1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Littoral and maritime warfare

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi viser, 11/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Nhân có vụ tranh luận nho nhỏ với đồc tờ huy, em mở ra chủ đề này. Đây cũng là một nội dung quan trọng đặc biệt với một số nước mà ai cũng biết là nước nào đấy, có nhiều người quan tâm nhưng chưa có một chủ đề cụ thể. Mong các bác cùng tham gia.

    Em xin bắt đầu.
    Về quan niệm: chiến tranh duyên hải là loại hình chiến đấu chuyên về phòng thủ vùng lãnh hải chống lại các cuộc tấn công từ biển.
    Môi trường chiến đấu là vùng duyên hải và bờ biển.
    Mục tiêu tiến hành loại hình chiến đấu là mở ko gian hoạt đọng chiến đấu ở vùng duyên hải.
    Lực lượng chiến đấu gồm các lực lượng trên biển, trên bộ và trên ko. Trọng tâm chính của loại hình chiến đấu này là mức tập trung chỉ huy và hợp đồng cao độ giwũa các lực lượng trên bộ, trên biển và trên ko, nhằm vào việc thực hiện các nhiệm vụ tổng hợp hoặc chuyên biệt.
    Hình thức tác chiến: sử dụng một cơ cấu lực lượng tổng hợp đa nhiệm có thể áp dụng trong các nhiệm vụ tác chiến khác nhau như tác chiến chống tàu, tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến đổ bộ và chống đổ bộ, tác chiến trên ko... cho đến các nhiệm vụ tuần duyên, trinh sát, rải - rà phá mìn, cứu hộ, hộ tống vận tải ven biển...nhằm vào việc thực hiện các nhiệm vụ hỗn hợp trong điều kiện chiến đấu phức tạp...
    Kịch bản chiến tranh: lực lượng tấn công có hải quân mạnh, dùng các nhóm tàu sân bay thành đội hình phòng ko và hành lang bay để cho máy bay thâm nhập đánh phá, đồng thời bao vây phong toả hải cảng, cho tàu ngầm cắt đứt các tuyến đường biển...sẵn sàng đổ bộ.
    Bên phòng thủ tập trung phối hợp lực lượng mặt đất, trên ko, trên biển tạo ko gian mở ở ven biển để vận động chiến đấu, ngăn chặn đối phương tiến vào tấn công gần bờ, tạo hành lang vận động, tiếp tế, đổ bộ đường biển... cũng như có thể tập trung đột kích phá vỡ vòng vây trên biển và trên ko của địch...

    Mời các bác cho ý kiến về các diễn biến trong kịch bản. Đặc biệt mời bác kien và đốc tờ xây dựng tình huống tác chiến tàu ngầm trong diễn biến này...
  2. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Góp vui :
    Khả năng tiếp tế của bên tấn công như thế nào? Nếu bên tấn công đủ mạnh thì cho vài chiếc tàu ngầm lượn lờ quanh HKMH (tất nhiên là ngoài tầm tấn công săn ngầm của nó), thấy chiếc tàu vận tải nào là cho chìm hết. HKMH mà không có tiếp dầu thì cũng chả làm gì được. Khi đó lại có thêm điều kiện một đoàn tàu chiến hộ tống tàu vận tải nữa.
  3. JICKLE

    JICKLE Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    18
    Bên phòng ngự sử dụng các cụm pháo cỡ lớn bắn áp chế, ngăn cản tàu đổ bộ của đối phương, sử dụng lực lượng không quân chiến thuật với đội hình tcường kích mạnh, tấn công đồng loạt vào hạm đội đối phương ngoài khơi. Bên cạnh đó, sử dụng hệ thống công sự vững chắc, phòng thủ lâu dài nhưng có trọng điểm, tạo thành các cứ điểm mạnh, bắn chặn việc đổ bộ của bộ binh và thuỷ quân đối phương. Ở sâu trong đất liền là các đơn vị pháo phòng không, ra - đa và tên lửa đối không - đối hải có nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng ở tiền duyên, tấn công tàu sân bay ở ngoài khơi, đánh chặn không tập của đối phương. Ngoài ra, phía phòng ngự cũng xây dựng những quân cảng nhỏ tại các cửa sông - nếu có hoặc ngay trên bờ biển, sử dụng lực lượng nhỏ các tàu tuần duyên có tính cơ động mạnh và sức chiến đấu cao để có thể tham gia hải chiến, ngăn chặn sự tiềm nhập của các lực lượng đặc biệt đối phương.
    Khi đối phương tấn công họ sẽ sử dụng các cụm pháo phòng vệ duyên hải bắn mãnh liệt vào đội hình đổ bộ của đối phương và sử dụng lực lượng phòng không bảo đảm không bị không lực đối phương đe doạ. Các lực lượng bộ binh trong các công sự vững chắc sẽ có nhiệm vụ đánh chặn các đợt xung phong của đối phương. Khi xác định HKMH trong tầm ra - đa thì lực lượng tên lửa sẽ có khả năng gây tổn thất cho đối phương.
    Còn phái bên kia, sẽ phải chấp nhận: tăng cường ưu thế về khí tài và lực lượng đổ bộ. Sử dụng pháo hạm, tên lửa, biệt kích, không quân để đánh HUỶ DIỆT các lực lượng phòng vệ - và họ cũng phải chấp nhận tổn thất lớn nếu không sẽ không thể dành thắng lợi.
    Mình thiên về phòng ngự.
    Các bạn có thể tham khảo cuộc đổ bộ của quân đồng minh lên Normandie trong WW2. Và việc phòng ngự duyên hải của ta trong chiến tranh cống Mỹ.
  4. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Cũng góp vui một chút, bác Viser đưa ra một tình huống chiến tranh giữa 2 nước: nước mà ai cũng biết phòng thủ, nước có cụm tàu HKMH tấn công. Mặt trận vùng duyên hải.
    Bac Congchi1 đem tàu ngầm lượn lờ quanh HKMH và ở ngoài tầm săn ngầm của HKMH. Bác định cho tàu ngầm của bác chạy trong sông MK (bên nước Nào) hay sao hả bác? Bác phòng thủ duyên hải tức là sát bờ rồi bác ạ, HKMH nó đậu ở biển Tây ... Phi thì tầm "săn ngầm" của nó đã sang đến nước... Nào. Chuyến này, chắc phải chế ra vài con ngầm có phép độn thổ.
    Bác Jickle: Ở sâu trong đất liền là các đơn vị pháo phòng không, ra - đa và tên lửa đối không - đối hải có nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng ở tiền duyên, tấn công tàu sân bay ở ngoài khơi, đánh chặn không tập của đối phương.
    Mấy món trên, ngoài phần bôi vàng, làm sao tấn công tàu sân bay được nhể? Phần bôi vàng bay được bao xa? Tiền duyên là lực lượng gì? không biết có phải "tuần duyên" không? Nếu là tuần duyên thì làm sao tấn công TSB?
    Ngày trước, đặc công làm chìm (1 phần) tàu sân bay trên sông SG là vì nó bò vào sông, nên nó mắc cạn, còn giữa đại dương, e chỉ có lão Pú Tình. Chắc chỉ chờ nó hết xăng, nó chìm (bỏ xừ, nó chạy bằng năng lượng nguyên tử). Thôi thì bác chờ nhá. Tạm thời cứ nghĩ cách đánh gần, làm sao có quân đổ bộ nó đừng lên bờ, nếu nó lên bờ thì ráng sức cản nó ở ngoài ... Sơn Trà như cụ Nguyễn Tri Phương làm, nó vào sâu thì học Đức Thánh Trần tiêu thổ kháng chiến, còn chịu hết nổi thì cứ Tân Sở mà Cần Vương thôi bác ạ.
    Được Khikho007 sửa chữa / chuyển vào 13:19 ngày 11/08/2007
  5. JICKLE

    JICKLE Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    18
    Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo cuộc tập trận chung vào Trung tuần tháng 8 - 2005 giwã Nga và Trung quốc. Cũng là một cuộc đổ bộ lên bờ biển - ở đây là bán đảo Sơn đông TQ.
  6. JICKLE

    JICKLE Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    18
    To Khikho007
    Ở đây, "Tiền duyên" là thuật ngữ chỉ Tuyến tiếp giáp giữa hai lực lượng - phòng thủ và tấn công.
    Còn "Tuần duyên" là lực lượng tuần tiễu bờ biển chủ yếu trên vùng lãnh hải của một quốc gia.
    "Đối hải" - tên lửa chuyên đánh chặn trên biển, khác với đôi không - tên lửa phòng không. nó có thể lắp đạt trên xe cơ giới, máy bay, ... hay trận địa cố định.
    Còn đánh tàu của đối phương thì tui có nói là sử dụng đặc công đâu, dùng không quân và lực lượng tên lửa, pháo lớn đó chớ.
    Chủ yếu là tạo những cứ điểm phòng ngự mạnh ngăn chặn đối phương đổ bộ, và tạo những cái bẫy để thu hút binh lực đối phương vào để diệt gọn.
    Và chú trọng công tác phản gián, phòng gian bảo mật, chống gián điệp biệt kích cũng như thực hiện công tác tình báo, trinh sát để nắm được ý đồ đối phương tạo thời cơ để bẻ gâyc sức mạnh tấn công của địch.
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    ờ, pót bài được rồi
    Quân tấn công gọi tắt là TC, phòng thủ gọi tắt là PT nhé.
    TC gây áp lực bằng nhiều TSB thì hơi ác ôn nhỉ, có thể khống chế cả ngàn km bờ biển của bên PT.
    Đầu tiên, quan trọng nhất của PT là xác định, phán đoán các điểm đổ bộ có thể của TC, với nước Nào thì cần giở bí kíp tổ truyền để làm các hành động định hướng chiến trường, nhằm chủ động chọn quyết chiến điểm, hoặc một vài quyết chiến điểm.
    Lực lượng hùng hậu như thế ắt là phải đánh nhanh thắng nhanh, theo bí kíp tổ truyền của nước Nào bên PT thì phải chuyển thành đánh lâu thắng lâu, như vậy cần hư truyền thanh thế làm cho TC thấy đổ bộ đâu cũng nguy hiểm cả, phải kéo dài thời gian trinh sát, điều nghiên và tái phối lực lượng.
    Lực lượng TC muốn đổ bộ thì phải tạo được một khoảng an toàn cho tầu đổ bộ, với lực lượng hùng hậu thế cũng không đủ dọn toàn chiều dài tiền duyên vài trăm km, mà phải tập trung bắn phá ở một số điểm, đổ biệt kích lên điều nghiên chiến trường. OK rồi, bên PT cũng có thêm 1 số thông tin.
    Với bài toán chống đổ bộ, thực ra đơn giản hơn bài toán phá vây. Chống đổ bộ bên PT, đồng thời là bên yếu thế, thì phải lập 1 hệ phòng ngự mềm và có chiều sâu tung thâm lớn, nhằm tránh hỏa lực mạnh của TC, bảo toàn lực lượng.
    Vấn đề của bên TC là phải đổ bộ chiến được điểm đầu cầu nhằm lập bàn đạp cho quân tiến sâu. Bên PT cũng biết thừa điều đó, và thay vì cách đánh chặn đổ bộ, thì quay sang đánh quấy rối, tập kích, đột kích chống lại việc xây đầu cầu. Việc này sẽ rẻ và đỡ tốn máu hơn, vì quân đổ bộ chưa đủ vũ khí nặng mà chủ yếu trông chờ vào không quân yểm trợ.
    Sơ sơ thế đã. Phía PT chuẩn bị ít hàng phòng thủ thụ động (mìn, thủy lôi) và ít pháo tầm xa, cơ động cao ( như pháo tự hành, MRLS) làm hỏa lực chính chặn đổ bộ là tốt rồi, không quân để dùng vào việc khác, vì với vài tàu sân bay, làm chủ bầu trời tốn kém lắm, dùng để phòng thủ hậu phương và đột kích có hiệu quả hơn.
  8. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Post lên ttvnol rồi mà còn chú trọng phòng gian bảo mật gì nữa, trên này toàn CIA, FSB, KGB nghỉ hưu, MI-6...không thì cũng chuyên viên phân tích của viện nghiên cứu chính sách quốc phòng này nọ.
  9. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    CBG/CSG đều có 2, 3 tầu tiếp vận trong đội hình rồi bạn à. Chờ đến lúc nó xài hết số đó chắc là sub của bạn cũng đang phải vất vả đối phó với lực lượng sub của địch rồi (vì địch co số sub outnumber số của bạn)
  10. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Em cũng bon chen tý
    .
    Bên tấn công (TC) với ưu thế về KQ nhất định sẽ đánh liên tục nhằm phá hủy khả năng tác chiến của lực lượng PT. Do đó quá trình tác chiến có thể phân ra làm hai giai đoạn.
    1) Tác chiến chống KQ tập kích đường không.
    Bên PT chủ yếu tổ chức cơ động phòng tránh là chủ yếu, có thể chủ động chọn lựa phục kích đánh một số trận chắc thắng nhằm gây tiếng vang và cổ vũ tinh. Về cơ bản nhiệm vụ các lực lượng như sau
    KQ: Lấy cơ động tránh né bảo toàn lực lượng làm nhiêm vụ chính, ẩn nấp trong các sân bay kín và khu chờ bí mật, chọn lựa thời cơ xuất kích ngắn, đánh có trọng tâm.
    PK: Phát huy lưới lửa tầm thấp bằng các khí tài đơn giản nhưng rộng khắp, chủ yếu tạo lưới lửa tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, chậm như tên lửa hành trình hay UVA khi đang trên đường bay.
    Đối với các khí tài tinh vi, giá trị cao lấy phương châm cơ động bảo toàn lực lượng làm chính, xây dựng nhiều trận địa để cơ động, nhiều khu ẩn nấp (ví dụ trong lòng núi) chọn thời điểm, chọn đối tượng đánh chính xác, mãnh liệt trong thời gian ngắn rồi cơ động ngay.
    Nhiệm vụ nặng nhất trong giai đoạn này thuộc về lực lượng rada và thông tin.
    Rada: Đảm bảo khả năng theo dõi các mục tiêu, tổ chức nhiều đài cơ động kết hợp với quan sát bằng mắt và theo dõi tiếng động, xây dựng nắm bắt các quy luật của KQ đối phương.
    Thông tin: Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt bằng mọi cách.
    Các lực lượng khác lẫn tránh, bảo toàn lực lượng, sẵn sàng cơ động.
    Bộ chỉ huy: Phán đoán vị trí đổ bộ dựa vào động thái của đối phương, phối hợp toàn diện các lực lượng.
    Nếu thực hiện tốt việc phòng tránh đánh trả ttrong giai đoạn này, chưa chắc bên TC đã dám đổ bộ.
    Giai đoạn 2: Chống đổ bộ đường biển.
    Tuyến1: Lấy bộ binh làm nòng cốt, dùng tuyến phòng ngự mền, tung thâm sâu, hỏa lực chủ yếu là các loại pháo mang vác nhẹ, uy lực lớn (cối, DKZ) có khả năng bắn và cơ động nhanh, hỏa lực PK chủ yếu dùng các loại TLPK mang vác nhằm tiêu diệt các mục tiên nhỏ, bay thấp như trực thăng, VSTOL.
    Tuyến 2: Cũng dùng bộ binh, chủ yếu là các đơn vị thiện chiến, cơ động nhanh, phân bố cấp tiểu đoàn rải rác nhằm khống chế các điểm cao chiến thuật trong khu vực, đồng thời sẵn sàng phản kích chống và tiêu diệt các lực lượng đổ bộ đường không, bảo vệ các tuyến giao thông cơ bản, các đơn vị hỏa lực... Yểm hộ và tăng cường cho tuyến 1 khi cần.
    Ngoài ra bố trí các lực lượng đặc biệt chống các hoạt động biệt kích phá hoại v.v...
    Pháo binh yểm trợ chủ yếu dùng các đơn vị như pháo tự hành, MRLS làm cơ bản, yêu cầu xây dựng nhiều trận địa, tính sẵn các phần tử phương vị bắn cho các trận địa, bắn xong nhanh chóng di chuyển về khu ẩn náu bảo toàn lực lượng.
    Các lực lượng khác như KQ, PK vẫn làm nhiệm vụ như giai đoạn 1, riêng KQ bố trí sẵn những đội bay tinh nhuệ, trang bị thích hợp để nếu có cơ hội tổ chức tập kích HQ đối phương.
    Vậy thôi, chiến lược cơ bản là "không thua", chiến thuật cơ bản là phòng ngự tích cực, cơ động liên tục, nhiệm vụ cơ bản là làm chậm quá trình đổ bộ, hạn chế phát triển lực lượng sau đổ bộ, bắt đối phương trả giá lớn về sinh mạng và khí tài.

Chia sẻ trang này