữa

Chia sẻ trang này