1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Liverpool FC - Những điều bạn chưa biết : Truyền thống là thứ mà tiền không mua được...

Chủ đề trong 'Liverpool (LFC)' bởi nonhon, 12/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nonhon

    nonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    2.530
    Đã được thích:
    1
    Liverpool FC - Những điều bạn chưa biết : Truyền thống là thứ mà tiền không mua được...



    Tại một thành phố tiêu điều vì khủng hoảng, CLB bóng đá Liverpool - giữa danh vọng và suy tàn - đã tạo dựng được một ý thức thực sự về cuộc sống cho những dân cư vô vọng. Câu chuyện về một đội bóng từng tô hồng trái tim của bạn




    Lịch sử CLB Liverpool



    PHẦN I
    CHÁY BỎNG NIỀM TỰ HÀO QUÁ KHỨ


    -Người dân Liverpool luôn nhắc tới cụm từ "Ngày hôm qua". Bởi với họ, ngày hôm qua đồng nghĩa với chiến thắng, với vinh quang rực rỡ. Ít có nơi đâu sự ám ảnh của quá khứ lớn như thành phố bên dòng sông Mersey này. Từng bị tàn phá nặng nề sau thế chiến II, hiện đang lâm vào suy thoái kinh tế trậm trọng với 30% dân số thất nghiệp, nhưng người Liverpool luôn cháy bỏng một niềm tự hào về "Ngày hôm qua". Bốn thành viên ban nhạc huyền thoại The Beatles đều sinh ra tại nơi đây và từng có những buổi biểu diễn đầu tiên tại những hầm rượu tồi tàn của thành phố vào những năm 60. Và cũng chính nơi đây đã sản sinh ra một đội bóng mà tiếng tăm đã lừng lẫy khắp địa cầu: Liverpool FC.

    -Lịch sử Liverpool FC có lẽ chỉ gói gọn trong 40 năm - dẫu đội bóng "Áo đỏ" đã có hơn 100 năm tồn tại. Chỉ khi Shankly tới Anfield Road năm 1959, Liverpool mới thực sự "tồn tại" trong lòng những người hâm mộ bóng đá thế giới, mới là hình ảnh của một Liverpool FC vĩ đại. Trong 40 năm ấy, biết bao truyền thuyết được tạo dựng, biết bao kỹ lục bị phá vỡ, biết bao ngôi sao rực sáng tại Anfield.

    -Nhưng cũng phải nhắc tới ngày Liverpool FC chào đời, một cuộc chia tách với người anh em Everton, đội bóng sau này luôn "Mặt trăng Mặt trời" với Liverpool trong các trận Derby của thành phố. Sự ra đời của Liverpool khá độc đáo: do giá thuê đất tăng, Everton bỏ khu đất nằm ở Anfield Road mà John Houlding, một người kinh doanh bất động sản, cung cấp. Houlding gấp rút xây dựng một đội bóng để chơi trên chiếc sân trống ấy, và Liverpool FC ra đời.

    [​IMG]

    -Trong những năm "tiền Shankly", Liverpool không phải không có nhũng giây phút thăng hoa. Họ từng 5 lần giành chức VĐQG và đã sản sinh ra một loạt ngôi sao lớn, tiêu biểu nhất là Bill Liddell - siêu tiền đạo đầu tiên của CLB. Matt Busby, gương mặt nổi đình nổi đám sau này khi dẫn dắt M.U giành Cúp C1 năm 1968, cũng từng khoác áo Liverpool với hơn 100 trận.

    -Khi Shankly xuất hiện tại Anfield vào năm 1959, Liverpool FC vẫn chơi ở hạng hai. 14 năm lao động miệt mài, Shankly đã biến một đội bóng vô danh trở thành một đội bóng hùng mạnh của nước Anh và bắt đầu hướng tới Châu Âu. Với những ngôi sao như St.John, Callagan, Yeats và tiền đạo Roger Hunt, Liverpool đã được lên hạng mùa 1962-1963, giành Cúp FA năm 1965, lọt vào chung kết Cúp C2 năm 1966, giành chức VĐQG năm 1964, 1966. Giai đoạn cuối cùng của nhiệm kỳ (1973), Shankly giúp Liverpool giành chức VĐQG và Cúp UEFA. Trước khi ra đi, ông giới thiệu với thế giới một ngôi sao mới, Kevin Keegan.

    -Rồi Paisley tiếp bước. Miễn cưỡng bước vào nghiệp HLV, đến bản thân ông cũng không ngờ mình lại có một bảng thành tích chói sáng như thế. Trong 9 năm đương nhiệm, ông giành nhiều danh hiệu hơn bất cứ ai trong lịch sử bóng đá Vương quốc Anh - bất chấp sự cạnh tranh quyết liệt của các đội bóng Anh thời bấy giờ, tiêu biểu là Nottingham Forest của Brian Clough. Trong số các danh hiệu mà Paisley mang lại, đáng kể nhất là 3 chiếc Cúp C1 năm 1977, 1978 và 1981. Một thế hệ của Paisley ra đời với thủ môn Clemence, các hậu vệ Phil Neal, Thompson, Hansen, Smith, Kennedy, các tiền vệ Case, Souness, Heighway, Fairclough, các tiền đạo Dalglish, Rush... Trong thời kỳ Paisley, cả Châu Âu phải khiếp sợ mỗi khi phải đối mặt với "Đoàn quân đỏ"(RedArmy) - một đội quân tóc dài như những ngôi sao nhạc Rock của những ban nhạc Deep Purple hay Led Zepplin thời đó.

    -Liverpool vẫn hùng mạnh dưới triều đại ngắn ngủi của Fagan (1983-1985). Họ mất hẳn ảnh hưởng ở Châu Âu dưới thời của Dalglish (1986-1991) do bị cấm thi đấu sau thảm hoạ Heysel. Nhưng ở nước Anh, họ vẫn là số một. Những John Barnes, Aldridge, Grobbelar, Nicol, Beardsley... tiếp tục giữ "ngai vàng" ở nước Anh trong những năm cuối của thập niên 80, mặc dù đã có dấu hiệu của sự xuống dốc.

    -Nhưng Arsenal, Leeds và sau đó là Manchester United bắt đầu thay Liverpool thành những ông vua mới của bóng đá Anh. Thay Dalglish vào năm 1991, Souness không thể cưỡng lại xu thế ấy dù vẫn còn John Barnes, Ian Rush, Whelan, Houghton và được tăng cường thế hệ trẻ như McManaman, Fowler, Ruddock... Được tăng cường nhiều cầu thủ nước ngoài, cộng với sự trưởng thành của lứa trẻ tiêu biểu là Michael Owen nhưng triều đại Evans và Houllier sau này đành ngồi nhìn M.U chiếm hết danh hiệu này tới danh hiệu khác, Houllier còn buông xuôi: "M.U như đến từ hành tinh khác".

    -40 năm ấy, Liverpool FC cho ta thấy những điều gì?

    -Một CLB mà long trung thành đã đến mức tột đỉnh. Hầu như mỗi cầu thủ khi khoác trên mình chiếc áo đỏ đều nguyện sẽ chơi tại Anfield Road 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Họ gửi gắm phần đời đẹp nhất của mình tại Anfield Road. Biét bao cầu thủ đã chơi trên 300 trận cho "Đoàn quân đỏ"? Không thể nhớ hết, chỉ biết không dưới con số 30. Thật tuyệt vời làm sao, khi mà ngày nay một cầu thủ chơi trên 100 lần cho một CLB đã là một sự kiện, một dịp để ăn mừng.

    -Truyền thống của CLB đi vào niềm tin của mọi thế hệ cầu thủ. Mỗi khi bước qua cổng Paisley, Gateway ngắm nhìn bức tượng Shankly hướng thẳng ra khán đài KOP, các cầu thủ đều ý thức rằng họ đang chơi cho một CLB lớn bậc nhất thế giới, có bề dày thành tích vào loại bậc nhất thế giới.

    -Tính truyền thống nảy sinh sự kế thừa: sau cặp bài trùng lừng danh St.John-Hunt là Keegan-Toshack, sau đó là Dalglish-Rush, là Barnes-Beardsley, là Houghton-Aldridge, là Fowler-Owen... Tình truyền thống được phản ánh rõ nét nhất qua các đời HLV của Liverpool trong 4 thập niên qua. Từ thới Shankly cho tới thời Roy Evans, tất cả các HLV đều chung một ý tưởng, một hoài bão, một khát vọng - người sau tiếp bước người trước, kế thừa tinh hoa của người trước và phát huy những phẩm chất cá nhân mình. Không một CLB nào trên trái đất này có cái gọi là "Boot-room" như Liverpool FC. Nó được HLV huyền thoại Bill Shankly tạo ra, tập hợp những con người tâm huyết nhất, để khi Shankly ra đi sẽ tiếp bước.

    -Trong cái "Boot-room" nổi tiếng ấy có Bob Paisley và Joe Fagan, những HLV đã đưa Liverpool lên tột đỉnh vinh quang sau này. Roy Evans, HLV của Liverpool những năm đầu 90, cũng là một thành viên của "Boot-room". Năm 1974, khi mới 25 tuổi, Evans đã được Shankly khuyên từ giã sân cỏ để tập trung cho sự nghiệp huấn luyện sau này. Những HLV như Dalglish và Souness không phải là thành viên của "Boot-room", nhưng họ đều là những ngôi sao sáng nhất trong lịch sử đội bóng và quan trọng đều chung ý tưởng với Shankly huyền thoại.

    -"Luôn hướng tới phía trước, không sợ hãi trước bất kỳ đối thủ nào" trở thành tinh thần chủ đạo của đội bóng qua nhiều thập kỷ. Tinh thần ấy được hun đúc thành một ý chí tuyệt vời mà thiếu ý chí ấy chưa chắc Liverpool đã trở thành một người khổng lồ của bóng đá châu Âu. Tinh thần ấy giúp họ vượt qua Real Madrid trong trận chung kết Cúp C1 năm 1981, vượt qua AS Roma trong trận trung kết năm
    1984, dù đối thủ của họ không thiếu những ngôi sao thế giới.

    -Tinh thần ấy không chỉ có ở các cầu thủ mà truyền sang các thế hệ CĐV. Tiếng tăm của đoàn quân CĐV Liverpool vang khắp châu Âu, nhưng tiếc thay không phải lúc nào cũng là tiếng tốt. Sự cuồng nhiệt thái quá của các CĐV "áo Đỏ" đã gây ra hai thảm hoạ lớn nhất của bóng đá thế giới: vụ sân vận động Heysel(39 người thiệt mạng) va Hillsborough(96 người thiệt mạng).

    -Dòng sông Mersey vẫn trôi đi như trong những năm tháng vinh quang, nhưng Liverpool FC không còn như xưa nữa. Trong những bộ quần áo chỉnh chu hơn, trên một SVĐ được sang sửa khang trang hơn, nhưng tinh thần thép của một thời dường như không còn. Biệt danh "Những con quỷ đỏ" nay đã thuộc về M.U - "diễn viên chính" của "sân khấu" bóng đá Anh những năm qua.

    -Roy Evans là "Người Boot-room cuối cùng". Với sự xuất hiện của HLV người Pháp Houllier, Liverpool trở thành một đội bóng quốc tế với nhiều ngôi sao nước ngoài và một lối chơi Pháp hoá. Vẫn biết đó là xu thế thời đại, nhưng những CĐV trung thành của đội bóng không khỏi buồn khi "chất Liverpool" ngày càng phai nhạt. Sẽ còn là Liverpool nữa hay không khi Redknapp, Fowler, Carragher hay Owen lần lượt ra đi?

    -Biết bao giờ mới trở lại ngày xưa, 10 năm qua không còn giành được một danh hiệu VĐQG nào nữa. Nhưng người dân Liverpool vẫn tin rằng Liverpool rồi cũng sẽ quay lại những ngày tháng vinh quang ấy. Hơn ai hết, HLV Houllier, HLV Benitez thấu hiểu điều đó....







    Được rico sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 14/11/2004
    HoangLan168 thích bài này.
  2. nonhon

    nonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    2.530
    Đã được thích:
    1
    PHẦN II
    Liverpool qua những con số
    CLB thành lập năm 1892
    [​IMG]
    Sân: Anfield Road (45.362 chỗ ngồi)
    Trang phục truyền thống: Áo đỏ, quần đỏ, tất đỏ.
    Biệt danh: Mighty Reds, Red Army, Red Devils
    Thành tích:
    [​IMG]
    - 18 lần VĐQG Anh ở các mùa bóng: 1900-1901; 1905-1906; 1921-1922; 1922-1923; 1946-1947; 1963-1964; 1965-1966; 1972-1973; 1975-1976; 1976-1977; 1978-179; 1979-1980; 1981-1982; 1982-1983; 1983-1984; 1985-1986; 1987-1988; 1989-1990.
    [​IMG]
    - 5 Cúp FA: 1965; 1974; 1986; 1989; 1992.
    [​IMG]
    - 5 Cúp liên đoàn: 1981; 1982; 1983; 1984; 1985.
    - 4 Cúp C1: 1976-1977; 1977-1978; 1980-1981; 1983-1984.
    - 3 Cúp UEFA: 1972-1973; 1975-1976, 2000 - 2001
    - 1 Siêu cúp Châu Âu: 1977.
    *) Trận thắng đậm nhất tại giải VĐ: thắng Rotherham 10-1 ngày 18/2/1896 tại giải hạng Hai. Tại Cúp Châu Âu thắng Stronggodset 11-0 tại vòng 1 cúp C2 năm 1974.
    *) Trận thua đậm nhất: Thua Birmingham 1-9 tại giải hạng Hai năm 1954.
    *) Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: Ian Rush với 335 bàn.
    *) Cầu thủ khoác áo nhiều nhất: Ian Callaghan với 856 trận.
    *) Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong 1 mùa: Roger Hunt (41 bàn tạI giải hạng Hai mùa 1960-1961).
    *) Cầu thủ khoác áo ĐTQG nhiều nhất Keenny Dalglish (102 lần cho ĐT Scotland
    Được rico sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 26/09/2004
  3. nonhon

    nonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    2.530
    Đã được thích:
    1
    PHẦN III
    Anfield Road - Nơi ánh dương không bao giờ tắt
    Lịch sử của CLB nổi tiếng nhất nước Anh có màu máu và nước mắt. Trên sân cỏ là những chiến công đẹp nhất. Trên khán đài KOP là sự điên rồ nhất. Ở đây, quá khứ đè nặng hơn bất cứ nơi đâu trên thế giới?
    Anfield Road, thánh địa có một không hai trên xứ sở xương mù, nơi nhiều đoàn quân danh tiếng đã rời đi trong tủi hận. Anfield Road, nơi ngọn lửa huy hoàng được Liverpool FC thắp lên trong suốt thế kỷ 20.
    Nhưng ban đầu nó không thuộc về Liverpool FC, bởi nó ra đời 18 năm trước khi đội quân ?oÁo đỏ? chào đời. Nó thuộc về Everton - đối thủ truyền khiếp ở nửa kia thành phố - từ năm 1874 tới năm 1892.
    Khi nhắc tới sân Anfield, người ta nhắc ngay tới khán đài Kop nổi tiếng của nó. Khán đài này được xây dựng vào năm 1906, sau khi đội bóng áo đỏ giành được danh hiệu VĐ lần thứ hai. Tất cả những ai từng có mặt ở đây đều cảm thấy ngưỡng mộ pha chút thèm khát, tất cả những cầu thủ đều cảm thấy bồi hồi mỗi khi ngửng đầu chiêm ngưỡng nó.
    Mãi tới mùa bóng 1928-1929, khán đài Kop mới được che bằng một cái mái xi măng. Tuy vậy, nó cũng là cái mái che lớn nhất trên sân bóng hồi bấy giờ. Rất thần kỳ là trong Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nó không hề bị ?osây sát?, bất chấp những cuộc ném bom của phát xít Đức. Sau thế chiến, Liverpool trở thành một đội bóng mạnh và khán giả kéo đến sân ngày càng đông. Năm 1952, có trận sân Anfield tải gần 62.000 khán giả tới xem, và kỷ lục ấy tồn tại cho tới ngày nay.
    Cái tên Kop do Ernest Edwards, nhà báo chuyên viết thời luận của tờ ?otiếng vọng
    Liverpool? đặt cho khan đài xây trên nền đất cao và dốc, gợi nhớ tới ?oSpion Kop?, ngọn đổi ở Nam Phi, nơi quân Anh quần thảo với quân Hà Lan trong cuộc chiến tranh Boer năm 1900. Kop có sức chứa 28.000 khán giả và nó góp phần quan trọng vào những chiến thắng của Liverpool.
    Trên cái khán đài phi thường này, những cổ động viên bị lèn chặt như cá hộp trong thời gian diễn ra trận đấu. Đó là một biển người dậy sóng đe doạ khủng khiếp, khiến những địch thủ tài năng nhất cũng có thể mất tinh thần và bị rối loạn khi thi đấu tại Anfield.
    Các nghệ sĩ lớn cũng tìm thấy cảm hứng tại Anfield. Nơi đây, những ban nhạc lớn của nước Anh như Gerry and The Pacemakers, The Searchers, The Merrseybeats và dĩ nhiên là The Beatles đã cất lên những bài ca hay nhất. Nhưng không gì sánh với bóng đá, những câu chuyện đẹp nhất tại Anfield khởi nguồn từ đầu năm 60 và kéo dài cho tới giữa những năm 80.
    Trong thời kỳ đó, cả Châu Âu ầm vang ca khúc trầm hùng: ?oYou?Tll never walk alone?(Bạn sẽ không bao giờ đơn độc) khi các đội quân của HLV Bill Shankly, của Bob Paisley, của Joe Fagan với những anh tài như Keegan, Tosshack, Dalglish, Rush? liên tục đè bẹp hết đội này tới đội khác, giành lấy hết vinh quang này đến vinh quang khác. Khẩu hiệu ?oyou?Tll never walk alone? đã được trưng lên một chiếc cổng đồ sộ bằng kim loại. Một ca khúc huyền bí với những lời lẽ hùng hồn (Hãy đi với niềm hy vọng trong lòng, bạn sẽ không bao giờ đơn độc) mà bất hạnh thay, đã thể hiện toàn bộ ý nghĩa của nó trong những thảm hoạ sau đó giáng xuống đầu các CĐV Liverpool. Dĩ nhiên đó là Heysel, là Hillssborough?, những địa danh gắn với ?othành tích? bất hảo của những CĐV quá khích. Những thảm hoạ ấy rốt cuộc đã dẫn tới công cuộc cải tạo những SVĐ hư nát của nước Anh, và Anfield là một trong số đó.
    Những thảm hoạ ấy, cũng như những thắng lợi của đội bóng, đã góp phần làm nên truyền thuyết Anfield. Và cuộc sống cứ tiếp tục như thế? sau 88 năm tồn tại, khán đài Kop đã bị dỡ bỏ khi kết thúc mùa bóng 1993-1994 ghi thêm một dấu ấn vào lịch sử của Anfield. Hôm đó diễn ra trận Liverpool ?" Norwich: 1-0 và các CĐV đã tạo nên một không khí thật xúc động khi tiếng còi kết thúc trận đấu của trọng tài vang lên. Không ai muốn rời cái nơi yêu dấu ấy. Trong cái ngày buồn bã đó, nhiều người bi quan nghĩ rẳng ma thuật của sân Anffield cũng sẽ mất đi.
    Nhưng không? ngay lúc này đây, và mãi mãi thế, trước khi bước vào sân bóng, các đối thủ của đội ?oáo Đỏ? vẫn biết rằng họ sắp bước lên một sân cỏ truyền thuyết. Vả lại trước cửa ra vào các phòng thay quần áo, phía trên cùng của cầu thang, vẫn sừng sững một tấm biển với dòng chữ: ?oThis is Anfield?( Đây là Anfield). Đó là nơi mặt trời không bao giờ lặn, ánh hào quan của chiến thắng luôn còn đó.
    [​IMG]
    Vài nét về sân Anfield
    Năm khai trương: 1874.
    Sức chứa: 41.000 chỗ ngồi.
    Kỷ lục người xem: 61.905 khán giả (ngày 2/2/1952, trận Liverpool ?" Wolves, vòng 4 Cúp FA).
    Cổng Shankly Gates
    Để tưởng nhớ HLV huyền thoại Shankly, một chiếc cổng trên sân được mang tên ông. Ngày khánh thành, 26/8/1982, không có những tiếng reo hò của các cổ động viên mà khá trang nghiêm. Bà Nessie, vợ của người quá cố, đã mở khoá chiếc cổng dưới sự chứng kiến của ông Chủ tịch John W.Smith, Graeme Souness và Bob Paisley. Trên cánh cổng sắt đó có dòng chữ ?oYou?Tll never walk alone?, tên ca khúc chính của CLB.
    [​IMG]
    Shankly Gates
    Cổng Paisley Gateway
    [​IMG]
    Đây là một trong những chiếc cổng đẹp nhất trên sân cỏ nước Anh, được dựng lên để tưởng nhớ công lao của HLV mang lại nhiều thành tích nhất cho Liverpool FC. Cao 4,5m và nặng trên 2 tấn, Paisley Gateway trông thẳng vào khán đài Kop nổi tiếng. Ngày 8/4/1999 chiếc cổng được khành thành sau 18 tháng thi công, sau khi đã được bà vợ của Paisley ?onghiệm thu?. Dòng chữ ?oBob Paisley? xuất hiện trên vòm cổng với 3 biểu tượng Cúp C1 châu Âu. Hai cột sắt có hai tấm biển đồng, một in hình Bob Paisley còn một ghi công lao của ông.
    Được rico sửa chữa / chuyển vào 19:08 ngày 14/11/2004
  4. nonhon

    nonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    2.530
    Đã được thích:
    1
    PHẦN IV
    Từ những chiếc ô xanh trắng tới chiếc áo đỏ lừng danh
    Sau khi chia tách vớI Everton, các cầu thủ Liverpool mặc chiếc áo kẻ những ô vuông to màu xanh và trắng ?" màu truyền thống của Everton. Trong bức ảnh đầu tiên của Liverpool chụp năm 1892, các cầu thủ mặc giống hệt các cầu thủ Everton mặc năm 1883. Mãi tới năm 1894, các cầu thủ Liverpool mới chuyển sang màu áo đỏ. Từ đó, Liverpool luôn mang áo đỏ quần trắng và tất đỏ - sự thay đổi chỉ ở kiểu dáng cổ áo và những vạch sọc trên tất. Những kiểu áo trên sân khách luôn mang những màu đối lập.
    Vào mùa bóng 1958-1959, Liverpool bắt đầu sử dụng phù hiệu của đội bóng trên áo: một phù hiệu hình bầu dục với chú chim màu đỏ và dòng chữ LFC ở phía dưới. Kiểu quần áo cũng thay đổi với cổ hình chữ V và quần lần đầu tiên có những vạch đỏ. Lên hạng vào năm 1962, Liverpool lại mặc áo có cổ. Sau khi giành chức VĐQG năm 1964, HLV Shankly đề nghị sử dụng bộ trang phục toàn đỏ để cho ?okhí thế hơn?. Bộ trang phục truyền thống của Liverpool hình thành: Áo đỏ với cổ viền trắng, quần đỏ và tất đỏ, cùng phù hiệu trên ngực.
    Sang thập niên 70, Liverpool đơn giản hoá phù hiệu với chú chim màu trắng và dòng chữ LFC được thêu trên áo. Cùng với sự thương mại hoá bóng đá, lần đầu tiên phù hiệu nhỏ của hang Umbro xuất hiện trên phần ngực phải của áo. Kiểu áo có cổ được thay bằng kiểu áo cổ chữ V và thân áo đã xuất hiện những hình trang trí màu vàng. Không hiểu sao màu vàng rất thịnh hành trên trang phục bóng đá thập niên 70.
    Năm 1979, Liverpool trở thành đội bóng đầu tiên của nước Anh có tên tài trợ trên trang phục. Đó là tên hãng Hitachi. Tuy nhiên vào thờI điểm này các trận đấu trong khuôn khổ Cúp châu Âu không được phép mang tên nhà tài trợ trên áo.
    Vào mùa bóng 1982-1983 trang phục của Liverpool lại có sự thay đổi lớn. Những vạch trắng được đưa vào thân áo trước, và những đường trang trí màu trắng xuất hiện trên quần, Liverpool cũng có nhà tài trợ mớI: Crown Paints. Hãng này tồn tại trên ngực áo Liverpool tới mùa 1987-1988 thì được thay bằng Candy. Từ năm 1985, quần áo Liverpool không còn do Umbro thiết kế mà chuyển sang Adidas. Trên vai áo xuất hiện 3 vạch trắng biểu tượng của Adidas.
    Hình ảnh Carlsberg trên ngực áo Liverpool bắt đầu từ mùa bóng 1992-1993 và tồn tại cho tới ngày nay. Từ đó, Liverpool có một bộ quần áo rất lạ khi thi đấu trên sân khách: trang phục toàn màu xanh, màu đặc trưng của Carlsberg. Từ mùa bóng 1997-1998 đến nay, Liverpool lại chuyển sang sử dụng trang phục của hang Reebok.
    Có thể nói, trong lịch sử tồn tại của mình, Liverpool luôn trung thành với màu đỏ. Màu đỏ có thể là màu áo chủ đạo, có thể là màu trang trí. Chỉ có hai sự thay đổi: một là trang phục thi đấu trên sân khách(màu đen vào những năm đầu, màu vàng vào thập niên 70 và 80 hay màu xanh vào thập niên 90) và hai là tên hãng tài trợ trên ngực áo. Bởi vậy, có người từng phân biệt các đội bóng trong lịch sử Liverpool là Liverpool thời Candy, Liverpool thời Crown Paints hay Liverpool thời Carlsberg?
    Liver Bird-Chú chim thiêng liêng
    [​IMG]
    Với những người hâm mộ Liverpool, hình ảnh Liver Bird thiêng liêng không kém hình ảnh chiếc áo đỏ.
    Liver Bird là con vật tưởng tượng, pha trộn giữa hình ảnh của chim đại bàng và chim cốc. Nhiều người cho rằng đó là một chú chim bói cá được cách điệu. Liver Bird xuất hiện lần đầu tiên trong các tác phẩm của nhà văn Mỹ Herman Melville. Khi Vua John quyết định nâng cấp một cảng cá nhỏ bé có tên Lerpoole lên thành thành phố Liverpool vào thế kỷ 13, hình ảnh Liver Bird đã xuất hiện trên con dấu. Từ đó, trên nóc của toà nhà ?oLiver Building? nằm kề bở biển Mersey có hai chú chim Liver Bird rất lớn bằng đồng. Truyền thuyết kể rằng nếu hai chú chim đó? bay đi thì thành phố sẽ gặp những tai hoạ khủng khiếp. Tất nhiên là chúng không bay giờ bay được.
    Khi Liverpool được thành lập vào năm 1892, Liver Bird được chọn làm con vật khước của CLB và hình ảnh chú chim đã được đưa vào phù hiệu của đội. Ban đầu phù hiệu chỉ đơn giản là hình Liver Bird trắng ở giữa. Những bổ xung sau này trên chiếc phù hiệu phản ánh dấu ấn lịch sử mà Liverpool đã trải qua. Dòng chữ ?oYou?Tll never walk alone? xuất hiện khi bài hát truyền thống của CLB vang khắp châu Âu. Những ngọn lửa đỏ xuất hiện để tưởng nhớ 96 nạn nhân đã thiệt mạng trong thảm hoạ Hillsbrough.
    Được rico sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 14/11/2004
  5. nonhon

    nonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    2.530
    Đã được thích:
    1
    PHẦN V
    Bài hát truyền thống
    You''ll never walk alone
    Bạn sẽ không bao giờ cất bước cô đơn
    ]When you walk through the storm
    Hold your head up high
    And don''t be afraid of the dark
    At the end of the storm
    There''s a golden sky
    And the sweet silver song of the lark
    Walk on, through the wind
    Walk on, through the rain
    Though your dreams be tossed and blown
    Walk on, walk on, with hope in your heart
    And you''ll never walk alone
    You''ll never walk alone
    Walk on, walk on, with hope in your heart
    And you''ll never walk alone
    You''ll never walk alone
    Sẽ chẳng có CLB nào có một ca khúc truyển thống tuyệt vời như thế. You?Tll never walk alone - Bạn sẽ không bao giờ đơn độc.
    Đó là một ca khúc được viết cho một vở kịch mang tên Carousel tại sân khấu kịch Broadway vào năm 1945. Người soạn nhạc cho ca khúc là Richard Rodgers và phần lời là của Oscar Hammertein. Ngay khi xuất hiện, ca khúc đã tạo một âm hưởng đặc biệt, mà ý nghĩa của nó vượt qua khỏi khuôn khổ của vở kịch Carousel. Khi sân khấu Broadway đang diễn vở kịch, chiến tranh thế giới thứ hai vẫn chưa chấm dứt. Trong số những khán giả tới xem, nhiếu người có chồng, cha, con trai hay người yêu ngoài mặt trận ?" ca khúc đó đã giúp họ khuây khoả được phần nào.
    Một ca khúc làm chấn động giới âm nhạc thời đó. You?Tll never walk alone được trình diễn và thu băng đĩa bởi những ban nhạc, những ca sĩ nổi tiếng nhất thuộc đủ mọi thể loại pop, rock, nhạc Gospel, jazz, nhạc Cuontry và cả nhạc Opera. Có thể kể ra đây những ngôi sao, những ban nhạc ít nhất một lần say sưa trình diễn ca khúc này: Louis Armstrong, ChetAtkins, Shirley Bassey, Glen Campbell, Ray Charles, Perry Como, Michael Crawford, Placido Domingo, Aretha Franklin, Judy Garrland, Gerry and the Pacemakers, Marilyn Horne, Mahalia Jackson, Patti Labelle, Cleo Laine, Mario Lanza, Darlene Love, Jim Nabors, Olivia Newton John, Pink Floyd, Evils Presley, The Righteous Brothers, Nina Simone, Frank Sinatra, Kiri TeKanawa, Conway Twitty và Dionne Warwick.
    Trong một thế giới đầy những hiểm hoạ, sự bất hạnh có thể tới bất cứ lúc nào, ca khúc You?Tll never walk alone như một lời động viên, khích lệ con người ta vững tâm tiến lên phía trước: ?oKhi bạn đi qua dông bão, hãy ngẩng cao đầu, đừng lo sợ trước màn đêm u tối, sau cơn bão sẽ là bầu trời rực rỡ, và tiếng hót ngọt ngào của con chim chiền chiện? Hãy tiến lên vượt qua mưa gió, với niềm hy vọng trong trái tim mình, bạn sẽ không bao giờ đơn độc.?
    Và ca khúc đã trở thành bài hát truyền thống của Liverpool, cùng đội bóng ?oáo Đỏ? chinh chiến khắp nước Anh, khắp châu Âu. Trong những ngày bi đát nhất là thảm hoạ Heysel và Hillsborough, những người còn sống sót hát you?Tll never walk alone trong nước mắt, cầu cho linh hồn những người xấu số không đơn côi ở bên kia thế giới. Từ đó, trong những đám tang của người dân thành Liverpool, người ta thấy vang vọng khúc ca ?oYou?Tll never walk alone? ?" khúc ca làm những người thân nguôi đi nỗI buồn.
    Với lời ca đầy lạc quan, You?Tll never walk alone trở thành ca khúc số một trong những đợt quyên góp cho các nạn nhân của chiến tranh, thảm hoạ thiên nhiên hay bệnh tật. Năm 1985, một chương trình ca nhạc quyên tiền ủng hộ các nạn nhân của thảm hoạ tại sân vận động Bradford đã được mang tên ?oYou?Tll Never Walk Alone?. Tại Mỹ, ca khúc này cũng xuất hiện trong những đợt vận động phòng chống bệnh AIDS.
    Với mỗi người dân Liverpool, You?Tll Never Walk Alone đã trở thành ca khúc không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật. Mỗi khi bước vào Anfield, họ lại được chiêm ngưỡng dòng chữ You?Tll Never Walk Alone trên cổng Shankly Gates và được đắm mình trong không khí âm nhạc tuyệt vời trên khán đài. Ca khúc thường được một người xướng và cả vạn người đồng thanh hát theo.
    Những người không có duyên vớI Liverpool, phải rời sân Anfield để thi đấu ở một nơi nào đó, đều sẽ được chia tay bằng một câu: ?oVới niềm hy vọng trong tim mình, bạn sẽ không bao giờ đơn độc??
    LIVERPOOL FC & THE BEATLES
    [​IMG]
    Thành phố Liverpool có hai niềm tự hào: đội bóng Liverpool và ban nhạc hay nhất thế kỷ The Beatles. Điều khá trùng hợp là khi ban nhạc bắt đầu nổi danh ở nước Anh với Album đầu tay ?oPlease, please Me? vào năm 1962 thì Liverpool FC cũng được thăng hạng và bắt đầu nổi danh dưới sự dẫn dắt của Shankly.
    Ca khúc When the Saints Go Machin?T In được The Beatles thời sơ khai trình bày vào giai đoạn mới thành lập, sau này thường xuất hiện trong những bài viết về tiền đạo Saint John của Liverpool. Bố của John Lennon là một cổ động viên nhiệt thành cho đội bóng ?oáo Đỏ?, đặc biệt là tiền đạo Billy Liddell. Trên bìa đĩa Album ?oSergeant Pepper?Ts Lonely Hearts Club Band?, hình ảnh của Bill Liddell đã xuất hiện bên cạnh nhiều nhân vật nổi tiếng thuộc nhiều lĩnh vực như triết học, chính trị, điện ảnh.
    Trong ca khúc Dig It của The Beatles có xuất hiện Matt Busby, HLV huyền thoại của Manchester United nhưng cũng được các CĐV Liverpool coi trọng vì sự nghiệp cầu thủ của ông gắn với sân Anfield.
    Được nonhon sửa chữa / chuyển vào 16:55 ngày 26/09/2004
  6. nonhon

    nonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    2.530
    Đã được thích:
    1
    Phần VI
    Vực thẳm Heysel chôn vùi con tàu Anh
    [​IMG]
    Heysel không còn nữa, cái sân đau thương xưa kia đã được người ta gọi bằng cái tên mới nhưng vết đen của thảm hoạ Heysel thì mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm người hâm mộ. Hơn 400 triệu khán giả truyền hình thế giới đã trực tiếp chứng kiến trận chung kết Cúp C1 giữa Liverpool và Juventus, 2 đội bóng châu Âu hay nhất ngày ấy. Trong khung cảnh không khác một bãi chiến trường, 39 con người yêu bóng đá đã phải giã từ cõi đời.
    Vào giữa thập niên 80, Đoàn quân đỏ (RedArmy) Liverpool làm cả châu Âu khiếp sợ khi vượt qua tất cả những đội bóng lớn nhất của cựu lục địa giành lấy vinh quang tại các Cúp châu Âu. Nhưng ác thay là người ta không chỉ sợ Liverpool trên sân cỏ, mà còn sợ đội quân ủng hộ luôn theo đội bóng. Gây bạo loạn khắp châu Âu những phải tới cái ngày bi thảm 29-5-1985 ?" ?odanh tiếng? của các CĐV Liverpool mới được phơi bày, trong máu và nước mắt.
    Trên khán đài phía Đông Bắc của Heysel, các CĐV Anh ở khu Y và các CĐV Italia ở khu Z chỉ được ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Những ?oYêng hùng? đến từ xứ sương mù chủ động tấn công các CĐV Italia bằng chai lọ, gạch đá. Hàng rào ngăn cách không chịu nổi sức ép của đám đông, hooligan Anh từ khu Y tràn qua khu Z. Những người Ý khốn khổ trốn chạy khắp nơi, kẻ chui xuống đường thoát hiểm, người trèo lên bức tường bê tông ở cuối khán đài. Sức nặng của đám đông cuồng loạn khiến bức tường sập xuống làm nhiều người chết ngay tại chỗ. Trong 39 con người xấu số đó có 31 người Italia và chỉ có 1 người Anh duy nhất.
    Trận đấu vẫn diễn ra trên sân bất chấp những cảnh khủng khiếp trên khán đài và các bệnh viện ứ dần những người xấu số và những người bị thương. Các quan chức sau này cho biết họ không dám ngừng trận đấu vì sợ hậu quả còn trầm trọng hơn. Kết quả 1-0 nghiêng về Juventus, bàn thắng do Platini ghi ở phút 57 từ chấm 11m.
    Một buổi chiều đau thương làm chôn vùi mọi hy vọng bá quyền của các CLB Anh. Đang băng băng trên con đường lớn, đè bẹp mọi thứ cản trở, con tàu bóng đá Anh trở thành một đống sắt câm lặng. Họ chỉ còn biết ngồi nhìn các đội châu Âu tranh đấu với nhau, và vớt vát: ?oThiếu các CLB Anh, đâu còn là Cúp Châu Âu?. Họ đâu biết rằng, sau khi trở lại, họ đã bị châu Âu bỏ lại phía sau.
    Trở lại với khung cảnh Heysel hôm ấy? Những người cứu thương của Hội Chữ Thập Đỏ đã rất tích cực, nhưng mãi nửa tiếng sau xe cứu thương mới tới. Những thân thể bầm nát được khiêng ra trong tiếng cầu nguyện của Cha đạo. Cuộc bạo loạn làm cả Châu Âu chìm trong sự đau buồn và dấy lên những làn song chỉ trích nặng nề. Kênh truyền hình Đức ZDF cắt luôn buổi truyền trực tiếp chỉ 9 phút sau khi các CĐV Anh bắt đầu gây loạn. Ngày 30/5, sau cuộc họp khẩn cấp. Chính phủ Bỉ đã ra lệnh cấm tất cả các CLB Anh chơi bóng tại Bỉ - lệnh cấm áp dụng cho các CLB của Anh. Sau khi ủng hộ cho các nạn nhân 317.500 USD, bà Thatcher, thủ tướng Anh khi ấy, tuyên bố hành động của các CĐV Liverpool ?omang lại sự ô nhục và tủi hổ cho nước Anh?.
    Các quan chức cho biết hơn 1 ngàn cảnh sát đã được huy động cho trận đấu đó những phần lớn lang thang ngoài sân vận động, số còn lại không tập trung chú ý lên khán đài vì mải?theo dõi trận đấu. Cách sắp xếp các CĐV trên khán đài cũng bất hợp lý. Lẽ ra phải có một ?ovùng đệm? giữa 2 khu vực khán giả Anh và Italia nhưng không hiểu sao vé của ?ovùng đệm? ấy lại được bán cho khán giả? Italia. Những sự bất cẩn chết người ấy đã như ?ovẽ đường cho hươu chạy? ?" các CĐV Liverpool mặc sức tung hoành mà không vấp phải sự kháng cự nào. Dấu ấn của ?oQuê hương bóng đá? tại châu Âu mờ dần từ đó. Thảm hoạ Heysel khép lại những năm tháng hào hung của nước Anh tại các Cúp châu Âu, để tới khi trở lại họ chỉ biết than thở hoài cổ. Các CLB đành quay lại với giải nội địa khi bị tẩy chay hoàn toàn tại cựu lục địa. ĐTQG tránh được lệnh cấm vận, nhưng cũng không thi đấu thành công như trước nữa. Thất bại tại EURO?T88 là kết quả tất yếu của việc các cầu thủ, chỉ thi đấu cho các CLB trong nước, không được cọ xát quốc tế. Gây ra bi kịch làm liên luỵ tới cả một thế hệ cầu thủ Anh 1985-1990, Liverpool đã bị nguyền rủa không chỉ ở châu Âu mà còn chính tại quê hương. Những lời chỉ trích Liverpool càng tăng khi các CĐV ?oáo Đỏ? lại gây ra thảm hoạ Hillsborough làm 96 ngườI chết, chỉ 4 năm sau thảm hoạ Heysel.
    ? Dấu ấn đau thương xưa mờ dần theo thời gian. Các CLB Anh lục tục trở lại đấu trường châu Âu sau 5 năm bị cấm. Liverpool cuối cùng cũng được ?oân xá?, dù phải lãnh thêm 2 năm nữa. Sân Heysel xưa đã được xây dựng lại phục vụ cho EURO 2000, và được mang tên mới: Sân vua Baudoin. Nhưng những người chứng kiến tận mắt khung cảnh thê thảm ấy như thủ môn Grobbelar, Rush hay Dalglish không thể nào quên được: ?oTôi sẽ không bao giờ trở lại nơi ấy nữa, dù nó có đổi thay như thế nào? danh thủ M.Platini tâm sự: ?oBóng đá mạng lại cho tôi niềm vui, nhưng nơi ấy không bao giờ còn mang lại cho tôi niềm vui nữa.?
    Được rico sửa chữa / chuyển vào 12:51 ngày 26/09/2004
  7. nonhon

    nonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    2.530
    Đã được thích:
    1
    PHẦN VII
    Thảm hoạ HillsBorough
    [​IMG]
    Chiều 15/4/1989?
    Chiếc đồng hồ ở góc sân Anfield sẽ được đặt chuông ở 3 giờ 06 phút, những bó hoa tươi sẽ được đặt tại ?oHòn đá ký ức? gần cổng Shankly Gates. Trên sân, 96 ngọn nến được thắp lên tưởng niệm linh hồn những người đã mất. Khi dàn hợp xướng của nhà thờ ngừng bặt đúng 3h06, trọng tài Ray Lewis - người đã điều khiển trận đấu vào cái ngày kinh hoàng ấy - sẽ thổi một tiếng còi báo hiệu 1 phút mặc niệm cho những người xấu số đã vĩnh viễn ra đi trong một thảm hoạ bóng đá khủng khiếp tại sân Hillssborough, thành phố Sheffield.
    Đó là lễ kỉ niệm tròn 10 năm ngày diễn ra thảm hoạ bóng đá Hillsborough. Trong một ngày đen tối của bóng đá Anh, 96 con người đã thiệt mạng do bị dẫm đạp, đè nén và dồn ép vào những hang rào thép. Những kẻ chủ chốt gây ra thảm hoạ trên lại đến từ thành phố Liverpool.
    Cả vùng Merseyside hôm ấy thật yên ắng vì 2 đội bóng con cưng đi chinh chiến phương xa. Nửa màu xanh của thành phố Liverpool đi theo Everton tới thành phố Norwich để chơi trận bán kết thử nhất Cúp FA còn nửa màu đỏ cùng Liverpool tớI Sheffield để chơi trận bán kết thứ hai. Cuộc đối đầu giữa Liverpool của Kenny Dalglish và Nottingham Forest của Brian Clough là cuộc ganh đua giữa 2 CLB xuất sắc nhất trong thập kỷ của nước Anh. Thật trùng hợp là 2 CLB này đã gặp nhau 12 tháng trước đó, cũng tạI Hillsborough và cũng ở bán kết Cúp FA. Không khí trước sân Hillsborough thật náo nhiệt nhưng ít ai ngờ rằng thảm hoạ sắp ập xuống đầu họ mà trong đó không ít người phải chia tay với thế giới. Sân Hillsborough như ? rúm lại trước sức ép của hàng ngàn người không có vé xô đẩy để vào sân. Ban tổ chức đã có một quyết định điên rồ: thay vì kiên quyết đóng chặc cổng(vì bên trong đã đầy cứng) để chờ cảnh sát tới can thiệp thì họ lại giải toả sức ép bằng cách mở cửa C. Dòng thác người tràn tới và khoảng 2000 người vào sân trót lọt. Trong cơn hoảng hốt, bảo vệ không còn cách nào khác phải đóng cửa lại vì nếu cứ mở thì dòng người tiếp tục tràn vào không kiểm soát nổi. Cảnh tượng hỗn loạn khiến những khán giả có vé chạy lung tung ở các lối ra vào. Rất nhiều người muốn tháo thân nhưng cánh cổng đã đóng chặt, đành phải quay lại khán đài.
    Một cảnh tượng kinh hoàng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới hiện ra. Cả một đám người bị dồn ép vào hàng rào ngăn cách, dẫm đạp lên nhau trong vô vọng. Có những ngườI cố gắng leo lên hàng rào nhưng cuối cùng lại bị tụt xuống. Những tiếng thét khản đặc: ?oMở cổng ra, mở cổng ra??
    Trận đấu trên sân mới chỉ bắt đầu. Khi Nottingham Forest được hưởng một quả phạt góc, hai CĐV vượt thoát khỏi ?ođịa ngục? chạy xuống sân báo với Alan Hansen, đội trưởng Liverpool: ?oCó người chết trên khán đài?. Thủ môn Bruce Grobbelar của Liverpool nhớ lại: ?oTôi ngẩng lên và nhìn thấy sự kinh hoàng trên nét mặt của các CĐV. Tôi nói ngay với một cảnh sát:?Phải mở cổng ngay ra, anh không thấy người ta cần điều đó thế nào à?? Đúng 3h06 phút, cảnh sát buộc trong tài Lewis phải thổi còi tạm dừng trận đấu và các cầu thủ nhanh chóng rời sân.
    Cho tới ngày nay, những hình ảnh khủng khiếp của thảm hoạ Hillssborough vẫn ám ảnh trong tâm trí những người hâm mộ bóng đá Anh: những xác chết nằm la liệt trên các bậc thang, những người cứu hộ khiêng từng xác chết, một chiếc xe cứu thương lẻ loi chay đi, chạy lại trên sân? Có tới 80 người chết ngay do ngạt thở, bị đè bẹp, 16 người khác chết tạ bệnh viện Sheffield và hơn 200 người bị thương. Thảm hoạ Hillsborough gây chấn động bóng đá Anh và là vết nhơ trong lịch sử đầy vinh quang của Liverpool.
    Một tấm bia đá tưởng niệm những nạn nhân xấu số đã được dựng lên ngày trước sân Anfield như nhắc nhở các thế hệ CĐV đội bóng ?oáo Đỏ? tránh lập lại sai lầm khủng khiếp của những người đi trước.
    Tên của toàn bộ 96 nạn nhân thảm hoạ Hillsborough được ghi trên những trang web hay những cuốn biên niên sử về Liverpool. Những ngọn lửa tưởng niệm đã được đưa vào phù hiệu của CLB. Rút kinh nghiệm từ thảm hoạ này, các khán đài trên sân cỏ Anh được vĩnh viễn dỡ đi những hàng rào sắt ngăn cách?
    Được rico sửa chữa / chuyển vào 12:50 ngày 26/09/2004
  8. nonhon

    nonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    2.530
    Đã được thích:
    1
    Những con người làm nên lịch sử Liverpool FC
    Bill Shankly: Niềm kiêu hãnh bất diệt
    [​IMG]
    [​IMG]
    Shankly - một con người còn hơn cả một huyền thoại. Với bóng đá Anh, tên tuổi của ông sánh ngang Sir Matt Busby của M.U - những con người sống và chết cho bóng đá. Với thành phố cảng Liverpool, ông là niềm kiêu hãnh bất diệt, bên cạnh ca sĩ John Lennon.
    [​IMG]
    Tạp chí FourFour Two số tháng 4/2000 công bố kết quả điều tra: Bill Shankly là HLV xuất sắc nhất mọi thời đại, sau đó mới tớI Alex Ferguson - người hung của Manchester United hơn thập kỷ qua và Brian Clough - người dẫn đường chỉ lối cho một Nottingham Forest vinh quang những thập niên 70 và 80. Shankly chưa một lần được nâng cao Cúp C1 châu Âu chư Ferguson và Clough, nhưng ông là người đặt viên gạch đầu tiên xây lên một ?oĐạI Liverpool?, người vạch ra con đường cho đội bóng ?oáo Đỏ? đi tới: buộc châu Âu phải nghiêng mình kính nể.
    Từ Huddersfield, Bill Shankly tới sân Anfield vào năm 1959 khi đội bóng đang lận đận ở giải hạng Hai. Việc làm đầu tiên của ông không phảI là xem đội bóng thi đấu như thế nào mà xem tinh thần của đội bóng đó ra sao. Đó chính là triết lý của Shankly, một triết lý sau này ăn vào máu các thế hệ Liverpool. Các cầu thủ, các CĐV của Liverpool nhanh chóng tiếp thu ?otinh thần Shankly?, nghĩa là chỉ biết tiến lên phía trước. Tinh thần ấy sau này được tiếp nối dưới thời của Bob Paisley và Joe Fagan, biến Liverpool thành một quyền lực bóng đá ở châu Âu.
    Trở lại giải hạng nhất, giành chức VĐ, giành Cúp FA, lọt vào chung kết Cúp châu Âu? đó là những gì Shankly làm được chỉ trong vòng vài năm ở Anfield. Vẫn với đội hình thi đấu hạng Hai ấy(Chỉ bổ xung Yeats và St.John từ Huddersfield), Liverpool đã lên hạng vào mùa bóng 1961-1962 và cùng năm đó lọt vào trận chung kết Cúp C2(thua Dortmund).
    [​IMG]
    Liverpool năm 1969
    Sau những thất bại vào năm 1971, Shankly chủ trương trẻ hoá. Những công thần như Hunt, Yeats, St.John và Lawrence cũng phải ra đi nhường chỗ cho những ngôi sao trẻ như Clemence, Heighway và đặc biệt là cặp Keegan-Toshack. Những người hùng mới đã xuất hiện, Shankly bắt đầu hướng tới các Cúp châu Âu. Ông có chung tư tưởng bóng đá Tổng lực của ngưòi Hà Lan, luôn chỉ đạo các cầu thủ chơi tấn công tuyệt đối. Chiếc Cúp C3 năm 1973 sau khi thắng Moenchengladbach là danh hiệu đầu tiên ngoài biên giớI của Shankly, tiếc thay lại là danh hiệu duy nhất. Những chiếc Cúp châu Âu danh giá liên tiếp xuất hiện khi ông đã từ giã vũ đài bóng đá.
    Shankly rất yêu bóng đá, bởi vậy quyết định giải nghệ của ông vào năm 1974 làm nhiều người ngỡ ngàng và buồn bã, dẫu biết ông đã 60 tuổi và chung thuỷ với Anfield trong 15 năm. Nước Anh lại chia tay với một HLV huyền thoại nữa, sau sự ra đi của Busby ở Manchester United.Trước khi ?ovề vườn? ông chỉ định Bob Paisley là người kế nghiệp và chính Paisley, dựa trên những gì Shankly để lại, đã đưa Liverpool trở thành một ?ogã khổng lồ?.
    Đằng sau huyền thoại bóng đá Shankly là gì?
    [red]Sinh ra ở một khu mỏ Glenbuck, Shankly sớm có tư tưởng ủng hộ những người bị áp bức bất công. Khi còn là một cậu bé, ông từng chứng kiến cuộc tổng bãi công năm 1926. Ông không tin vào các chính trị gia, không tin Công Đảng bởi họ chẳng làm gì có ích cho đời sống gia đình ông và những công nhân mỏ khác. Ông tôn thờ nhà thơ Cộng sản Rabbie Burns. Chính những triết lý trong thơ của Rabbie Burns đã có ảnh hưởng lớn tới phong cách huấn luyện của Shankly: phải luôn dựa vào tinh thần đồng đội, phải tạo cho các cầu thủ biết giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
    Cuộc sống trong khu mỏ thật khó khăn nhưng không hoàn toàn buồn thảm, lanh lẽo. Gia đình Shankly thường đi bộ xa tớI 8 dặm để xem phim tạI rạp Muirkick.
    Ông rất thích xem phim Gangster, thần tượng của ông là Jimmy Cagney và Edward Robinson - với những vai diễn luôn phải thực hiện những công việc khó khăn nhưng đều thành công. Những năm sau này, khi đã thành danh ở Anffield, ông thường bật băng của Cagney cho các cầu thủ xem. Một lần ông hỏi trung vệ Tommy Smith:?Anh có nghĩ mình là một con người cứng rắn? Đây mới là những người cứng rắn nhất(chỉ Cagney). Nếu anh tái phạm một sai lầm, anh sẽ bị bắn chết?. Câu nói của Cagney: ?oHãy nhìn tôi đây, trên đỉnh thế giới? là khẩu hiệu mà Shankly muốn các học trò phải học thuộc. Biết được sở thích của Shankly mỗi lần đi thi đấu sân khách thì xe của đội thường tới nơi đúng vào lúc chương trình truyền hình ?oThe Untouchables? - chỉ chiếu phim hành động bắt đầu.
    Một sở thích nữa của Shankly là đấm Box. Khi còn là cầu thủ, ông thường trao đổi 15 phút về đề tài đấm box với các đồng đội trước khi vào sân. Những ngày trong quân ngũ, ông thường tập đấm Box và từng giành được chức vô địch hạng trung.
    Tinh thần Shankly được xây dựng từ những sở thích đặc biệt như thế!
    Người ta đã dựng một bức tượng ông bằng đồng trước khán đài KOP vào năm 1997. Nghệ nhân Murphy đã nghiên cứu rất nhiều bằng tư liệu để tạo ra cái dáng quen thuộc nhất của ông. Chiếc khăn trên cổ ông làm người ta nhớ lại câu chuyện cảm động năm 1973. Khi ông cùng các đồng đội ăn mừng chức VĐ trước các CĐV trên khán đài Kop, một cậu bé đã tung chiếc khăn của mình vào sân. Một viên cảnh sát đá tung chiếc khăn đi và đã bị Shankly, sau khi quàng chiếc khăn vào cổ, mắng: ?oNày anh ơi, với anh thì đó chỉ là chiếc khăn, còn với cậu bé đó là cuộc sống của nó?.
    Shankly mãi mãi ra đi vào năm 1981, khi Đoàn quân đỏ của ông đang chế ngự toàn châu Âu. Thành phố cảng Liverpool đau đớn vĩnh biệt liên tiếp 2 người con yêu dấu, John Lennon đã bị hạ sát tại New York trước đó 1 năm. Mỗi khi bước qua cổng ?oShankly Gates?, người ta lại bồi hồi nhớ về Shankly và những năm tháng hào hùng của Liverpool. Shankly sẽ không bao giờ đơn độc, như dòng chữ được ghi trên chiếc cổng sắt từng chứng kiến bao thăng trầm của đội bóng
    Được rico sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 26/09/2004
  9. nonhon

    nonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    2.530
    Đã được thích:
    1
    Bob Paisley: Một người bình thường mà vĩ đại
    [​IMG]
    Bob Paisley là một HLV bất đắc dĩ. Nghề HLV chưa bao giờ lôi cuốn ông nhưng thật kỳ lạ khi ông được thuyết phục ngồi vào chiếc ghế HLV bỏ trống của Shankly, ông đã giành được nhiều danh hiệu hơn bất cứ HLV nào của nước Anh trong thế kỷ 20. Thậm chí, ông còn là HLV của thế kỷ theo đánh giá của nhiều người.
    Kenny Dalglish, Alan Hansen và Graeme Souness, bộ ba Scotland lừng danh nhất trong lịch sử và đều được Paisley mua về Liverpool, coi Paisley là người có ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp của mình. ?oSẽ chỉ có một Paisley mà thôi?, Dalglish nói: ?oSuốt đời ông chỉ biết cống hiến cho Liverpool. Ông chơi bóng tại đây, trở thành người huấn luyện tại đây, trở thành người quản lý tại đây?
    [​IMG] cầu thủ Bob Paisley Bob Paisley và Ian Callaghan
    Chưa có ai hiểu cầu thủ hơn ông. Ông có thể biết phẩm chất của một cầu thủ khi anh ta chạy vài bước, làm vài động tác. Chưa bao giờ ông ta ăn to nói lớn, nhưng ông là một trong những người hiểu bóng đá nhất. Tôi chịu ơn Paisley hơn bất cứ ai trên đời này.?
    Bộ sưu tầm 19 danh hiệu trong vòng có 9 năm của Paisley làm nhiều người choáng ngợp. Cho tới nay, bất cứ ai nhìn vào bảng thành tích của Paisley cũng phải lắc đầu: ?oThực hiện những điều ấy quả là nhiệm vụ bất khả thi.?
    Paisley sinh ngày 23/1/1919 trong một gia đình thợ mỏ ở Quận Durham. Khi còn nhỏ, Paisley luôn tiếp thu rất nhanh những bài giảng trên lớp và có biệt tài nhớ như in những lời khuyên của người khác. Một trong số những lời răn dạy mà Paisley nhớ suốt đời, trở thành phương châm sống của ông sau này là của ông hiệu trưởng trường tiểu học: ?oNếu bạn ăn nói nhẹ nhàng, người ta sẽ cố gắng nghe những gì bạn nói. Còn nếu bạn la hét, mọi người sẽ bỏ đi hết?.
    Paisley tới Liverpool từ rất sớm, năm 20 tuổI, ông đã kí hợp đồng với CLB, hưởng mức lương khôi hài là 5 bảng/tuần. Paisley treo giầy vào năm 1954, khi Liverpool bị xuống hạng. Năm 1959, Paisley trở thành cánh tay phải của HLV huyền thoại Shankly, người vừa rời Huddersfield, để dẫn dắt Liverpool. Khi Shankly ra đi vào năm 1974, chính ông đã chỉ định Paisley là người kế nhiệm để nối tiếp sự nghiệp của mình.
    Phải có những lời động viên từ gia đình và sự thuyết phục hết mình của CLB, Paisley mới đảm nhận cương vị ấy. Mùa bóng đầu tiên không được xuôi chèo mát mái cho lắm, Liverpool chỉ dành ngôi á quân. Nhưng mùa bóng sau đó, Liverpool gặt hái tới hai danh hiệu quan trọng: chức VĐQG sau trận cuối cùng rất vất vả trước Wolves và chiếc Cúp UEFA sau khi thắng Bruges trong trận chung kết.
    [​IMG]
    Nhưng phải tới năm 1977, tên tuổi của Paisley mớI được tôn vinh sau khi Liverpool giành Cúp C1 tại Roma. Paisley đã trở thành HLV người Anh đầu tiên giành Cúp này(trước đó có 2 người Scotland là Jock Stein với Celtic năm 1967 và Matt Busby vớI M.U năm 1968). Trong buổi liên hoan tràn ngập rượu champagne, Paisley ngồi một góc phòng và từ chối uống rượu dù chỉ một ly. Ông đùa: ?oỞ Roma hôm nay chỉ có tôi và giáo hoàng là không say?.
    Đó là một điểm khời đầu cho một gian đoạn mới của Liverpool. Những người cũ thời Shankly, tiểu biểu là Keegan và Toshack, lần lượt ra đi. Paisley bắt đầu công cuộc tái thiết. Và một thế hệ Paisley ra đời Dalglish, Hansen, Rush, Lawrenson, Grobbelar, Nicol, Souness? Lứa cầu thủ đã mang về tiếp cho Liverpool 2 chiếc Cúp C1 châu Âu.
    Sau khi từ giã nghề HLV (giao cho Joe Fagan vào năm 1983), Paisley trở thành cố vấn cho Dalglish vào năm 1986 trước khi bị căn bệnh quái ác Alzheimer quật ngã. Thế giới bóng đá vĩnh viễn mất Paisley vào tháng 2/1996. Trong đám tang của ông tại nghĩa trang St. Peter?Ts, giáo sĩ John Roberts đã gọi ông là ?omột người bình thường mà vĩ đại?. Tưởng nhớ tới ông, một chiếc cổng lớn trên sân Anffield đã được đặt tên ?oPaisley Gateway?.
    Được rico sửa chữa / chuyển vào 13:19 ngày 26/09/2004
  10. nonhon

    nonhon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    2.530
    Đã được thích:
    1
    Joe Fagan: người giành ?ocú ăn ba? đầu tiên
    [​IMG]
    Fagan là một thành viên trong nhóm ?oBoot-room? nổi tiếng mà Shankly đã tạo dựng. Ông không có sức cuốn hút to lớn như Shankly, không có nhiều danh hiệu như Paisley, nhưng ông là người duy nhất mang về ?ocú ăn ba? (giành cả chức VĐQG, Cúp liên đoàn và C1 trong cùng một mùa) cho Liverpool vào mùa bóng 1983-1984. Ông cũng là HLV đầu tiên thực hiện được điều đó với một CLB Anh, sau này chỉ có Alex Ferguson lập lại được với M.U mùa bong 1998-1999 (chỉ khác là M.U đoạt Cúp FA).
    Khi Fagan lên thay Paisley, tiền vệ nổi tiếng Souness chuyển sang Sampdoria trong khi Sammy Lee chỉ còn là cái bóng của chính mình. Dalglish không còn ở phong độ cao nhất. Những cầu thủ được mua về khá vô danh: Kevin MacDonald, Jim Beglin và cầu thủ Đan Mạch Jan Molby. Trong bối cảnh ấy, việc duy trì được thành tích như thời của Paisley quả là một công việc khó khăn. Nhưng Fagan đã làm được hơn tất cả mong đợi. Người ta cho rằng nếu Fagan tiếp tục làm việc lâu hơn với Liverpool(ông chỉ dẫn dắt đội có 2 mùa bóng) thì bảng thành tích của ông còn dài hơn nữa.
    Fagan đã ra đi vào cuối mùa bóng thứ hai của ông với Anfield Road, khi Liverpool vẫn ở đỉnh cao danh vọng. Ông đã dẫn dắt Đoàn quân đỏ lọt vào trận chung kết Cúp C1 lần thứ 5: gặp Juventus tại Brussels. Fagan hy vọng lập lại thành tích của Paisley ?" giành hai chiếc Cúp C1 liên tiếp - nhưng tất cả sụp đổ sau khi Juventus thắng bằng bàn quyết định của Platini. Nhưng không phải chỉ là một trận thua đơn thuần, trận chung kết ấy đã chấm dứt đà đi lên như vũ bão của Liverpool sau khi các CĐV của họ gây ra một tai hoạ khủng khiếp trên sân Heysel.
    Ông từ chức ngay sau thảm hoạ đó. Nhưng với tinh thần ?oBoot-room?, ông vẫn có những đóng góp cho sự phát triển của CLB. Ông từng là cố vấn cho Roy Evans trong một thời gian dài.
    Được rico sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 26/09/2004

Chia sẻ trang này