1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Liên Bang Nam Tư: sự tan rã và chiến tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi redstar08, 27/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. redstar08

    redstar08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2008
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Liên Bang Nam Tư: sự tan rã và chiến tranh

    Sau cái chết của Tito, liên bang Nam Tư bước vào giai đoạn tan rã và chiến tranh.
    Vì sao liên bang Nam tư tan rã?
    Các cuộc nội chiến: người Séc đánh nhau với người Croatia, người Croatia đánh nhau với Bosnia, chiến tranh ở Bosnia Hezsegovina, Kosovo...rồi các cuộc can thiệp từ bên ngoài vào Kosovo, Mỹ đánh phá Nam tư...
  2. denhaconha

    denhaconha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    1
    Bác cho thêm thông tin về trình tự của các quộc chiến đi!
    Em không nhớ lắm
    (có thể bác cho thêm lý do, số lượng quân, thiệt hại ....)
  3. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Mâu thuẫn sắc tộc.
    Chiến tranh Nam Tư năm 1999 là Mỹ và NATO dưới danh nghĩa bảo vệ người Albani thiểu số ở Kosovo để lật đổ Milosevich - người có xu hướng chống Mỹ và Phương Tây. Đó cũng là lần đầu tiên nước Nga của Elsin đã có hành động chống đối với Phương Tây kể từ khi cầm quyền (trước đó toàn phản ứng miệng xuông).
  4. denhaconha

    denhaconha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    1
    Nếu mà để đến bây giờ thì với sức mạnh đã đc củng cố với anh Putin ngực nở, chân to. Không biết các cháu có giám huyênh hoang tuyên bố như vậy ko nữa, hay lại như vụ Nga "đánh lại" Gru thì cười to.
    Bác phù đổng có rảnh thì vào chơi
  5. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên thấy Pro Nga nói tôi phải đồng ý. Bác Hùng một câu nói hết vấn đề.
    Chuyện so sánh chiến tranh Kosovo và Gru thì khác. Gru trực tiếp đe dọa an ninh Nga. Kosovo thì không .
    Chuyện Anh Putin ngực nỡ thì chính anh ấy cũng nhầm. Sau mấy năm giá dầu lên như diều, Ktế Nga phục hồi. Anh Putin quả thật nghĩ rằng đã đến lúc đòi lại món nợ kosovo. Bây giờ mới vỡ lẽ là quá sớm. Chỉ riêng chuyện lấy lại trị giá thị trường trước chiến tranh Gru cũng là mệt mỏi rồi. Sang năm tiền đâu chi cho ngân sách gia tăng theo kế hoặch định vào lúc giá dầu còn tươi. Vố kinh tế khủng hoảng năm nay thật là làm đảo lộn trật tự thế giới. Các bác làm việc cho các Cty nước ngoài chắc cảm nhận được sức ép đang gia tăng. Sự phá sản kinh tế Tây phương 1 phần do giá dầu quá cao gây ra. Sau cơn khủng hoảng nầy bọn Tây-Mỹ-Nhật phải nghĩ đến năng lượng nhân tạo và tiết kiệm nhiên liệu. xe năng lượng xanh. TQ lợi dụng cơ hội tung tiền buộc Nga cho phép TQ một số quyền trong nghành dầu mỏ Nga. 1 mình đối diện 2 kẻ thù. Tây phương ra mặt và TQ âm thầm. Ngực anh Putin e rằng bị ép đến ho lao mất. Chưa nói gần đây người Nga báo động vì tình trạng gia tăng kiều dân TQ tại Nga nhanh chóng mặt đặc biệt khu vực viễn đông. Họa chiến tranh vì sao với Mỹ chưa kết thúc thì bên đường chân trời đã xuất hiện họa da vàng. Làm chủ nhân kho năng lượng và kim loại lớn nhất thế giới sống bình an không dễ.
  6. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ có lẽ là Mỹ với Anh tham gia, NATO có tham gia cũng ở mức độ thấp hoặc không vì phụ thuộc vào Nga trong vấn đề năng lượng.
    Mà để đến bây giờ thì Milosevich không bị bắt, không bị giải ra tòa án quốc tế mà vẫn tại vị => Kosovo yên hẳn rồi, lấy cớ gì can thiệp nữa? Mà cũng chẳng đến mức năm 2006 đẻ ra trên bản đồ thế giới nước Montenegro cạnh nước Serbia.
  7. mariacallas

    mariacallas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Trong cái vấn đề Nam Tư này mình nghĩ rằng tình yêu có chút nhầm lẫn đây .
    Thực ra câu chuyện Nam Tư tan rã là 1 kết cục tất yếu của quy luật tự nhiên . Nguyên nhân là bởi những mâu thuẫn sắc tộc rất lộn xộn của nó , những mâu thuẫn chính k0 phải là giữa người Anbani thiểu số và người Séc . Trong các sắc tộc chỉ có người Séc và người Montenegro là tương đối ôn hoà với nhau và về sau đã chia tách trong hoà bình , còn tất cả đều thù hận lung tung , có thể đánh lẫn nhau vào bất cứ lúc nào có điều kiện
    Nhiều người nghĩ Nam Tư là đệ tử của Nga và Nga đã để mất ảnh hưởng to lớn của mình ở Nam Tư thông qua việc CP Milosevich bị lật ... Thật ra thì Nga chỉ là 1 kẻ đục nc béo cò , muốn lợi dụng sự mất ổn định ở Nam Tư để mặc cả với EU , US hòng đem lại lợi ích cho chính mình .
    Ảnh hưởng của Nga hay là LX cũ ở Nam Tư k0 đc như đối với các quốc gia Đông Âu khác mà rất chi là mờ nhạt . Từ thời Tito lãnh đạo 1 quốc gia thống nhất mờ đại diện là người Sec chiếm đa số thì Nam Tư đã k0 bao giờ muốn bị ảnh hưởng bởi LX . Nó thà nhận viện trợ của TQ , US , Tây Âu nhất quyết k0 " ăn hàng " Nga . Và nc NamTư XHCN thà chết còn hơn làm đệ tử của Nga
    Sự việc từ chỗ Milosevich bị lên án cho đến bị oánh diễn ra rất là lâu . Bởi vì các nguyên tắc hành xử của châu Âu ( tự cho mình là dân chủ ) khá chậm chạp . Sự việc này diễn ra quá từ tốn làm nhiều kẻ ( Nga ,US ) nhẩy vào lợi dụng thôn tính lợi ích cho mình . Cuối cùng những kẻ đó cũng có đc lợi ích tương đương với sức mạnh và vị thế của chính nó trên thị trường quốc tế .
    Nam Tư thì vẫn phải tan rã mà k0 đc hưởng sự tan rã trong hoà bình như Tiệp Khắc anh em
  8. Swing_of_Valma

    Swing_of_Valma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Bối Cảnh Lịch Sử
    Dưới thời chiếm đóng của Đức Quốc Xã, hai phong trào kháng chiến chống Đức đã được thành lập. Một là tổ chức do Thống Chế Josip Broz Tito lãnh đạo, thuộc đảng Cộng sản Nam Tư đã hoạt động bí mật từ năm 1921. Hai là tổ chức của tướng Draja Mihailovitch quy tụ những nông dân và quân nhân ủng hộ ấu chúa là vua Pierre đang lưu vong tại Áo. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, hai phong trào này thường có những sự phối hợp để chống lại Đức Quốc Xã, nhưng dần dần về sau, họ trở thành thù địch, và bên nào cũng lợi dụng quân Đức để tiêu diệt đối phương. Thống chế Tito được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của đảng Cộng sản Liên Xô nên lần lần củng cố được lực lượng, và tới cuối năm 1942, Tito chiếm được một số lãnh thổ, tự thiết lập chính phủ kháng chiến. Trong khi đó, nhóm Mihailovitch lúc đầu được Đồng Minh giúp đỡ, nhưng đến năm 1943 thì bị Đồng Minh bỏ rơi. Tới năm 1944, chính phủ lưu vong của vua Pierre cũng bỏ rơi Mihailovitch. Lợi dụng lúc phe Đồng Minh mở cuộc tổng phản công quân Đức Quốc Xã tại các mặt trận Âu châu vào đầu năm 1945, Tito cũng tung lực lượng Cộng sản của mình chiếm giữ những phần đất do quân Đức bỏ lại, và khi lực lượng này tới vùng Belgrade, Hồng quân Nga mới kéo quân từ Đông Bắc xuống hợp lực với Tito để giải phóng Nam Tư.
    Sau khi chiếm được chính quyền, Josip Broz Tito, một mặt đóng vai trò trung thành với Stalin như các nước Đông Âu khác; mặt khác thi hành chính sách cải tạo xã hội Nam Tư theo đường lối cộng sản của riêng mình. Tuy nhiên Tito theo đuổi giấc mộng như của Stalin là thành lập một chế độ Liên bang của vùng Balkans. Trong hai năm 1946 và 1947, Tito đã nhiều lần sang thăm viếng Bulgaria và Hung Gia Lợi để vận động cho việc thành lập liên bang bao gồm ba nước Nam Tư, Hung và Bảo nhưng đều thất bại. Chủ đích của Josip Broz Tito là không muốn lệ thuộc vào hệ thống Cộng sản do Stalin chỉ đạo, mà muốn thành lập một khối Cộng sản riêng ở vùng Balkan. Âm mưu của Tito khiến cho Stalin lo ngại nên tìm mọi cách ngăn chận.
    Chiến dịch ngăn chận này mở đầu bằng Giác Thư của Trung Ương đảng Cộng sản Liên Xô gửi cho đảng Cộng sản Nam Tư cảnh cáo Josip Broz Tito và Bộ Chính Trị, buộc phải tuân phục những mệnh lệnh của Điện Cẩm Linh. Giác Thư này được sao ra nhiều bản gửi cho tất cả các đảng Cộng sản trong Khối để dằn mặt. Đến ngày 28-6-1948, Quốc tế Cộng sản, lúc này còn đặt văn phòng điều hành ở Thủ đô Belgrade, công bố Giác Thư của Liên Xô và buộc tội Nam Tư đã phản lại phong trào Quốc tế Vô sản. Sau khi công bố Giác Thư, Quốc tế Cộng sản chuyển văn phòng từ Belgrade về thủ đô Bucharest của Romania.
    Sau khi nhận Giác Thư, đảng Cộng sản Nam Tư triệu tập đại hội đảng vào tháng 7-1948 để phân tích sự kiện và trả lời. Trong đại hội này, vì đảng còn ở trong thế yếu và không muốn tạo lý cớ cho phe thân Liên Xô trong đảng tấn công mình, Josip Broz Tito chọn đường lối mềm dẻo, không tấn công trực tiếp vào Stalin mà chỉ cho rằng những cáo buộc của Quốc Tế Cộng Sản là bất công, yêu cầu suy xét lại. Nhưng sau vài tháng thăm dò ý kiến trong toàn đảng về nội dung giác thư, Tito thấy rằng hầu hết đảng viên đều bất mãn về thái độ trịch thượng của Stalin, do dó Tito đã bộc lộ thái độ cứng rắn, ngang nhiên công kích Liên Xô và Stalin. Tito còn đưa ra chủ trương rằng vì mỗi nước đều có hoàn cảnh riêng, nên mỗi đảng Cộng sản phải được tự do lựa chọn con đường nào thích hợp nhất để tiến lên xã hội chủ nghĩa mà không bị trói buộc theo khuôn mẫu chung của hệ thống Quốc Tế Cộng Sản.
    Trước khi bị phân rã vào năm 1991, Nam Tư là một quốc gia tổ chức theo hình thức Liên Bang bao gồm 6 nước Cộng Hòa là Slovenia, Croatia, Bosnia-Herzegovina, Serbia, Macedonia, Montenegro và hai Khu Tự Trị là Kosovo và Vojvodina (trực thuộc sự quản trị của nước Cộng Hòa Serbia). Diện tích Nam Tư vào khoảng 255 ngàn cây số vuông, có 28,2 triệu dân bao gồm 24 chủng tộc khác nhau. Vì là một quốc gia tập hợp nhiều sắc dân, bao gồm nhiều vùng đất có quá khứ thành lập khác nhau, nên việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa các nước Cộng Hòa để tuân phục đường lối chung của Liên Bang là một nan đề của Josip Broz Tito. Sau khi thoát ra khỏi sự khống chế của Liên Xô năm 1948, Tito đã mất gần 4 năm sau đó để giải quyết những vấn đề nội bộ và tìm đường hướng đi riêng cho Nam Tư.
    Năm 1952, đảng Cộng sản Nam Tư tổ chức Đại hội đảng lần thứ 6, quyết định một số vấn đề quan trọng. Thứ nhất, đổi tên đảng thành Liên Minh Những Người Cộng Sản Nam Tư. Thứ hai, bãi bỏ hình thức trung ương tập quyền như mô hình Stalin. Thứ ba, đảng không còn đóng vai trò chỉ huy mà là thuyết phục và hợp tác, dựa theo nguyên tắc phân quyền và tự quản lý giữa các nước Cộng Hòa và Khu Tự Trị. Thứ tư, tu chính hiến pháp để phù hợp với đường lối mới của đảng và bầu Tito làm Tổng thống vĩnh viễn. Dựa trên bốn cải tổ căn bản này, Quốc hội Liên bang Nam Tư đã soạn thảo ra hiến pháp mới công bố vào năm 1953, quy định Nam Tư đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa Tự Trị-Tự Quản, chấm dứt việc áp dụng mô hình của Stalin.
    Ngày 31-1-1974, bản hiến pháp lần thứ tư của Liên Bang Nam Tư được công bố, theo đó, tất cả những sinh hoạt kinh tế, chính trị, xã hội đều dựa trên nền tảng Xã hội chủ nghĩa Tự quản. Theo kinh tế gia Rudolf Bicamic của Nam Tư thì lý thuyết này dựa trên bốn nguyên tắc: -Tản quyền; -Giảm sự chi phối của guồng máy nhà nước; -Dân chủ hóa; -Giảm thiểu sự chi phối của chính trị. Mục tiêu của việc áp dụng nguyên tắc này là Nam Tư muốn giảm thiểu vai trò chi phối của đảng trong những quyết định về kinh tế-xã hội.
    Trên phương diện chính trị, hiến pháp lần này quy định Hội Đồng Cán Bộ Liên Bang gồm 9 người, thay vì là 23 người như quy định của hiến pháp năm 1971 (mỗi nước Cộng Hòa chọn 3 người, mỗi Khu Tự Trị chọn 2 người và Tito là 23 người). Chín người này gồm đại diện 6 của nước Cộng Hòa, đại diện của Hai Khu Tự Trị và Chủ Tịch Liên Minh Những Người Cộng sản Nam Tư. Theo sự quy định này, quyền hạn của Liên Bang, Cộng Hòa Quốc và Khu Tự Trị đều có một phiếu ngang nhau khi biểu quyết những vấn đề quan trọng của Liên Bang. Hội Đồng Cán Bộ Liên Bang có nhiệm vụ làm trung gian hòa giải những tranh chấp về chủng tộc, lãnh thổ của các Cộng Hòa Quốc và Khu Tự Trị.
    Sau khi Tito qua đời vào tháng 5-1980, Liên Bang Nam Tư được điều hành bởi Hội Đồng Cán Bộ Liên Bang có 9 người, tiếp tục đường lối Xã hội chủ nghĩa qua hai chính sách: tự chủ quản lý và phi đồng minh, trong tình trạng kinh tế khủng hoảng cùng cực. Cuối năm 1981, để chấn chỉnh nạn lạm phát và tiến hành chương trình cải cách kinh tế, Chủ tịch Hội Đồng Cán Bộ Liên Bang, cũng là chủ tịch Liên Minh Những Người Cộng Sản Nam Tư, cho thành lập Ủy Ban Ổn Định Kinh Tế Liên Bang. Đến năm 1983, Ủy Ban này mới đưa ra chương trình ổn định kinh tế, nhưng cũng chỉ áp dụng một số nguyên tắc đã đưa ra từ trước và vì áp dụng trễ nên cũng không thể nào cải thiện tình hình như ý muốn.
    Nạn lạm phát lên đến 1000% là áp lực nặng nề cho Liên Bang Nam Tư vào thời đó. Nó ảnh hưởng rất nặng nề trên đời sống người dân khiến từ năm 1987, giới công nhân lao động đã tổ chức nhiều cuộc đình công. Lúc đầu, các cuộc đình công thuần túy đòi hỏi quyền lợi dân sinh, và phê phán sự bất lực của Thủ Tướng Branko Mikulif về các chính sách cải cách kinh tế, nhưng dần dần sau đó, nội dung tranh đấu của các cuộc đình công chuyển hướng sang lãnh vực chính trị như đòi phải mở rộng quyền tự do lao động, tư tưởng, đi lại...
    Tháng 1-1987, Hội Đồng Cán Bộ Liên Bang tuyên bố sẽ tu chính hiến pháp. Tháng 5-1988, Thủ Tướng Mikulif (được tuyển chọn từ Cộng Hòa Quốc Bosnia-Herzegovina) thiết lập Hội Đồng Cải Cách Chế Độ Kinh Tế, đưa ra bản đề cương cải cách chế độ kinh tế. Bản đề cương này có mục đích duyệt xét toàn bộ các chính sách kinh tế, xã hội và chính trị đã được đưa ra trong bản hiến pháp 1974 để chận đứng tình trạng khủng hoảng kinh tế và lược duyệt lại hệ thống tự quản, theo nguyên tắc hiệp thương kinh tế từng được áp dụng từ thập niên 50. Đề cương này còn đề nghị tích cực áp dụng nguyên tắc thị trường và thống nhất một thị trường trên toàn Liên Bang hơn là thực thi nhiều loại thị trường như lúc đó. Ngoài ra, bản đề cương còn đề nghị chấm dứt việc cho các Cộng Hòa Quốc, Khu Tự Trị được độc lập trong các chính sách xã hội, thuế khóa... mà phải để cho Liên Bang hoạch định nhằm thống nhất thị trường chung.
    Những đề nghị nêu trên nhằm tăng cường quyền hạn cho chính quyền Liên Bang để đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế, đã được Quốc Hội Liên Bang biểu quyết thông qua. Nhưng khi đưa về cho các Cộng Hòa Quốc thực thi thì các nơi lại viện dẫn nhiều lý do để không thi hành nghiêm chỉnh. Mỗi vùng lại dựa theo tình hình địa phương đề nghị tu sửa, rồi nhân đó đặt ra các luật lệ tự bảo vệ vùng mình, ngăn cản sự cạnh tranh từ các vùng khác, gây nên tình trạng sứ quân. Rốt cuộc kế hoạch cải cách kinh tế của Thủ tướng Mikulif chỉ có giá trị trên giấy tờ.
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em nhớ không nhầm thì Titô là người Croatia thì phải. Nam tư mâu thuẫn sắc tộc là đúng, nhưng đằng sau đó là sự tiếp tay của phương Tây. Trước khi LX tan rã, Nam Tư sống yên ổn. Quan hệ tốt với phương Tây. Lý do vì phương Tây cần một tấm bình phong Nam Tư để hạn chế ảnh hưởng của LX, chia rẽ và từ đó đánh vào mắt xích yếu nhất của khối Đông Âu là Albania. Sau khi LX sụp đổ, khối XHCN Đông Âu tan rã, một Nam Tư rất mạnh với đường lối dân tộc XHCN (nhớ hồi xưa hay nghe nói Titô xây dựng đất nước từ nền tảng xã hội phú nông) xa lạ với Tây Âu chống cs không còn là một tấm bình phong nữa mà là một hiểm hoạ, một cái gai cuối cùng của bụi rậm. Tây Âu sau thế chiến II rất lo lắng đôi khi quá mức cho an ninh của mình, một Iran xa vời mong tiếp cận công nghệ hạt nhân còn bị dập không thương tiếc thì làm sao Nam Tư có thể tồn tại được. Một mình chống lại mafia, Nam Tư sụp đổ theo đúng kịch bản: chia rẽ sắc tộc, nội chiến, chia cắt (em nhớ thì trong những đợt sóng ngầm trong Nam Tư, hòn đá ném đi đầu tiên là từ vụ ẩu đả trận đấu bóng giữa Sao đỏ Bengrad và Dinamo Zagarét thì phải).
    Ngày nay, tất cả những gì có thể chia được thì đều đã chia rồi, không ai còn nhận ra hình hài của một Nam Tư yên bình đi qua cuộc chiến tranh lạnh nữa. Diệt cỏ phải diệt tận gốc, kẻ thừa kế bất đắc dĩ - Sécbi - vẫn phải còng lưng gánh những món nợ di sản, những đòn thù từ Tây Âu. Tây Âu họ không bao la, rộng lượng như họ vẫn nói. Họ có thể tha những tội phạm chiến tranh thế chiến II, nhưng họ lùng bắt kỳ được những người Nam Tư đi ngược lợi ích của họ. TT Milosevic không thể kết tội và một cái chết bí ẩn không rõ nguyên nhân của ông đã giải thoát cho toà án La Hay và cả Phương Tây. Cũng như ngày nay họ thao túng cho những nhóm hội đầu trọc cực hữu để đến nỗi đảng cs Đức (dù đã đổi tên) không thể tụ tập một cách yên ổn.
    Nước Nga? Trong một thập kỷ ngụp lặn trong đầy rẫy những khó khăn nội tại, nước Nga không vươn được đến Nam Tư và người Nam Tư cũng không thích Nga. Không còn ai để bấu víu, Nam Tư đã cầu cứu Nga nhưng Nga chỉ đủ sức làm tiến trình sụp đổ của Nam Tư chậm lại đôi chút mà thôi. Thời điểm Nam tư không còn kiểm soát được Kosovo, có một đoàn xe quân sự Nga tiến vào sân bay Kosovo, có ý nghĩa gì? Đó có phải là một sự phô trương sức mạnh Nga? Có lẽ chúng chỉ là đoàn xe được NATO mở đường vào đón cố vấn Nga chạy khỏi đó mà thôi.
  10. VietKedoclap

    VietKedoclap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    1.188
    Đã được thích:
    0
    Bác Tuấn chỉ phân tích cái ngọn chứ chưa phải gốc. LS nhân loại luôn phát triển theo trào lưu. Khi trào lưu Cộng Hoà nổi lên ở châu âu cho dù toàn khối vua chúa đoàn kết với nhau cũng không ngăn được và nó lan rộng toàn cầu chấm dứt thời kỳ Phong Kiến . Đầu thế kỹ 20 đó là trào lưu thực dân hoá các nước đã phát triễn và thuộc địa hoá các nước chưa phát triễn, một trào lưu tồi tệ nhất khi con người chuyển tiếp từ phong kiến sang Cộng Hoà. Trào lưu đưa đến 2 cuộc thế chiến đẫm máu. Nữa sau thế kỹ 20 đó là trào lưu giải phóng dân tộc ở các nước đang phát triển và trào lưu dân chủ hoá ở các nước phát triễn. Một trào lưu tốt đẹp cho dù có không ít những cuộc vhiến tranh khu vực. Tại các nước đã phát triển phụ nữ được bình đẵng với nam giới, Người da mầu được giải phóng khỏi ách kỳ thị sản phẩm của thời kỳ nô lệ, bầu cữ được tự do, quyền làm người được tôn trọng.....Các nước thuộc địa thì dần dần tất cả đều độc lập. Tuy mổi người đi mổi hướng nhưng cơ bản là theo một chiều hướng độc lập hơn và nhân bản hơn. Cuối thế kỹ 20 trào lưu dân tộc cực hữu nổi lên đặc biệt khu vực châu âu. Mọi người muốn có một ngôi nhà riêng cho dân tộc họ. Chính cái nầy chứ không phải tiềm lực quân sự hoa kỳ trực tiếp đạp đổ LX. Người Nga trong cơn hấp hối kinh tế của LX họ cho rằng đó là hậu quả của tinh thần quốc tế . vì nó họ phải nuôi quá nhiều quốc gia và xứ cộng hoá tự trị khác. Họ muốn một ngôi nhà riêng cho người Nga. Tất cả mọi người đều muốn thế và LX tan rã mà chúa cũng không cứu được vì ý mọi người nhất thời giống nhau làm nên sức mạnh vô bờ. Nam Tư cùng chung số phận nhưng cộng thêm xung đột tôn giáo, quyền lực và can thiệp bên ngoài nên quá trình khốc liệt hơn. TQ cũng nổi lên tinh thần dân tộc cực hữu. Cái may là TQ đã thống nhất vài nghìn năm nên dân chúng dù khác tiếng nói đều xem mình là người TQ. Kế đến cải cách KT kịp thời giúp hàng trăm triệu người thoát nghèo đói. Sự tan rã của Nam Tư cũng như LX là xuôi theo trào lưu LS là ý muốn của đa số người trong cuộc thế cho nên không có ai can thiệp nổi. Không một sức mạnh nào ngăn được trào lưu LS. Ngày nay? Trào lưu hôm nay em không biết. .Đợi vài chục năm nữa rồi hãy nói heeee....
    Được vietkedoclap sửa chữa / chuyển vào 05:58 ngày 31/12/2008

Chia sẻ trang này