1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Linh ảnh, ảo ảnh và vọng tưởng ?

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 28/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Phật bảo:
    ?oĐúng vậy, A-nan, đúng như vậy. Có cõi Phật lấy ánh quang minh của Phật làm Phật sự. Có cõi lấy chư Bồ-tát làm Phật sự. Có cõi lấy hóa nhân làm Phật sự. Có cõi lấy cây bồ-đề làm Phật sự. Có cõi lấy y phục, ngọa cụ của Phật làm Phật sự. Có cõi lấy cơm làm Phật sự. Có cõi lấy hoa viên, đền đài các làm Phật sự. Có cõi lấy ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Phật làm Phật sự. Có cõi lấy thân Phật làm Phật sự. Có cõi lấy hư không làm Phật sự. Chúng sinh nhờ các duyên này mà có thể nhập luật hành. Hoặc bằng mộng, huyễn, ảnh, tiếng vang, bóng trong gương, trăng dưới nước, quáng nắng khi trời nhiệt; bằng các thí dụ như vậy mà làm Phật sự. Hoặc bằng âm thanh, ngôn ngữ, văn tự mà làm Phật sự. Hoặc bằng cõi Phật thanh tịnh, tịch mịch vô ngôn, vô thuyết, không hiển thị, vô thức, vô tác, vô vi mà làm Phật sự. Như vậy, A-nan, mọi hành vi thi thiết của chư Phật, mọi oai nghi cử chỉ, không có gì không phải là Phật sự.
    ?oNày A-nan, có bốn loại ma này, tám vạn bốn nghìn cánh cửa phiền não này; chúng sinh vì thế mà khổ nhọc. Chư Phật bèn lấy ngay các pháp này mà làm Phật sự. Đó là cửa pháp được gọi là Ngộ nhập hết thảy chư Phật.[8]
    ?oBồ-tát khi vào cửa pháp này, nếu thấy hết thảy cõi Phật thuần tịnh mà không vui mừng, không tham luyến, không đề cao. Nếu thấy hết thảy cõi Phật bất tịnh, nhưng không buồn khổ, không bất mãn,[9] hay thất vọng. Nhưng ở nơi chư Phật sinh tâm thanh tịnh, hoan hỷ cúng kính, cho là chưa từng có. Công đức của chư Phật Như Lai vốn bình đẳng,[10] vì muốn giáo hóa chúng sinh mà hiện các cõi Phật không giống nhau.
    ?oNày A-nan, ngươi thấy đất của các cõi Phật có nhiều chỗ khác nhau[11] nhưng hư không chẳng có nhiều chỗ khác nhau. Cũng vậy, ngươi thấy sắc thân Phật tuy nhiều vẻ khác nhau, nhưng trí huệ vô ngại[12] không có nhiều dạng khác nhau.
    ?oA-nan, sắc thân của chư Phật, uy tướng, chủng tính, giới, định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, lực, vô úy, các pháp bất cộng, đại từ, đại bi, oai nghi sở hành, cho đến thọ mạng, thuyết pháp giáo hóa, chúng sinh được thành tựu, cõi Phật thanh tịnh, đầy đủ các Phật pháp, thảy đều đồng đẳng. Do đó gọi là Tam-miệu-tam-Phật-đà, gọi là Đa-đà-a-già-độ, gọi là Phật-đà.[13] Này A-nan, nếu Ta giảng đầy đủ ý nghĩa của cú nghĩa này thì trải qua tuổi thọ của ngươi một kiếp cũng chưa nghe hết. Giả sử chúng sinh đầy cả thế giới ba nghìn đại thiên đều như A-nan, đa văn đệ nhất, được tổng trì ghi nhớ;[14] tất cả những người này trải qua tuổi thọ một kiếp cũng không thể lãnh hội hết. Vì vậy, A-nan, A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề của chư Phật là vô hạn, vô lượng; trí huệ và biện tài của các Ngài là bất khả tư nghị.?
    A-nan bạch Phật:
    ?oTừ nay trở đi con không dám tự cho mình là người đa văn bậc nhất.?
    Phật nói:
    ?oA-nan, chớ thối chí. Vì sao? Vì ta nói ngươi là người đa văn bậc nhất trong hàng Thanh-văn chứ không phải Bồ-tát. Nhưng hãy thôi, A-nan, bậc trí giả chẳng ai đo lường chư Bồ-tát. Tất cả biển sâu còn có thể đo lường, nhưng thiền định, trí huệ, tổng trì, biện tài và công đức của Bồ-tát thì bất khả lượng. Này A-nan, hãy gác lại các sở hành của Bồ-tát. Với các thần thông lực mà Duy-ma-cật đã thể hiện hôm nay, hết thảy Thanh văn và Bích-chi-Phật dù có tận lực biến hóa trong trăm ngàn kiếp cũng chưa thể thực hiện được.?
    Bấy giờ, chư Bồ-tát cõi Chúng hương đồng cung kính chắp tay bạch Phật:
    ?oBạch Thế tôn, lúc mới nhìn thấy thế giới này chúng con có ý tưởng nó thấp kém, bây giờ hối hận, chẳng còn ý đó nữa. Vì sao? Vì các phương tiện diệu dụng của chư Phật thật là bất khả tư nghị. Vì để cứu độ chúng sinh mà các Ngài tùy chỗ thích hợp thị hiện các cõi Phật khác nhau. Bạch Thế tôn, nguyện ban cho chúng con chút pháp để khi trở về chúng con có thể luôn tưởng nhớ Như Lai.?
    Phật bảo các Bồ-tát:
    ?oCó pháp môn giải thoát gọi là Tận Vô tận vô ngại,[15] mà chư vị nên học. Cái gì tận? Đó là pháp hữu vi. Cái gì vô tận? Đó là pháp vô vi. Như Bồ-tát, không đoạn tận hữu vi,[16] không an trụ vô vi.
    ?oKhông đoạn tận hữu vi là thế nào? Là không rời đại từ; không xả đại bi; sâu sắc phát tâm cầu Nhất thiết trí không quên lãng; giáo hóa chúng sinh không hề biết mệt mỏi; thường niệm thuận hành bốn nhiếp pháp; hộ trì chính pháp không tiếc thân mạng; vun trồng thiện căn không hề chán nãn; chí thường an trụ phương tiện hồi hướng; cầu pháp không lười; thuyết giáo không tiếc lẫn; vì cần mẫn cúng dường chư Phật nên vào chỗ sinh tử mà không sợ; đối với các sự vinh nhục tâm không lo, không mừng; không khinh người chưa tu học; kính trọng người học như kính Phật; giúp người đọa lạc trong phiền não phát sinh chính niệm; đối với lạc thú viễn ly mà không cho là quý;[17] không mê đắm an lạc của riêng mình mà chúc mừng cho an lạc của người; trong các thiền định mà có ý tưởng như trong địa ngục; ở trong sinh tử mà có ý tưởng như trong hoa viên; thấy người đến cầu xin mình mà có ý tưởng như gặp bậc thiện sư;[18] xả bỏ tất cả sở hữu mà có ý tưởng là đầy đủ Nhất thiết trí; thấy người phạm giới liền khởi ý cứu hộ; tưởng sáu Ba-la-mật là cha mẹ; tưởng các đạo phẩm là quyến thuộc; phát hành thiện căn không giới hạn; lấy sự trang nghiêm các quốc độ mà thành tựu cõi Phật của mình; hành bố thí vô hạn để cho đầy đủ ba mươi hai tướng tốt; trừ tất cả mọi điều ác để thanh tịnh thân, khẩu, ý; trôi lăn trong sinh tử vô số kiếp cũng không nhụt chí dũng mãnh; quyết tâm không mệt mỏi lắng nghe vô lượng công đức Phật; dùng kiếm trí tuệ phá giặc phiền não; siêu xuất uẩn, xứ, giới, để gánh vác chúng sinh khiến cho vĩnh viễn giải thoát;[19] lấy đại tinh tấn hàng phục ma quân; thường cầu thật tướng vô niệm, cầu trí tuệ;[20] đối với pháp thế gian mà hành thiểu dục tri túc, đối với pháp xuất thế gian mà mong cầu không chán nhưng vẫn không bỏ pháp thế gian;[21] không hủy hoại oai nghi mà vẫn tùy thế tục;[22] khởi trí huệ thần thông dìu dắt chúng sinh; được niệm tổng trì, không quên những điều đã nghe; biết rõ căn tính của chúng sinh khiến đoạn lìa nghi hoặc; bằng biện tài lưu loát mà diễn thuyết không trở ngại; thanh tịnh mười nghiệp đạo thiện, lãnh thọ phước báo của trời và người; tu bốn vô lượng để mở đường Phạm thiên;[23] khuyến thỉnh thuyết pháp, tùy hỷ tán dương việc thiện, để được âm thanh của Phật; khéo giữ thân, khẩu, ý để được oai nghi Phật; thâm tu thiện pháp cho sở hành càng siêu việt; bằng Đại thừa giáo mà thành Bồ-tát tăng;[24] tâm không phóng dật để chẳng mất các thiện đức.
    ?oHành trì Pháp như vậy là Bồ-tát không tận hữu vi.
    ?oThế nào là Bồ-tát không trụ vô vi? Tu học lẽ Không mà chẳng lấy Không làm chỗ chứng đắc; tu học Vô tướng, Vô tác mà không lấy Vô tướng, Vô tác làm sở chứng; tu học vô khởi[25] mà không lấy vô khởi làm sở chứng; quán vô thường mà không nhàm chán gốc thiện; quán thế gian là khổ mà không chán ghét tử sinh; quán vô ngã mà dạy người không mệt; quán Niết-bàn mà không vĩnh viễn tịch diệt; quán viễn ly mà thân tâm vẫn thường hành việc thiện; quán không có chỗ quy về[26] mà tâm vẫn quy về thiện pháp; quán vô sinh nhưng vẫn bằng sinh pháp mà gánh vác tất cả; quán vô lậu mà không đoạn trừ các lậu;[27] quán không có chỗ sở hành[28] mà vẫn hành pháp giáo hóa chúng sinh; quán Không mà không xả đại bi; quán chính pháp vị mà không theo lối Tiểu thừa;[29] quán các pháp hư vọng, không bền chắc, không người, không chủ, không hình tướng, nhưng vì bản nguyện chưa đầy nên không xem là hư dối các công đức, thiền định, trí huệ.
    ?oTu tập những pháp như vậy, gọi là Bồ-tát chẳng trụ vô vi.
    ?oLại nữa, vì để đầy đủ phước đức nên không trụ vô vi; vì để đầy đủ trí huệ nên không tận hữu vi. Vì đại bi, không trụ vô vi. Vì để viên thành bản nguyện, không tận hữu vi. Để gom tập pháp dược, không trụ vô vi; để tùy bệnh cho thuốc, không tận hữu vi. Vì biết bệnh của chúng sinh, không trụ vô vi; vì để diệt bệnh của chúng sinh nên chẳng tận hữu vi.
    ?oNày các Chính sỹ, Bồ-tát sau khi đã tu pháp này, không tận hữu vi, không trụ vô vi; đó gọi là pháp môn giải thoát Tận Vô tận, các ngươi nên học.?
    http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/duyma_s/dmac14.htm
  2. nhiendoan

    nhiendoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    bạn có thể tìm hiểu thêm ở các phương pháp luyện thần. thần thức của bạn đã đủ lực để tách rời đi lang thang , trong khi ý thức vẫn chủ động .
    cái tốt của vấn đề bạn gặp phải là thần thức đã tách rời khỏi ý thức , nó có thể làm người tập đạt đến 1 sự chuyển tiếp mới ...
    cái xấu là định lực hiện nay chưa đủ để dẫn đường cho chuyển tiếp đó , lang thang mãi có ngày ....
    chỉ là góp ý , chúc bạn may mắn
  3. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    để khỏi vọng tưởng thì phải học thuộc 10 thiện nghiệp
    Thân có 3 điều:
    + không sát sanh
    + không trộm cắp
    + không tà dâm
    Khẩu có 4 điều:
    + không vọng ngữ
    + không 2 lưỡi
    + không ác khẩu
    + không thiêu dệt, sáo rổng
    Ý có 3 điều:
    + không tham lam
    + không sân hận
    + không tà kiến
  4. nguyenductoan318

    nguyenductoan318 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    bạn có thể gửi mail đến
    banbientap@langmai.org
    ở đó số lưọng người tu tập thiền đông nên có thể có người giải đáp hộ bạn .
    ban viết mail kể càng chi tiết càng tốt (quá trình tu tập ,phưong pháp thiền nào ?....)
    theo ngu ý của mình thì bạn nên tìm được 1 kênh liên lạc với 1 vị thầy (ví dụ HT Thích Thanh Từ .........)
    ko biết bạn có gần thiền viện Thừong Chiếu không ?
    tham khảo
    http://tanhkhong.net/
    nếu có thể dc thì bạn nên có 1 ngày trong 1 tháng hoàn toàn 1 mình ,tĩnh lặng ,để lắng nghe vị thầy bên trong bạn .
    vài ý kiến nho nhỏ ,nếu bạn thấy có ích thì áp dụng nhé .
  5. nguyenductoan318

    nguyenductoan318 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    tại sao ấn vào nút '' xem trúoc'' lại có lỗi về font ?
  6. henaREBEL

    henaREBEL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2007
    Bài viết:
    1.398
    Đã được thích:
    0
    chài ơi ....vậy mà em tưởng pác nhân ngủ gật ....mấy lần nhìn qua thấy pác gật gà gật gù tính méc sếp pác ấy ngủ trong giờ làm việc....hóa ra pác ấy Thiền.....
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Pótay ku này ! Anh đâu có ngủ gật, anh tiên du tứ hải đấy chứ !!!
    ngồi làm việc như cái máy, chả phải mất 1 calori nào cho bộ não, ko dụng công thì làm gì chứ ????
  8. HASHALYS

    HASHALYS Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    2.964
    Đã được thích:
    0
    Dụng công cách nào chỉ cho mình với.

Chia sẻ trang này