1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

linux và mcu51: giao tiếp IDE để boot ROM

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi opentdoors, 13/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    linux và mcu51: giao tiếp IDE để boot ROM

    Thông thường các NIC đều có vị trí cho Boot ROM, nhưng trong một số trường hợp NIC không có .,các NIC đời cũ giao tiếp ISA.
    Tôi nghĩ thế này: tạo một mạch nhỏ với 8255 và mcu51 giao tiếp với CPU như một thiết bị IDE, ta có thể nhúng boot ROM lên mạch, và cho phép lưu các đoạn code khởi động.
    Tôi cho rằng có thể làm như vậy với Hệ điều hành Linux .
    Xin lắng nghe ý kiến từ các bậc tiền bối và các ban có cùng sở thích.
  2. Pionez

    Pionez Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể lên http://www.uclinux.org/ để biết thêm chi tiết về vấn đề này hoặc tìm hiểu thêm về các cross compilator gcc cho 8051 dưới Linux.
    Mình không biết bạn có sẵn các thiết bị thực hành để triển khai vấn đề hay là chỉ để hỏi cho biết ?
    --
    Hướng tới một cộng đồng sử dụng mã nguồn mở ở Việt Nam
    Pionez
  3. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn Pionez, nhưng Pionez hiểu sai ý mình rồi, boot ROM theo cách này không phụ thuộc vào Linux hay windows, mà hoàn toàn không phải là uCLinux.
    Mình đưa vần đề này ra với điều kiện :lập trình, nạp ROM cho 8051 (at89XX)coi như là hiển nhiên , và phải có các kiến thức cơ ban về Linux kernel; nhưng cái mình muốn ở dây là cách làm của mình có khả thi hay không ?.
    Mình đang triển khai vấn đề này với AT89c52,AT28c64 và một máy 80386 chỉ có main và NIC, và nó không hề đơn giản như mình nghĩ ban đầu.Vd như chương trình trong 8051 phải nạp một số lệnh của IDE theo chuẩn ATA-3, sau đó nội dung của EEPROM phải mã hoá như bảng FAT....
    Còn tại sao lại dùng Linux là bởi mình rất yêu thích nó. Thêm nữa là kernel của Linux có thể modify để có thể chạy nhanh hơn và có kích thước rất nhỏ (pocket Linux).
    Thực ra, có thể dùng ổ mềm. Tôi chỉ là một người yêu thích Linux và 8051 thôi mà
  4. Htthanh

    Htthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    730
    Đã được thích:
    0
    Ý của opendoors rất hay!
    Nếu thành công thì sẽ làm sống lại rất nhiều những máy tính đã bỏ đi, nhất là dòng máy 486. Hiện nay tôi đã cung cấp khá nhiều giải pháp như vậy cho khách hàng nhưng sử dụng đĩa mềm hoặc đĩa cứng dung lượng nhỏ, như vậy rất kinh tê nhưng độ rủi ro hơi cao do HDD và FDD đêu có khả năng hỏng cao
    "Software is like ***: it's better when it's free."[/size=1]
  5. Pionez

    Pionez Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Ờ đúng là mình không hiểu ý tưởng của bạn. Nói lại từ đầu nhé :
    Bạn có một con 386 chỉ có main + NIC (network interface card) tức là không ổ cứng, không ổ mềm (chắc có RAM)
    Bạn muốn làm một mạch giao tiếp với CPU theo chuẩn IDE, tức là mạch này sẽ thay thế cho ổ cứng và ổ mềm.
    Mình hỏi hơi ngu tí : thế NIC xài làm gì, cặm cụi làm thế này để giải quyết vấn đề gì ?
    --
    Hướng tới một cộng đồng sử dụng mã nguồn mở ở Việt Nam
    Pionez
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tận dụng những thiết bị PC cũ lạc hậu là một ý rất hay. Tôi cũng đã từng rất say sưa với cái nghề tái chế máy 486. Chỗ tôi ngày xưa còn dùng một cái máy 486, 8MB Ram, được đóng vỏ và thiết kế mạch điều khiển tiện dụng làm Proxy Server. Cái máy này có nhiều ưu điểm nhờ việc điều khiển các thông số qua một màn hình tinh thể lỏng tích hợp (tự chế). Hệ điều hành thì dùng FreeBSD, chạy cực ổn định. Tuy nhiên, sau đó thì gặp rất nhiều khó khăn:
    - Không thương mại hóa được. Cuối cùng chỉ là một đề tài nghiên cứu vì thiếu thiết bị, hiếm phụ tùng thay thế
    - Công nghệ phát triển, máy tính giá hạ nên xảy ra tình trạng ?ocủa một đồng, công một nén? và đầu tư không hiệu quả
    Theo tôi, chúng ta nên tập trung vào các giải pháp Thin Client thì tốt hơn.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  7. Htthanh

    Htthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    730
    Đã được thích:
    0
    Cái máy của bác NVL hay nhể, có điều màn tinh thể lỏng thì hơi phí, mấy lại mất nhiều công lắm.
    Nếu các bác đã cho nó làm Proxy sao không "remote admin" có phải tiện hơn không???
    To pioneez :
    NIC để kết nối mạng chứ sao
    "Software is like ***: it's better when it's free."[/size=1]
  8. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    T
    To Pionez:
    Thực ra nếu cái ý tưởng này mà kiếm ra tiền thi chẳng đưa lên làm gì.
    Tôi chỉ là một kẻ yêu thích Linux kernel và uC thôi mà.
    Ổ mềm không giao tiếp theo chuẩn IDE.
    Nếu Pionez quan tâm đến các mô hình máy trạm , yêu thích Linux thì sẽ hiểu ngay thôi.
    Thân.
  9. Htthanh

    Htthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    730
    Đã được thích:
    0
    Nếu Pionez quan tâm đến các mô hình máy trạm , yêu thích Linux thì sẽ hiểu ngay thôi.
    Tay Pioneez này quan tâm đến mô hình máy trạm hay không thì tớ không biết nhưng "yêu thích Linux " thì rõ lắm
    "Software is like ***: it's better when it's free."[/size=1]
  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Gửi bác Htthanh: cái máy của tôi cũng có web server để quản lí từ xa, nhưng lúc đầu sản phẩm định hướng vào người dùng thông thường nên mới làm thêm một bảng nút bấm và màn hình tinh thể lỏng phía trước, mục đích là để họ có thể sử dụng dễ dàng như một cái tủ lạnh (nhất là khi mới mua về)
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394

Chia sẻ trang này