1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Linh ảnh, ảo ảnh và vọng tưởng ?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 28/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Linh ảnh, ảo ảnh và vọng tưởng ?

    Số là Nh tập Thiền cũng ko lâu, chướng ngại cũng nhiều, vậy ai biết về ảo cảnh, linh ảnh hay vọng tưởng vào cho ý kiến đê ??
    Nh có vài thắc mắc:
    1. Thế nào là linh ảnh, cái mà ta vẫn tỉnh táo, ban ngày làm việc, chợt tất cả cảm giác chìm vào một không gian khác trong chớp mắt rồi thoát ra, là cái gì ? Kg đó cũng rất đẹp và rõ ràng chứ không mờ mịt.
    2. Linh ảnh và ảo ảnh và vọng tưởng là 1 ?
    3. Về bản chất, thì vọng tưởng tự phát, nhưng ta theo nó thì dẫn đến ảo cảnh. Còn linh ảnh tự phát và tự mất ?
  2. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Nhất thiết hữu vi pháp,
    Như mộng huyễn bào ảnh
    Như lộ diệc, như điện
    Ưng tác như thị quán!
    Được BatKhaTuNghi sửa chữa / chuyển vào 21:45 ngày 28/03/2008
  3. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Trước hết cũng phải thành thực mà nói rằng chướng ngại cũng nhiều. Nhận ra được điều này thì sao chứ ?
    Sau nữa, ảo cảnh là gì ? Biết đâu cuộc sống hàng ngày bon chen tranh giành này cũng chỉ là một ảo cảnh không hơn ?
    Tiếp nữa, cái gì là linh ảnh ? Không phải đây cũng chính là một vọng tưởng sao ?
    Tóm lại, người ta tưởng người ta nhìn bằng mắt nhưng thực ra chẳng phải ! Có khối thứ vẫn mở mắt nhìn hàng ngày mà có thật thấy đâu ? Có câu :" Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe, ngu hơn người ngu là người không muốn hiểu " Thật sự, nếu tự giới hạn mình trong những giác quan của con người thì cũng chẳng hơn ngồi tù nhìn thế giới qua mấy ô cửa sổ.
    Cuối cùng điều tôi muốn nói là chẳng nên để ý mấy cái đó làm gì, khi mục đích đặt ở vô cùng và mở tâm tới vô hạn thì chướng ngại chẳng khác gì dải ngân hà bao la mà vầng sáng mặt trời vẫn rực rỡ trước mắt.
    Thường tâm của con người bị mắc vào hoạt động các giác quan, nếu không trụ nơi giác quan ấy và hiểu sự giới hạn của nó thì sẽ mở trí tiến xa. Ví dụ tai người không nghe được những âm thanh mà dơi có thể nghe, không nhìn thấy những gì mà mèo có thể nhìn...Nhìn mà như không nhìn, nghe mà như không nghe, tức nhận biết mà tâm chẳng động, chẳng trụ nơi cái thấy cái nghe , thì tâm ấy giống như mặt nước trong lặng phản chiếu mọi cảnh tượng, hoà nhập hư không .. hahha.. ngoài ngôn ngữ rồi, xin lỗi, xin lỗi
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Số là Nh tập Thiền cũng ko lâu, chướng ngại cũng nhiều, vậy ai biết về ảo cảnh, linh ảnh hay vọng tưởng vào cho ý kiến đê ??
    đó là cái gì????
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Rất cám ơn bài của Kalachakra, cái mà mình gặp thì mình ko có vui mà lo nữa là khác. Biết là chướng ngại thì post lên đây xem có ai cũng bị thì cùng bàn.
    Có an lạc thì biết mình đang hưởng phước, cũng là một chướng ngại. Còn có chướng ngại khác thì biết là mình đang trên con đường chiến đấu với mình, ko gì khó bằng tự chiến đấu với mình.
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Trước hết là chúc mừng nhà chú đã đạt được đến cảnh giới nhất định !
    Kể cả cái nhà chú gọi là "linh ảnh" hay "ảo ảnh, vọng tưởng" gì đó, nếu gặp được khi và chỉ khi hành giả đã đạt đến tầm mức thăng hoa trong lúc tu tập !
    Khi trong trạng thái thăng hoa, cái gọi là vzọng tưởng ấy nó dẫn con người ta đến "thái hư ảo cảnh" (cũng có thể gọi là ảo ảnh), là sự ảo giác mờ không phải là chân giác. Nếu như hành giả định tâm tốt thì cứ coi dư "hát bóng", dần dần "thái hư ảo cảnh" sẽ mất đi. Hành giả nếu khong định tâm được thì nó sẽ cuốn người ta theo vzọng tưởng của mình, và tệ hơn là bị cuốn theo vzọng tưởng của kẻ khác ("Hồn Trương Ba da hàng thịt" chính là trường hợp nì); nghĩa là có nhều khả năng sẽ bị người sử dụng mình.
    Để đạt được chân giác (hay linh ảnh dư nhà chú định nghiã) thì hành giả phải tiếp tục định tâm và tinh tấn hơn nhều nữa trong công phu tu tập. Khi mà chỉ khi đạt công năng ở tầm mức nhất định thì mới có khả năng loại bỏ được "thái hư ảo cảnh" để xác định được chân giác.
    Cũng chính vzì vzậy khi hành giả đã đạt được trạng thái thăng hoa trong tu tập, thì đi kèm với nó phải có các phương cách tự bảo kê !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 02:57 ngày 30/03/2008
  7. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, lo cũng là một trạng thái của vui, mặt phải hay mặt trái, tích cực hay tiêu cực thì cũng vẫn là trụ ở một bàn tay. Lo thì sao mà vui thì sao ? Cũng vẫn chỉ là Nhân vậy thôi. Nếu Nhân thường tự quán xét mình thì mọi trạng thái của cảm xúc đến rồi đi, cái Biết nơi Nhân có vì thế mà thay đổi ?
    Có biết mình đang hưởng phước sao không biết sự tri ân, sao không biết sự hồi hướng tới tất cả ?
    Nước lên thì thuyền cũng lên , chẳng gì mà không là chướng ngại ? chẳng gì mà không phải là cơ hội ?
    Mình tự chiến đấu với mình khi mình còn đang trong ảo tưởng, như Đông Ki Sốt đánh cối xay gió cũng như vậy thôi.
    Tóm lại thường mắc trong hai chữ gọi là Vô Minh, con mắt còn nhắm lại đi đâu mà chẳng đụng. Cá sống trong nước chẳng thể tự biết về nước, thật khó để tự biết mình mắc nơi vô minh, cho nên chẳng gì hơn phát khởi từ nơi tâm nguyện
    Có trèo cao mới biết thế nào là ngã đau khi không đủ sức. Cây muốn vươn cao trước nhất rễ phải cắm sâu vào lòng đất. ...nói nhăng nhít vậy cuối cùng cũng quay trở về cái ý: Nơi con mắt mở còn chẳng nhìn ra, huống hồ mắt nhắm bước vào nơi mù mịt.
    Nhân nên dừng lại, tìm thầy tham vấn tiếp. Lưỡi dao sắc mà thiếu cán chắc thì phạm vào tay gây hại là điều không tránh khỏi.
    Ở SG, quận 9 Nhân tìm đến chùa Bửu Long, hỏi hoà thượng Viên Minh về Tâm Từ và Minh Sát Tuệ. Chúc Nhân nhiều may mắn !
    Được kalachakra sửa chữa / chuyển vào 07:14 ngày 30/03/2008
  8. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    xưa có câu không thầy đó mày làm nên , các bạn tập một mình không ai hướng dẫn coi chừng thành ....Phật hết lấy ai tư vấn cho box này chứ hihihi một lệnh Hồ Công Tử chưa đủ lắm sao ????????
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Hi hi, cám ơn bác KĐHXD và chị MM-ngoc đã cảnh báo !
    Thật ra là lỗi tại Nh, những ngày đầu chưa biết cách bảo vệ đã tập Thiền và khi thấy ảo cảnh quá đẹp vội đi theo tìm hiểu. Thực ra Nh quá nhạy cảm với mấy cái này, từ nhỏ đã có những biểu hiện thất thường mà nói ra cho ng lớn nghe là bị quở te tua ! Khi vừa bắt đầu tập SY, đã sớm vào me***ation và dễ dàng bước vào trạng thái quên thân và ảo cảnh nổi lên thật đẹp. Nó đánh đúng vào tâm trạng mình, nó hiện ra những cảnh hoa lá nơi mình còn là một đứa bé, rõ ràng tới từng giọt nắng cái lá rơi,...Mình lại say sưa đắm vào đó, xem đó là thành công tập luyện. Tập SY thì mình may mắn (tuy ko biết) là có đạo sư bảo kê, vì mình tuân thủ đúng phương pháp tập chứ ko dám mạo hiểm.
    Ai cũng biết ngồi thiền là ngồi chiến đấu với vọng tưởng, chiến đấu cái rối tung mờ mịt đó thì tuy khó mà dễ, còn chiến đấu với cái sáng đẹp của ảo cảnh thì khó lắm. Tuy nhiên, khi mình đã biết nó ko thực thì giữ làm gì nữa.
    Cái khó hơn bội lần là khi mình ko ở trong tư thế chiến đấu, đang bận tâm vào công việc hàng ngày, đang lái xe,... thì cái ảo cảnh nó xâm chiếm mình. Mà gần đây mình càng hay gặp phải, cái may là khi mọi thứ đảo lộn mê mờ, các giác quan lệch lạc thì tâm mình lại vẫn đc giữ cho sáng, đầu tỉnh táo chứ ko có bị cuốn theo, mình biết và mong thoát ra liền. Có cái gì đó sai ở đây. Liệu một ngày nào đó, mình đang lái xe 80km/h trên xa lộ mà mình lại bị ảo cảnh, mà tâm mình ko ai giữ dùm lại bị cuốn theo, thì chắc mình theo...Phật quá ! (hì, ko Phật nào chứa đâu, lúc đó mình về phá ae chơi hihi)
    Vấn đề bị rơi vào suy nghĩ của ng khác thì Nh cũng có kinh nghiệm rồi, là một dạng bị động. HÌnh như là có thể chia ra 3 loại, loại vọng tưởng phát sinh từ minh tự nhiên có mà mình ko hiểu từ đâu, loại do suy nghĩ vẫn vơ của ai đó vô tình lọt vào đầu mình, cái này bên NLSH gọi là sóng thông tin còn lưu lại. Còn cái thứ 3 là những ng xung quanh đang suy nghĩ, đột nhiên mình cứ ngỡ là mình suy nghĩ. Còn loại mà bị bắt , bị nhồi nhét suy nghĩ bởi một kẻ xấu có tinh thần mạnh thì mình chưa bị, hoặc có nhưng may mắn nên ko sao.
    Trong thực tế, rất nhiều ng muốn ta có suy nghĩ xấu ác để trục lợi. Dâm dục, ma tuý, thuốc lá, rựu,...nếu ko bị tuyên truyền xấu thì có ai lại rơi vào ? Quan trọng là tự bảo vệ mìhn và bảo vệ người xung quanh mình. Mình phải làm Phước, hướng dẫn người xung quanh tích tụ công đức, học hành đạo đức,...lễ kính Chân Sư,.. thì mới mong tất cả cùng an toàn.
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Bàn về cách tự bảo vệ mình cũng là cái rất hay cần phải đào sâu:
    Bảo vệ mình có 3 cách: Bảo vệ nơi bản thân mình, Bảo vệ những người xung quanh mình và không để điều hại phát khởi ngay từ trong trứng nước.
    Bản thân mình đương nhiên cần bảo vệ. Mỗi môn phái có những cách tự bảo vệ, an toàn tập luyện khác nhau, càng lên cao càng phải tuân thủ nghiêm mật. Vì khi ta ở cái trạng thái bơ vơ đó, muỗi hay kiến cắn ta cũng ko hay biết,.. thì cái thân vật lý cần bảo vệ là đương nhiên rồi. Còn cái thân linh kia thì rơi vào mớ hỗn độn mà ko có gì tự vệ.
    Thật may mắn là bản thân ta tự nó đã có cơ chế bảo vệ rất tốt, bình thường khó mà bị phá vỡ. Nhưng nó cũng lại là nơi giam cầm ta. Cái an toàn bao giờ cũng bất tiện.
    Nh cứ tự nghĩ, mình theo Phật thì thân tâm đã gởi hết cho Phật rồi. Tu tập thì ko mong cầu công năng gì, chỉ là bắt chước cổ nhân thôi. Trước khi ngồi Thiền thì mình đã lễ Phật đã quán từ bi và hồi hướng, xả Thiền cũng vậy. Mình tuân thủ công pháp nghiêm mật, giới luật ko phạm (cư sĩ),...thôi thì có gì thì gởi thân cho đất, tâm cho...ma vậy !
    Còn mình ko có duyên với vị Tôn Sư, Huynh Trưởng nào. Cứ nói mình có vấn đề cần giúp đỡ là y như vị nào cũng bảo thế này "tập thế thì sai rồi, theo thầy mới đúng" vị nào cũng bài xích nhau, biết tin ai đây ?
    Thôi thì biết là đang nhắm mắt, mà vẫn phải đi.

Chia sẻ trang này