1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Liên hệ giữa Tiếng Thái và Tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi nguyenlytk21, 12/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Liên hệ giữa Tiếng Thái và Tiếng Việt

    Tôi vừa đọc được bài này thấy vui vui nên mang vào mời các bạn cùng đọc.


    Thu Tứ
    Âu ơi, Lạc ơi...

    Tiếng Thái lạ?
    Thử nhìn cho kỹ
    Cái nhầm kỳ quặc
    Tiếng nghìn năm cũ
    Bền là cái cách
    Ðá nhau một chút
    Bỏ qua đi... tây!
    Hiểu làm sao?


    Tiếng Thái lạ?


    Theo Từ điển bách khoa Britannica (2002), ngữ hệ "Tai-Kadai" - mà thứ tiếng chính là quốc ngữ của nước Thái-lan -, không có liên hệ gì chắc chắn với bất cứ thứ tiếng nào khác xung quanh nó cả.

    Thoạt tiên, do thấy Tai-Kadai (T-K) có thanh điệu (tức dấu) và có nhiều từ giống tiếng Tàu, giới chuyên môn bèn xếp nó vào ngữ hệ Hoa-Tạng. Sau khi biết rất nhiều từ vựng căn bản của T-K thực ra không phải gốc Hoa, giả thuyết này bị loại bỏ. Năm 1942, học giả Mỹ Paul Benedict đề xuất T-K có dính líu với ngữ hệ Nam đảo (Austronesian). Giả thuyết Austro-Tai gây xôn xao một thời, nhưng đến nay vẫn chưa được đa số chấp nhận. [1]

    Những ngôn ngữ lớn trên thế giới [2] của Ðại học Oxford (1987) khảo về 48 ngữ và ngữ hệ, do nhiều chuyên gia phụ trách. Xem kỹ, từ bài giới thiệu toàn bộ công trình của chủ biên đến bài viết chung về hệ T-K đến bài bàn riêng về tiếng Thái-lan, cũng không thấy giả thuyết nào mới về nguồn gốc tiếng nói của các dân tộc Thái.

    T-K quả bí mật đến thế sao?

    Dưới đây sẽ đưa ra bằng chứng về liên hệ rất đặc biệt giữa thứ tiếng ấy và tiếng Việt.


    Thử nhìn cho kỹ

    Ngữ hệ Tai-Kadai phân bố rộng rãi: ngoài hai địa bàn chính là Thái-lan và Lào, nó còn hiện diện ở Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Quảng Tây, Quảng Ðông, Hải Nam), Việt Nam (thượng du phía bắc), Miến Ðiện, và cả Ấn Độ (tỉnh Assam, phía đông bắc).

    Vì tiếng Thái-lan được xem là tiếng chính và vì lý do thực tế, việc tìm hiểu sẽ giới hạn trong phạm vi ngôn ngữ ấy, từ đây gọi vắn tắt là tiếng Thái.

    Từ vựng


    Tiếng Thái cũng đơn âm và có dấu như tiếng Việt [3] . Thanh điệu trong tiếng Thái đại khái tương đương với không, huyền, sắc, nặng, ngã trong tiếng Việt. [4]

    Khác hẳn các ngôn ngữ trong hệ Ấn-Âu, từ Thái và từ Việt không bao giờ biến thể vì bất cứ lý do gì. Không bao giờ có chuyện mít thành míts, xanh thành xanhe, chạy thành chạyed, chạying v.v.
    Về những từ căn bản, có ít nhất năm sáu trăm trường hợp tiếng Thái rất giống tiếng Việt. [5]

    Ðể tiện suy nghĩ, tạm chia số từ "chung" này làm 16 nhóm như sau:

    (1) Nhóm Cơ thể. Ví dụ: lang (lưng), khrao (râu), phung (bụng), san (xương), kang (cằm), khar (cẳng), kho (cổ), lai (vai), kho hoi (cổ họng), eo (eo).

    (2) Nhóm Cảm giác. Ví dụ: dam (đen, thâm), horm (thơm), nak (nặng), tian (trơn), ot (đói), fart (chát), shuet (hoét-nhạt), yark (khát), nuai (oải).

    (3) Nhóm Sinh hoạt căn bản. Ví dụ: thup (thụi), khen (chẹn), op (ôm), kho (khõ), khae (khảy), toi (thoi), kao (cào), yut (giật), khwarng (quăng), thap (đạp), hayeng (kiễng), yorng (dựng-tóc), yam (giẫm), ngoei (ngước), ngok (ngóc), kat (cắn), kharp (cạp), ar (há), om (ngậm), khai (khạc), niyom (nếm), kom (khom), morp (mọp), khot (co), cho (chọt), chorng (chong - mắt).

    (4) Nhóm Quan hệ gia đình. Ví dụ: tia (tía), mae (mẹ).

    (5) Nhóm Sản phẩm nhân tạo. Ví dụ: naa (ná), krong (***g), marn (màn), klorng (trống), phat (quạt), rua (rào), khorng (cồng), ple-yuan (võng), khel (kèn), tum (chum), keea (cửi), khrok (cối), moong (mùng), khem (kim), chaeo (chèo), sao (sào), khao (gạo), sin (xiêm), thong (ống).

    (6) Nhóm Ý niệm thời gian. Ví dụ: phrorm (rồi), sarng (sáng), warn (qua), duan (tháng), mai (mới), kae (già), nee (nay), khoei (quen).

    (7) Nhóm Ý niệm không gian. Ví dụ: to (to), wong (vòng), klom (tròn), kong (cong), luk (lút), lum (lúm), prong (rỗng), yao (dài), tam (thấp), khaep (hẹp), **** (sít), noi (nhỏ), lek (lắt-nhỏ), nit (nhít-nhỏ), khap (chật).

    (8) Nhóm Ý thức về trạng thái, chất lượng. Ví dụ: rorn (rôm-sảy), krorp (ròn), sa-art (sạch), prong (trong), rao (rạn), naen (nêm- đông), puai (hoai-phân), mue (mờ), ler (dơ), puan (bẩn), mun (mụ-đờ đẫn), mhod (mỏi), yun (dùn, chùng), rarp (rạp), nieo (dẻo, nếp), ae-at (kẹt), rua (rò), ung (ồn), nao (nẫu), rom (râm), hot (hóp), hieo (héo).

    (9) Nhóm Ý thức tổng quát. Ví dụ: taek (tét-bể), ngorn (ngọn), yort (chót), yot (rớt), trong (trúng), phit (phét), du (dữ), loi (nổi), luem (lẫn-quên), phlat (lạc-quên đường), phung (phun), barn (banh-mở), phut (phựt-bật lên), op (ấp), larm (lan-lan tràn), plaek (lạ), sut (sụt), pong (phồng), tarng (đàng), naeo (nẻo), phler (lỡ, nhỡ).

    (10) Nhóm Sinh hoạt cao cấp - Cụ thể. Ví dụ: tum (thấm, chặm), cho (trỗ), thak pia (thắt bín), yarng (nướng), hor (bó), phar (pha-cắt thịt), naep (nẹp), ru (rũ), chum (chấm), dap (dập), cheep (chít), chieo (chiên), mo (mài), tham (làm), rot (rót), sheet (xịt), chaek (trét), nung (nung), khuan (khuấy), nen (nén), kwart (quét), khwar (khoác), um (ẵm), bok (bảo), leo (quẹo), pork (gọt), pert (bật).

    (11) Nhóm Sinh hoạt cao cấp - Trừu tượng. Ví dụ: term (thêm), khui mo (khoe mẽ), khor (hỏi), thai (thay), luak (lựa), luang (lừa), puan (bạn), tham rai (làm hại), kliat (ghét), chai (trả), thar (thách), yo (đố), phoei (phơi-phơi bày), war (quở-mắng), thorn chai (thở dài), yoo (ở), yua (đùa), shai (xài), yiam (thăm), thoi (thôi).

    (12) Nhóm Thiên nhiên - Ðộng vật. Ví dụ: maeo (mèo), kai (gà), kar (quạ), maa (má - chó), plar (cá), mat (mạt), tuk kae (tắc kè), yieo (diều), khao maeo (cú mèo), kaeo (két), plar muk (cá mực), aen (én), ngar (ngà).

    (13) Nhóm Thiên nhiên - Thực vật. Ví dụ: phai (pheo-tre), king (cành), pot (bắp), na (na), khing (gừng), muang (muỗm), horm (hành), fin (phiện), tua (đậu), son (thông), wai (mây), shar (trà).

    (14) Nhóm Thiên nhiên - Tổng quát. Ví dụ: tharn (than), mek (mây), lok (đất), tok (thác), nern (nổng), dong (rừng), mork (móc), long (ròng-nước), chan (trăng), saeng chan (sáng trăng), lon (lớn-nước).

    (15) Nhóm Từ kép. Ví dụ: kham nap (khép nép), rung rot (rạng rỡ), sa-warng sa-wai (sáng sủa), lom leo (lỏng lẻo), lork luang (lọc lừa), ruai ruai (hoài hoài), ngong nguey (ngẩn ngơ), yim yim (lâm râm), lo le (lo le), ruen rerng (rộn ràng), khlum khlua (âm u), nit noi (nhít nhỏ), plao plieo (loi lẻ), war we (quạnh quẽ), tam toi (thấp thỏi), pha som (pha trộn), khap khaep (chật hẹp), rok rark (gốc gác), kroke krark (rột rạt), uet art (uể oải), ot yark (đói khát), long tharng (lang thang), up ip (ấp ứ), on en (ỏn ẻn), khem khaeng (khỏe khoắn).

    (16) Nhóm Linh tinh. Ví dụ: mae war (mặc dầu), lam (lắm), ruam kab (gồm cả), thaen (thay), shern (xin), khong lua (còn lại), yang (vẫn), yang khong (vẫn còn), kwar (quá), dai (đã), kum lang (đang), cha (sẽ), nee (này), nai (nào), krai (ai).

    Ðây mới chỉ là chút kiến thức nông cạn, ngẫu nhiên. Có thể tìm hiểu kỹ sẽ thấy về từ vựng tiếng Thái còn giống tiếng Việt hơn thế nữa.

    Tuy nhiên, giống như trên tưởng cũng đủ gợi vô vàn thắc mắc. Người Việt Nam với người Thái-lan đâu có tiếp xúc gì đáng kể, sao dùng lắm từ giống nhau vậy, giống từ eo, lưng, mèo, cá, na, muỗm, than, mây, kèn, trống, đến đen, nặng, thơm, to, nhỏ, dài, hẹp, đến ôm, gõ, đạp, giẫm, ngậm, nếm, khom, đến mẹ, tía, đến sáng, mới, già, đến sạch, trong, rạn, nẫu, hoai, héo, đến ngọn, chót, lạc, lạ, đường, nẻo, đến ẵm con, quét nhà, thắt bín, pha thịt, nướng thịt, đến lựa, lừa, thách, làm, trả, thăm, thở dài, khoe mẽ? Lạ hơn nữa là giống cả ở những cái "riêng tư" như khép nép, rạng rỡ, ngẩn ngơ, lo le, rộn ràng, ỏn ẻn, lang thang và những cái tuy "thiếu nội dung" nhưng rất cần thiết cho lời ăn tiếng nói như mặc dầu, vẫn còn, còn lại, đã, đang, sẽ!

    Ngữ pháp

    Rõ ràng người Thái-lan có "san" với người Việt Nam rất nhiều từ căn bản. Trong cách cấu tạo câu, cấu tạo từ phức tạp, họ có "sẻ" gì với ta chăng?

    Ðể so sánh hai cách đặt câu, không gì bằng dịch sát từng chữ trong mỗi câu. Dịch như thế, rồi để hai câu song song thì có giống nhau hay không, giống nhiều giống ít, sẽ thấy được ngay mà không phải thông qua thuật ngữ rắc rối hay khái niệm ngữ pháp chủ quan của ai ai cả.

    Dưới đây là bằng chứng cho thấy về ngữ pháp tiếng Thái giống tiếng Việt cách lạ lùng, giống từ tinh thần đến tận những chỗ rất đỗi tế nhị.

    (1) Cấu trúc Ðề-Thuyết:


    Cao Xuân Hạo nhiều lần nhấn mạnh cấu trúc Ðề-Thuyết của tiếng Việt. Ðề-Thuyết cũng chính là cấu trúc cơ bản của tiếng Thái.


    Phom / shue Mai. Tôi / tên Mai.
    Wan nee / wan sao. Hôm nay / thứ sáu.
    Ruang nee / phom krot maak. Chuyện này / tôi giận lắm.


    (2) Tính "động" của tính từ:

    Tiếng Thái có chữ pen, tương đương với chữ Việt là. Nhưng cũng như ta, họ nói baan suay (nhà đẹp), chứ không nói baan pen suay (nhà là đẹp). Ðây cũng chỉ do cách cấu trúc Ðề-Thuyết. Câu baan suay làm người Anh thắc mắc, nhưng với ta thì quá tự nhiên.

    (3) Ít "của":

    Tiếng Thái có "của", nhưng cũng ít dùng như tiếng Việt: mae phom (mẹ tôi) thay vì mae khong phom (mẹ của tôi).

    (4) Chia thì:

    Thái giống Việt, không tự động chia thì mà chỉ chia khi cần làm rõ hay nhấn mạnh. Các cách cho biết "thì" của tiếng Thái cũng giống y như trong tiếng Việt.


    Khao dai ma. Nó đã đến.
    Khao maa laeo. Nó đến rồi.
    Khao kum-lang ma. Nó đang đến.
    Khao cha ma. Nó sẽ đến.


    Ðể chỉ quá khứ, tiếng Thái còn dùng chữ khoei, tương đương với chữ từng của ta:


    Phom khoei pai Fa-rang-set. Tôi từng đi Pháp.


    (5) Câu "mà":

    Từ Thái thee tương đương với từ Việt mà (tiếng Anh phân biệt thành who, which, where).


    Baan thee khao yoo. Nhà mà nó ở.
    Rot thee khao sue. Xe mà nó mua.


    (6) Câu so sánh:

    Thái đặt loại câu này y như Việt. Chữ kwa là chữ quá.


    Nang-see / nee / yaak / kwa / nang-see / nan.
    Sách / này / khó / hơn / sách / kia.
    Nang-see / nee / yaak / thee-soot.
    Sách / này / khó / nhất.


    (7) Câu phủ định:

    Thái có ít nhất bốn cách đặt câu phủ định. Ba cách giống y Việt, một cách hơi "cứng".


    Phom mai sarb. Tôi không biết.
    Mai mee sieng tob rub. Không có tiếng trả lời.
    Bai nee mai chai khong khao. Cái này không phải của nó.
    Phom kin mai dai. Tôi ăn không được.
    Câu này tiếng Việt nói "Tôi không ăn được."


    (8) Câu hỏi "tổng quát":

    Thái có ít nhất chín cách đặt câu hỏi tổng quát, cách nào cũng y như Việt.

    Nếu không đoán được câu trả lời:


    Khao ma mai? Nó đến không?
    Khun pai rue plao? Ông đi hay không?
    Shuay phom noi dai mai? Giúp tôi chút được không?
    Mee kon khab mai? Có người lái không?
    Khao pai rue yang? Nó đi hay chưa?


    Nếu nghĩ sẽ được xác nhận:


    Khun sa-bai dee rue? Ông mạnh giỏi chứ?


    Nếu đoán chắc sẽ được xác nhận:


    Khun tong-kan pai, chai mai? Ông cần đi, phải không?


    Nếu chỉ để lập lại thông tin:


    Nam-mun mhod rue? Xăng hết à?


    Hỏi mà câu trả lời không phải là không hay có:


    Mee pla arai barng? Có cá gì đó?


    Ðể ý rằng mai, mee, dai, chai, yang luôn luôn là không, có, được, phải, chưa, bất kể dùng trong câu phủ định hay trong câu hỏi. Chữ plao cũng luôn luôn là không. Chỉ có chữ rue khi là hay, khi là chứ, khi là à.

    (9) Câu hỏi dùng Ai, Gì v.v.:

    Giống y tiếng Việt, chỉ thỉnh thoảng hơi "dông dài".


    Rao cha long rua mua rai? Ta sẽ lên thuyền lúc nào?
    Mua rai khun cha ma eek? Khi nào ông sẽ đến nữa?
    Krai rian phaa-saa Thai? Ai học tiếng Thái?
    Khun shue arai? Ông tên gì?
    Pai nai? Ði đâu?
    Hotel nai dee? Khách sạn nào tốt?
    Ra-ka thao rai? Giá bao nhiêu?
    Koi narn sak thao rai? Ðợi lâu mất bao nhiêu?
    Ta-na-kan pert gee mong? Nhà băng mở mấy giờ?
    Phom tong tham yarng rai? Tôi phải làm thế nào?
    Khun cha pai yarng rai? Ông sẽ đi thế nào?


    (10) Cách dùng trợ từ:

    Giống tiếng Việt cách kỳ dị.


    Phaeng kern pai! Ðắt quá đi!
    Pai hai phon! Ði cho rảnh!
    Phom aan mai ok. Tôi đọc không ra.
    Phom mai roo rueng arai loey. Tôi không biết chuyện gì cả.
    Mee rot hai shao mai? Có xe cho mướn không?
    Khao tham hai phom rop kuan. Nó làm cho tôi khó chịu.
    Phom yark dai ra-ka took kwa. Tôi muốn được giá rẻ hơn.
    Khao yang rian wichaa nan. Nó vẫn học môn ấy.
    Khao yang kong kin. Nó vẫn còn ăn.
    Ao sha ma hai phom. Mang trà tới cho tôi.
    Phom leum ao ngern ma. Tôi quên mang tiền theo.
    Mai hen mee ruang nee. Không hề có chuyện này.
    Bok hai phom sarb duey. Nói cho tôi biết với.
    Koi narn sak thao rai? Ðợi lâu hết bao nhiêu?
    Sha sia laeo! Trễ mất rồi!
    Tham ayng rue? Làm lấy à?
    Phom mai dai pai eek laeo. Tôi không được đi nữa rồi.


    (còn tiếp)

    __________

    [1]The New Encyclopaedia Britannica, Mỹ, 2002, q. 22, tr. 713-716.
    [2]Bernard Comrie (chủ biên), The World''s Major Languages, Oxford University Press, 1987.
    [3]Theo đa số học giả, đây là do ảnh hưởng của tiếng Hoa.
    [4]Có lẽ do không phổ biến mà hiện nay cách viết tiếng Thái bằng mẫu tự La-tinh vẫn chưa thống nhất. Chẳng hạn, sách này viết khao, phoot, leew, nii, sách khác lại viết khaw, pood, laeo, nee. Lại thường không bỏ dấu, trong khi Thái ngữ đặc biệt nhiều từ đồng âm dị nghĩa. Do đó xảy ra tình trạng cùng viết là khao mà có ít nhãt là 15 nghĩa!
    [5]Sau khi đã loại bỏ phần lớn những từ giống từ Hoa.
    "Lệ" trước giờ là hễ thấy cái gì của "man di" mà giống của Hoa thì cho ngay rằng man di bắt chước Hoa. Thái độ "dĩ Hoa vi trung" ấy cần xét lại vì ngày càng có thêm nhiều bằng chứng là vào lúc hai bên gặp nhau nam man chẳng man tí nào (S. Oppenheimer trong Eden in the East, Phoenix, Anh, 1999, cho rằng chính Ðông Nam Á mới là cái nôi của văn minh nhân loại).
    Kẻ viết tiếng thành chữ, chẳng hạn chữ giang, đâu nhất thiết là kẻ đặt ra tiếng, kẻ đầu tiên gọi dòng nước là giang. Thực ra giang bắt nguồn từ sông, khung, krong, songai v.v. của các dân tộc phương nam (xem Bình Nguyên Lộc, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971, tr. 627 / Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. TPHCM, VN, 2001, tr. 60). Trường hợp này, người Hoa học tiếng của Bách Việt, nhưng ta có thể tưởng ngược lại mà bỏ qua, tức bỏ mất một bằng chứng nối kết tiếng Việt với bao nhiêu thứ tiếng anh em khác.
    Oan uổng, mà hiện nay còn phải chịu.


    Nguồn: Thu Tứ, Tìm tòi và suy nghĩ, Của Tin xuất bản, California, 2005.
    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6927&rb=06
  2. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0

    Thu Tứ
    Âu ơi, Lạc ơi...
    (11) Cách dùng tiếng xưng, hô:
    So với tiếng Anh, chẳng hạn, thì tiếng Thái và tiếng Việt hết sức phong phú nhân xưng đại danh từ. Người Anh xưng I, thì người Thái, người Việt có thể xưng tôi, ông, bác, chú, anh, em v.v., tùy đang nói chuyện với ai.
    Từ Thái rao giống từ Việt ta ở chỗ cũng dùng để nói với người dưới hoặc với chính mình.
    (12) Cách trả lời câu hỏi:
    Tiếng Anh phải chọn giữa Yes và No. Tiếng Thái linh động y như tiếng Việt.
    Ar-harn phaeng mai? Phaeng (Mai phaeng). Ðồ ăn đắt không? Ðắt (Không đắt).
    ..., chai mai? Chai (Mai chai). ..., phải không? Phải (Không phải).
    Khun pai rue plao? Pai (Plao). Ông đi hay không? Ði (Không).
    (13) Câu mệnh lệnh xác định:
    Tiếng Thái cũng thêm chữ ở cuối câu:
    Fung see! Nghe đây!
    Doo khao see! Nhìn nó kìa!
    Pert pra-too si! Mở cửa ra!
    (14) Cách nói cho lịch sự:
    Tiếng Thái cũng dùng cách thêm chữ ở cuối câu.
    Khun ma chark nai krup? Ông đến từ đâu ạ?
    Khun pai nai ka? Ông đi đâu ạ?
    Ðàn ông dùng krup, đàn bà dùng ka.
    (15) Cách cấu tạo từ phức tạp:
    Có bốn cách chính, đều phổ thông trong tiếng Việt.
    Thêm chữ phụ phía trước: naa là đáng, rak là yêu, naa-rak là đáng-yêu.
    Ðặt liền hai chữ ngang hàng: hung là nấu, tom là luộc, hung-tom nghĩa giống tiếng Việt nấu-nướng. Ðặc biệt, phor-look (cha-con) có thể là "cha và con", "cha hoặc con", hay "cha của con", y như tiếng Việt.
    Lặp lại chữ, hoặc y hệt, hoặc biến đổi chút ít. dek-dek (trẻ-trẻ) là nhiều đứa trẻ; tiếng Việt nói nhà-nhà, người-người. Yung-ying là lẫn-lộn, soo-see là lảo-đảo.
    Dùng cả một cụm từ để diễn ý. Mai-khit-fai là que-đánh-lửa, tức que diêm. Ta nói gậy-cời-than, móc-áo, thuốc-đánh-răng v.v. Tiin-taa-tiin-cay (mở-mắt-mở-tim) là đầy bỡ ngỡ, hồi hộp. Ta nói mở-mày-mở-mặt để diễn ý hãnh diện, chẳng hạn.
    (16) Dùng loại từ:
    Tiếng Anh chỉ dùng loại từ khi không đếm được trực tiếp: two packs of butter (hai tui bo), nhưng two cars (hai xe). Thái, Việt dùng loại từ cho mọi trường hợp: không những nói bia see khuat (bia bốn chai), mà còn nói rot saam kun (xe ba cái), maa soong tua (chó hai con), kluay ha bai (chuối năm trai).
    (17) Vài chỗ dị biệt:
    Có lẽ chỗ khác đáng kể nhất giữa Thái với Việt là ở vị trí tương đối của danh từ, loại từ và số từ. Thái nói dek saam khon (trẻ ba đứa), dek loo saam khon (trẻ xinh ba đứa), dek loo saam khon nee (trẻ xinh ba đứa này). Việt nói Ba đứa trẻ, Ba đứa trẻ xinh, Ba đứa trẻ xinh này [6] . Ngoài ra, nếu chỉ có một thì tiếng Thái lại nói dek khon neung (trẻ đứa một), thay vì một đứa trẻ.
    Thái đôi khi dùng dai (được) "không cần thiết": Phom cham dai (Tôi nhớ được), Phom cham mai dai (Tôi nhớ không được). Việt nói gọn: Tôi nhớ, Tôi không nhớ.
    Vị trí của chữ dai (đã) trong câu phủ định Thái ngược với vị trí trong câu Việt: Phom mai dai tham (Tôi không đã làm), thay vì Tôi đã không làm.
    Tiếng Thái đôi khi dùng chữ cha (sẽ) "không cần thiết": Phom mai yaak cha rian wichaa nan (Tôi không muốn sẽ học môn ấy), thay vì Tôi không muốn học môn ấy.
    Ba chỗ khác cuối dường như chỉ làm tiếng Thái có vẻ hơi "cứng" hay hơi "dông dài", hơn là làm nó thực sự khác tiếng ta.
    Nhìn chung, về ngữ pháp tiếng Thái giống tiếng Việt đến mức ta rất dễ có cảm tưởng chỉ cần vài hôm là có thể thạo Thái!
    Cái nhầm kỳ quặc
    So Thái với Việt thấy quá quen. Nếu thử đọ Việt, Thái với Anh, chẳng hạn, sẽ thấy là quá lạ.
    Ðể chỉ màu đậm, Thái dùng chữ kae (già); Anh nói dark, chứ không nói old. Cây có trái, Thái nói ork phon (ra quả); Anh nói bear fruits, chứ không nói out fruits. Thái phor shai (đủ xài); Anh well enough (tốt đủ). Thái phoot mai ork (nói không ra); Anh struck dumb (bị đánh đần độn). Thái Kerd rueng arai lah? (Sinh chuyện gì đó?); Anh What is the matter? (Cái gì là vấn đề?). Thái Khun sa-bai dee rue? (Ông mạnh giỏi chứ?); Anh How are you? (Thế nào là ông?).
    Rõ ràng Thái, Việt giống nhau cách riêng tư, "cố ý", chứ không phải giống vì cùng là nhân loại!
    Học giả Tây phương không phải hoàn toàn không biết đến hiện tượng ấy, nhưng họ diễn dịch nó sai lầm cách tai hại cho công việc tìm hiểu của chính họ.
    Gốc-ngọn, trên-dưới?!
    Thời Việt Nam còn Pháp thuộc, H. Maspéro đã thấy tiếng Việt giống tiếng Thái và xếp nó vào họ Thái. [7]
    Sang thế kỷ 21, chuyên gia ngữ học của Britannica cũng thấy tiếng Việt "chịu ảnh hưởng" hoặc "lấy" món nọ món kia của tiếng Thái. [8]
    Vì đinh ninh Việt ngữ thuộc Thái ngữ hoặc Việt ngữ học của Thái ngữ nên các ông Tây mới thấy là tiếng Thái bơ vơ, không có anh em.
    Tiếng dĩ nhiên có liên hệ với người. Ðinh ninh như trên về quan hệ giữa tiếng với tiếng không ăn khớp với bằng chứng về chuyện đã xảy ra giữa người với người.
    (còn tiếp)
    _______
    [6]Theo David Strecker trong ''Tai languages'' (Comrie, sđd., tr. 747-756) thì các ngôn ngữ Thái ở Việt Nam, Quí Châu, Quảng Tây lại nói "Ba đứa trẻ". Strecker đoán có thể do ảnh hưởng Trung Quốc.
    [7]Nguyễn Ðình Hòa, ''Vietnamese'', (Comrie, sđd., tr. 777-778).
    [8]Britannica, quyển 12, tr. 363, quyển 27, tr. 784.
    Nguồn: Thu Tứ, Tìm tòi và suy nghĩ, Của Tin xuất bản, California, 2005.
    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6927&rb=06
  3. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Thu Tứ
    Âu ơi, Lạc ơi...
    Lịch sử, lịch sử
    Từ lúc có nước Thái-lan (cách nay khoảng 700 năm), nước ấy với nước ta không có tiếp xúc đáng kể.
    Trước khi lập quốc, người Thái đã có dịp nào "đè đầu cưỡi cổ" ta chăng?
    Học giả Việt Nam từ Ðào Duy Anh đến nay đều nhất trí người Việt là hậu duệ của người Lạc, người Thái là hậu duệ của người Âu.
    Theo đa số [9] , thời nước ta mới chỉ là Bắc bộ Âu sống sát bên Lạc, Âu rừng Lạc biển, Âu bắc Lạc nam. Lạc lập ra văn minh Ðông Sơn lừng lẫy nhất Ðông Nam Á hàng nửa thiên kỷ. Âu chỉ "oanh liệt" ngắn ngủi một lần khi Thục Phán hạ Hùng Vương thứ 18 mà lập ra nước Âu Lạc vắn số (khoảng 50 năm).
    Theo Bình Nguyên Lộc [10] , người Âu chỉ mới xuống Bắc bộ khoảng tám trăm năm nay và thủ phận đến sau mà ở núi ở rừng, sống tách biệt với ta.
    Không thấy ai bảo người Lạc thuộc họ Âu.
    Dù theo ý kiến của số đông hay của Bình Nguyên Lộc, cũng không thấy được lý do khiến người Lạc phải học tiếng Âu.
    Các nhà nghiên cứu Tây phương trước cho rằng các dân tộc Thái từ miền nam nước Tàu mà di cư xuống bắc Ðông Nam Á, nay lại chủ trương họ vốn sinh tụ quanh vùng Ðiện Biên Phủ, rồi khoảng năm 1000 mới bắc tiến lên Hoa Nam, từ đấy tây tiến qua Miến-điện qua Ấn Độ, nam tiến xuống Thái-lan xuống Lào [11] . Dù bảo người Thái tiến xuống hay tiến lên, không thấy ông Tây nào khẳng định điều gì rõ ràng về quan hệ huyết thống giữa người Thái và người Việt. Càng không thấy nói người Thái từng uy hiếp được người Việt trong khoảng thời gian đáng kể.
    Ta không phải dòng giống Thái. Ta cũng không từng bị Thái chế ngự lâu dài. Vậy tiếng ta không thể thuộc họ Thái mà cũng không thể vay mượn tiếng Thái như các ông Tây đinh ninh.
    Tiếng nghìn năm cũ
    Giống nhau mà không phải gốc-ngọn, thì chỉ có thể là cành-cành.
    Cành, thế mà hay
    Tưởng Việt gốc Thái thì Việt không giúp tìm hiểu Thái.
    Biết Việt với Thái cùng là cành thì có thể suy ra được ít nhiều về tuổi tác của gốc.
    Nếu hai dân tộc anh em cứ liên tục làm láng giềng thì khó biết một đặc tính chung nào đó là mới hay cũ. Vì hai bên có thể học qua học lại cái mới của nhau mà cùng thay đổi tương tự.
    Nhưng nếu ở cách xa mà có những chỗ tương tự thì những chỗ đó phải là vốn chung, của tổ tiên để lại. Vì chẳng lẽ mỗi người một phương cùng thi đua sáng kiến mà ngẫu nhiên những sáng kiến ấy lại giống nhau!
    Ðôi ngả bao giờ?
    Ai cũng đồng ý người Thái-lan từ Vân Nam mà xuống đất Thái. Vân Nam đã xa Phú Thọ [12] . Trước Vân Nam, họ ở đâu?
    Theo thuyết Bình Nguyên Lộc, họ bị Hoa chủng đẩy từ Hoa Bắc xuống đấy đã vài ngàn năm. Khi người Tàu tiếp tục lấn, họ đi thẳng xuống Thái-lan chứ không hề ghé Bắc bộ (người Thái ở Bắc bộ chủ yếu là Âu Quảng Tây). Họ với ta chia tay nhau từ lúc ta còn ở bên Tàu, cách nay đã lâu lắm.
    Theo thuyết Ðiện Biên Phủ, Vân Nam chỉ là trạm nghỉ ngắn trên đường "trường chinh" của người Thái. Họ lìa quê, xa ta chỉ mới 1000 năm nay.
    Bao nhiêu dâu bể?
    Ngay cả nếu "đường ai nấy đi" mới mười thế kỷ, người Thái và người Việt cũng đã có thừa lý do để "ai nói nấy nghe". Phần ta ở lại nhà dù đã thoát ách đô hộ của người Tàu nhưng về văn hóa vẫn tiếp tục bị phương Bắc ảnh hưởng nặng nề. Phần họ bên đất Thái trước bị văn hóa Ấn Ðộ áp đảo tối tăm mặt mũi sau bị hàng triệu người Tàu theo gót Trịnh Chiếu tràn xuống "khai hóa". Kẻ ở người đi đều thay ngang đổi dọc do tiếp xúc với nòi giống khác, lại thêm biến hóa tự nhiên, thế mà còn nhận ra nhau, lạ chứ.
    Nếu thực ta với họ chia lìa đã mấy ngàn năm, thì chuyện tới mức quá lạ, tuy cũng còn đường giải thích. Ðể ý rằng cả Vân Nam lẫn Giao Chỉ đều là chỗ "khỉ ho cò gáy" đối với đế quốc Hán. Ngay vùng tương đối gần Trung Nguyên như các nước Việt thời Xuân Thu, Chiến Quốc mà sau khi chiếm xong người Hoa cũng phải mất mười mấy thế kỷ mới đồng hóa được. Vậy ảnh hưởng của họ ở Vân Nam, Giao Chỉ không sâu rộng lắm đâu. Dĩ nhiên Âu, Lạc vẫn phải bản lĩnh mới khỏi mất.
    Bền là cái cách
    Còn nhận bà con được là vì đôi bên đều còn mang dấu ấn của tổ tiên. Dấu gì mà bền thế?
    Các nhà ngữ học hay nhấn mạnh là từ vựng căn bản sống lâu hơn ngữ pháp. Ðã có xảy ra trường hợp một dân tộc vốn nói "Tôi ăn khoai" mà do tiếp xúc với dân khác lại đổi nói "Tôi khoai ăn", dù vẫn giữ đủ ba tiếng "tôi", "ăn" và "khoai".
    Câu bền?
    Trường hợp nhóm ngôn ngữ Việt-Thái, cái cách ta ráp từ lại thành câu rõ ràng cũng rất... thọ. Hãy xem:
    Mee / kào / arai / mai? Có / tin / gì / không?
    Ta-na-kan / yoo / thee / nai? Nhà băng / ở / chỗ / nào?
    Hai / phom / pai / duey / dai / mai? Cho / tôi / đi / với / được / không?
    Thee / nang / nee / mee / krai / chong / laeo / rue / yang?
    Chỗ / ngồi / này / có / ai / giữ / rồi / hay / chưa?
    Trong mấy câu Thái này, cũng như trong đại đa số câu khác, về từ chỗ giống chỉ còn lờ mờ, phảng phất, nhìn kỹ mới thấy, nhưng về "ngữ" sự tương đồng lồ lộ: chỉ cần dịch từng chữ Thái thành chữ Việt là có ngay câu Việt tự nhiên!
    Cách bền?
    Tiếng Việt, tiếng Thái, ngoài những từ "vô cảm" mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng có như chân, tay, mặt, mũi v.v. còn chứa rất nhiều từ "hữu cảm" như khép nép, rạng rỡ, ngẩn ngơ v.v. Từ hữu cảm là một nét riêng về từ của "hệ" Bách Việt.
    Có phải chính bản thân những "xác" khép nép, rạng rỡ, ngẩn ngơ v.v. đều có thể mất nhưng cái hồn của chúng thì trường tồn, nên mới nảy những hiện thân mới mẻ như lôm côm, lướt phướt, lởm khởm [13] v.v.? "Thác là thể phách còn là tinh anh" [14] !
    Nói hồn, nói tinh anh, nghe cầu kỳ. Nói cách. Người Việt, người Thái có cách đặt từ gói luôn vào đấy đủ thứ "cảm" của mình.
    Cách đặt từ "hết mình" ấy với cách đặt câu "mềm như nước" kia dường như mới đích thực cái bền.
    Ai bền, ai không?
    Nói như trên không hẳn là bác bỏ ý kiến bác học.
    Chỉ muốn táy máy một chút, muốn bảo rằng "từ" dù căn bản đến đâu cũng chỉ bền hơn thứ "pháp" chưa ổn định.
    Pháp, hay cách, không phải hễ cứ bập bẹ thành lời là có chắc chắn được ngay. Nhưng đã "lỡ" "đóng cột" rồi, thì dường như không dễ thay đổi.
    Kho từ vựng Việt-Thái cổ vừa thu thập được vẽ nên một cảnh sinh hoạt tuy thiếu máy móc tối tân nhưng không hề man rợ. Người thôi man rợ, tiếng cũng thôi bập bẹ, tiếng mang phong cách, tiếng bền, được chăng?
    Ðá nhau một chút
    Nhớ tiếng Huế.
    Mai, mee, dai, chai v.v. nhắc răng, rứa, mô, tê v.v.
    Dường như giữa "trăm con" Bách Việt có hiện tượng nói cùng một cách nhưng lại dùng một số từ căn bản, nhất là những đơn vị ngữ pháp căn bản, khác nhau: chẳng hạn mee, mai, dai chính là có, không, được; răng, rứa, mô chính là sao, thế, đâu. [15]
    Cớ sao mà chia dai rẽ được, chia răng rẽ sao thế? Ðể "đánh dấu" từng "đứa" chăng?
    Có chia rẽ, rồi lại có chia xẻ. Cái thể thơ nhịp chẵn gieo vần giữa câu độc đáo của người Việt, người Thái, người Chăm là một chia xẻ lớn. Nó liên hệ thế nào với cái cách ăn nói đặc thù của anh em chúng ta? Liệu có thể nêu được gì cụ thể hơn tinh thần Ðề-Thuyết hay không? [16]
    Nói lục bát, nhớ Kiều. Cùng làm thơ sáu tám, chỉ riêng ta có Nguyễn Du.
    Nghĩ về văn học Ðông Nam Á (không kể Việt Nam), từng có ý kiến: "Người Ðông Nam Á không say mê văn học của mình như người Việt Nam." [17] Dường như là lời tế nhị. Nếu chúng ta không có Kiều, hẳn chúng ta cũng không say mê văn học...
    Nói văn học hơi mơ hồ. Trở lại tiếng nói. Ðã tốn công cố chứng tỏ tiếng Thái giống tiếng Việt. Giống là giống vậy. Chứ câu văn Việt vừa mềm vừa gọn, từ Việt phân biệt hết sức tinh tế, nhất là những từ hữu cảm thì vừa đầy sáng tạo vừa phong phú lạ kỳ, "tiếng mà đến thế thì thôi" [18] , thì đâu dễ có hai!
    Ðành "gà cùng một bọc", nhưng trăm con rồi đứa ra thế này đứa ra thế khác, có gì lạ.
    Nói nhẹ kẻo "hoài". Dù chẳng "khôn ngoan" cũng cứ liều "đối đáp người ngoài"...
    Bỏ qua đi... Tây! [19]
    Học giả Tây phương, hễ bàn đến nguồn gốc tiếng Việt đa số có khuynh hướng nhất định. Do nước ta ở phía nam của đế quốc Tàu, phía đông của đế quốc Xiêm, phía bắc của đế quốc Miên, mà đầu tiên họ tưởng ta nói tiếng Tàu, xong họ tưởng ta nói tiếng Thái, sau đó họ "nhận ra" ta chính đang nói tiếng Miên [20] . Họ vừa kết luận thế vừa thú thực chưa biết mấy về cả tiếng nói lẫn nguồn gốc của các dân tộc Việt, Thái, Miên! [21]
    Bảo ta học của Tàu còn tạm "tha" được. Thấy ta giống Thái, giống Miên, sao không nghĩ theo hướng anh-em mà lại khăng khăng đòi xếp trên, dưới?
    Xếp thế là do quen đánh giá văn hóa thông qua thành tích xâm lăng [22] , qui mô kiến trúc. Xếp thế cũng là do tâm lý tức bực đối với một thuộc địa bướng bỉnh, quật cường.
    Các ông Tây chủ quan, "tình cảm" đến mức quên bẵng bằng chứng lịch sử (như đã trình bày), nhưng dĩ nhiên vẫn cung cấp được cho ta nhiều dữ kiện quí báu. Ta nên vừa trân trọng dữ kiện vừa cương quyết trao trả lời "bình" nhảm nhí.
    Hiểu làm sao?
    Bình Nguyên Lộc từng nhận xét: "Ở Âu châu, các dân tộc không (...) bị (...) ngoại chủng xâm lăng (...) tất cả đều thuộc chủng Ấn-Âu, nên ngôn ngữ của họ còn khá đủ sau 5000 năm. Ở Á Ðông, tình thế có khác vì có Hoa chủng xen vào." [23] Nếu xét Á Ðông cộng Ðông Nam Á thì ngoài Hoa còn Trắng Aryan cũng xen mạnh vào nội bộ Bách Việt thông qua Ấn Độ.
    Bị quậy dữ dằn, vậy mà ngôn ngữ của chúng ta nhất định không mất. Chẳng những tiếng Thái giống tiếng Việt, nếu nhìn kỹ sẽ thấy tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Miên, tiếng Mã-lai, tiếng In-đô-nê-xi-a v.v. đều ít nhiều giống nhau, thấy một thứ hồn gì đấy cứ còn ẩn hiện trong tiếng nói khắp vùng.
    Thấy thế, rồi hiểu làm sao?
    2-2005
    __________
    [9]Ðào Duy Anh, Ðất nước Việt Nam qua các đời, nxb. Thuận Hóa, VN, 1994, tr. 21-36 / Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam, tập I, nxb. Ðại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, 1983, tr. 176-178.
    [10]Bình Nguyên Lộc, sđd., tr. 249, 293, 297.
    [11]Britannica, quyển 27, tr. 774.
    [12]Trong thời ta Bắc thuộc, người Âu ở Vân Nam có lập được nước Nam Chiếu, có hai lần sang định chiếm Giao Chỉ, nhưng đều bị Tàu đẩy lui. Ngoài ra, không nghe nói có giao lưu gì đáng kể với ta.
    [13]Ví dụ: cậu thanh niên lôm côm, mộng mơ lướt phướt, học hành lởm khởm.
    [14]Truyện Kiều, câu 116.
    [15]Theo Strecker, sđd., thì các ngôn ngữ trong hệ Tai có đặc điểm dùng một số từ căn bản và một số grammatical morphemes khác nhau, làm cho các dân tộc trong hệ ấy không hiểu nhau được, tuy tiếng nói của họ thực ra rất gần gũi về nhiều mặt khác. Người viết bài này đề xuất đấy cũng chính là đặc điểm của nhóm Việt-Thái, có thể là của toàn thể "hệ" Bách Việt.
    [16]Xem bài ''Mềm như nước''.
    [17]Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, 1998, tr. 575.
    [18]Truyện Kiều, câu 179: "Người mà đến thế thì thôi".
    [19]Người Sài Gòn trước kia có lối nói đùa: "Bỏ qua đi Tám!".
    [20]Hiện nay đa số học giả Tây phương xếp tiếng Việt vào nhánh Môn- Khơ-me trong hệ Nam Á (Austroasiatic). Ðây chủ yếu là ý kiến của nhà thực vật học - ngữ học Pháp A.-G. Haudricourt, phát biểu năm 1954.
    [21]Britannica, q.22, tr.702: "The work of classifying and comparing the Austroasiatic languages is still in the initial stages." Về ý kiến về nguồn gốc các dân tộc ở Ðông Nam Á, xem quyển 27, chương ''Southeast Asia''.
    [22]Cả Thái và Miên đều từng "đế quốc" thành công hơn ta.
    [23]Bình Nguyên Lộc, Lột trần Việt ngữ, nxb. Nguồn Xưa, Sài Gòn, 1972, tr. 349. Âu châu từng bị người Mông Cổ đánh chiếm, nhưng những cuộc chinh phục ấy không để lại bao nhiêu dấu ấn văn hóa.
    Nguồn: Thu Tứ, Tìm tòi và suy nghĩ, Của Tin xuất bản, California, 2005.
    http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6927&rb=06
  4. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Cái này thì nên sang box ngôn ngữ thế nhưng nói qua nói lại thì nên biết nguồn gốc dân Thái là ở đâu? Tại sao cách đây hơn chục năm công chúa Thái Lan sang bản Lác ở Mai Châu mà có thể nói chuyện được với dân ở đấy mà ko cần phiên dịch.
  5. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    hihihi
    Bác có thể nào liên hệ Thai & Việt với nguồn gốc Thần Nông (Thai & Pa & Việt) qua bài này không nhỉ ?
    (chờ nghe tiếng la của Mr. Hoang... )
  6. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Tôi chẳng thấy có liên hệ gì cả.
  7. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Thailand (previously known as Siam) has been populated ever since the dawn of civilization in Asia. There are conflicting opinions of the origins of the Thais. It presumed that about 4,500 years. the Thais originated in northwestern Szechuan in China and later migrated down to Thailand along the southern part of China. They split into two main groups. One settled down in the North and became the kingdom of "Lan Na" and the other one is in further south, which afterward was defeated by the Khmers and became the kingdom of "Sukhothai".
    However, the Thai history has been changed by the archaeological excavations in the village of Ban Chiang in the Nong Han District of Udon Thani province in the Northeast. From the evidence of bronze metallurgy, it now appears that the Thais might have originated here in Thailand and later scattered to various parts of Asia, including China.
    The controversy over the origin of the Thais shows no sign of definite conclusion as many more theories have been put forward and some even go further to say that Thais were originally of Austronesian rather than Mongoloid. What the outcomes of the dispute may be, by the 13th century the Thais had already settled down within the southeast Asia.
    http://sunsite.au.ac.th/thailand/thai_his/origin.html
  8. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Với dân số theo tổng điều tra (1-04-1989) trên l.040.548 người, dân tộc Thái có địa bàn cư trú chính ở vùng thượng lưu sông Thao, sông Đà, Sông Mã và sông Lam miền Bắc Việt nam.
    Trên địa bàn Lâm Đồng (1-4-1989) người Thái có 3.731 người, sinh sống tập trung ở xã Tùng Nghĩa, huyện Đức Trọng.Hiện nay có khoảng 4.665 người.
    Cộng đồng người Thái được chia thành nhiều nhóm địa phương như: Thái Đen (Táy Đăm), Thái Trắng (Táy Khao), Thái Mộc Châu, Thái Mai Châu, Tộc danh Thái hiện nay, được dùng chính thức phổ biến và được đồng bào thừa nhận.
    Người Thái nói ngôn ngữ Tày-Thái, cùng trong ngữ hệ Nam á với các nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, Mèo - Dao, Môn- Khơ me.
    Tổ tiên người Thái đã cư trú lâu đời trên đất nước Việt Nam.
    Khoảng đầu thiên niên kỷ thứ II sau công nguyên, những người Thái đầu tiên đã di cư vào Việt Nam.
    Người Thái thường định cư ở những vùng thung lũng màu mỡ và ven các sông suối. Họ là cư dân nông nghiệp canh tác lúa nước khá lâu đời. Đồng bào rất giàu kinh nghiệm : đào mương, đắp phai, làm các con nước và máng để dẫn nước vào ruộng. Hệ thống thủy lợi truyền thống này của người Thái rất thích hợp với địa hình vùng thung lũng, ven sông, suối ở miền núi.
    Ngoài hai vụ lúa, người Thái còn trồng ngô, khoai, sắn, rau, bông, chàm và bầu bí ...
    Rừng vẫn là nguồn cung cấp nguyên liệu, các loại nhu yếu phẩm cần thiết, rau ăn hàng ngày, kể cả lương thực vào những khi đói kém, mất mùa...
    Nghề dệt, một nghề thủ công lâu đời và đặc sắc của dân tộc Thái; sản phẩm nổi tiếng của nghề này là những tấm thổ cẩm dệt rất tinh vi với những hình lãnh tụ nhiều màu. Đấy là một nghề phụ của phụ nữ Thái. Nghề đan lát những gia cụ trong gia đình bằng mây tre, lá và nghề mộc là những nghề đành cho đàn ông. Sản phẩm đặc sắc của nghề mộc là những chiếc thuyền độc mộc, thuyền đuôi én dùng để chuyên chở hàng hóa dọc theo các sông, suối, thác ghềnh...
    Hôn nhân của người Thái, là hôn nhân phụ quyền đã phát triển ''ở mức độ khá cao. Việc dựng vợ, gả chồng trước đây, thường do bố mẹ quyết định với sự đồng ý của hai họ. Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng là phải có sự môn đăng hộ đối giữa hai dòng họ, và địa vị xã hội của hai gia đình.
    Xã hội người Thái đã phân hóa giai cấp khá sâu sắc. Mỗi vùng Thái trước đây, thường có một chúa đất lớn (đại tri trâu). Chúa đất đồng thời là chức dịch trong bộ máy quản lý hành chính của chính quyền phong kiến đương thời. Chính quyền phong kiến trung ương đã áp đặt bộ máy cai trị của mình, ***g vào bộ máy tự quản cổ truyền của người Thái.
    Theo tín ngưỡng truyền thống, người Thái tin rằng trên trời có Then Luông, là đấng cai quản trời đất, loài người và vạn vật. Còn ở trần gian thì nơi nào cũng có ma (phỉ) cai quản. Muốn lập bản, khai phá ruộng, nương, đánh cá, săn thú, đều phải xin phép các ma ruộng, ma nương, ma suối, ma rừng.v.v,.. Then Luông và các ma dưới trần gian kể trên, cùng với ma nhà (phỉ hươn), ma họ (phỉ đắm), những hồn ông bà, cụ kỵ, là những lực lượng vô hình phù hộ và bảo vệ cho đồng bào.
    Người Thái có nơi thờ tông tộc, từng dòng họ. Chỗ đó, có thể là một khu rừng cấm, một gốc cây, một hòn đá. Việc thờ cúng các vị chư thần, tổ tiên được thể hiện bằng những nghi thức, những ngày lễ hội hàng năm, theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp và ***g ghép vào các lễ nghi nông nghiệp, chủ yếu nhằm cầu xin trời đất, chư thần, tổ tiên, phù hộ cho con cháu và bảo vệ mùa màng.
    Người Thái vốn có một kho tàng văn học - nghệ thuật dân gian phong phú, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú thêm nền văn hóa Việt nam.
  9. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    0
    uả, người Thái thì nghe nói cũng thuộc nhóm Bách Việt bị đánh dạt nên thiên di xuống phía Nam, trên đường đi rơi rớt lại 1 số nhóm (có lẽ do mệt quá ) như dân tộc Thái ở VN chẳng hạn...
    Còn về ngôn ngữ, tui thấy nói tiếng mình vàn tiếng Mã Lai gần nhau hơn mà
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Những gì cần bàn về "Bách Việt" đều có thể coi các sách sử
    tiếng Hán, không phải nghi ngờ gì, vì các sách sử đó khá rõ
    ràng, và không mâu thuẫn căn bản với nhau. Cũng nhắc lại,
    là những tài liệu đó không nói đến người Việt, người Thái
    vốn ở TQ rồi bị dồng xuống phía nam.
    Nguồn gốc người Thái, người Việt, và ngôn ngữ của các dân
    tộc Nam Á, phải đi ngược quá khứ nhiều nghìn năm trước khi
    các dân tộc, nhất là Hán, có chữ viết.
    Có thể nói, người Thái và người Việt, và phần lớn các dân tộc
    Nam Á có cùng nguồn gốc, và có cùng tiếng nói từ rất xa xưa.
    Sau khi các dân tộc chia nhánh và có tiếng nói riêng, các dân
    tộc này vẫn gần nhau, và tiếp tục chia sẻ chung đụng những
    tiếng nói riêng .
    Các linguistics nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng tiếng Việt
    sau khi chia nhánh từ nhóm Mon Kh''Mer thì có ảnh hưởng
    nhiều của tiếng Tai Katai . Điều đó có ý nói, có một thời gian dài
    người Thái và người Việt tiếp xúc rất sâu đậm trước khi người
    nói tiếng Sino (Hán) tiếp xúc với người Việt.
    Chúng ta còn có thể thấy người Quảng Đông, Quảng Tây còn
    gọi là người Cantonese có tiếng Cantonese là thứ tiếng ảnh
    hưởng rất nhiều tiếng Thái. Ngữ pháp của họ đôi chỗ giống
    tiếng Thái và Việt chứ không phải Mandarin (quan thoại) và
    nhiều từ ngữ của họ giống tiếng Thái và tiếng Việt . Nhiều
    người vì thế mà cho rằng tiếng Việt và tiếng Quảng, cũng như
    người Việt và người Quảng cùng là một . Chỉ vì họ không biết
    cái chung, cái giống đó, là chung, và giống tiếng Thái .
    Bàn về sự giống ngữ pháp giữa Thái và Việt: (So sánh cả với
    tiếng Hán tiếng Anh), thì
    Động từ có Trạng từ bổ nghĩa cho nó thì có thể Trạng từ trước
    có thể Trạng từ sau .
    Danh từ có Tính từ bổ nghĩa cho nó, thì có thể Tính từ trước,
    có thể Tính từ sau .
    Nếu tiếng Việt không giống tiếng Hán thì phải giống tiếng Thái,
    vi không thể Trạng từ vừa trước vừa sau Động từ được, và không
    thể Tính từ không trước không sau Danh từ được .
    Chỉ có trước và sau, nên một tiếng nói không giống tiếng này
    thì phải giống tiếng kia . Thế thôi .

Chia sẻ trang này