1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch tụ tập

Chủ đề trong '1983 Ỉn Hà Nội' bởi PamHime, 25/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thubuont10

    thubuont10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2008
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    He he nhà ỉn mình đã được 7 thành vien rồi à, hy vọng có nhiều ỉn nữa tham gia.
    Thực tình là e cũng chỉ bít kế hoạhc thế này thui chứ thời gian và địa điểm thì hình như là tối nay nhà off sẽ chát room mới hẹn được chính xác ngày giờ ạ. Thui có gì thì mai e sẽ post cụt hể hơn nhé.
    À đi chơi cũng hơi xa một tí tẹo nên cố gắng có đông giai ỉn càng tốt.
    Ai cần xế ai cần ôm thì cứ đăng tuyển nghen.
  2. noloves83vn

    noloves83vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2007
    Bài viết:
    1.851
    Đã được thích:
    0
    thubuon rạo lày thành dân phượt dồi có khác, ăn nói ghê chưa?
    chat room thế nào thì chát nhưng tớ có ý kiến hay hơn 1 tí cho cái tour sắp tới nè. Thay vì đi Láng - Hoà Lạc thì anh em phi thẳng về Hải Dương đi Côn Sơn leo núi, lội nước( đố ai nói nhanh đc câu nè)
    Quãng đường thì xa hơn 1 chút so với Láng :D nhưng có thể đi xế nổ or đi xe buýt đến tận nơi cũng được. Chi phí hok hơn nhiều lém so với dự kiến.
    Cả nhà cho ý kiến nhá, sẽ post thêm tư liệu !
  3. cooffee

    cooffee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    1.055
    Đã được thích:
    0
    Hơ, ý tưởng của Dzô tình hay đấy. Full với thubuồn ngâm cứu rồi hò dô ta mọi người chuyển hướng theo đường 5 về HD chơi đi. Ít ra cũng có chỗ để chơi bời, mua đồ về làm quà hoặc thưởng thức hương vị gà Mạnh Hoạch chứ nhỉ
    Sáng vừa bảo Full là ko bít kế hoạch của mọi người cụ thể thế nào, vì trượt cỏ chẳng có vẹo gì, chơi 30p là chán thôi
    Túm lại là các bà xem ý kiến của hội kia thế nào, tui ủng hộ vụ chuyển hướng về HD. Toàn người trẻ trung, máu me chắc okie thôi nhỉ
  4. noloves83vn

    noloves83vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2007
    Bài viết:
    1.851
    Đã được thích:
    0
    Hải Dương là miền đất giàu di tích lịch sử ,văn hoá và danh lam thắng cảnh, tuy bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản lịch sử văn hoá của dân tộc, cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương, đến nay Hải Dương còn giữ được hàng nghìn di tích có giá trị. Đây là tài sản vô giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và niềm tự hào của nhân dân địa phương.
    Tính đến hết năm 2003, toàn tỉnh có 1089 được đăng ký và nghiên cứu bước đầu, 127 di tích và cụm di tích các loại được xếp hạng Quốc gia, đứng hàng thứ tư về số lượng di tích xếp hạng theo đơn vị tỉnh và thành phố trong cả nước. Trong số những di tích đã xếp hạng có: 65 đình, 43 chùa, 33 đền-miếu-đàn, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4 di tích lịch sử cách mạng, 5 danh thắng, 6 lăng mộ, 1 văn miếu, 1 di tích khảo cổ học, 3 hệ thống hang động. Trong số các di tích đã xếp hạng, có 2 di tích được xếp vào hạng đặc biệt quan trọng, đó là khu di tích Côn Sơn và đền thờ Kiếp Bạc.
    Di tích được xếp hạng quốc gia đợt I (1962) và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994. Năm Hưng Long 12(1304) Pháp Loa xây dựng liêu (chùa nhỏ) Kỳ Lân đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự , gọi tắt là chùa Côn Sơn, nôm gọi là chùa Hun, giao cho Huyền Quang chủ trì, tạo thành một trung tâm của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
    Vào thời Long Khánh (1373-1377), Tư đồ Trần Nguyên Đán, ông ngoại. Nguyễn Trãi, xây dựng Thanh Hư động để làm nơi lui nghỉ. Côn Sơn là nơi in dấu chân danh nhân nhiều thời đại, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, từ thủa thiếu niên và những năm tháng cuối đời đã sống ở đây; Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm khu di tích vào ngày 15/2/1965.
    Côn sơn hiện còn nhiều di tích kiến trúc, điêu khắc và bia ký ở thế kỷ XIV-XVII như: Bia Thanh Hư động, Thạch Bàn, Tháp Huyền Quang...và nhiều cổ vật có giá trị.
    Khu di tích Côn Sơn là một trung tâm văn hoá, tôn giáo và du lịch của đất nước, đang được trùng tu và tôn tạo
    WELL COME BOX NHÀ ỈN !
  5. fullhouse26

    fullhouse26 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    cái bà nè bị noloves dụ dỗ nhanh thía -> chẹp chẹp dễ bị lừa quá
    đùa vui chứ sáng nay chát với bà ý tôi cũng muốn nhà ỉn mình đi với nhau hơn
    ủng hộ về Hải Dương
  6. fullhouse26

    fullhouse26 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    khiếp nhìn cái bài viết nè tưởng đang đọc sách lịch sử lớp 10 -> bạn noloves hồi cấp 3 chắc học lịch sử cự phách lém đây
    Full tớ ủng hộ về Hải Dương -> hum đó bạn noloves sẽ là hướng dẫn viên du lịch cho nhà ỉn mình nhỉ
  7. noloves83vn

    noloves83vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2007
    Bài viết:
    1.851
    Đã được thích:
    0
    Khu di tích danh thắng Côn Sơn: Khu di tích ở xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, cách Hà Nội khoảng 70 km (43.8 miles). Khu di tích, danh thắng này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên Tử - Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ngày nay, Côn Sơn còn lưu trữ được những dấu tích văn hóa thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp, Tiêu biểu:

    Chùa Côn Sơn: Chùa có tên chữ là Tư Phúc tự, hay còn gọi là chùa Hun, tọa lạc dưới chân núi Côn Sơn, có từ trước đời Trần. Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua tác động về lịch sử và thời gian, Chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công (|) gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật thời nhà Lê cao 3 m (9 ft). Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang), tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Sân chùa có cây đại thụ 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia "Thanh Hư động" được tạo từ thời Long Khánh (1373 - 1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng, "Côn Sơn thiện từ bi phúc tự".

    Giếng Ngọc: Giếng nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.

    Bàn Cờ Tiên: Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn cao 200 m (600 ft). Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái. Đứng từ đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn.

    Thạch Bàn: Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm "chiếu thảm" nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.

    Đền Kiếp Bạc: Đền ở xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, cách Hà Nội 80 km (50 miles) và cách Côn Sơn 5 km (3 miles). Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo cho Kiếp Bạc có một vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa thơ mộng.
    Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
    Đền thờ ông được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Đạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).
    Hé hé, lại có người ủng hộ nữa roài iu thía hok bít
  8. cooffee

    cooffee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    1.055
    Đã được thích:
    0
    Không ủng hộ suông nhá (giống các quan nhà mình chỉ giỏi hô khẩu hiệu thoai). Bắt tay vào chốt kế hoạch luôn đi nhở, có gì tui làm chân cố vấn luôn cho.
    Tôi khoái kiểu nói là làm, máu là quyết luôn chứ cứ lằng nhằng rồi tại bàn tới bàn lui chẳng đâu vào đâu cho mà xem
  9. fullhouse26

    fullhouse26 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    thế full nghĩ đi hum 25/5 là đẹp nhất , giờ cũng gần 18/5 rồi sợ hô hào không kịp mà hum đó bà thubuon sợ không cancel được thui để sang 25/5 cho đủ mặt mấy đứa mình
    chốt hạ 25/5 đi về hải dương được không bà -> đừng bểu hum đó bà bận đấy nhé
    mà từ giờ đến lúc đó còn nhiều thời gian để lừa lọc thêm mấy đồng chí ỉn nữa cho thêm phần không khí
  10. noloves83vn

    noloves83vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2007
    Bài viết:
    1.851
    Đã được thích:
    0
    Xin phép các Mod cho em văn vẻ 1 tí nhá, đừng lock nick em
    Đến với Côn Sơn mọi người sẽ như hoà mình vào với thiên nhiên bởi nơi đây có núi, suối, rừng thông và các khu đền chùa sẵn có ( đền Nguyễn Trãi được làm hoàn toàn bằng đá nhìn mô li phê lun).
    Nếu có sức khoẻ bạn leo được đến đỉnh núi là Bàn Cờ Tiên được coi là nơi cao nhất, đứng ở đó nhìn cảnh từ trên xuống dưới thì ối giời ơi, hé hé. Tóm lại là cứ để đến lúc mắt thấy tai nghe rùi mới bít, đề nghị pro nào quen tổ chức chương trình tạo cho vài trò chơi cái nhỉ? địa điểm trên đó rộng rãi, thoáng mát, có oánh quả lẻ cũng hok ai bít (hí hí, mình là đứa đầu tiên rùi)
    Để đến được Côn Sơn thì mọi người có thể phi xế để như thubuon là đi đâu phải có xế có ôm mới tình củm. Hoặc không thì có thể tập chung ra bến Lương Yên nhảy xe về Hải Dương ( tí nữa sẽ up time) sau đó sẽ bắt tiếp 1 chuyến nữa là đến thẳng khu Côn Sơn lun. Đến đây thì... thì thế lào hả mọi người? tưởng dự định sẵn rùi cơ mà?
    Time thì có thể từ Hà Nội tầm 7h-7h30 phi xế nổ về đến HD mất 60-70'' là đi chậm để có thể vừa đi vừa cưa cẩm .
    Nếu xe buýt thì mất 2h về đến HD.Tập chung ở HD nghỉ ngơi 15'' (về đây chuẩn bị đồ ăn cũng được, đỡ phải mang từ HN cho vướng víu, siêu thị đầy)
    Tiếp tục hành trình tầm 9h từ HD đi đến Côn Sơn mất ~ 30''. ( đi xe buýt mất ~1h).
    Đến CS thì có thể nghỉ uống nước hoặc lên Bàn Cờ Tiên lun, lên đó mệt rùi nghỉ ăn trưa là vừa, tại Bàn Cờ Tiên thì xung quanh mượn được cái chiếu làm hội bàn tròn ( thích nhất vụ này, nhưng coffee thì chắc bùn lém) các chị em chửa có người iu thì tranh thủ vào mà bốc quẻ, ai thích săn ảnh thiên nhiên thì cũng tranh thủ đê.
    Mà wuên tui hok phải ban tổ chức nên chắc kế hoạch này chửa bít có khả thi hok nữa, mọi người đồng ý rùi tui sẽ có lịch cụ thể nhá
    Hiện tại dự kiến tổng chi phí = xe buýt HD-HN 17K/ lượt x 2 = 34K
    Xe buýt HD- Côn Sơn 7K/lượt x2 = 14K
    Ăn uống .... hok bít mọi người thía nào nhưng là đồ ăn nhanh thì pro bởi đỡ lích kích ( bánh mỳ sănwich, pate, sữa, bia, hoa quả là tiện nhất)
    Tạm thời cứ thế đã, mọi người có ý kiến thì post lên cái nhé

Chia sẻ trang này