1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Liệu có cần 1 luật cho hoạt động của ĐCS trong guồng máy nhà nước ??

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Nimarxnijesus, 20/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Một đạo luật về sự lãnh đạo của Đảng sẽ ngăn chặn những hiện tượng khó coi kiểu như ông Đào Đình Bình. Còn nhớ trước khi vụ PMU 18 khoảng 1- 2 năm, khi bị Quốc hội chất vấn về trách nhiệm của mình- ông Bình đã xưng xưng nói rằng "tôi thuộc diện cán bộ do Trung ương quản lý"!!! để không thèm đếm xỉa đến câu hỏi chất vấn của đại biểu quốc hội. Không hiểu sau khi vụ việc PMU 18 vỡ lở, ông Bình có lý sự là mình do trung ương quản lý cho nên "miễn nhiễm" với sự giám sát và trách nhiệm trước luật pháp không nhỉ?.
    ÔNg Đào Đình Bình:
    ?oTôi thuộc diện Bộ Chính trị quản lý, vấn đề các đại biểu Quốc hội chất vấn chúng tôi đã báo cáo lên Ủy Ban kiểm tra trung ương và ủy ban này đang xem xét giải quyết sẽ có kết luận trong thời gian tới??

    Được lvha74 sửa chữa / chuyển vào 21:39 ngày 21/04/2006
  2. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Theo tôi thì cần quy định cụ thể nội dung và phương thức lãnh đạo của Đang ngay trong Hiến pháp. Cụ thể các cơ quan của Đảng có quyền lãnh đạo, chỉ đạo trong các vấn đề cụ thể nào. Cách thức lãnh đạo. Cần ấn định cụ thể quyền các cơ quan của Đảng như Ban Chấp hành TU, Bộ Chính trị , Ban Bí thư trong lĩnh vực lãnh đạo Nhà nước. Về cách thức lãnh dạo, cần thiết phải tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước phản biện các quyết định của Đảng và đảng cũng cần tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước chủ đọng giải quyết các công việc của mình trong các lĩnh vực không quá quan trọng, nhạy cảm. Vấn đề mấu chốt để thực hiện là nhân sự, vì chúng ta đều biết công tác nhân sự ( bổ nhiệm, cách chức) là công tác của đảng.
    Cho dù có quy định nhưng thực hiện không dễ.
    Tuy nhiên việc giới hạn quyền của Đảng trong khuôn khổ HP và PL cũng là cần thiết để tránh sự can thiệp tuỳ tiện và có vậy mới hướng đến xây đựng nhà nước pháp quyền.
    Hiện nay quyền của các cơ quan Đảng mới chỉ được quy định trong các văn bản của Đảng.
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Luật hóa sự lãnh đạo của Đảng
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134274&ChannelID=3
    TT - Ai cũng biết muốn cầm quyền thành công trong thời đại ngày nay không thể có con đường nào khác là phải phát huy dân chủ thật sự, toàn diện và triệt để. Dân chủ lúc này vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội.
    Thế nhưng muốn có dân chủ trong dân, trước tiên phải có dân chủ trong Đảng. Dân chủ trong Đảng được thấy rõ nhất trong việc giới thiệu nhân sự bầu Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư, lấy ý kiến đại hội về chức danh tổng bí thư... Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa dân chủ và tập trung - dân chủ là cái đích, tập trung là nguyên tắc giải quyết sự không thống nhất những ý kiến khác nhau trong nội bộ bất kỳ tổ chức nào, của cộng đồng để đảm bảo dân chủ cho đa số.
    Về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền. Chức năng hàng đầu của Đảng là xác định chiến lược và chính sách phát triển. Vai trò lãnh đạo của Đảng là chuẩn bị đội ngũ đảng viên đủ tầm, đủ tâm, có trí tuệ để dân chọn bầu vào các chức vụ chính quyền. Khi dân bầu người của Đảng vào chính quyền thì người đó phải chịu trách nhiệm trước dân.
    Chúng ta đang rơi vào tình trạng nhiều việc cấp ủy Đảng can thiệp quá sâu vào hoạt động của chính quyền và các tổ chức trong hệ thống. Điều đó làm mất vai trò chủ động sáng tạo, tinh thần tự chịu trách nhiệm của bản thân các tổ chức.
    Về nội dung lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, cần phải luật hóa những việc cụ thể Đảng lãnh đạo chính quyền thực hiện, tránh tình trạng lãnh đạo chung chung, thậm chí bao biện làm thay. Cụ thể là: khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản qui định cụ thể về nguyên tắc, nội dung và cơ chế Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước trong từng lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp và từng cấp, từng loại hình tổ chức nhà nước. Về tổ chức hiện nay thấy rõ sự chồng chéo khi tổ chức các cơ quan Đảng song trùng với các cơ quan chính quyền.
    Việc tổ chức cơ quan Đảng theo ngành dọc phù hợp với thời chiến, còn trong thời bình rất cần sự sâu sát, giám sát của cơ quan Đảng với nhau trên địa bàn cùng nhau phục vụ nhiệm vụ chính trị trên địa bàn dân cư...
    Đồng thời nếu tổ chức cùng cấp, bên chính quyền có gì thì bên Đảng cũng có cơ quan như vậy dễ dẫn đến trùng lắp, chồng chéo giẫm đạp, làm triệt tiêu nguồn lực, triệt tiêu sự sáng tạo. Nên chăng Đảng chỉ nên tổ chức các cơ quan tham mưu nghiên cứu hoạch định chiến lược, làm công tác kiểm tra giám sát, cơ quan làm công tác đảng vụ, cơ quan hậu cần...
    Đảng đã cử các đảng viên ưu tú có chuyên môn vào các cơ quan chính quyền, các cơ quan dân cử, cơ quan bảo vệ pháp luật, tư pháp, vì vậy nhiệm vụ của Đảng là giám sát các đảng viên, và tổ chức thực hiện đúng đường lối của Đảng là đủ.
    DIỆP VĂN SƠN
  4. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Tức là từ trưóc đến giờ đảng chỉ tuỳ tiện lãnh đạo hay lãnh đạo theo luật bất thành văn chứ không theo luật lệ quy tắc chính thức gì phải không chú? Thảo nào!!!
  5. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Điều 4 hiến pháp 1992 có quy định quyền lãnh đạo xã hội của ĐCSVN. Về vấn đề này tôi không bàn luận vì sẽ nhạy cảm. Còn trong các bộ luật khác của đất nước nói chung không nói đến quyền của các chi bộ, cấp uỷ đảng. Ví dụ muốn QH muốn cách chức một bộ trưởng nào đó, thường là phải bàn qua qua bộ chính trị hay ban bí thư , nếu BCT hay BBT đồng ý, coi như quốc hội được toàn quyền quyết định vì phần lớn đại biểu quốc hội là đảng viên, phải theo quyết định của BCT hay BBT sẽ bị kỷ luật. Đó là thực tế hiện nay chứ luật không quy định như vậy. Nói chung theo tôi bây giờ Đảng CS lên thực hiện lãnh đạo = đường lối, còn các chức vụ lãnh đạo nếu được đề bạt, nên theo luật định. Như vậy một người muốn được giữ vị trí lãnh đạo cần thể hiện năng lực của mình và thực chất chính nhân dân sẽ là người đánh giá tốt nhất. Tất nhiên cũng có luật để khống chế việc đề bạt, thăng cấp nhưng theo tôi yếu tố quan trọng nhất là năng lực lãnh đạo và uy tín chính trị của người đó.
  6. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Theo ý tôi vấn đề ở đây không phải là luật hóa việc lãnh đạo như thế nào mà là luật hóa cơ chế chịu trách nhiệm.
    Hiện nay trong luật của ta thì chỉ có ghi Đ lãnh đạo - theo tôi cũng ok. Nhưng lại không ghi là Đ chịu trách nhiệm. Chịu trách nhiệm lại là chính phủ, ủy ban, sở ban ngành.
    Việc một chủ tịch tỉnh có quyết định, được sự thông qua của thường vụ Tỉnh ủy thì ai sẽ chịu trách nhiệm ? ai sẽ phải bị phạt - bỏ tù - cách chức. Liệu thủ tướng, Quốc hội có làm gì được thường vụ Tỉnh ủy không ?. Mà chỉ phạt chủ tịch tỉnh có được không khi chính ông ta lại là phó bí thư tỉnh - với tư cách này thì ông ta không chịu sự lãnh đạo của thủ tướng, Quốc hội.
    Nếu có cơ chế luật pháp rõ ràng - ai muốn có quyền thì phải dám chịu trách nhiệm chứ không thể bắt người dân biết ơn chung chung được.
    Nếu sự việc do thường vụ Tỉnh ủy thông qua (cả về nhân sự) thì thường vụ Tỉnh ủy phải chịu trách nhiệm, bỏ tiền túi ra đền, phải mất chức thậm chí đi tù thì mới có thể đưa mọi việc vào khuôn khổ pháp luật được.
  7. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Nói chung cơ chế bầu cử quốc hội của VN vẫn thiếu dân chủ vì các ứng cử viên phải thông qua sự xét duyệt của mặt trận tổ quốc VN, một tổ chức do ĐCS lập ra và nói chung hoạt động theo đường lối của đảng CS. Như vậy những người có chính kiến khác với ĐCS sẽ bị gạt ra đầu tiên, còn lại phần lớn là đng Viên hoặc có cảm tình với ĐCS. Như vậy quốc hội chủ yếu là đảng viên CS hoặc theo đường lối của ĐCS. Hiến pháp và pháp luật do vậy cũng do đảng CS chi phối. Như vậy có thể nói đảng CS lãnh đạo xã hội là vấn đề do lịch sử để lại. Còn có xứng đáng tiếp tục lãnh đạo hay không còn là một câu hỏi lớn. Vấn đề là dưới sự lãnh đạo của đảng CS đất nước và nhân dân sẽ đi về đâu, vị trí của VN trên thế giới sẽ ra sao, có phải cứ ở vị trí trung bình thấp như bây giờ hay không.
    Được diendanrieng sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 26/04/2006
  8. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề nhạy cảm quá, bro như ở 7x sang vậy,
    Nhưng lạc đề mất rồi, chúng ta đang bàn về Luật cho hoạt động của Đảng trong guồng máy nhà nước cơ mà,
    Vào kỳ họp tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận và cho ý kiến về Luật về Hội thay thế cho Nghị định 88/CP trước kia, đúng ra về mặt nguyên tắc thì Đảng CS VN là một tổ chức chính trị, lãnh đạo hệ thống chính trị và là một thành phần của hệ thống chính trị, thì phải là đối tượng điều chính của Luật này, nhưng Đảng và một số tổ chức khác là cánh tay nối dài của Đảng vẫn nằm ngoài vòng pháp luật,
    Ngay trong K 2 Điều 3 Dự thảo 9 gần đây nhất của Luật này đã quy định rõ "Luật này không áp dụng cho Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức tôn giáo",
    Vậy thì cũng không áp dụng cho Đảng CSVN,
    Vậy thì Luật về Hội chủ yếu là điều chỉnh cho các Hội phi chính trị, như Hội câu cá, Hội chim cảnh,.. mà thôi,
    Còn Luật cho hoạt động của Đảng thì trong tương lai gần là chưa có, chúng ta phải học chữ "NHẪN",
  9. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Và sự phát triển của cả 1 dân tộc cũng phải NHẪN!
    Vậy thì định nghĩa thế nào là dân làm chủ và tự do ? Hiến pháp không phải cái bánh vẽ mà là văn bản tối thượng .

Chia sẻ trang này