1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lính nhảy dù của Việt Nam ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bmt1984, 28/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác Sẹo, bác quên lão ấy là lính cối
  2. Democrit

    Democrit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2008
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Cá nhân dùng M16a4 or M4a1,dao găm,súng lục,kính đêm,áo giáp......Nhất là loại M4a1 nhỏ gọn và thích hợp với lính phản ứng nhanh.
    Tiểu đội trang bị súng máy M249 SAW hoặc M240G,súng phóng lựu M203.
    Đại đội trang bị pháo cối 60mm M224
    Tiểu đoàn trang bị pháo cối M252 81 mm.Cái này có thể ko cần thiết vì cần phản ứng nhanh nên hạn chế dùng pháo to.Dùng pháo 60mm là ok.
    Ngoài ra nên có 1 vài nhóm bắn tỉa trang bị súng trường bắn tỉa.
    Hỗ trợ nên có thêm 3-4 con AH64 Apache.Trực thăng chở quân CH47 Chinook.Máy bay thả dù.Chỉ nên hỗ trợ bằng đương ko.
    Bước đầu xây dựng 1 tiểu đoàn được như thế này đã khá tốn kém.Sau này muốn lên nhiều quân hơn sẽ tính sau.
    Nên cho tiểu đoàn PƯN này đóng ở Đà Nẵng,gần sân bay tại bán đảo Sơn Trà để khi cần kíp sẽ điều luôn ra 2 đầu nhanh nhất.Hay nhất là mỗi miền sẽ có 1 tiểu đoàn này(vấn đề kinh phí)Lực lượng này trực thuộc bộ tổng tham mưu,chỉ nhận lệnh trực tiếp từ đây.Quân khí,quân giới,quân nhu được vận chuyển thẳng đến nơi đóng quân.
  3. Democrit

    Democrit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2008
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Lên google gõ binh chủng nhảy dù.Sau đó vào Wikipedia tìm có sư đoàn 82 dù Mỹ.Vào đó xem lịch sử của họ từ thời đệ nhất thế chiến.
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hự, đề nghị ông Chiangshan bỏ ngay cái kiểu ăn nói lấp lửng bố đời này đi nhé! Dạo này khó ở với các em bé hay sao thế
    To Democrit: Sư 82 tuy thành lập ngày 25/8/1917 và tham chiến từ WW1 nhưng là dưới tên gọi 82nd Infantry Division - Sư 82 BỘ BINH. Phải đến giữa WW2 sau khi Nga, Đức đã chứng tỏ hiệu quả của lực lượng đổ bộ đường ko thì người Mỹ mới bắt tay vào xây dựng lực lượng này, đơn vị đầu tiên lấy cơ sở là Sư 82 Bộ binh cũ và sư này chính thức đổi tên thành 82nd Airborne Division ngày 15/8/1942. Quá trình huấn luyện để chuyển đổi 1 sư bộ binh thành 1 sư Airborn kéo dài tới gần 1 năm, giữa tháng 5/1943 sư 82 mới bắt đầu tham chiến trong chiến dịch đổ bộ vào Sicily nhưng phải đến tháng 7 mới có trận đổ bộ đường ko đúng nghĩa cấp trung đoàn đầu tiên ở Gela (Sicily) và trong trận đầu ra quân này đã ko được thành công cho lắm Bác có thể tham khảo tại link này:
    http://www.globalsecurity.org/military/agency/army/82abn-history.htm
    Check bằng google thì tốt nhưng cũng nên đọc xem trong link nó viết những gì, bao giờ có kinh nghiệm còn có thể phân biệt được link nào đáng tin cậy link nào dớ dẩn.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    1- Mội đội quân dù như thế cũng hay : khi có biến có thể vù lên Tây Bắc, Cao bằng , lạng Sơn hay bất cứ chỗ nào mà ta bị tập kích bất ngờ để lập ụ phòng thủ giữ chân địch .Điều này quan trọng nếu xét việc địch có ý đánh thốc nhanh vào Hà Nội.
    2- Nếu tin tức tình báo tốt, đội quân dù là lực lượng phản công đầu tiên, nhanh, mạnh vào đầu não quân địch, gây tê liệt, chia cắt, thọc sườn,..nói chung là tăng cường sự cơ động, chiến thuật, phương án tấn công cho các quân binh chủng khác.
    3- Hàng Nga hay Mỹ xài hàng nào xài một loại thôi, nhưng ko có gì là ko thể , nếu dc Mỹ tài trợ ,chi viện mạnh thì lý do gì mà ko vứt bén Ak đi mà cầm M4A1 nhỉ ?!!? (đây chỉ là giả thuyết cơ mà )
    Còn việc tái trang bị, cả hậu cần cho một tiểu đoàn trên dưới 1000 người là vấn đề ko lớn , rất nhiều, nhiều nước trên thế giới xài song song nhiều hệ thống vũ khí khác nhau - ko có vấn đề gì với họ cả !
    Phản biện :
    - Tại sao phải là lực lượng nhảy dù ? Đúng là ko cần phải biên chế một tiểu đoàn binh chủng mới toanh trong khi lực lượng Đặc công có sẵn hoàn toàn có thể nhảy dù tốt như ai .
  6. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Như vậy là chúng ta thống nhất bỏ qua vấn đề kinh phí thực tế nhé! Vì trang bị như bạn nói, kinh phí như vậy chắc qua 2030 ta chưa đủ sức! OK
    Nhất trí hai ý với bạn :
    1/ QĐ NDVN nếu có thêm một lực lượng PƯN, sức cơ động mạnh, hoả lực trấn áp mạnh sẽ rất tốt. Nhiệm vụ : Trấn áp bạo loạn trong nước, bảo vệ một số hạn chế điểm nóng biên giới khi cần.
    2/ Lực lương này đóng ở miền Trung, để dễ cơ động ra hai đầu, nếu có đủ lực - chơi luôn 3 lực lượng đóng ở 3 miền. Lực lượng này trực tiếp do Trung ương điều khiển.
    Sẽ có ý kiến phân tích dài hơn sau, nhưugn trước hết xin bạn xem xét vài ý nhỏ :
    M4a1 nhỏ gọn và thích hợp với lính phản ứng nhanh.
    Bạn search trên mạng, so sánh thông số, hoặc đơn giản hơn nhìn ngay vào avatar của lão Mõ Maseo, sẽ thấy nó nhỏ gọn bằng AK
    Nếu có nhã hứng, hôm nhà qua nhà tôi, cho bạn cầm chơi hai cây AK47 và M4A1 - e sọp thôi - sẽ thấy là M4A1 - dĩ nhiên là với PƯN không thể là M4A1 cởi truồng đựoc, phải full đồ chơi - Chả nhẹ hơn Ak47 tínào đâu bạn ạ.
    Bạn cho biết ưu việt khi sử dụng M4A1 so với việc sử dụng AK74 trong trường hợp này ? Kỹ thuật đi
    vũ khí bạn đưa ra đều có phiên bản tương đương của hệ Nga, như AGS, SVD , RPD, RPK ..... và đã trang bị trong quân đội ta, đề nghị bạn chứngminh tínhvượt trội của những vũ khí mà bạn đề ra. - Kỹ thuật nhé
    Còn câu của mình nữa : Sao lại là M4A1 - Bạnphân tích qua về âmas, Bidon, Mp3, Mp4 đi
    Tạm thế đã, chiều ta trao đổi tiếp !
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hì hì, xin thưa với các bác là để đánh theo kiểu thần tốc, chính quy như mục 1 với 2 thì lính ĐBĐK phải được trang bị vũ khí nặng nếu không muốn vào cối xay thịt. Mà để đưa được vũ khí nặng vào trận thì phải có KQ như thế nào chắc các bác đều hiểu. Còn bác nào lí luận là lính dù toàn Rambo cần gì tăng pháo thì em hy vọng bác đó chưa quên Bastogne hay Anherm.
    Còn mục 3 thì, cũng thưa luôn với các bác là thời bình nhìn vào tưởng đơn giản. Đến lúc đánh nhau, bị địch tìm cách triệt tiếp tế thì khắc thấy khổ các bác ạ. Nói đơn giản là giả sử nếu đội Rambo nhảy dù của chú Democrit vác M4 mò vào mấy kho đạn của tỉnh đội thì chắc chỉ biết khóc Còn không phải giả sử thì hồi chiến dịch biên giới mấy tay dù lê dương đã khóc ròng khi được KQ chi viện toàn đạn 7,65mm cho tiểu liên ...MP40, các bác ạ.
    Còn để chống bạo loạn thì đề nghị các bác xem lại luôn, từ xưa đến nay ta dẹp yên bạo loạn bằng phương pháp gì là chủ yếu. Nếu cứ chăm chăm dùng QS để doạ thì 3 Tây đã chả được như ngày nay.
    Nói ngắn gọn là chừng nào KQ ta còn như hiện nay thì việc tổ chức lực lượng ĐBĐK chả khác gì xây nhà từ nóc, chỉ chăm cái mẽ ngoài mà không lo cái gốc bên trong. Mà hậu quả của cái bệnh này thì cứ nhìn trận lụt vừa qua là thấy
  8. laviola123

    laviola123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Bạn Democrit có vẻ ngây thơ và đáng yêu quá .
    Trc khi trang bị cho súng ống , máy bay cho đội lính dù của bạn thì bạn nên đặt câu hỏi lính dù có tác dụng gì và hay đc dùng trong trưồng hợp nào . Để rồi tính xem VN có nên xây dựng nó hay k0
    Chẳng ai sử dụng lính dù đi đánh nhau với phỉ như có bạn nói , trấn áp bạo loạn này nọ cũng k0 đâu . Lính dù có ích , tác dụng và hay dùng nhất là trong tấn công , bất đắc dĩ khi khẩn cấp cũng dùng trong phòng ngự nhưng hiệu quả k0 cao .
    Trong chiến tranh tổng lực hiện đại các đường giới tuyến 2 bên đc canh phòng nghiêm ngặt , 1 đội quân đi dưới đất khó có thể tiếp cận tuyến phòng thủ thứ 2 , 3 or hậu phương của địch . Thế là lính dù ra đời và phát huy tác dụng , họ nhẩy xuống chiếm các điểm xung yếu , đầu cầu quan trọng đợi bộ binh đến . Nếu mà k0 đến thì đành hi sinh , tù binh chứ k0 còn cách nào khác à
    Quan điểm chiến tranh nhân dân của VN thì vị trí đóng quân của ta địch ko rõ ràng , k0 có chiến tuyến cụ thể ...===> ra đời 1 lực lượng cũng có tác dụng tương tự như lính dù ( cũng chiếm các đầu cầu , vị trí trọng yếu , quấy phá đối phương ... ) là đặc công . Như vậy trong đk VN , học thuyết quân sự của VN hiện nay thì đặc công có thể phần nào thay thế nhiệm vụ của lính dù .
    Lính dù US nổi tiếng nhiều trận đánh kinh điển , có thắng có thua . Lính dù theo kiểu Ixaren hình như là đắt đỏ nhất ( theo biểu giá đào tạo thuê cho 1 nc Nam Mĩ ) , lính dù Nga thì đc nhiều người VN yêu thích nhất ... Nhưng tất cả những chiến thuật đánh đấm chủ yếu của lính dù hay biệt kích dù ngày nay đều là dựa trên những phát kiến của người Đức .
  9. Democrit

    Democrit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2008
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Tác dụng gì và dùng trong trường hợp gì thì bạn đọc lại từ đầu topic hoặc nhìn lên ngay trên mấy bài 1 tí là bài của bác macay3 là sẽ thấy thôi.
    Lính dù chúng ta bàn bạc trong topic này mang thiên hướng phản ứng nhanh chứ tôi có nói nó thọc sâu vào giới tuyến đối phương đâu.Theo quan điểm của tôi thì lực lượng này dùng để trấn áp,giải cứu,cầm chân địch,hoặc khi có biến cố lớn sẽ là lực lượng đầu tiên có mặt giải quyết và hơn nữa sẽ đánh bóng thương hiệu quân đội ndvn.Đặc công theo tôi được biết ít khi dùng để trấn áp,cầm chân.Chỉ dùng phá hoại là nhiều.Đã có đơn vị đặc công nào trang bị tận răng nhảy vào uỳnh uỳnh súng ống đâu.Đừng nên so sánh lính dù pưn với đặc công vì gần như công tác của 2 bên rất khác nhau.
  10. Democrit

    Democrit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2008
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Nói đến M4A1 thì phải nói đến M4.M4 là phiên bản cải tiến của M16A2.Nhẹ hơn M16A2 nhiều.Có chế độ bắn 3 viên 1phát.Còn M4A1 phiên bản sau hơn của M4.M4A1 có thể gắn thêm ống phóng lựu M203,thêm ống ngắm quang học và nhiều đồ chơi khác.Thông số:
    Khối lượng: 3 kg (nạp đầy đạn)
    Chiều dài: 757 mm
    Chiều dài nòng: 360 mm
    Cỡ nòng: 5,56 mm
    Cỡ đạn: 5.56 x 45 mm
    Nguyên tắc nạp đạn: Trích khí phản lực xoay.
    Hộp đạn: 30 viên.
    Sơ tốc đầu đạn: 884 m/s.
    Nhịp bắn: 700-950 viên/phút.
    Tầm bắn hiệu quả: 300 m.
    Có rất nhiều lực lượng đặc biệt của các nước trên TG dùng loại súng này.Cụ thể:lực lượng đb Anh,Ai Cập,Ba Lan,Sri Lanka,Thổ Nhĩ Kì,New Zealand đủ để thấy loại súng này thích hợp cho công tác của lực lượng lính dù VN.Và còn rất nhiều nước trang bị loại này cho quân đội.

Chia sẻ trang này