1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Liên Bang Nam Tư: sự tan rã và chiến tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi redstar08, 27/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    kinh tế thị trường xhcn về cơ bản không tồn tại các thành phần kinh tế ngoài thành phần kinh tế xhcn dù là vận động theo thị trường.
    còn của ta thì đầy rẫy thành phần kinh tế phi xhcn. cái này là khác NT. Từ "định hướng" nó hơi "trừu tượng"
  2. ninhmanowar

    ninhmanowar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    182
    Hôm nay lang thang trên youtube, có nhiều cái về JNA ( Quân đội nhân dân Nam Tư ) , nó đánh giá đây là quân đội đứng thứ 4 của Châu Âu và thứ 7 của thế giới.
    Nếu như vậy thật thì cảm thấy thật đáng tiếc và có phần xót xa. Một quân đội và đất nước hùng mạnh như vậy đã tan ra chỉ vì những mâu thuẫn sắc tộc, những mưu toan chính trị, để rồi còn lại một nước Cộng hoà Liên bang Nam Tư yếu ớt và bị khuất phục trước sức mạnh ngoại xâm.
    http://www.youtube.com/watch?v=aN0WSNzSAXU
    Được ninhmanowar sửa chữa / chuyển vào 00:03 ngày 10/05/2009
  3. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Vấn đề là sự tan rả đó lại được đa số dân Nam tư ủng hộ thi sao?
  4. red_star_7545

    red_star_7545 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    231
    Đó mới là một vấn đề, một LB Nam Tư hùng mạnh bị chia nhỏ ra, yếu ớt, và không còn sức mạnh, cái chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đã tự hại họ
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Đa số dân NAM TƯ thì ai lại muốn đất nước mình chia 5 xẻ 7 chứ chỉ có dân bản địa ở 1 số địa phương không muốn làm liên bang thôi.
  6. dattcang

    dattcang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/03/2009
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới thấy bác Hoàng. em là thành viên mới nhưng rất phục kiến thức của bác
    Lại nói về NT, buồn nhất là dân serbi đang nắm quyền, thủ đô cũng ở serbi, giờ thành nước bé tí, lại yếu lại còn mất đường ra biển.
  7. CuToFanClub

    CuToFanClub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2009
    Bài viết:
    1.043
    Đã được thích:
    2
    Dân Serbia không nắm quyền, chả nhẽ là dân Kosovo gốc Albani hay dân Montenegro cầm quyền mới hợp lý?
    Ở cái nước Nam Tư bây giờ nhé!
  8. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Những người Serbia giờ họ đang hối tiếc nhưng chắc họ cũng ko có nhiều lựa chọn. Điều này cũng như 1 số người Nga bây giờ, coi lại mấy cái clip về sự sụp đổ của LBSoViet, thấy người Nga hân hoang đổ ra đường hô háo: giờ chúng ta đã là người Nga thật sự. 20 năm sau, đến lượt con cháu của họ hối tiếc như trong mấy cái comment trong ấy.
    Ở Nam Tư, thì Serbia là trùm, nếu ko có phong trào tự tôn dân tộc cao độ ở Serbia thì chưa chắc Nam Tư tan ra. Cũng như Soviet trước đây vậy, nếu ko có sự đầu têu của Nga thì chắc Soviet đã ko tan vỡ.
    Mà 2 nước chủ chốt ký hiệp định giải tán Liên Xô trước kia là Nga và Ucraina giờ lại quay sang cắn nhau như chó với mèo, sao giống Kosovo và Serbia quá.
  9. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Ngày 27/3/1999, Nam Tư bắn rơi máy bay tàng hình F-117 của Mỹ cách thủ đô Belgrad 40km về phía tây. Đó là nhờ công lớn của hệ thống radar dị động ?oTamara? được đưa vào sử dụng trong cuộc chiến Nam Tư năm 1999. Radar bi động "Tamara" có thể trong phạm vi 250km cùng một lúc phát hiện và theo dõi 23 bộ radar và 48 nguồn bức xạ điện tử trong không trung, bao gồm máy bay tàng hình.
    Cha đẻ của hệ thống radar bị động ?oTamara? là Fru Peher sinh năm 1919 trong một gia đình có truyền thống nghiên cứu khoa học tại tỉnh Pilsen, Czech; cha ông là công trình sư - chuyên gia chế tạo vũ khí tại Nhà máy quốc phòng Scoda, Czech. Tháng 5/1945, liên minh Czechslovakia (Tiệp Khắc) được giải phóng, Fru Peher làm việc tại Nhà máy quốc phòng Tayzra, tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực vô tuyến điện radar.
    Sau WWII Mỹ định ra kế hoạch tiến công hạt nhân đối với Liên Xô, kế hoạch "Dropshoch", muốn dùng 300 quả bom hạt nhân san bằng 200 thành phố của Liên Xô. Mỹ đã đẩy mạnh phát triển hệ thống radar điều khiển tên lửa đạn đạo hành trình, liên tiếp đưa ra các loại tên lửa hành trình "MGM-1", "MGM-13"... loại tên lửa này với sự dẫn đường của radar mặt đất có thể công kích chuẩn xác mục tiêu ở xa trên 1.000km.
    Để đối phó với Mỹ, Nguyên soái Malinovski, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang tổ chức Warsaw (khối Warsaw) đã giao một nhiệm vụ tuyệt mật cho Nhà máy quốc phòng Tayzra trong thời gian ngắn nhất nghiên cứu chế tạo ra máy truyền cảm có thể sớm phát hiện ra tên lửa do radar dẫn đường của Mỹ (Tiệp Khắc gia nhập tổ chức Warsaw năm 1955).
    Lúc đầu, mọi người cho rằng đây là công việc không thể hoàn thành, nhưng Fru Peher đã nhận trách nhiệm và lãnh đạo một số người bí mật tiến hành triển khai nghiên cứu vấn đề này tại Khoa Quân sự Học viện Brno, trang thiết bị nghiên cứu rất thiếu thốn, giá trị nhất là tư liệu kỹ thuật tên lửa đạn đạo của Mỹ mà Ủy ban An ninh quốc gia Nga (KGB) lấy được cung cấp.
    Sau hơn 3 năm Fru Peher đã đưa ra được một bộ radar phát hiện theo dõi bị động đầu tiên trên thế giới - PRP-1, biệt hiệu là "Copachi". Khrusov (Tổng bí thư Đảng C ộng sản Liên Xô lúc đó) và 6 nguyên thủ quốc gia của tổ chức Warsaw đã đến Czech quan sát thử nghiệm radar "Copachi".
    Radar "Copachi" đã vận hành tốt, chuẩn xuất phát hiện được 2 bộ radar cơ động đang hoạt động xung quanh cách vài chục kilômét, đồng thời chuẩn báo chính xác vận hành của hai bộ radar này. Khrusov rất hài lòng đối với kết quả thử nghiệm và khi chia tay đã tháo chiếc đồng hồ "Omega" đang đeo trên tay tặng Fru Peher.
    Radar Copachi được coi là radar bị động thế hệ đầu tiên, nhưng mỗi khi hoạt động, chỉ phát hiện được 6 mục tiêu, cho nên muốn đáp ứng được yêu cầu chiến tranh cường độ cao, phải nghĩ cách đặt nhiều trạm radar bị động trên toàn quốc.
    Năm 1984, với sự trợ lực của một số sinh viên toán - lý tài năng, Fru Peher đã sáng lập ra bộ thiết bị sử dụng "biểu thức toán học định vị sai số thời gian tín hiệu điện từ đến" (TDOA), khiến "radar bị động" giải quyết có hiệu quả một vấn đề khó còn tồn tại, đó là theo dõi và xác định chính xác vị trí ngược hướng của mục tiêu trong không trung. Kỹ thuật định vị này không yêu cầu đồng bộ giữa nguồn tín hiệu mục tiêu và trạm tiếp thu, cho nên tính năng rất ưu việt trong điều kiện có sai số, đồng thời có độ chính xác cao, dễ thực hiện và có thể sử dụng vào phương án định vị mạng.
    Năm 1987, Nhà máy quốc phòng Tayzra chế tạo ra radar bị động đối kháng tình báo điện tử/chiến tranh điện tử thế hệ thứ ba: KRTP-86 "Tamara". Radar di động "Tamara" có thể trong phạm vi 250km cùng một lúc phát hiện và theo dõi 23 bộ radar và 48 nguồn bức xạ điện tử trong không trung, bao gồm máy bay tàng hình. Ngày 27/3/1999, "Tamara" lập công ở Nam Tư.
    Sau ?oTamara? cha đẻ của nó còn nghiên cứu, chế tạo và phát triển loại radar mới - thế hệ radar bị động thứ 4 mang tên ?oVera-E? có thể phát hiện ra máy bay tàng hình B-2 của Mỹ ở cách xa 250km.
    Tháng 10/2006, Chính phủ Mỹ dùng hình thức đảm bảo vàng, giúp đỡ Công ty Fanok của Mỹ để mua Công ty ERA của Czech. Lúc đó nhật báo Czech đã đưa tin về sự kiện này: "Một nhà máy của Czech chế tạo radar độc nhất vô nhị đã bị công ty Mỹ mua, Lầu Năm Góc đã có thể thở phào nhẹ nhõm"... Fru Peher, đã từ chối sự đãi ngộ hậu hĩnh của Mỹ, tiếp tục sống trong ngôi biệt thự ở quê hương Pilsen, Czech
    (Lược trích theo Quân sự hiện đại)
  10. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Ô hô, cuối cùng hóa ra Melosevic vô tội!

    Nam Tư cũ và bài học đau đớn về 'lòng tốt' của phương Tây
    An ninh chính trị
    Đăng ngày Thứ ba, 30 Tháng 8 2016 09:18

    Suy cho cùng, ông Milosevic, cũng như Sadam Hussein (Iraq) hay Muammar Gaddafi (Libya) đều có chung số phận là bị “dân chủ phương Tây” hạ sát. Những kẻ ra lệnh thủ tiêu họ giờ đây vẫn “bình chân như vại”, không chịu hậu quả nào, thậm chí không thích thì không cần xin lỗi. Bởi vì, phần còn lại của thế giới không có một tòa án nào để xét xử họ cả.

    [​IMG]


    Slobodan Milosevic - cựu Tổng thống Nam Tư cũ, mới đây đã được minh oan tội diệt chủng sau mấy chục năm. Ông được minh oan sau khi Mỹ và NATO đem bom đạn cùng cách mạng màu xé nát Nam Tư, vẽ lại bản đồ Nam Tư và đưa ông vào tù với tội danh khủng khiếp nhất. Câu chuyện Nam Tư và số phận của ông Milosevic chính là một trong những bài học cay đắng nhất về công lý và sự ảo tưởng vào lòng tốt của phương Tây.
    Chiêu bài dân chủ của phương Tây

    Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư (cũ) ở La Haye mới đây đã lặng lẽ thừa nhận sự vô tội của cựu Tổng thống Serbia và Nam Tư Slobodan Milosevic - 10 năm sau khi cái chết rất đáng ngờ của nhà lãnh đạo Serbia trong một nhà tù Hà Lan.

    Trang thứ 1.300 trong tập tài liệu 2.000 trang về trường hợp của Radovan Karadzic, cựu lãnh đạo người Serbia ở Bosnia, thừa nhận rằng Milosevic đã không phạm tội ác chống lại loài người, cũng không có trách nhiệm gì trong các vụ sát hại người Hồi giáo Bosnia hay người Croatia trong cuộc chiến Bosnia 1992-1995.

    Nói cách khác, một người đàn ông vô tội đã chết oan uổng trong một nhà tù của Liên Hiệp Quốc.

    Nhà báo độc lập người Pháp Dimitri De Koshko đang làm việc tại Nam Tư tại thời điểm bắt giữ ông Milosevic, đã theo dõi chặt chẽ các phiên tòa xử cựu lãnh đạo Nam Tư ở La Haye, tóm gọn kết quả pháp lý trường hợp của “người tù thế kỷ” này như sau: “Ông Milosevic sau khi chết đã được tòa án tha bổng một cách rất lặng lẽ”.

    Trên tờ Pravda (Nga) ngày 16-8-2016, ông Koshko bình luận về thủ đoạn can thiệp vào Nam Tư của phương Tây, cũng như chia sẻ các nhận định của mình xung quanh cái chết gây tranh cãi của cựu lãnh đạo Nam Tư:

    “Tôi là một nhà báo và tôi không thể đánh giá về mặt pháp lý của vụ án, nhưng tôi có thể đảm bảo rằng, có một biển cả của sự dối trá đã được tạo ra để tiêu diệt Milosevic. Tên của ông được nhuộm trong kỷ nguyên của Hiệp định Dayton năm 1995, trong nhiệm kỳ Tổng thống của Bill Clinton. Chính quyền Mỹ đã sử dụng cách tiếp cận riêng của họ đối với vấn đề này. Mỹ đã sử dụng vấn đề được quan tâm nhất ở Bosnia - Herzegovina và 3 dân tộc chính, cụ thể là người Croatia, Bosnia và người Serb, để biến mâu thuẫn sắc tộc thành nội chiến và can thiệp vào cái mà họ gọi là “cuộc nội chiến” ở Nam Tư” dưới chiêu bài “dân chủ”.

    “Người ta có thể nói rằng, toàn bộ đại dương có thể được phản ánh trong một giọt nước. Tất cả các yếu tố của cuộc xung đột ở Nam Tư có thể được tìm thấy trong nước cộng hòa Bosnia-Herzegovina. Ông Milosevic đã phản đối mạnh mẽ sự phân chia lãnh thổ và phân biệt đối xử với các thành viên trong Nam Tư cũ. Ngay cả khi bị bắt giam tại tòa án ở La Haye, ông Milosevic vẫn kiên định nhấn mạnh quan điểm của mình”.

    “10 năm trước, Milosevic bị buộc tội diệt chủng đối với người Albania. Ông đã bác bỏ cáo buộc này. Trong khi theo tòa án, 250.00 người Albania đã thiệt mạng ở Kosovo. Và đặc vụ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), cũng như đặc vụ từ các nước khác, mà họ gọi là “các nền dân chủ phương Tây”, tới Kosovo để điều tra. Những người này không tìm thấy dấu vết của bất kỳ ngôi mộ tập thể nào ở đó. Nhưng họ lại tìm thấy hài cốt của người Serb và Roma bị tra tấn, giết hại bởi cái gọi là “Quân đội Giải phóng Kosovo” - lực lượng đang được NATO hậu thuẫn vào thời điểm đó. Nhưng truyền thông phương Tây đã không nói bất cứ điều gì về những tội ác trắng trợn ở Nam Tư. Họ cũng bỏ qua thực tế rằng, người Serbia đã bị trục xuất khỏi Krajina (Croatia) một cách tàn bạo. Họ cũng đã im lặng về Iraq và sau đó là Libya”.

    Cái chết nhiều uẩn khúc

    Xung quanh nguyên nhân tử vong của ông Milosevic cũng có nhiều uẩn khúc. Sau 5 năm ở tù và vài tháng trước khi kết thúc phiên tòa của ông, ngày 11-3-2006, người ta đã phát hiện ông chết ngay trên giường trong xà lim. Ông Milosevic bị bệnh tim và cao huyết áp nhưng tòa án không cho phép ông sang Nga chữa bệnh mặc dù Chính phủ Nga đã cam kết bảo đảm an toàn cho ông Milosevic và ông sẽ phải trở lại tòa sau khi điều trị. Theo luật sư của ông là Zdenko Tomanovic, trước khi chết một ngày, ông Milosevic đã bày tỏ lo ngại bị đầu độc. Nguyên nhân cái chết của ông Milosevic đã được các bác sĩ đầu ngành của Nga, Serbia và Hà Lan mổ khám nghiệm thống nhất và kết luận là do bệnh tim.

    Tuy nhiên, theo nhà báo Koshko, ông Milosevic đã chết trong hoàn cảnh rất lạ.

    “Người ta đã đưa cho ông Milosevic một loại thuốc vô hiệu hóa tác dụng thuốc chống cao huyết áp mà nhà lãnh đạo Serbia đang sử dụng. Điều này là vô lý, nhưng Chính phủ Hà Lan từ chối chia sẻ chi tiết về việc điều trị cho ông. Theo các dữ liệu sẵn có qua Wikileaks, các thẩm phán ở La Haye đã thảo luận chi tiết về việc điều trị cho ông Milosevic với các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Lan. Đây là một vi phạm trực tiếp đối với bảo mật y tế. Tiết lộ của Wikileaks cho thấy, hóa ra ông Milosevic không biết về những loại thuốc mà ông đang sử dụng trong tù. Tất cả điều này đã đủ để nghi ngờ cái chết của ông không bình thường như người ta công bố”.

    Tòa án nào cho những kẻ bức tử người vô tội?

    Hồi ông Milosevic còn nắm quyền, hầu như toàn bộ hệ thống tuyên truyền của phương Tây đều hùa theo các chính phủ của họ, bêu xấu đủ kiểu, gọi ông là “đồ tể vùng Balkans”, là con quỷ khát máu, là hậu duệ Hitler… trong khi ông chưa bao giờ xây dựng chế độ độc tài ở Nam Tư theo bất kỳ hình thức gì. Họ cuồng loạn la hét kết án chung cả ông Milosevic và Karadzic, trong khi vị thế của ông Milosevic là rất khác với Karadzic. Toàn bộ cuộc sống của ông Milosevic được kết nối chặt chẽ với các nguyên tắc của cái gọi là “chủ nghĩa xã hội Nam Tư”. Ông đã đi theo những nguyên tắc này ở Nam Tư và ở Serbia - quê hương ông. Vào thời điểm đó, Serbia là một nước cộng hòa duy nhất ở Nam Tư cũ không có thanh lọc sắc tộc. Điều này đi ngược lại với tất cả những gì mà giới truyền thông phương Tây đã bôi vẽ.

    Nhưng nay thì hệ thống tuyên truyền đó im bặt, không một lời bình luận. Còn cái gọi là tòa án “quốc tế” kia thậm chí còn chẳng ra một thông cáo báo chí để rửa sạch tội cho “người Balkans xấu số” Milosevic.

    Suy cho cùng, ông Milosevic, cũng như Sadam Hussein (Iraq) hay Muammar Gaddafi (Libya) đều có chung số phận là bị “dân chủ phương Tây” hạ sát. Những kẻ ra lệnh thủ tiêu họ giờ đây vẫn “bình chân như vại”, không chịu hậu quả nào, thậm chí không thích thì không cần xin lỗi. Bởi vì, phần còn lại của thế giới không có một tòa án nào để xét xử họ cả.

    Ông Slobodan Milosevic sinh tại Pozarevac, Serbia ngày 20-4-1941, là thủ lĩnh tộc người Serb của Nam Tư. Ông là Tổng thống Serbia từ năm 1989 đến 1997, sau đó là Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nam Tư (liên bang giữa Serbia và Montenegro) từ năm 1997 đến 2000. Ông bị bắt và chuyển cho tòa án tội phạm chiến tranh La Haye của Liên Hiệp Quốc ở Hà Lan ngày 28-1-2001. Ông bị xét xử vì các tội chống lại loài người và diệt chủng, tuy nhiên, Milosevic không công nhận tính hợp pháp của tòa án. Khi ông Milosevic qua đời ngày 11-3-2006, Tòa án La Haye cũng dừng vĩnh viễn vụ xét xử ông. Mặc dù chính phủ Serbia không đồng ý tổ chức lễ tang ông Milosevic theo nghi thức quốc tang, nhưng trong lòng nhiều người dân Serbia, ông vẫn được coi là anh hùng và đã có có hàng trăm nghìn người đến đưa tiễn ông trong lễ tang tại thủ đô Belgrade và lễ an táng tại thành phố quê nhà Pozarevac.

    Theo NĂNG LƯỢNG MỚI
    [​IMG]
    thanhVNWtonkin2007 thích bài này.

Chia sẻ trang này