1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Liên hợp chống tàu sân bay

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi T_80_U, 16/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Sức mạnh của một nhóm tàu sân bay là số máy bay trên tàu nó mang theo, nó cần gì vào gần bờ, chỉ cần trong tầm hoạt động của máy bay trên tàu là đủ. Số tàu nổi, tàu ngầm đi kèm theo tàu sân bay có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ tàu sân bay thôi.
    Dùng không quân tiêu diệt nhóm tàu sân bay cũng là chuyện hoàn toàn có thể - nếu nhóm máy bay tấn công đủ sức đánh bại số máy bay của tàu - lưu ý là máy bay tấn công tàu sân bay bị hạn chế bởi tầm hoạt động hơn máy bay trên tàu khá nhiều
  2. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Đánh trận mồm.
    Kiểu này còn tệ hơn cả Triệu Xa.
  3. tvm303

    tvm303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    1.973
    Đã được thích:
    6
    Em cho rằng tàu có vét hết tàu chiến và mấy bay thì may ra đánh vô hiệu hoá được một đội tàu sân bay. Đến HQ Nga tính để diệt tầu sân bay Mẽo còn khó gần bằng lên trời nói chi khựa.Bản thân đã được thiết kế để chiến đấu tự vệ một mình mà nó còn có một đống mấy bay như lớp Nimizt còn chứa 69 cái may bay. Nó có rada và máy bay cảnh giới(3 chiếc ỏ more). Mà bác quên vệ tinh Mẽo lúc nào cũng theo dõi các sân bay Tàu. Làm gì có chuyện Tàu tập trung một lượng máy bay khổng lồ như thế mà Mẽo ko nghi.Hơn nữa tàu sân bay chỉ cần báo động 2-3 phút là máy bay có thể cất cánh rồi. Em đã lên QDND đọc bài báo đó và suýt vỡ bụng cười và tưởng rằng đó bài báo đó nằm trong mục chuyện cười cơ.
  4. haanh88

    haanh88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta đều thấy tiêu diệt sức chiến đấu của tàu sân bay là cực kỳ khó. Sau trận Chân Trâu Cảng, vai trò của tàu sân bay đã được khẳng định, sau WW2 chỉ có một cuộc chiến lớn trên biển như ở Malvinas, một số tàu lớn đã chìm ở đó, trong chiến tranh Việt nam tàu lớn bị trúng đạn bị bắn cháy hàng chục chiếc nhưng không chiếc nào chìm; rải rác các thời gian khác nhau tàu chiến bị tấn công, nhưng từ năm 1945 đến nay chưa một tàu sân bay nào trúng đạn.
    Vậy sao người TQ lại tỏ ra sốt sắng với ý định đánh tàu sân bay đến vậy? Vì tàu sân bay là sự khó chịu của họ, có bệnh thì vái tứ phương. Chuyện eo biển ĐL, sự cản trở của Mẽo, mà tàu sân bay là cái công cụ Mẽo. Bí quá các quân sư phải hiến kế, thế là ra kế "Liên hợp..", nó không hiện thực nhưng có thể lên dây cót quân sĩ trước lúc lên đường.
  5. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Lí thuyết chỉ là lí thuyết. Chả hiểu sao một báo lớn về QĐ nhà ta lại đăng bài này, chắc là hết bài để đăng hay là ông nhà báo nào thiếu tiền nhuận bút đăng bừa + thêm sự quan liêu của biên tập.
  6. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    em thì có quan điểm th4ế này, cứ cho rằng TQ làm được một cái mẫu hạm của Mỹ đi, nhưng chắc vừa mất một mẫu hạm thì khoảng 1,3 tỉ dân TQ xuống lỗ hết mất rồi các bác ạh
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Mục tiêu thiết kế của hạm đội Mỹ là ưu tiên tấn công đất liền.
    Mục tiêu thiết kế của Hạm đội Nga là ưu tiên tiêu diệt các chiến hạm trên biển.
    [​IMG]
    Trước thế chiến, Mỹ tự cho mình là vô địch hải quân, thằng ăng lê nhì. Biểu tượng sức mạnh của hạm đội Thái Bình Dương là "bức tường thiết giáp hạm" (ảnh trên). Thiết giáp hạm (Battle Ship) tối tân lức đó là lớp Iowa(BB-61 đến BB-66). Lớp Montana to hơn đang đóng dở. (chú ý, có hai loại Montana).
    Đây là các tầu chiến chủ lực, chuyên dùng để tiêu diệt các chiến hạm khác. Sức mạnh tấn công là đại bác khổng lồ dẫn bắn radar. Sức mạnh phòng thủ là vỏ thép dầy đến 700mm. Do chúng chuyên dùng để đá đấu, nên còn có loại tuần dương hạm thiết giáp, đa năng hơn là lớp Alaska (CB-1 đến CB-6).
    Iowa nặng 45 ngàn tấn, mang 9 đại bác 370,6mm đặt trên ba tháp pháo, hai trước một sau, mỗi tháp pháo ba nòng. Thêm vào đó là 20 khẩu 140mm, mỗi bên mạn 10 khẩu.
    Montana nặng 70,5 ngàn tấn, thêm một tháp pháo sau. Tổng 12 khẩu. Thêm vào đó là 20 khẩu 140mm, mỗi bên mạn 10 khẩu.
    Alaska nặng 27 ngàn tấn, mang 9 khẩu 317mm trên ba tháp pháo ba nòng và 12 khẩu 137mm trên 6 tháp pháo hai nòng.
    Các tầu chiến này toạ thành bức tường thép, thật khủng khiếp. !!!!
    Nhưng lúc đó, người Nhật đã xây dựng hạm tầu sân bay lớn nhất thế giới, với chiếc tầu sân bay lớn nhất lúc đó. Họ đã tính toán đúng. Vỏ thiết giáp hạm có dầy cũng không bảo vệ được tầu trước sức công phá của bom và ngư lôi. Pháo có lớn nữa cũng không bắn đạn xa như máy bay và nặng như bom. Pháo 137mm thua xa 12,7mm khi bắn máy bay. Pháo 370mm thì tệ nữa. Kết quả, nước Nhật còi đã đánh chìm bức tường thiết giáp hạm, hải quân Mỹ chạy toé khói.
    Cuối chiến tranh, người Mỹ đã dừng đóng những con voi ngố Montana thay vào đó là những chiếc tầu sân bay và máy bay ném bom. Nhưng cũng cuối chiến tranh, một vũ khí mới lõ đầu ra đời, đó là tên lửa chống hạm. Nó không lo quay về như máy bay, nên có thể bay thấp đột kích chính xác vào chiến hạm. Thiếu thiết bị điều khiển, người Nhật dùng một thứ máy tính không tốt lắm là phi công thần phong. Người Đức cũng không thể triển khai các bom lượn định hướng radio của họ.
    Sau chiến tranh, tên lửa chống hạm được đầu tư phát triển. Nhưng thiếu đồ điện, những mẫu tên lửa Nga chỉ dừng ở thử nghiệm. Loại tên lửa chống hạm hữu ích đầu tiên là máy bay MIG-9 không người lái, không được sản xuất nhiều. Sau đó là KS-1: máy bay MIG-15P không người lái. Nó bắn từ máy bay TU-16, mang đầu đạn 500kg đến 1 tấn, bay xa hàng trăm km, ngoài tầm nguy hiểm, gần mặt biển tránh radar. Sau đó cùng với đồ điện, các loại tên lửa rẻ hơn được sản xuất số lượng lớn, loại AS-2 trở nên rất phổ biến.
    Ngững năm 1950, hệ thống phòng không tự động điều khiển máy tính chưa có, nên việc chống lại các đầu đạn bay là là mặt biển với tốc độ cao là điều không thể. Ngay cả trong chiến tranh Việt Nam năm 1972, các tầu khu trục Mỹ hoàn toàn bất ngờ trước sự tấn công của MIG-17. Do đó, nhưng năm 1950, không gì chống lại được tên lửa chống hạm. Người ta chỉ có thể gây nhiễu các tên lửa lái tự động, chứ không thể cản trở các tên lửa lái hỗn hợp thủ công và tự động. Cũng những năm này trở đi, Mỹ ngày càng quan tâm hơn chiến tranh hạn chế với những nước nhỏ yếu, nên nhu câù tấn công đất liền tăng cao hơn nhu cầu diệt chiến hạm trên biển. Triều Tiên và Việt Nam chẳng có chiến hạm nào đáng kể.
    Do đó, Nga thì đi lo tìm cách diệt chiến hạm, còn Mỹ thì lo đóng tầu sân bay để đánh phá Hà Nội.
    Sau chiến tranh Việt Nam, vũ khí tự động phát triển. Các tên lửa dễ bị súng phòng không điều khiển máy tính bắn hạ hơn. Nhưng các tên lửa cũng có tốc độ cao hơn, tấn công chính xác hơn.
    Vũ khí chủ lực của hạm đội và không quân đánh biển Nga ngày nay là các tên lửa chống hạm và máy bay ném bom đột kích. Còn Mỹ là các máy bay. Do đó, các chiến hạm Nga đều có hệ thống phóng tên lửa lớn. Nga không có các tầu sân bay đúng nghĩa, thực chất, các tầu sân bay của họ là những tuần dương hạm có máy bay. Cả Nga và Mỹ đều phát triển hệ thống phòng không các cấp, trong đó, diệt tên lửa chủ yếu trong chờ vào hệ thống tác chiến tầm ngắn, và các súng phòng không và tên lửa tầm ngắn, bắn nhanh, điều khiển máy tính. Hệ thống dẫn đường quyết định thành công của đòn tấn công nên cả hai đều phát triển những tầu chiến ít phản xạ radar.
    Các tên lửa diệt hạm là niềm tự hào của Kỹ thuật Nga, chúng có tốc độ cao, đầu đạn lớn, hệ thống điện tử thông minh. Nhưng chúng không dùng để ném bom chống tăng được.
    Các tầu sân bay của Mỹ tự hào về sức mạnh của số lượng đông đảo máy bay. Nhưng tầu sân bay tấn công đất liền thì mạnh, lại dễ tổn thương.
    Rõ ràng, đem hai hạm đội ra đánh nhau thì Mỹ không thể chống nổi giàn tên lửa của người Nga. Còn Nga thì gánh một chi phí khổng lồ cho giàn tên lửa chỉ dùng trong đại chiến, không bắn du kích Checchen được.
    Cũng trong thế chiến, một loại vũ khí và không một tầu chiến nào chịu nổi, được đặt tên TallBoy (bé kều). Nó là bom to dài nặng, mũi bọc thép hơn 100mm, đạn chống tăng còn khó xuyên. Không một đạn phòng không nào cản được nó. May sao, lúc đó chưa có máy tính nên bom này chỉ dùng để kết thúc chiếc tầu chiến đã trọng thương. Nhưng bây giờ thì quả bom mày có thể mang cả chục con Pentium-4, một đống radar và đầu dò. Người Mỹ đã tính đến dùng đạn phòng không DU, rồi đạn dùng động cơ tĩnh siêu âm tăng tốc. Nhưng chưa có phương án nào hiệu quả. Vậy nên đến nay, chiến hạm rất khó chống trả cuộc tấn công của các tên lửa diệt hạm và bom lượn. Tốc độ phát triển kỹ thuật tên lửa nhanh hơn nhiều tốc độ phát triển kỹ thuật chống nó. Lần đầu tiên tên lửa tham chiến ở Ai Cập, quân đội này tuy tồi, nhưng một phát ăn ngay, tầu khu trục Israel chìm tức khắc. Ở Manvinat, một nước thuộc thế giới thứ ba đã dùng tên lửa liên tiếp đánh chìm nhiều tầu chiến của hải quân Anh khét tiếng, trong đó có một tầu chở máy bay lên thẳng. Lúc đó, tên lửa chống hạm Pháp E xồ xẹt chỉ có tầm hơn 50km và đầu đạn hơn trăm kg. Người Arghentina chỉ thua khi bị cấm vận thứ tên lửa này.
    Đòn tấn công theo kịch bản Nga là các máy bay đột kích phóng đi những tên lửa đối không cỡ lớn đến cả tấn diệt AWACS. Các máy bay chiến đấu Nga được thiết kế radar rất lớn và datalink hỗ trợ nhau, thành mạng radar mạnh mà không cần AWACS. Các máy bay đột kích có bề mặt phản xạ thấp bay sát mặt biển cùng với các tên lửa hạng nặng tầm xa được phóng đi từ bờ và máy bay chiến lược làm suy yếu hạm đội (hai tầu sân bay trong hạm đội khó mà tránh được hoàn toàn loạt đạn này, chỉ cần một đạn trúng là một tầu sân bay mất tác dụng tấn công). Sau đó, hạm đội chính và đội máy bay tấn công chính tiếp cận bằng những tên lửa tầm ngắn hơn, đầu đạn nhỏ hơn, tốc độ đến M2 và M3 khi tấn công, số lượng như châu chấu. Chẳng phải các tướng Nga nghĩ thế, mà Nhà Năm Góc và Hollywood và các thế lực lớn đều nghĩ vậy. Phân công lao động mà, Mỹ đánh bờ còn Nga đánh tầu. Nhờ ưu thế của tên lửa, khi các phi đội chưa kịp cất cánh xong thì một tuần dương hạm mang tên lửa đã nã hết số đạn mang theo, khó hệ thống phòng không nào chịu nổi. Cứ mỗi đạn mang đầu đạn từ vài trăm kg đến cả tấn, không tầu sân bay nào còn hoạt động nổi sau cú này. Trong khi đó, mỗi tầu sân bay được một tuần dương hạm và một tầu khu trục hộ tống, khả năng phóng tên lửa rất hạn chế so với một đội tuần dương hạm mang tên lửa. Còn sau cú đầu bằng tên lửa tầm xa, cơn mưa rào các tên lửa nhỏ hơn như KS-16 thì có lẽ làm nước biển sôi lên được. Chỉ cần một chiếc SU mang vài quả này, đầu đạn vài trăm kg, tốc độ tấn công M2-M3, tấn công sát mặt biển đã gay nguy hiểm cho một tầu chiến lớn. Hệ thống tác chiến tầm ngắn chống tên lửa chỉ phát hiện ra nó ở khoảng vài km, trong cơ vài giây, khó lòng mà bắn hạ được nó trước. Một kiểu nữa là một giàn tầu nhẹ, mang súng phòng không tự động, tốc độ cao, phòng mỗi tầu vài quả này. Thử hình dung ra 20 tầu mang mỗi chiếc 4 tên lửa như thế, liệu 80 chiếc máy bay của một tầu sân bay kịp diệt hết trước khi 80 quả tên lửa này trước không, chỉ cần yêu cầu vài quả đến đích thành công.
    Nhưng đấy là Nga và Mỹ, còn khựa thì còn mơ. Các nhà bốc phét của tầu thỉnh thoảng doạ tầu bé cũng chỉ dám nói rằng, mỗi tên lửa hạt nhân của họ diệt một tầu sân bay (tuy nhiên, tầu ngầm phóng chúng thì đóng mãi không xong, và số tên lửa hạt nhân cuả cái nước có tầu sân bay ấy thì nhiều hơn tầu lớn nhiều). Với vài chiếc TU-16 đã hơn 40 tuổi, mỗi chiếc mang 2 tên lửa AS-2 cũng cổ không kém, tầm bắn trong tầm tên lửa đất đối không thì khựa đúng là phải đem SU-30 ra làm máy bay thần phong. Lần trước, tầu lớn đã bắn tên lửa và tập trận gần tầu bé. Hài hước, mọt trận động đất làm đổ nhà máy chế tạo RAM của tầu bé, thế là giá RAM tăng gấp 4, mà lúc đó khách mua lại là tầu lớn. Thế là tầu lớn không dám làm thế nữa, lần đó, nếu không tập trận bắn doạ, thì có lẽ giá RAM chỉ tăng gấp 2 thôi.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 09:40 ngày 21/02/2006
  8. dtvd

    dtvd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Đánh trận trên giấy là Triệu Quat, con Triêu Xa. Đề nghị đọc lại Đông Chu Liệt Quốc.
  9. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Hồi lâu đọc trên báo thấy giới thiệu LB Nga có loại tên lửa diệt hạm có tên là "Vết bỏng mặt trời", có tốc độ bay nhanh gấp đôi tốc độ bay nhanh nhất của tên lửa chống hạm phương Tây. Bài báo cũng cho rằng không 1 hệ thống phòng thủ trên hạm nào chống nổi tốc độ tấn công của loại tên lửa này! Cụ thể thế nào các bác nhỉ
  10. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Sunburn = moskit trang bị trên khu trục của Khựa, có tầm bắn 120km nếu để máy bay hoặc tàu chiến lọt vào tầm bắn thì nên cầu chúa, tuy nhiên làm sao lọt vào đến nơi mới là quan trọng .

Chia sẻ trang này