1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Liệu vận tốc ánh sáng có là tuyệt đối ???

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi NamTuocJacob, 14/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NamTuocJacob

    NamTuocJacob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Liệu vận tốc ánh sáng có là tuyệt đối ???

    E hèm... Alô! alô! 1..2...3...b..
    Jacob : này HungIn, ông xem lại cho tôi cái mic với!
    HungIn: Ờ! ờ! chờ tý nhé để tui nhờ bác Crazy, tui đang bận. Bác Crazy ơi !!
    Crazy : Hả! cái gì đấy ?
    HungIn : Nhờ bác xem lại dây điện mic với !
    Crazy : gì cơ ? À! à! đợi chút nhé, để tui nhờ Yasunari. Này, Yasunari ơi! Nhờ tý.....
    Yasunari : Ờ! ờ! đợi tý........
    Jacob : Thôi tự mình làm vậy, alô!alô! ổn rồi, chờ các bác lâu quá !@#@$
    Thế này, tui có một vấn đề thế này : Tui chưa tin vào cái cách mà người ta chứng minh rằng vận tốc ánh sáng là duy nhất, là tuyệt đối, không còn loại vận tốc cao hơn.
    Nếu như cho rằng : anh ngồi trên 1 cái phi thuyền có vận tốc x bất kì, sau đó anh bật đèn pin thì lúc đó vận tốc ánh sáng vẫn không thay đổi để rồi sau đó kết luận là vận tốc ánh sáng là tuyệt đối thì...hic... Tôi thấy vận tốc âm thanh cũng vậy thôi, nếu bác ngồi trên một chiếc máy bay siêu thanh, sau đó phát ra tiếng nói thì vận tốc của âm thanh cũng sẽ vẫn vậy thôi , không khác được. Đơn giản là vì vận tốc ánh sáng và âm thanh không phụ thuộc vào lực cơ học tác dụng vào nó mà nó phụ thuộc vào môi trường truyền sóng. Như vậy thì sao có thể kết luận là "vận tốc ánh sáng là duy nhất, là tuyệt đối" được. Từ đó tôi đi đến kết luận ...xì...tít..tít....(hm..lại hỏng mic rồi!)
    Alô!àlố! khà!!! lại được rồi, tiếp tục nhé.
    Tôi đi đến kết luận : nếu có đủ năng lượng thì chúng ta, loài người có thể đạt đến vận tốc cao hơn ánh sáng. Đó sẽ là cơ sở để loài người du hành trong vũ trụ, cũng là trong thời gian, giữa quá khứ và tương lai..
    Thưa quý zị đại biểu, bài diễn văn của tôi đến đây là hết. Vâng xin cảm ơn !!
    Có tiếng vỗ tay rào rào, có tiếng xì xào ầm ĩ ( tán thành và không tán thành chăng ? )
    Alô! Thưa quý zị! Nếu không ai phản đối thì buổi sau chúng tôi sẽ tường thuật trực tiếp 1 sự kiện quan trọng của loài người để quý vị được thưởng thức. Đó là ......
    Jacob(nghĩ) : thôi đành nhường Mic cho các bác khác thôi, khổ quá có mỗi cái mic mà ai cũng giành giật. Thôi! thôi! tôi nhường đây các bác ơi, khiếp. Đây nói đi !!!


    Dù sao thì Trái Đất vẫn quay
  2. Acoustic

    Acoustic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0

    Các bạn tham khảo bài viết này nhé:
    http://www.cnn.com/2000/TECH/space/07/20/speed.of.light.ap/
    <img src='http://www.cnn.com/2000/TECH/space/07/20/speed.of.light.ap/faster.light.ap.jpg'>
    Light can break its own speed limit, researchers say

    July 20, 2000
    Web posted at: 2:16 p.m. EDT (1816 GMT)
    (AP) -- Scientists have apparently broken the universe's speed limit.
    For generations, physicists believed there is nothing faster than light moving through a vacuum -- a speed of 186,000 miles per second.
    But in an experiment in Princeton, New Jersey, physicists sent a pulse of laser light through cesium vapor so quickly that it left the chamber before it had even finished entering.
    The pulse traveled 310 times the distance it would have covered if the chamber had contained a vacuum.
    Researchers say it is the most convincing demonstration yet that the speed of light -- supposedly an ironclad rule of nature -- can be pushed beyond known boundaries, at least under certain laboratory circumstances.
    Not so impossible
    "This effect cannot be used to send information back in time," said Lijun Wang, a researcher with the private NEC Institute. "However, our experiment does show that the generally held misconception that `nothing can travel faster than the speed of light' is wrong."
    The results of the work by Wang, Alexander Kuzmich and Arthur Dogariu were published in Thursday's issue of the journal Nature.
    The achievement has no practical application right now, but experiments like this have generated considerable excitement in the small international community of theoretical and optical physicists.
    "This is a breakthrough in the sense that people have thought that was impossible," said Raymond Chiao, a physicist at the University of California at Berkeley who was not involved in the work. Chiao has performed similar experiments using electric fields.
    In the latest experiment, researchers at NEC developed a device that fired a laser pulse into a glass chamber filled with a vapor of cesium atoms. The researchers say the device is sort of a light amplifier that can push the pulse ahead.
    Previously, experiments have been done in which light also appeared to achieve such so-called superluminal speeds, but the light was distorted, raising doubts as to whether scientists had really accomplished such a feat.
    The laser pulse in the NEC experiment exits the chamber with almost exactly the same shape, but with less intensity, Wang said.
    The pulse may look like a straight beam but actually behaves like waves of light particles. The light can leave the chamber before it has finished entering because the cesium atoms change the properties of the light, allowing it to exit more quickly than in a vacuum.
    The leading edge of the light pulse has all the information needed to produce the pulse on the other end of the chamber, so the entire pulse does not need to reach the chamber for it to exit the other side.
    The experiment produces an almost identical light pulse that exits the chamber and travels about 60 feet before the main part of the laser pulse finishes entering the chamber, Wang said.
    Wang said the effect is possible only because light has no mass; the same thing cannot be done with physical objects.
    The Princeton experiment and others like it test the limits of the theory of relativity that Albert Einstein developed nearly a century ago.
    According to the special theory of relativity, the speed of particles of light in a vacuum, such as outer space, is the only absolute measurement in the universe. The speed of everything else -- rockets or inchworms -- is relative to the observer, Einstein and others explained.
    Application: faster computers?
    In everyday circumstances, an object cannot travel faster than light. The Princeton experiment and others change these circumstances by using devices such as the cesium chamber rather than a vacuum.
    Ultimately, the work may contribute to the development of faster computers that carry information in light particles.
    Not everyone agrees on the implications of the NEC experiment.
    Aephraim Steinberg, a physicist at the University of Toronto, said the light particles coming out of the cesium chamber may not have been the same ones that entered, so he questions whether the speed of light was broken.
    Still, the work is important, he said: "The interesting thing is how did they manage to produce light that looks exactly like something that didn't get there yet?"
    --------------------------------------------------------------------------------
    Các bạn có tin không nhỉ?
    Các bạn có thể tham khảo thêm:
    http://math.ucr.edu/home/baez/physics/Relativity/SpeedOfLight/FTL.html
    http://www.island.org/prescience/faster.html
    Theo ý kiến của riêng mình thì ... mình tin rằng có thể có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng. Chỉ là chưa tìm ra thôi. Nhưng nếu như vậy thì những khái niệm vật lý hiện giờ sẽ bị lung lay nhiều đấy nhỉ? Các bạn cho ý kiến nhé.
    Thân ái,
    Be my inspiration!!!
    Acoustic
    Được acoustic sửa chữa vào 14/06/2002 15:50
  3. NamTuocJacob

    NamTuocJacob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Bác Acoustic thân mến, có lẽ bác nói cũng mệt rồi nhỉ, nhưng mà nói như vậy thì tui phải bắt bác lên nói tiếp :
    Sau đây xin giới thiệu Acoustic sẽ lên dịch nghĩa cho chúng ta về đoạn văn bản vừa rồi, xin cho 1 tràng vỗ tay .....hoan hô!!!!
    (các bác khác thông cảm nhé, đợi Acoustic phát biểu xong đã)
    Nhanh lên nhé bác Acoustic !

    Dù sao thì Trái Đất vẫn quay
  4. Acoustic

    Acoustic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Hơ... thôi cố vặn vẹo cái khả năng dịch củ chuối của mình vây.
    http://ttvnonline.com/uploaded/acoustic/Faster%20Light.jpg
    Các nhà nghiên cứu cho rằng ánh sáng có thể vượt qua chính giới hạn tốc độ của nó.
    Trải qua nhiều thế hệ, các nhà vật lý công nhận rằng trong môi trường chân không, không có gì nhanh hơn vận tốc ánh sáng ở 180.000 dặm/giây.
    Trong một thí nghiệm trường DH Princeton, New Jersey, các nhà vật lý học đã phóng một tia laser xuyên qua 1 bình chứa lớp hơi xezi - ứng dụng trong công nghiệp quang học optical - nhanh đến nỗi nó thoát ra khỏi bình thí nghiệm trước khi nó kịp vào hết trong bình !!! - Dịch thế nào cho thuận nhỉ? chưa phóng xuyên qua hết thì đã thấy phát ra ở bên kia
    Tia laser đó đã đi được 1 quãng đường bằng 310 lần quãng đường nó đi nếu như trong bình là chân không - đại loại là nhanh gấp 310 lần vận tốc nhỉ?
    Các nhà nghiên cứu nói đây là thí nghiệm đáng tin cậy nhất chứng minh rằng Vận tốc ánh sáng tuyệt đối - 1 quy luật "thép" của tự nhiên - có thể được đẩy lên 1 giới hạn mới xác định, ít nhất là trong 1 số điều kiện thí nghiệm.
    Nhà khoa học Lijun Wang tại viện nghiên cứu tư nhân NEC nói: " Hiệu ứng này không thể gửi thông tin quay ngược trở lại thời gian nhưng đây là một minh chứng rằng khái niệm chung chung "không có gì vượt qua vận tốc ánh sáng" là sai!!! "
    Kết quả của thí nghiệm do 3 nhà nghiên cứu Wang, Alexander Kuzmich và Arthur Dogariu đã được công bố trên số ngày thứ năm tạp chí Tự nhiên - Nature.
    Thành tựu này tuy chưa có ứng dụng thực tiễn ngay nhưng những thí nghiệm tương tự đã tạo ra một bầu sự hứng khởi to lớn trong cộng đồng quốc tế các nhà khoa học nói chung và quang học vật lý.
    Raymond Chiao, một nhà vật lý học tại University of California ở Berkeley tuy không tham gia thí nghiệm này nhưng cũng có những thí nghiệm tương tự sử dụng điện trường nói " Đây là một phát kiến lớn vì mọi người vẫn thường cho điều đó là không thể"
    Trong thí nghiệm mới nhất, các nhà nghiên cứu ở NEC đã tạo được 1 thiết bị có chức năng bắn tia laser vào một bình thí nghiệm thuỷ tinh chứa phân tử chất hơi xezi. Họ nói đây là một thiết bị khuếch đại tia laser để có thể đẩy tia laser về phía trước.
    Trong những thí nghiệm trước đó, ánh sáng dường như đạt được vận tốc "siêu sáng" ??? superluminal speeds nhưng bị biến dạng gây nghi ngờ cho thành công của thí nghiệm.
    Bác Wang nói : "Tia laser thoát ra bình thí nghiệm của NEC có cùng hình dạng với tia phóng vào nhưng cường độ có giảm đi"
    Xung laser này nhìn giống như 1 tia sáng thẳng nhưng lại xử sự như một chùm sóng các phân tử sáng. Tia sáng này có thể thoát ra trước khi nó thậm chí vào hết trong bình vì chất xezi đã thay đổi tính chất của nó khiến nó thoát ra nhanh hơn so với môi trường chân không.
    Phần đầu của tia laser có đủ mọi thông tin cần thiết để tạo ra 1 tia ở đầu kia của bình thí nghiệm, nên cả tia laser không cần vào hết bình mà vẫn có tia sáng thoát ra ở đầu kia.
    Bác Wang nói: Thí nghiệm tạo ra tia sáng in hệt đi được 60 feet ~ 20 m trước khi phần chính của tia sáng ban đầu kết thúc quá trình xuyên vào bình thí nghiệm.
    Bác Wang nói thêm: Hiệu ứng này chỉ đạt được vì tính chất đặc biệt của ánh sáng không có "khối lượng" ??? mass là gì nhỉ? hay là khối lượng riêng ? , một tính chất mà các vật thể khác không có.
    Thí nghiệm của trường Princeton và các thí nghiệm tương tự kiểm nghiệm lại thuyết tương đối của Einstein. Thuyết tương đối đặc biệt cho rằng vận tốc ánh sáng trong môi truong chân không là thước đo tuyệt đối của vũ trụ. Mọi vận tốc khác chỉ là tương đối đối với người quan sát.
    Ứng dụng: Máy tính nhanh hơn?
    Trong các điều kiện thường ngày, vật thể không thể bay nhanh hơn ánh sáng. Thí nghiệm này của Princeton đã thay đổi những điều kiện này sử dụng các thiết bị như bình hơi xezi thay cho chân không.
    Hy vọng là cuối cùng thì thí nghiệm có thể giúp cho việc tạo ra các máy tính siêu nhanh chứa các thông tin dưới dạng hạt ánh sáng.
    Nhưng không phải ai cũng đồng ý với những hệ quả của thí nghiệm.
    Aephraim Steinberg, một nhà vật lý ở University of Toronto tranh luận rằng tia sáng phát ra ở đàu kia của bình có thể không phải là tia ban đầu phóng vào, do đó chưa chắc kết luận đã chính xác.
    Tuy nhiên, ông cũng nói tiếp, Điều thú vị là Sao có thể tạo ra được 1 tia sáng hệt như tia sáng còn chưa kịp vào bình?
    -----------------------------------------------------------------------
    Rùi đấy
    Mình đã dịch xong, trả Micro cho các bác nhé. ! Mà không biết trong VNExpress đã dich chưa nhỉ? Tin này năm 2000 cơ mà, lâu lắm rồi.
    Thân ái,
    Be my inspiration!!!
    Acoustic
    Được acoustic sửa chữa vào 14/06/2002 17:51
  5. tieunguyen

    tieunguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/06/2002
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy đấy, người ta đã xác nhận được trong một số trường hợp dường như tồn tại vận tôc lớn hơn tốc độ ánh sáng. Nhưng hiểu biết của khoa học về hiện tượng này mới chỉ dừng lại trong phòng thí nghiệm, chứ chưa được chứng minh bằng lý thuyết.
    CHính vì thế các nhà khoa học hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu về tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng, và muốn xác đinh xem lý thuyết của Einstein có đúng hay không.
    Xin trích một bản tin từ vnexpress:
    Kiểm tra thuyết tương đối trên Trạm Quốc tế

    Liệu người ta có thể chế tạo ra chiếc đồng hồ chạy chính xác ở vũ trụ chân không?
    Những đồng hồ siêu chính xác đặt trên trạm Alpha có thể kiểm tra thời gian ở đây để so sánh với thời gian dưới trái đất. Nếu chúng giống nhau thì thuyết tương đối hẹp của Einstein vẫn còn "đứng" được. Các nhà khoa học Mỹ đã dành nhiều năm để chuẩn bị cho thí nghiệm này.
    Thuyết tương đối hẹp của Einstein cho rằng, vận tốc ánh sáng luôn không đổi với một người quan sát đứng im hoặc chuyển động đều. Có nghĩa là, thời gian ở trái đất và trên Trạm Quốc tế phải như nhau, vì cả hai đều chuyển động đều quanh quỹ đạo.
    Tuy nhiên, để xác nhận điều này, người ta cần những đồng hồ điện tử siêu chính xác. Phép đo thời gian này có thể so sánh với việc đo khoảng cách từ trái đất đến ngôi sao gần nhất với sai số vài centimét.
    "Nếu tạo ra những đồng hồ chính xác cao, hoạt động được ở điều kiện không trọng lượng, chúng tôi có thể biết được có sự chênh lệch về thời gian khi Trạm Quốc tế quay quanh quỹ đạo của trái đất hay không ", ông Alan Kostelecky, Đại học Indiana (Mỹ), nói. Trong vài năm tới, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ lắp đặt những đồng hồ loại này trên Trạm Alpha.
    Minh Hy (theo dpa)
    Muốn tìm hiểu thêm về công trình nghiên cứu của Kostelecky và các học trò của ông, các bạn tham khảo ở đây:
    http://media4.physics.indiana.edu/~kostelec/
    http://www.jpl.nasa.gov/releases/2002/release_2002_123.html
    http://www.geocities.com/choi9998/stories/UPI/upi-2002march02.html
    tieunguyen
  6. NamTuocJacob

    NamTuocJacob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Khà!!! Cảm ơn bác Acoustic nhiều nhé. Nhờ bác mà tui biết rằng không chỉ có tui có ý kiến này. Tốt quá rồi, vậy là đang có nhiều người muốn kiểm chứng lại vấn đề này, những thông tin thật là hữu ích. Tôi thì chỉ có lí luận suông thôi, còn người ta có đkiện để cm, nếu tôi mà có thì tôi đã cm lâu rồi .
    Về chuyện ánh sáng chưa đi vào bình đã ra khỏi bình rồi thì không biết người ta tính toán thế nào nhỉ, nhìn không thôi à ? Thế thì khoảng thời gian ánh sáng đi từ cái bình đến chỗ quan sát vượt quá thời gian mà ánh sáng đi qua hai cái bình mất thôi !!. Cũng có thể là người ta xác định theo kiểu khác đảm bảo chính xác. Nhưng theo tôi thì tin vừa vừa vào những thông tin của họ thôi ( bác CrazyBoy đã có lần nói là người ta nghi ngờ những bức ảnh chụp phía sau Mặt Trăng của các "nhà khoa học Mĩ" đấy thôi). Vì thực ra thì họ làm gì ta đâu có biết, ta chỉ may mắn (nếu) được thấy kết quả thôi !! Còn chuyện ánh sáng đi ra liệu có phải là ánh sáng đi vào không, theo tôi không cần phải xét đến điều này, vì giả sử không phải thì vận tốc lan truyền cũng đã nhanh hơn rồi( nhanh hơn á/s). Thế nên nếu mà đây là sự thật thì có cho rằng đã có 1 dạng lan truyền nhanh hơn ánh sáng.
    *** : Ánh sáng không phải là không có mass ( khối lượng gì đó ) nếu không thì sao lại có áp lực của ánh sáng ( tham khảo thông tấn xã Yasunari).

    Dù sao thì Trái Đất vẫn quay
  7. VN_Motherland

    VN_Motherland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2002
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Du` moi chuye^n co' xay? ra nhu thia' na`o thi` tra'i da^'t va^~n quay
    kakakakakakkâkakakka

  8. hippo11

    hippo11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2001
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    0
    Không tuyệt đối thì sao nhỉ??
    Nếu mà mình di chuyển với vận tốc lớn hơn V a/s thì đến sao Kim rồi mà vẫn nhìn thấy chính mình ở trái đất a`??

    par
  9. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Không phải thế mà chỉ thấy mình đang trên đường đến sao kim thôi !
    ************
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  10. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Về cái chuyện nhanh hơn vận tốc ánh sáng này ,tớ tưởng trên một topic nào đấy của chúng ta đã có một bài nói về chuyện nhân vận tốc ánh sáng lên gấp 3 - 4 lần bằng một cách gì đấy tương tự như cộng hưởng !
    VNExpress đã từng có bài . Nhưng nó chìm sâu quá , tớ không lặn xuống mà mò được .
    Thực ra cũng có thể hình dung được đấy . Nhưng hẳn việc tận dụng tốc độ siêu ánh sáng phải có một điều kiện ghê gớm nào đấy làm ngưỡng ngăn . Nếu không thì bon con cháu chúng ta nó đã ào đầy về đây để nghiên cứu ông cha rồi .
    Đôi lúc cảm thấy là giới hạn nhận thức ( Antinomi ) là có thật . Có những điều chúng ta không thể nhận thức được .
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .

Chia sẻ trang này