1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Vũng Tàu

Chủ đề trong 'Public các box địa phương' bởi ngocan39, 21/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngocan39

    ngocan39 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử Vũng Tàu

    Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (mũi đất mang tên Thánh Giắc), tiếng Việt là Cap Xanh Giắc. Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: au Cap). Hiện nay mũi đất cực nam của Vũng Tàu có tên gọi là mũi Nghinh Phong.

    Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền.

    Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì "''Thuyền Úc'', tục danh Vũng Tàu... phía bắc ôm cửa Tắc Khái, phía nam đỡ núi Thát Sơn để che cửa Cần Giờ. Mặt vụng trông về hướng tây, rộng lớn mông mênh để thu nạp các dòng nước sông đầm chảy về biển mà làm nơi êm đềm cho thuyền bè ẩn đậu."

    Vũng Tàu từng thuộc trấn, sau là tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn. Thời vua Gia Long (1761-1820), khi nạn hải tặc Mã Lai hoành hành tại vùng biển này là mối đe dọa cho các thương nhân vùng Gia Định, vua đã gửi ba đội quân đến dẹp loạn và cho phép ba tướng cầm đầu cùng quân lính ở lại mở đất. Theo sắc của vua Minh Mạng năm 1822, chính 3 ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền thuộc ba đội binh (Tam Thoàn) đã thành lập ba làng đầu tiên: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam.

    Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh.

    Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực (circonscription) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp.

    Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa thành khu Cap Saint Jacques cho đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 khu Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã.

    Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.

    Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.

    Năm 1928 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1934 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố (commune).

    Theo sắc lệnh 147/NV của Việt Nam Cộng Hòa ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu hợp nhất thành tỉnh Phước Tuy. Đến ngày 8 tháng 9 năm 1964, quận Vũng Tàu trở thành thị xã Vũng Tàu. Thị xã Vũng Tàu có 5 khu phố.

    Ngày 30 tháng 5 năm 1979 thị xã Vũng Tàu trở thành thủ phủ của đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo mới được thành lập. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập, thì thị xã Vũng Tàu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh này.
  2. hoanghontimbiec85

    hoanghontimbiec85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    6.073
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy lịch sử thì chỉ giới thiệu vài trang là hết roài Nếu có thì giới thiệu thêm về các địa danh khác thuộc tỉnh BR VT nhưng ko thuộc VT nên thêm vào những địa chỉ lý tưởng ở vũng Tàu đêi
    VT mình là thành phố du lịch biển, có nhiều du khách đến hàng năm, biết đâu ai đó trên diễn đàn này sẽ đến => hãy giới thiệu VT mình cho mọi người cùng biết & không bỡ ngỡ khi đặt chân đến VT nhá!
    Thật sự ở VT, tớ chỉ thik đi dạo trên cát với đôi chân trần thoai Do đó những đêm trăng tớ thường đến Con sò vàng gửi xe & đi bộ. Bi giờ thì ở gần tượng Chúa giang tay í, mình tha hồ mà dạo & ngắm biển
    Măm măm á, tớ thường mua về nhà măm (dân VT mờ, dại j ra quán hehe) Cáik hoản nài tớ chịu. Tớ thik ăn cơm niêu ở quán Hoa Sữa đường Nguyễn An Ninh à, vừa ngon vừa hợp túi xiền hehe Ăn mấy món Nga ở quán Hạ Long nữa, nhưng ko nhớ địa chỉ chính xác hehe
    Mem VT đâu, giới thiệu với mọi người VT mình đê
  3. ngocan39

    ngocan39 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Đi chơi biển đêm thì fải đi đông, còn ít thì ko dám. Sợ lắm! Hồi be bé lâu lâu lại nghe các cụ kể chuyện có ng xuống biển bị cướp. Bây giờ chắc đỡ, nhưng mà cẩn thận vẫn hơn.
    Ở khu vực Kè Đá bến tàu cánh ngầm cũng có coffee đấy, khoảng 16 Âm lịch có trăng thì đẹp hơn.
  4. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Một vài yếu tố văn hoá đặc trưng của vùng đất Bà Rịa-Vũng Tàu có thể khai thác du lịch và tổ chức lễ hội
    Đinh văn Hạnh
    Có người cho rằng Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) là vùng đất mới, vì vậy, nếu có tìm đặc trưng văn hóa nào đó cho riêng vùng đất này thì chỉ có thể tìm ngay trong chính đặc trưng văn hóa Nam Bộ nói chung. Chúng tôi không phủ nhận quan điểm đó, nhưng nếu chỉ nói như vậy không thôi thì chưa đủ và chưa thật công bằng. Sự thật là có không ít vùng đất nằm trong một Tiểu vùng văn hóa nào đó nhưng vẫn có những yếu tố văn hóa riêng. Ở đây chúng tôi muốn nói đến những yếu tố văn hóa riêng của phong thổ BR-VT đã tạo nên những biểu hiện văn hóa đặc trưng của vùng đất này, hầu mong được phát huy, được ?olấy làm tố chất? để xây dựng các chương trình, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch và tổ chức các lễ hội truyền thống. Do khuôn khổ bài báo có hạn, chúng tôi không có điều kiện phân tích sâu mà chỉ dám định danh, mong bạn đọc thông cảm.
    Cũng như bao vùng đất khác, BR-VT có đời sống văn hóa (nói chung cả phong tục tập quán, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng)? phong phú và đa dạng. Trong sự phong phú và đa dạng của Tiểu vùng văn hóa miền Đông Nam Bộ đó, BR-VT có những yếu tố văn hóa riêng mà các địa phương láng giềng hoặc không có, hoặc có nhưng không tiêu biểu, rõ nét nhất đó là yếu tố địa-văn hóa và yếu tố văn hóa biển.
    Yếu tố địa-văn hóa.
    Yếu tố địa-văn hóa là phong thổ của vùng đất, là những đặc điểm và ưu thế riêng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp và để lại dấu ấn trong đời sống văn hóa của cư dân. Văn hóa của cư dân BR-VT chứa đựng những dấu ấn phong thổ không phải chỉ vì sự gắn bó lâu dài của cư dân với vùng đất, mà còn vì ngay từ buổi đầu đến định cư và khai hoang mở đất, những đặc điểm địa lý riêng của vùng đất đã có những tác động nhất định đến cuộc sống của họ...
    Là vùng đất địa đầu có những cửa biển kín gió rất thuận lợi về giao thông, BR-VT là nơi lưu dân người Việt từ miền Trung vào sớm nhất và được khai phá sớm nhất ở Nam Bộ vào khoảng thế kỷ XVII. Từ đó cho đến giữa thế kỷ XIX, bộ mặt của vùng đất BR-VT đã có những biến đổi sâu sắc. Từ một nơi hoang vu, trước mặt là biển cả, ven biển chỉ có những bãi bồi và rừng ngập mặn; sau lưng là đồi núi, rừng rậm đã trở thành ruộng đồng, làng mạc trù phú. Tài nguyên của đất, của biển, của rừng được dày công khai thác để phục vụ cuộc sống ngày càng sung túc hơn của con người.
    Lưu dân Việt từ miền Trung vào là chủ thể làm nên những biến đổi to lớn ấy. Họ ra đi vì những lý do khác nhau, từ nhiều địa phương khác nhau, nhưng trên vùng đất mới họ đều chung một ý chí, một ước vọng là tạo dựng một cuộc sống no ấm, công bằng và tốt đẹp hơn. Hậu duệ của những người đi mở đất tiếp tục đòan kết, đùm bọc nhau chung sức, chung lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Chính tinh thần đòan kết cộng đồng, cần cù, sáng tạo để vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách của buổi đầu mở đất, xây dựng cuộc sống mới đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của nhân dân BR-VT sau này.
    Do BR-VT là nơi đặt chân và khai phá sớm nhất ở Nam Bộ, vì vậy, nơi đây đã trở thành cửa ngõ để tiếp nhận và là bàn đạp để các lớp lưu dân sau đó tiến sâu vào đất liền và tiếp tục tiến về phương Nam. BR-VT lúc ấy là trạm dừng chân, là bước trung chuyển của các đòan lưu dân. Chính vai trò gánh vác nhiệm vụ đó trong buổi đầu khai phá và xây dựng đã tạo cho con người BR-VT một tính cách cộng đồng, bao dung, mến khách, thương người như thể thương thân. Truyền thống này được thể hiện rất rõ trong những thời điểm lịch sử quan trọng trong quá trình chuyển mình của BR-VT. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, BR-VT luôn là ?ocửa ngõ đón nhận/trung chuyển khách? (lưu dân khẩn hoang từ miền ngòai vào; những người lao động trong các đồn điền cao su, các đợt dân di cư từ miền Bắc, miền Trung vào do âm mưu chia rẽ thâm độc của Mỹ-Diệm và là địa bàn quan trọng ?otrung chuyển? lực lương cách mạng trong hai cuộc kháng chiến)?
    Trong một chừng mực nào đó, quá trình trung chuyển dân cư cũng chính là quá trình trung chuyển các yếu tố văn hóa của các vùng miền để rồi không ít yếu tố văn hóa đã ngưng đọng/chuyển hóa và trở thành nét riêng trong sự tổng hòa văn hóa trên vùng đất này?
    Yếu tố văn hóa biển.
    Trong quá trình lao động, khai phá vùng đất BR-VT, cư dân ở đây đã ra sức tận dụng tiềm năng, khai thác lợi thế phát triển nhiều ngành nghề, đặc biệt là đánh bắt, chế biến hải sản, làm muối? Đất đai nông nghiệp của BR-VT không nhiều và quá trình khai phá không nhanh như nhiều địa phương khác trong vùng hoặc ở miền Tây Nam Bộ.
    Trong buổi đầu khai phá (thế kỷ XVII), phần lớn đất đai BR-VT bị núi rừng che phủ, vùng đồng bằng có nhiều cỏ dại mọc. Những lưu dân người Việt đầu tiên đến sinh sống trên vùng đất BR-VT đã khai thác tài nguyên thiên nhiên của rừng và biển vốn rất dồi dào và khai phá đất đai, xây dựng xóm làng. Phần lớn cư dân kết hợp nghề nông với khai thác lâm thổ sản, hoặc kết hợp nghề nông với việc đánh bắt thủy hải sản. Họ sinh sống chủ yếu ở ven biển phía Đông và phía Nam vùng đất BR-VT.
    Theo thời gian, cư dân đông đúc, ruộng đồng phì nhiêu, ngành nghề phát triển và có sự phân công lao động theo nghề nghiệp. Có những nhóm dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, nghề đánh bắt thủy hải sản, nghề làm muối, nghề thủ công (đúc đồng, dệt vải, làm giấy, đan lát, làm bún, làm bánh), buôn bán? Trong đó, bộ phận dân cư sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong các thế kỷ XVIII, XIX, những làng cá ở BR-VT là những làng nổi tiếng trù phú và đông dân cư nhất trong tỉnh.
    Hầu hết những người làm nghề đánh bắt thủy hải sản đến BR-VT có nguồn gốc từ vùng ?oNgũ Quảng? và chủ yếu là từ Nam Trung Bộ, vốn trước đó là vùng đất thuộc Vương quốc Chămpa mà trong vòng một vài thế kỷ định cư, cư dân người Việt đã có quá trình giao tiếp văn hóa. Người Chăm vốn có truyền thống đi biển, những yếu tố văn hóa biển đặc trưng của người Chăm như tục thờ cúng cá Ông, tục thờ Bà, thờ Thiên Y A Na? của họ được ngư dân người Việt tiếp nhận, ?oViệt hóa??
    Không giống với các tỉnh miền Trung, nghi thức, đối tượng thờ cúng, đặc điểm kiến trúc của các cơ sở tín ngưỡng dân gian ở BR-VT thể hiện sự hỗn dung tín ngưỡng hết sức rõ nét và trở thành một đặc điểm nổi bật rất đáng lưu ý. Đối tượng thờ cúng trong lễ hội của ngư dân BR-VT khá đa dạng. Sự đa dạng đó thể hiện ở số lượng đối tượng tín ngưỡng trong sinh hoạt lễ hội nói chung; ở số lượng đối tượng được phối tự trong mỗi đình, đền, miếu, lăng/dinh Ông (cá voi) cụ thể; và quan niệm phức hợp, nhiều quyền năng hội tụ trong một đối tượng thờ cúng (như trường hợp Bà Cô trong lễ hội Nghinh Cô Long Hải). Sự phối tự mang tính đặc trưng nghề nghiệp-đánh bắt hải sản: cá ông, Bà Cô/Nữ thần là đối tượng thờ cúng quan trọng nhất, nhưng luôn có sự phối tự kết hợp. Bên cạnh cá ông, Bà Cô/Nữ thần là các thần khác (thần của những người làm nghề nông, thần của thương nhân, của những người làm nghề buôn bán), cả thần của nhiều dân tộc và nhiều vùng miền khác nhau...
    Sự hỗn dung tín ngưỡng còn thể hiện rõ trong nghi thức cúng lễ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những chi tiết, nghi thức của cúng đình, cúng miếu ít nhiều được lặp lại trong nghi thức cúng ông (cá voi), cúng bà (Ngũ Hành, Bà Cô-Long Hải). Cầu mưa, cầu an vốn là lễ nghi nông nghiệp cũng được tiến hành trong cúng lễ Nghinh Ông. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự pha trộn của nghi thức Nghinh Ông, Nghinh Bà trong các bước cúng đình. Đặc biệt, nghi thức Nghinh Cô (vốn là một thiếu nữ bị chết đuối) được thực hiện tương tự nghi thức Nghinh Ông (cá voi).
    Các bước tiến hành và cách thức cúng lễ của ngư dân BR-VT cũng không hoàn toàn giống nghi thức trong các loại hình lễ hội tương tự ở miền Trung và Nam Bộ.
    Trong sinh hoạt lễ hội thì hội là phần vui chơi, giải trí. Hội của ngư dân BR-VT thể hiện sự kết hợp khá nhiều hoạt động vui chơi, giải trí của cư dân duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ, như hát hò khoan-chèo cạn, trò múa bông-mâm ngũ sắc, mâm vàng, mâm bạc và đua ghe (của vùng Bình-Trị-Thiên); đua ghe, đua thuyền thúng, hát bả trạo, tức chèo thuyền và hát bội (của vùng Nam Trung Bộ) và hát bội, xây chầu, đua ghe, đua thuyền thúng, múa lân, múa rồng, đấu vật (của vùng Nam Bộ). Hát bả trạo là một nội dung quan trọng và thu hút nhiều người thưởng thức trong hội lễ của ngư dân BR-VT trong khi đó các địa phương khác ở Nam Bộ không có loại hình này.
    Có thể giải thích sự đa dạng trong phối tự, nghi thức thờ cúng, trong các trò diễn dân gian của cư dân ven biển BR-VT từ chính nguồn gốc của họ. Chính cộng đồng đa nguồn gốc đã góp phần làm phong phú và tạo diện mạo đặc trưng của các yếu tố văn hóa biển BR-VT? Và đến lượt nó, chính sự hội tụ đó đã hóa giải mọi độc tôn, tạo nên sự thăng bằng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của cư dân BR-VT xưa nay...
    (Báo Văn nghệ Đồng bằng sông Cửu Long)
  5. hoanghontimbiec85

    hoanghontimbiec85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    6.073
    Đã được thích:
    0
    cám ơn mem VT mình nhìu nhìu nhá!
    T online nhiều nhưng ít có tgian viết dài như mấy pác Mấy pác cố gắng phát huy & xây dựng thương hiệu VT nhá Ko riêng TP VT, mình cũng giới thiệu những vùng ven nha! Bình Châu cũng đẹp mà
  6. thuyhang182

    thuyhang182 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2006
    Bài viết:
    11.250
    Đã được thích:
    0
    Chiều qua lang thang lên Hải Đăng chụp ảnh. Show cho bà con thưởng thức cảnh đẹp của quê hương mình.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Và đây là con dã tràng ở Bãi Trước Vũng Tàu.
    [​IMG]
  7. ngocan39

    ngocan39 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0

    Đi Vũng Tàu ăn... bánh hỏi
    Quốc lộ 55 nối dài từ thị xã Bà Rịa đến huyện Xuyên Mộc hơn 30km. Dọc tuyến đường này thực khách sẽ đi ngang qua xã An Nhứt - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có loại bánh hỏi ngon có tiếng.
    Theo nhiều thực khách đánh giá, bánh hỏi An Nhứt ăn rất ngon, vừa có độ dai, dẻo, thơm, bùi và đặc biệt nước mắm chấm với đủ vị chua, cay, ngọt. Bánh hỏi An Nhứt được làm khá công phu từ bột gạo và nếp. Sau khi ngâm chung gạo với nếp 10 giờ đồng hồ, đem đi xay nhuyễn rồi đổ khuôn, hấp cách thủy khoảng 20 phút thì bánh chín. Bánh được đưa vào khuôn và ép thành từng mảng lưới đan chéo nhau nhìn khá bắt mắt. Sau khi bánh chín, thực khách phải sử dụng ngay thì mới ngon. Nhưng tuyệt đối không thể thiếu hơn 7 loại rau sống và nước mắm ớt ngó sen.
    Khi ăn bánh hỏi An Nhứt cũng khá cầu kỳ và khéo léo... Miếng bánh tráng mỏng được trải ra, xếp rau cải xanh, xà lách, rau thơm, dưa leo, diếp cá, rau húng (thêm vài loại rau thơm khác nữa) và phải có một dong thịt nướng, cuốn chả giò. Đương nhiên thành phần không thể thiếu là bánh hỏi được cuộn tròn lại chấm nước mắm ớt ngó sen. Thực khách ăn bánh hỏi chỉ biết no mà không biết ngán. Theo những thực khách sành điệu thì bánh hỏi ăn với thịt heo quay mới ra lò là hết chỗ chê!
    Cá sụn sịnh
    Cá sụn sịnh là một đặc sản chỉ có ở vùng cửa sông đổ ra biển. Theo kỹ sư chế biến thuỷ sản Phạm Thế Đức, cá sụn sịnh thuộc họ lịch, lớn cỡ chiếc đũa và dài khoảng gang tay. Khoảng tháng giêng cho đến tháng 3 âm lịch là mùa cá ôm trứng, từ biển cá sẽ vào các cửa sông để đẻ. Do đó mùa này cá béo mập hơn những tháng sau.
    Cá sụn sịnh ở Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều và ngon hơn các vùng khác. Do cá sống ở tầng nước bên dưới nên việc đánh bắt chủ yếu bằng những miệng đáy ở cửa sông đổ ra biển. Vào mùa có cá, ngư dân chuẩn bị thu hoạch vào những buổi sáng sớm khi nước rút.
    Cá sụn sịnh được chế biến thành những món ăn khá hấp dẫn. Như món cá sụn sịnh chiên giòn, cá được ướp chút gia vị, cho vào chảo dầu chiên đến khi vừa vàng là được. Lúc này bên ngoài cá giòn, bên trong thịt dẽ lại, chấm cá với nước mắm me kèm thêm vài lá rau răm cay nồng, ăn cá nhai luôn cả xương. Hay chịu tốn thêm ít công, cá lựa con lớn ướp với muối ớt, dùng que xiên từng con nướng lửa than như người ta hay nướng cá kèo. Cá chín tới, mùi thơm lừng, thịt ngọt đậm nhấn nhá chút vị mằn mặn của muối ớt càng ăn càng bắt.
    Cuối tháng 5 âm lịch, trời bắt đầu trở gió. Bên chái bếp, nồi cơm bắt đầu sôi, cạnh bên, tộ cá sụn sịnh kho tiêu cũng bắt đầu reo vui, chắt miếng nước cơm sôi sánh đặc vị béo ngọt của cám gạo cho vào tộ cá, nước cá kho bắt đầu sệt lại chuyển màu đỏ cánh gián.
    Chấm phá trong tộ cá kho là vài trái ớt hiểm màu đỏ tươi lẫn nhúm hành lá xanh mọng, vài nhánh tiêu tươi xanh đậm, chưa ăn đã thấy thèm. Đơm chén cơm nóng hổi, chấm miếng đậu bắp luộc ăn với cá sụn sịnh kho tiêu, trong buổi cơm chiều se lạnh còn gì thấm thía cho bằng.
    Bún súng Vũng Tàu
    Bún súng Vũng Tàu chan nước lèo và hải sản xào sả ớt. Và gia vị đặc biệt ăn kèm chính là rau súng.
    Bún dùng trong món này là loại bún tươi, cọng nhỏ. Rau sống ăn kèm gồm ngò om, rau thơm, cần nước, rau muống, bắp chuối... và đặc biệt phải có rau súng. Gia vị nêm khi ăn rất thông dụng: ớt trái xắt lát hoặc ớt sa tế, chanh, nước mắm nguyên chất hoặc muối ớt. Hải sản được dùng để làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng của món ăn là tôm, mực và cá biển. Cá biển có thể là cá bốp hoặc các loại cá có nhiều thịt và nhiều dinh dưỡng.
    Quan trọng là nước lèo. Tôm, mực và cá được làm sạch để ráo nước, luộc chín rồi xào sả ớt. Nước luộc hải sản được giữ lại để nấu nước lèo. Tương hột (tương đậu nành) bỏ hết nước, lọc lấy bột rồi xay nhuyễn và đem xào với tỏi, ớt sả để tạo mùi thơm đặc trưng. Sau đó, cho tương xào vào nồi nước luộc hải sản để nấu nước lèo và dùng nước cốt me hòa cho vừa đủ vị chua. Cuối cùng, nêm nếm gia vị muối, đường, bột ngọt... Lưu ý, dùng tương hột và tỷ lệ nước thích hợp để nước lèo có mầu tương đối giống như mầu bún mắm. Trong nồi nước lèo cần có cả sả cây để duy trì mùi đặc trưng.
    Bún gạo và rau sống cho vào tô, hải sản được trang trí trên mặt bún rồi chan nước lèo. Sau đó, trang trí cho tô bún thêm hấp dẫn bằng những gia vị như tỏi sấy, đầu hành xanh chần nóng, ớt chín xắt miếng...
    Dê hấp cách thuỷ
    Nằm ngay trong khu Trung tâm thương mại, quán "Lẩu dê Hưng" (17, Tôn Thất Tùng, phường 7, TP. Vũng Tàu) tuy nhỏ nhưng thoáng mát và sạch sẽ. Cũng như nhiều quán khác phục vụ các món ăn chế biến từ thịt dê, nhưng nét đặc sắc của ?oLẩu dê Hưng" là chế biến khá nhiều những món ăn lạ. Trong đó, món ?odê hấp cách thuỷ" được thực khách ưa chuộng vì tuy chế biến đơn giản nhưng khá nóng sốt, ngon miệng và bổ dưỡng. Các bà nội trợ đến dùng thử một lần thì có thể về nhà tự tay chế biến cho gia đình cùng thưởng thức.
    Gọi món "hấp cách thuỷ", thực khách được phục vụ lẩu nước sôi có vỉ hấp, dĩa thịt đùi dê thái mỏng màu hồng tươi, khổ qua xắt khoanh tròn, rau thơm các loại và nước chấm. Nước đang sôi bốc hơi nghi ngút, thực khách sẽ được tự tay xếp thịt và khổ qua vào vỉ. Chỉ cần một vài phút, thịt đã chín tới chuyển sang màu trắng, còn khổ qua có màu xanh hơn, trông rất đẹp. Thịt chín bằng hơi nước sẽ không mất chất bổ dưỡng. Một lát thịt dê vừa chín tới, cuộn với rau mùi, khổ qua chấm với chao hồng hoặc với nước mắm gừng ngòn ngọt mới thưởng thức hết cái vị ngọt, mềm, ngậy của thịt. Lại còn nghe trên đầu lưỡi mùi thơm, vị the của rau húng, tía tô? Anh Đinh Văn Hưng, chủ quán cho biết: "Loài dê ăn tất cả các loại lá cây, trừ lá khổ qua. Nhưng khi kết hợp thịt dê với trái khổ qua thì lại rất ngon, thêm bùi, thêm ngậy và lạ miệng". Chính vì vậy, món "dê hấp cách thuỷ" của ông chủ trẻ Hưng "không đụng hàng" với bất kỳ món thịt dê nào trong làng ẩm thực.
    Điều đặc biệt hơn của quán "Lẩu dê Hưng" là không lấy thịt mổ sẵn từ các đầu mối mà xẻ thịt tại chỗ để thịt luôn tươi, mới. Thực khách thích đến dùng món tại "Lẩu dê Hưng" phần đông là vì ưa thích các món ăn được chế biến từ nguyên liệu chính là thịt dê tươi, không tẩm ướp nhiều gia vị để giữ được nguyên hương vị và dinh dưỡng. Hơn nữa, quán tuy mới mở nhưng đã hút được khách bởi sự khẳng định tay nghề của ông chủ trẻ khi chế biến 34 món dê, trong đó các món dê nướng mọi, né mọi, tái chanh, xào lúc lắc, ba chỉ rút sườn hấp hành, ngọc dương tiềm thuốc bắc? luôn đắt khách.
    Tiết canh tôm
    Một nhà hàng có tên là Hải Phương (số 693 - 695 đường 30 - 4, phường 10, TP. Vũng Tàu) có món tiết canh tôm "danh bất hư truyền".
    Theo ông Nguyễn Đức Lạc, chủ nhà hàng Hải Phương, có tất cả bảy loại tôm hùm, nhưng tôm hùm dùng làm tiết canh ngon nhất phải là loại tôm rồng. So với các loại tôm hùm khác, lưng tôm rồng có sọc đen, đốt chân màu xanh lục, đầu tôm lấp lánh sắc cầu vồng? Anh Hoàng Văn Điềm, bếp trưởng nhà hàng Hải Phương cho biết, để có đủ tiết làm được một đĩa tiết canh tôm phải cần con tôm từ 700 gam trở lên. Vì tiết canh tôm không thể hãm như tiết canh vịt nên phải khéo léo lấy trước từng miếng nạc trong càng cua cho vào đĩa, trộn với gia vị cho đậm đà và thêm một ít ngò gai, tía tô thái nhuyễn. Kế đến mới thực hiện giai đoạn quan trọng nhất là cắt tiết tôm. Tôm còn sống, rửa thật sạch đất cát, gập chặt lưng không cho tôm dãy rồi dùng dao nhọn chọc vào phần gáy tôm. Tiết tôm màu trắng chảy thẳng xuống đĩa nhân đã được bày biện sẵn, ban đầu thành vòi nhỏ, sau đó ri rỉ cho đến hết. Tiết tôm luôn có lẫn nước, khi tiết đã đông phần nước nổi lên mặt, phải dùng giấy quyến chậm cho thật khô rồi mới rắc lên ngò rí, đậu phộng giã nhỏ?
    Tiết canh tôm ăn là lạ, phần thịt tôm mềm lẫn với tiết tôm sừng sựt như rau câu, mằn mặn, ngòn ngọt. Nhưng phải thật tinh ý lắm mới nhận ra phong vị trên, vì tiết tôm ít lắm, mỏng lắm. Tiết canh tôm cũng được ăn chung với bánh tráng và dùng làm mồi uống rượu như các loại tiết canh khác, nhưng phần rau thì ngoài ngò gai, không thể thiếu rau diếp cá và có thể ăn chung với khế chua, chuối chát.
    Ở nhà hàng Hải Phương, thực khách được tận mắt xem màn biểu diễn đánh tiết canh tôm ngay tại bàn ăn. Các phần còn lại như thịt tôm thì làm món sống chấm với wasabi, đầu tôm và vỏ tôm thì nấu lẩu hoặc cháo đậu xanh. Như đã nói ở trên, có nhiều loại tôm hùm nên giá tôm dao động từ 260 ngàn đến 450 ngàn đồng/kg, riêng tôm hùm rồng lên đến 550 ngàn đồng/kg.
    Chả giò hàu
    Khai trương từ tháng 12-2004, quán Gành Hào (số 3, Trần Phú, TP.Vũng Tàu) đã được khá đông khách sành ăn biết đến. Hầu hết du khách khi tới đây đều hài lòng vì đã tìm được những món ăn ngon, lạ miệng được chế biến từ con hàu theo phong cách châu Á mà mình ưa thích. Thực khách thích mùi vị nguyên thuỷ của hàu thường chọn hàu tái chanh, hấp, nướng, đút lò? Chả giò hàu, hàu chiên trứng, hàu chiên giòn? thì đậm đà hơn nhờ các loại gia vị nêm nếm và tài chế biến của các nhân vật họ "Yan" .
    Anh Nguyễn Hiền Lâm, bếp chính của Gành Hào cho biết, hàu sữa sau khi mua từ những người đi đục trong ngày mang về còn tươi nguyên, được sơ chế trước khi nêm các gia vị đặc trưng. Hàu sữa được quấn trong lớp mỡ chài, lăn bột rồi cho vào chảo dầu chiên, đến khi vàng rộm thì vớt ra đĩa có lót xà lách xoong với cà chua xắt lát mỏng. Chả giò Gành Hào là món ăn khai vị, chấm với sốt chua ngọt, nhâm nhi với bia ướp lạnh hoặc ly rượu vang thì rất hợp.
    Ốc len xào dừa
    Ốc len là một món ăn dân dã nhưng rất khoái khẩu của nhiều người. Quán Ốc Len của ông Đỗ Văn Tư (số 3 Ngô Văn Huyền, TP. Vũng Tàu) được mở từ năm 1982 đến nay là một trong những địa chỉ quen thuộc của những người yêu thích món ăn này.
    Theo ông Tư, ốc len có 3 cách chế biến: Xào sả ớt, xào me, và ngon nhất là xào dừa. Ốc loại mập tròn, môi dày, đuôi ngắn, có số lượng từ 110-130 con/kg mới ngon.
    Nhìn đĩa ốc len bóng mẩy, ngập trong nước cốt dừa đặc quánh chỉ muốn ăn ngay. Thịt ốc ngọt, bùi quyện với vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị cay của ớt và mùi thơm của rau răm? ngon tuyệt.
    Cá đối chiên xù
    Cá đối có quanh năm, tuy nhiên khoảng tháng 10 đến ra giêng âm lịch thì cá lớn hơn và nhiều hơn. Những con cá đối lớn nặng khoảng 300 ?"400 gam, thường sống theo bầy cùng lứa với nhau. Sáng sớm hoặc chiều tà, ra Bãi Trước, Bãi Dứa, thấy những lão ngư chạy xe đạp chở giỏ cần xé, cập vội vào bờ kè, nhìn nhìn, ngắm ngắm rồi tung tay lưới xòe như một chiếc quạt trên mặt biển thì biết đó là người đang chài lưới cá đối.
    Cá đối có thể được chế biến thành nhiều món: hấp mỡ hành, nướng, nấu lẩu chua, lẩu hành ớt, chưng tương, kho tộ, muối sương? Thế nhưng, với người "sành điệu", cá đối chiên xù vẫn được coi là món hấp dẫn nhất.
    Ở Vũng Tàu, quán Phước Cá Đối (số 15, Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 3) là quán ăn chuyên về cá đối, trong đó nổi tiếng nhất là món cá đối chiên xù. Ngày xưa, ông chủ quán từng là một dân chài cá đối đầy kinh nghiệm.
    Bà Lê Nhật Hường, chủ quán Phước Cá Đối cho biết: Cá đối để nguyên con, không cần ướp bất kỳ thứ gia vị nào, cho vào chảo dầu nóng, để đều lửa chừng khoảng 3 phút cho đến khi vàng đều, vảy xù lên. Cá đã chiên chín được bỏ vào đĩa, còn bốc hơi nóng, được bày biện đẹp mắt trên một bàn ăn lịch sự. Thực khách cuốn miếng cá trong bánh tráng với rau thơm, bún, chuối chát, khế rồi chấm với mắm nêm thêm chút chanh, rồi dùng cùng với rượu bia hoặc nước ngọt là tuyệt?
    Gỏi cá mai
    Gỏi cá mai là món ăn ngon, đã có từ rất lâu của ngư dân vùng biển Bình Định. Ông Phạm Ngọc Hoang, quê gốc Bình Định là người đầu tiên mở quán Vườn Xoài (số 34/5 Hoàng Hoa Thám phường 2 TP. Vũng Tàu) bán món đặc sản này.
    Ông Hoang cho biết, cá mai giống như cá cơm, dài khoảng 6 cm, màu trắng trong, có nhiều ở vùng biển Bãi Sau, TP. Vũng Tàu. Để có một đĩa gỏi cá mai ngon, phải chọn cho được con cá tươi, đánh vảy rửa sạch, rút xương rồi ướp giấm, chanh, tỏi, ớt làm chín cá, tiếp đến là trộn thính cho thơm. Tuy nhiên, yếu tố quyết định món gỏi cá mai ngon hay dở lại còn ở bí quyết làm nước chấm. Ở Vườn Xoài, xương cá mai được tận dụng nấu nước chấm cùng với mè, đậu phộng rang vàng giã nhỏ và các gia vị khác tạo nên loại nước chấm thơm ngon đặc biệt và? không đụng hàng. Gỏi cá mai ăn kèm với rau sống cuốn bánh tráng. Ăn cuốn gỏi cá mai, thực khách sẽ tận hưởng được đủ các mùi vị: vị ngọt của cá tươi, vị bùi, béo của đậu phộng, mè và thính, vị chát của chuối xanh, chua chua của khế, giòn tan của dưa leo, vị cay của ớt tỏi và hương thơm của các loại rau mùi húng lủi, húng quế, tía tô, diếp cá?
    Bánh khọt Gốc Vú Sữa
    Quán bánh khọt Gốc Vú Sữa tọa lạc tại số 14 Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vũng Tàu. Điện thoại: 064. 523465.
    Bánh khọt Gốc Vú Sữa không những có tiếng ở địa phương mà nhiều người ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đều biết đến.
    Khi đến quán bánh khọt Gốc Vú Sữa, du khách sẽ được thưởng thức món bánh khọt nổi tiếng của xứ biển Vũng Tàu. Với những vị khách sành ăn, quán bánh khọt Gốc Vú Sữa là nơi lý tưởng để thưởng thức bữa điểm tâm sáng. So với nhiều món điểm tâm khác, món bánh khọt mang một hương vị riêng đậm chất hương vị dân dã. Màu trắng của bột gạo quyện với vị béo ngậy của mỡ hành cộng với vị thơm ngọt của tôm trong món bánh khọt, thật sự làm hài lòng những thực khách khi đến đây, với giá dao động từ 10.000 đồng đến 12.000 đồng/dĩa (theo thời giá). Quán mở cửa phục vụ vào buổi sáng từ 6 giờ 30 mỗi ngày.
  8. ngocan39

    ngocan39 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Bánh khọt Gốc Vú Sữa
    Quán bánh khọt Gốc Vú Sữa tọa lạc tại số 14 Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vũng Tàu. Điện thoại: 064. 523465.
    Bánh khọt Gốc Vú Sữa không những có tiếng ở địa phương mà nhiều người ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đều biết đến.
    Khi đến quán bánh khọt Gốc Vú Sữa, du khách sẽ được thưởng thức món bánh khọt nổi tiếng của xứ biển Vũng Tàu. Với những vị khách sành ăn, quán bánh khọt Gốc Vú Sữa là nơi lý tưởng để thưởng thức bữa điểm tâm sáng. So với nhiều món điểm tâm khác, món bánh khọt mang một hương vị riêng đậm chất hương vị dân dã. Màu trắng của bột gạo quyện với vị béo ngậy của mỡ hành cộng với vị thơm ngọt của tôm trong món bánh khọt, thật sự làm hài lòng những thực khách khi đến đây, với giá dao động từ 10.000 đồng đến 12.000 đồng/dĩa (theo thời giá). Quán mở cửa phục vụ vào buổi sáng từ 6 giờ 30 mỗi ngày.
  9. ngocan39

    ngocan39 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Suối khoáng nóng Bình Châu
    Từ huyện Xuyên Mộc, theo lộ 23 đi tiếp khoảng 30 km sẽ tới khu Suối Khoáng nóng Bình Châu. Giữa ngút ngàn hơn 7.000 ha rừng nguyên sinh, rừng cấm quốc gia thì ở đây nổi lên một Bàu nước sôi với hơn 70 điểm phun nước lộ thiên. Vùng có nước nóng hoạt động rộng khoảng hơn 1 km2, gồm có nhiều hồ lớn nhỏ tạo thành các dòng chảy với lưu lượng nhỏ. Vùng hồ rộng nhất là một ao nước rộng khoảng 100 m2 với độ sâu hơn một mét, đây là điểm nóng nhất, nước lúc nào cũng sủi tăm, bốc hơi, tạo thành một nồi hơi thiên nhiên khổng lồ. Nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 640C , đáy nước là 840C, có thể luộc chín trứng gà theo kiểu hồng đào. Những chỗ nông, nước chỉ nóng khoảng 400C ?" 420C, có thể ngâm chân, tay để chữa bệnh. Điều hấp dẫn, thú vị là ngay tại khu vực nước sôi này thì rừng Tràm lại vẫn xanh tươi, một loại có rễ chùm, lá cứng vẫn sống cùng năm tháng tạo nên vẽ đẹp kỳ thú của thiên nhiên.
    Thành phần hóa học của nước nóng Bình Châu được các nhà khoa học đánh giá là tốt, rất có lợi cho việc phát triển khu du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ ngơi, chữa bệnh.
    Khi bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu
    Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu được thành lập vào năm 1984, thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa ?" Vũng Tàu. Đây là một khu rừng tự nhiên ven biển duy nhất còn lạI ở Miền Đông Nam Bộ có giá trị về nhiều mặt. Trong khu bảo tồn có nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm đã được liệt kê vào Sách Đỏ của thế giới.
    Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có diện tích 11.392 héc ta (không kể diện tích vùng đệm), trong đó có 7.224 héc ta đất có rừng, còn lạI là đất trồng cây công nghiệp và đất trống. Trong khu bảo tồn thiên nhiên này còn có mặt 661 loài thực vật thuộc 408 chi, 113 họ vớI các loài thực vật khác nhau, và 178 loài động vật có xương sống, gồm các lớp lưỡng thê, bò sát, chim và thú. Đây là một trong rất ít các khu bảo tồn trên Thế giớI còn tồn tại nhiều loài động vật quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ như Báo Hoa Mai, Gấu Chó, Khỉ đuôi lợn, Voọc xám, Hoẵng, Trút, Trăn Gấm và Rùa vàng? Đặt biệt ở đây còn có loài Gà Lôi hông tía.
    Gà Lôi hông tía có tên khoa học là Lophuradiadri, thuộc loài chim quý, họ Trĩ, có cánh tròn ngắn nên bay thấp vớI cự ly ngắn. Chân màu đỏ dài 50 đến 70 mm giúp chúng có thể chạy nhanh trên mặt đất. Chân con trống có cựa dài 15 đến 20 mm màu trắng ngà. Đặc biệt chúng có tiếng kêu rất đặc trưng và dễ nhận biết.
    Gà Lôi hông tía sống theo chế độ đa thê, và phân biệt giớI tính rõ ràng. Gà Lôi trống nặng khoảng 1,5 đến 2 kg, có màu xanh lam đậm, hơi ánh kim, mào là một chùm lông đen dài 30 đến 35 mm, da mặt màu đỏ sẫm, mỏ vàng thẫm, lông cánh màu lam có vằn đen, lưng màu hung đỏ, đuôi màu đen và có ánh kim nổI bật dài 220 đến 250 mm. Gà Lôi mái nặng khoảng 1,2 đến 1,5 kg ở tuổI trưởng thành. Lông màu nâu sẫm vằn trắng vắt ngang, mỏ màu đen chì, má có màu đỏ tươi, lông đuôi dài chừng120 đến 140mm.
    Hoạt động của Gà Lôi hông tía thường rất nề nếp, tuy nhiên vẫn có sự tranh giành nhau về phạm vi sinh sống, chỗ ngủ trên cây và ********. Hiện nay trong khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu còn có khoảng 200 con Gà Lôi hông tía.
    Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu ?" Phước Bửu ở huyện Xuyên Mộc vừa là nơi bảo tồn, nuôi dưỡng, nghiên cứu các loài động thực vật quý hiếm vừa là điểm du lịch hấp dẫn vớI những du khách yêu thích thiên nhiên.
    Thác xuân Sơn
    Thác Sông Ray còn có tên gọi là thác Xuân Sơn và nay còn có tên là thác Hòa Bình nằm trên địa phận huyện Châu Đức nhưng tiếp giáp với huyện Xuyên Mộc do đó có thể đi từ hai lối để đến với thác Xuân Sơn.
    Nếu theo đường từ Vũng Tàu qua Bà Rịa đi Long Khánh đến Ngãi Giao khi gặp Ngã tư đường Đẹp Việt Nam thì rẽ về tay phải, đi tiếp một đoạn sẽ có bảng chỉ đường về thác Xuân Sơn. Nếu đi từ hướng trung tâm huyện Xuyên Mộc tới lối rẽ đi thị trấn Phước Bửu thì rẽ tay trái sẽ đến thác.
    Thác Xuân Sơn là một điểm du lịch còn chưa được khai thác của huyện Châu Đức, trong tương lai đây sẽ là nơi nghỉ ngơi, du lịch sinh thái của du khách trong nước mà có lẽ hợp nhất là với lứa tuổi thanh niên, học sinh, sinh viên.
    Người Châu Ro ở huyện Châu Đức có câu chuyện kể về sự tích Thác sông Ray:
    Ngày xưa, có một ông già người Châu Ro tên là Klêu có sức khỏe hơn người. Một hôm, Klêu dắt chó vào rừng đi săn. Rất lạ là đi từ sáng cho đến trưa mà chẳng gặp một con thú nào. Bụng đói, chân chồn, mắt hoa, Klêu định tìm bóng mát cây rừng ngã lưng thì bỗng đâu ở phía trước đàn chó săn sủa lên dữ dội, Klêu mừng lắm, bụng bảo dạ: chắc có thú bự lắm đây. Theo thói quen của người thợ săn lành nghề, Klêu rút tên, giương ná lom khom tiến về phía bầy chó săn đang sủa, ngó bên trái, tìm bên phải nhưng thật lạ Klêu chẳng thấy có con thú nào cả. Trong lúc đó bầy chó săn càng lúc càng sủa mạnh, bực mình Klêu bèn xua bầy chó ra, thì chao ôi, có một chiếc lá to bằng bàn tay lật lên, lật xuống đều đặn như có người đang thở vậy. Để ý nhìn kỹ vào vật lạ, rồi cho thỏa chí tò mò Klêu lấy mũi tên khều thử vào chiếc lá thì tự nhiên nước ở đâu phun lên, dựng thành tháp nước khổng lồ, trắng xóa, chảy lên láng vây quanh Klêu. Còn chưa hết bàng hoàng thì Klêu đã nghe từ trong dòng nước tiếng gọi rất to:
    - Mẹ Biển! Mẹ Biển! Đưa ta về với Mẹ Biển.
    (Daq lêêng! Daq lêêng! Dop anh xi bây mây Daq lêêng).
    Klêu lặng lẽ bước đi. Lạ thay Klêu đi đến đâu nước cũng theo đến đó, Klêu đi về hướng Đông nước cũng theo đi về hướng Đông, Klêu đi về hướng Tây nước cũng theo đi về hướng Tây, Klêu phải đi vòng vèo, trèo lên, lội xuống qua những tảng đá cao nước cũng vòng vèo uốn lượn chảy theo. Thật lạ là đi như thế mà Klêu không hề thấy mỏi chân. Khi đến rừng T?TDao thì trời tối, Klêu và bầy chó săn cũng tìm chổ nghỉ đêm. Klêu leo lên tảng đá to nằm ngủ. Đàn chó vây xung quanh. Để bảo vệ Klêu, nước chảy vây quanh Klêu.
    Sợ Klêu đói, bệnh không ai đưa đi gặp Mẹ Biển, nước liền biến sức khỏe của mình thành không khí để Klêu hít thở nuôi cái bụng.
    Sáng sớm hôm sau Klêu và dòng nước tiếp tục đi về với Mẹ Biển. Đang đi quen địa hình rừng núi cao khi xuống đồng bằng phẳng phiu, nhiều đoạn Klêu phải đu dây rừng mới xuống được. Nước không đu được dây rừng, đành nhảy vực. Vực thẳm nơi nhảy nay là thác Sông Ray.
    Đi được một quãng đường nước lại gặp hai dãy núi cao ngất chắn đường. Leo không được, nước cứ chảy vòng quanh chân Klêu như kêu cứu. Klêu hiểu ý, ra lệnh cho bầy chó săn đào bới, khoét thành ngách nhỏ rồi bảo nước dùng lưỡi liếm mạnh, cuối cùng trổ được kẽm sâu, nước chảy ào xuống vực. Kẽm đó nay vẫn còn tại xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức. Trong dân gian Châu Ro còn truyền lại phương ngữ nói về sự tích này:
    Klêupõh phoong
    T?Tlung zoong vôq r?Twaiq?
    Nghĩa là : Sông Ray chảy ngọn (dòng)
    Vực thẩm đầu con voi.
    Đi hai ngày ngủ một đêm, ngủ một đêm đi hai ngày thì Klêu đưa Sông Ray về gặp Mẹ Biển tại cửa Lộc An. Khi đến cửa Lộc An, Sông Ray gặp Sông Hỏa. Ai cũng giành mình đến trước. Cuối cùng Sông Ray nhường cho Sông Hỏa ra gặp Mẹ Biển trước. Vì Sông Hỏa đi trước nên nước nổi lên trên. Còn Sông Ray đi sau nước chảy chìm bên dưới.
    Ngày nay, tại cửa Lộc An, nơi Sông Hỏa và Sông Ray gặp nhau vẫn còn hai dòng nước khác biệt.
    Sau khi đã nhận hai con yêu thương về trong vòng tay lớn của Mẹ Biển cảm tạ ơn Klêu bằng cách cắt cử bầy cá Sấu đưa Klêu và bầy chó lên bờ về xứ sở. Do quá mừng ngày đoàn tụ nên khi nhảy lên bờ, bấy chó săn của Klêu đã vấy bẩn lên đầu cá Sấu, từ đó đầu cá Sấu có vết dơ như bây giờ.
    Được ngocan39 sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 25/06/2007
  10. thieubinh

    thieubinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    1.216
    Đã được thích:
    1
    @ngocan39: Tiếp thị giỏi ghê, viva ngocan

Chia sẻ trang này