1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Liverpool FC - Những điều bạn chưa biết : Truyền thống là thứ mà tiền không mua được...

Chủ đề trong 'Liverpool (LFC)' bởi nonhon, 12/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangduyphuong

    dangduyphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    3
    16 điều lí thú về Morientes
    1.Carragher chuyền dài cho Gerrard, Gerrard lại chuyền cho Garcia, Garcia đẩy qua Sanchez, Sanchez sút...goallll, một bàn thắng tuyệt đẹp. Ủa, nhưng mà Sanchez là ai. Hì hì, thực ra tên đầy của Morientes là Fernando Morientes Sánchez.
    2.Morientes sinh ngày 5/4/1976 ở Cáceres. Thật không may cho tiền đạo TBN, anh đã bỏ lỡ cơ hội xem Kevin Keegan ghi bàn thắng giúp Quỉ Đỏ vượt qua Leicester ngay tại thánh địa Anfield.
    3.Mauricio Pellegrino có nickname ''The Long Pork Sausage'', Morientes cũng có và kì dị không kém-bạn đồng nghiệp thường gọi anh là Moro.
    4.Moro thích hoa, có lẽ vậy. Anh ấy thích đặt một ít hoa trong phòng tắm.
    5.Morientes khởi nghiệp ở một số CLB không mấy tên tuổi: Diana, Bar Cuatro, Refugio Dorado, Citroën và Sonseca trước khi gia nhập Albacete năm 1992. Năm 1995 chuyển sang chơi cho Real Zaragoza ghi 28 bàn trong 66 trận, trước khi thực sự trở thành người của Real Madrid năm 1997.
    ............
    gian nan quá
    6.Anh ấy cũng thích Queen
    7.Tại giải vô địch U-20 thế giới năm 1995, Morientes chơi cặp với Raúl González, người sau đó trở thành đồng đội và là bạn thân của anh ở Real.
    8.Cao 1 mét 86.
    .................
    Với người Việt Nam như vậy là khổng lồ
    9.Trong khi người đồng hương Antonio Nunez đã có bằng luật sư thì Morientes lại dính dáng đến IT. Anh thừa nhận rằng lướt web hầu như cả ngày và thích chơi game bóng đá.
    10.Hai vận động viên thể thao anh rất ngưỡng mộ là cựu vô địch Olympic Carl Lewis và Miguel Indurain, vận động viên đua xe đạp nổi tiếng của TBN, người đã 5 lần đăng quang Tour De France(thua Amstrong đúng 1 lần).

    11.Không lâu sau khi gia nhập Real Madrid, Morientes có trận ra mắt trong màu áo tuyển TBN gặp Thụy Điển năm 1998, và anh đã ghi 2 bàn chỉ trong 5 phút đầu. Ghi 2 bàn khác trong trận gặp Bulgaria tại World cup 1998. Năm 2000 ở nhà xem EURO qua tivi. World cup 2002 ở Hàn Quốc/Nhật Bản, trở lại và tiếp tục ghi bàn, 2 ở trận gặp Paraguay,1 trong trận TBN-Ailen. EURO 2004, ghi 1 trong 2 bàn của tuyển TBN.

    12. Bàn thắng nổi tiếng nhất của anh được ghi trong trận chung kết Champions League năm 2000 giữa Real và Valencia. Real thắng 3-0, trong đó có 1 bàn thắng khá đẹp của cựu cầu thủ Liverpool, Macca.

    13. Cưới cô vợ tên là Vitoria vào ngày 23/12/1999 tại một thánh đường lớn San Juan de Los Reyes ở Toledo. Đã có hai "cháu" Fernando và Lucia.

    14. Những lúc rảnh rỗi thường ở nhà với vợ con và xem tivi.

    15. Mùa giải trước, khi được cho Monaco mượn. Morientes đã ghi 10 bàn tại League, 9 bàn tại CL(vua phá lưới) cho đội bóng công quốc.

    16. Cuối cùng, Moro không thích ăn quá nhiều và quá muộn bởi vì điều đó sẽ khiến anh gặp ác mộng.
    ThangKinhHiepChiThangNam thích bài này.
  2. dangduyphuong

    dangduyphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    3
    McAllister: "Tới Anfield rồi trở về... bệnh viện" ​
    (Baobongda.com.vn) - Đêm nay (22/2), CLB Liverpool sẽ tiếp tục chiến dịch Champions League của họ bằng cuộc so tài với đội bóng Đức Leverkusen. Trong số hơn 4 vạn CĐV trung thành có mặt trên các khán đài SVĐ huyền thoại Anfield để cổ vũ cho các chàng trai áo đỏ, có một người mà không ai không biết mặt. Nhưng có một điều rất ít người hay, đó là ông tới sân từ... bệnh viện.
    [​IMG]
    McAllister trong màu áo Livepool
    Phần I: Sự khởi đầu
    Mùa hè 1984, Leicester ký hợp đồng với một chàng trai 20 tuổi thuộc lò đào tạo của CLB Scotland Motherwell với giá chuyển nhượng gần như là biếu không. Bất chấp dáng vẻ "cò hương", Gary McAllister vẫn nhanh chóng chiếm được chỗ đứng chính thức trong thành phần đội bóng đang tham chiến tại giải Hạng nhất Anh (nay là Giải Ngoại hạng) nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi và một tính cách vô cùng mạnh mẽ. Đến năm 1990, khi Leeds United bỏ ra 1 triệu bảng, Leicester vốn luôn túng thiếu đã buộc phải để đứa con cưng của mình ra đi.
    Phần II: Giai đoạn đỉnh cao và những "biến cố lớn"
    Chính tại sân Elland Road, McA - các CĐV vùng Yorshire đã đặt cho McAllister biệt danh này và nó đã gắn liền anh cho đến hết lúc giải nghệ - tài năng của McAllister đã nở rộ cùng chức VĐQG duy nhất trong sự nghiệp (mùa giải 91/92). Cũng trong mùa giải đầu tiên khoác áo Leeds, McAllister được triệu tập vào ĐTQG Scotland, để rồi trở thành một mắt xích không thể thiếu của The Tartan Army tại các trận đánh lớn EURO ''96 và World Cup ''98. Tuy nhiên, tại ngày hội bóng đá châu Âu do nước Anh tổ chức, thủ quân McAllister đã dính phải cú sốc lớn nhất trong quãng đời quần đùi áo số, đá hỏng quả phạt đền ở trận gặp đội chủ nhà, góp phần tiễn Scotland ra về ngay sau vòng 1.
    Tuy nhiên, như đã nói ở phần I, cầu thủ mang dòng máu Scotland này vốn được thừa hưởng từ bậc cha anh một "trái tim dũng cảm", và anh luôn biết cách dứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Ngày 19/4/2001, giữa sự căng thẳng tột độ của trận BK lượt đi Cúp UEFA với Barca tại sân Anfield, cầu thủ số 21 đã lạnh lùng bước lên chấm 11m và xua tan ký ức đau đớn ngày nào. Bàn thắng duy nhất của McAllister, được chiến lược gia Houllier thừa nhận là bản hợp đồng thành công nhất của ông trong thời kỳ dẫn dắt CLB đất cảng, đã đưa Liverpool vào trận CK tại Dortmund, nơi họ đánh bại Alaves 5-4 bằng bàn thắng quyết định được ghi do công của... McAllister, khép lại một mùa giải huy hoàng với tổng cộng 5 danh hiệu VĐ.
    Phần III: Giã từ sân cỏ và...
    Sau hơn 2 năm phục vụ CLB giàu thành tích nhất xứ sương mù, McAllister, đã được phong tặng tước hiệu cao quý MBE (hiệp sỹ đế chế Anh) vì những đóng góp lớn lao trong sự nghiệp cầu thủ, đã tìm tới Coventry làm chặng dừng chân sau ngót 2 thập kỷ tung hoành trên thảm cỏ hình chữ nhật với vai trò HLV kiêm cầu thủ. Tiếc rằng màn ra mắt trên cương vị mới của Ngài hói đã không ấn tượng cho lắm. Coventry kết thúc mùa giải 02/03 cùng vị trí 18/20 và suýt nữa thì phải xuống chơi tại giải Hạng nhì. Tuy nhiên, cá nhân nhà chiến lược mới tập tễnh vào nghề cũng cảm thấy hãnh diện qua việc nhận giải thưởng HLV xuất sắc của tháng 12, đồng thời nhận được khá nhiều lời khen ngợi về công việc đang làm. Thậm chí chuyên gia bóng đá của hãng tin Sky, Charlie Nicholas, còn cho rằng ở McAllister hội tụ những tố chất cần thiết để được ngồi lên chiếc ghế HLV trưởng ĐTQG Scotland.
    Nhưng dù điều đó có là sự thật đi chăng nữa, McAllister chắc chẵn sẽ khước từ, ít ra là trong thời điểm này. Không phải ông sợ sức ép, càng không phải bởi kiêu căng, đơn giản chỉ vì McAllister đang bận chăm sóc vợ đang lâm trọng bệnh. Sức khoẻ của "nửa thứ hai" chính là nguyên nhân McAllister rút lui khỏi cương vị chỉ đạo viên Coventry giữa lúc mọi chuyện đang thuận buồm xuôi gió cách đây vài tháng.
    Và khi hồi còi mãn cuộc trên sân Anfield vang lên, dù đội bóng của đời mình có thắng hay thua, Gary McAllister sẽ lập tức trở về bệnh viện...
    Lý lịch trích ngang
    Họ tên đầy đủ: Gary McAllister
    Sinh ngày: 25/12/1964, tại Motherwell (Scotland)
    Vị trí: Tiền vệ
    Số lần khoác áo ĐTQG: 57
    CLB: Motherwell, Leicester City, Leeds United, Coventry City, Liverpool, Coventry City (cầu thủ kiêm HLV)
    Danh hiệu: Worthington Cup 00/01, FA Cup 00/01, UEFA Cup 00/01, FA Charity Shield 00/01, Siêu Cúp châu Âu 00/01 (đều cùng Liverpool) và Premiership 91/92 (Leeds)
    AQ
    ThangKinhHiepChiThangNam thích bài này.
  3. dangduyphuong

    dangduyphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    3
    Vinh quang 2001-Bây giờ họ ở đâu​
    Chỉ còn 6 người trong đội hình Liverpool kể từ lần viếng thăm Cardiff đầu tiên năm 2001. Hãy cùng nhìn lại trận chung kết với Birmingham City và xem chuyện gì xãy ra với những con người đã làm nên lịch sử đó.
    [​IMG]
    Đội hình ra sân:

    Sander Westerveld
    Markus Babbel
    Jamie Carragher
    Sami Hyypia
    Stephane Henchoz
    Steven Gerrard (Gary McAllister 76)
    Dietmar Hamann
    Vladimir Smicer (Nick Barmby 83)
    Igor Biscan (Christian Ziege)
    Emile Heskey
    Robbie Fowler
    Bây giờ họ ở đâu?
    Sander Westerveld: anh không phải là 1 thủ môn tầm thường, bằng chứng là anh đã 103 lần khoác áo Quỉ Đỏ. Chỉ đáng tiếc, sau một lỗi ngớ ngẩn để Bolton ghi bàn vào những phút cuối, Gerard Houllier đã bán anh cho CLB Real Sociedad(từng có thời gian chơi cùng với Xabi Alonso). Hiện tại Westerveld đang thi đấu cho Real Mallorca theo 1 bản hợp đồng cho mượn. Westerveld là chính người hùng trong trận chung kết Carling cup năm 2001 khi anh chặn đứng quả Penalty của Andy Johnson góp phần đem về chiến thắng cuối cùng cho Quỉ Đỏ.
    Markus Babbel: Markus Babbel đã có 1 mùa bóng đầu tiên vô cùng ấn tượng khi anh góp công lớn trong cú ăn ba lịch sử và một số bàn thắng để đời. Sau khi mắc phải căn bệnh quái ác, thật tiếc là anh đã không bao giờ lấy lại được phong độ đỉnh cao trong màu áo Quỉ Đỏ. 73 lần ra sân, ghi được 6 bàn thắng bao gồm 1 bàn trong trận chung kết cúp UEFA, đó không phải là những con số tầm thường đối với 1 hậu vệ. Markus đã luôn dành được sự quí mến của CĐV đội nhà kể cả cho đến khi anh rời CLB để trở về Đức chơi cho VFB Stuttgart mùa hè 2004.
    Jamie Carragher: Jamie vẫn còn cho đến hôm nay. Một hình ảnh thân quen, một phần không thể thiếu ở hàng phòng ngự Liverpool, một con người tận tụy và kiên định mà bạn sẽ tìm thấy. Chính Jamie là người đã ghi bàn thắng quan trọng trong loạt đấu súng. Năm ngoái, anh có bàn thắng tương tự vào lưới Ipswich và lúc đó nhiều fan đã nói vui rằng anh nên thường xuyên thực hiện những quả Penalty cho Liverpool.
    Sami Hyypia: thành viên gạo cội, the big Finn là hòn đá tảng phía sau hàng phòng ngự của Liverpool. Hyypia đã chơi hơn 300 trận cho Quỉ Đỏ và chắc chắn anh sẽ là một nhân vật then chốt trong trận cầu chủ nhật tới.
    Stephane Henchoz: rời Anfield cách đây 1 tháng để gia nhập Celtic. Henchoz đã có 205 trận trong màu áo đỏ của Liverpool và tất nhiên anh có một trận chung kết Carling cup ấn tượng. Chính anh là người đã biếu cho Birmingham quả Penalty ở những phút cuối cùng và nhìn Darren Purse cân bằng tỉ số, sau đó Henchoz tiếp tục phải chứng kiến quả penalty thứ 2 ở phút bù giờ nhưng rất may Andy Jonson đã bỏ lỡ. Stephane chưa bao giờ ghi bàn trong khoảng thời gian thi đấu chính thức cho Liverpool nhưng anh đã có 1 bàn thắng mang nhãn hiệu con rùa trong chuyến du đấu trước mùa giải tại Mĩ và Canada, trớ trêu thay đó lại là bàn thắng vào lưới Celtic. Anh cũng là người sút thành công quả Penalty trong trận gặp Tottenham Hotspur cũng trong khuôn khổ Carling cup mùa giải này.
    Dietmar Hamann: Didi Hamann là người đã hỏng quả penalty cách đây 4 năm nhưng vẫn là nhân vật không thể thiếu trong đội hình Liverpool dưới thời Rafael Benitez. Hi vọng rằng, anh và Steven Gerrard sẽ giúp Liverpool dành chiến thắng một lần nữa tại Cardiff.
    Steven Gerrard: đội trưởng Liverpool, người truyền động lực. Chung kết Carling cup 2001 Gerrard chơi không thật đúng sức vì chỉ mới trở lại sau chấn thương(anh được thay bởi Gary McAllister phút 76). Trận đấu tới, CĐV Liverpool hi vọng Gerrard sẽ tiếp tục tỏa sáng và giành danh hiệu đầu tiên trong vai trò đội trưởng.
    Igor Biscan: được Gerard Houllier xếp chơi ở vị trí xa lạ bên hành lang cánh phải(nửa hậu vệ phải nửa trung vệ). Igor được thay ra vào những phút bù giờ bằng Christian Ziege. Dưới thời Rafael Benitez, anh được chơi vị trí tiền vệ trung tâm quen thuộc và khá thành công nhất là trận đấu với Bayer Leverkusen vừa rồi.
    Vladimir Smicer: vừa trở lại sau cơn ác mộng chấn thương, Vladi đang hi vọng sẽ được chơi chính thức khi đội gặp Chelsea. Trận chung kết năm 2001, anh đã bỏ lỡ cơ hội nâng tỉ số lên 2-0 giúp Quỉ Đỏ thắng dễ dàng.
    Emile Heskey: Emile có mặt trong cả năm trận chung kết 2001, bốn trong số đó đá cặp với Michael Owen. Heskey là người đánh đầu chuyền bóng để Robbie Fowler ghi bàn vào lưới Birmingham, tuy nhiên đấy là trận đấu khá mờ nhạt của anh. Sau 223 trận chơi cho Quỉ Đỏ, ghi được 60 bàn thắng, Heskey đã chuyển sang thi đấu cho Birmingham mùa hè 2004.
    Robbie Fowler: God đã ghi một bàn thắng tuyệt vời mặc dù sau đó Darren Purse đã kịp gỡ hoà. Không chỉ chơi xuất sắc trong trận chung kết cúp UEFA và Carling cup, Robbie với vai trò đội trưởng đã cùng đồng đội dành tiếp danh hiệu Worthington Cup. Có thể nói, anh là một tay săn bàn bẩm sinh, trong tổng số 330 trận chơi cho đội bóng quê hương Fowler đã ghi đến 171 bàn thắng. Sau hàng loạt chấn thương, anh đã chuyển sang Manchester City, trở thành một trụ cột của đội bóng mới.
    Michael Owen: đáng tiếc là anh chỉ ngồi dự bị trong trận này. Tuy nhiên, sau đó Owen đã buộc mọi người phải nhắc tới mình khi ghi cả 2 bàn thắng trong trận chung kết cúp FA với Arsenal(trận chung kết của Michael Owen). Sau khi rời CLB Owen đã thi đấu khá thành công trong màu áo của Real Madrid mặc dù thường xuyên ra sân từ băng ghế dự bị?
    Pegguy Arphexad: dành rất nhiều danh hiệu cùng với Liverpool(cả thảy là 6 danh hiệu khác nhau) nhưng chưa một lần được ra sân. Năm 2003, anh được giải phóng hợp đồng.
    ThangKinhHiepChiThangNam thích bài này.
  4. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    Juventus - Liverpool: Không chỉ là một trận bóng đá

    (VietNamNet) - Sau 20 năm, Juventus và Liverpool, hai chứng nhân lịch sử của thảm họa Heysel lại gặp nhau trong khuôn khổ tứ kết Champions League mùa bóng 04/05. Đây là lần đầu tiên, hai đội đối đầu với nhau kể từ trận chung kết Cúp C1 kinh hoàng vào ngày 29/05/1985. Trận đấu làm gợi nhớ lại một tấn thảm kịch trong lịch sử bóng đá thế giói mà thời gian không thể nào xóa nhòa.
    Heysel: Ngày bóng đá đã chết
    39 CĐV đã chết trong cuộc bạo loạn dữ dội nổ ra trước trận chung kết Cúp C1 giữa Juventus và Liverpool vào ngày 29 tháng 05 năm 1985, và 400 người khác bị thương trong thảm kịch tại Brussels (Bỉ). Hàng trăm ngàn phóng viên báo chí, truyền hình, giới hâm mộ đã kinh hoàng, không thể tin vào những điều họ tận mắt nhìn thấy. Đây là một trong những cuộc xô xát đẫm máu nhất trong lịch sử của môn thể thao vua, và hậu quả là các CLB Anh bị cấm không được thi đấu ở các Cúp châu Âu trong 5 năm.
    Cuộc bạo loạn bắt đầu trước trận đấu khoảng 1 tiếng 30 phút, khi các hooligan của Liverpool bẻ gãy hàng rào ngăn cách hai khu vực CĐV hai đội và tấn công các CĐV Juventus. Các CĐV người Italia đã bị một bức tường cao 3m trên sân Heysel đổ sụp xuống, và nhiều tifosi đã chết ngay tại đống đổ nát đó. Một số CĐV bị đánh chết, thậm chí các hooligan Anh đã dùng đá và dao để tấn công những CĐV vô tội người Italia và Bỉ. Người ta còn đồn là CĐV hai bên đã bắn nhau bên ngoài sân vận động.
    [​IMG]
    Thảm kịch bóng đá ở Heysel​

    Cảnh sát Bỉ đã bất lực và không thể khống chế được thảm kịch khủng khiếp đang xảy ra. Các CĐV hỏang hốt cố gắng chạy tới khu vực an toàn để thoát thân, nhưng trận giao chiến vẫn tiếp tục diễn ra ở đó. Quá nhiều người chết và bị thương tạo nên một cảnh tượng vô cùng hãi hùng. Những người chết được đưa ra bên ngoài sân vận động, và những người bị thương được đưa ngay đến bệnh viện.
    Lực lượng cảnh sát tăng viện đã đến sân vận động và các cầu thủ của hai CLB cố gắng làm các fan hâm mộ bình tĩnh. Trận đấu đã bị hoãn hơn 1 tiếng 30 phút để cảnh sát có thời gian kiểm soát tình hình. Sau khi thảm họa xảy ra, cảnh sát Bỉ đã bị chỉ trích nặng nề vì không chuẩn bị kỹ càng cho trận đấu. Cảnh sát Bỉ đã được cảnh báo là bạo lực có thể xảy ra, và họ phải cẩn thận cách ly các cổ động viên của hai đội.
    Nhiều CĐV đã có thể được cứu sống nếu như chính phủ Bỉ tháo dỡ các hàng rào giữa khán đài ngồi và khán đài đứng. Nếu như không có những hàng rào này thì rất nhiều CĐV đã có thể thoát khỏi cuộc tấn công điên cuồng của những hooligan người Anh. Người ta ước tính khoảng hơn 100 hooligan Anh say rượi là những kẻ bắt đầu nhen nhúm cho cuộc bạo loạn.
    Cảnh sát Bỉ cũng cho biết các hooligan Anh đã có thái độ hung hăng và giận dữ suốt cả ngày trước khi trận đấu diễn ra. Họ đã bắt đầu những cuộc bạo loạn quanh các con phố xung quanh sân Heysel, tất cả các nhà hàng quanh khu vực đã phải đóng cửa. Tất đều khẳng định rằng các hooligan Anh phải chịu trách nhiệm chính trong thảm họa này. Đại sứ quán Anh tại Italia và các văn phòng của Anh đặt trên toàn Italia đã bị tấn công liên tục trong nhiều ngày sau khi thảm họa xảy ra.
    Heysel: Trận đấu của những sai lầm tồi tệ
    Cuộc đối đầu được mong chờ giữa Liverpool, nhà ĐKVĐ Cúp C1, với những siêu sao như Dalglish, Grobbelaar, Rush,.. và là đội đang sở hữu đến 4 chiếc Cúp C1 (chỉ đứng sau Real Madrid thời điểm đó với 6 chiếc Cúp C1) với nhà ĐKVĐ Italia Juventus cùng những danh thủ như Platini, Boniek, Paolo Rossi, Tardelli dưới sự dẫn dắt của HLV tài ba Trapattoni đã được truyền hình đến hơn 60 nước trên thế giới, trong đó bao gồm tất cả các nước châu Âu, Venezuela, Pakistan, Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Hồng Kông, Mexico và lần đầu tiên được phát tại Australia.
    Ngoài ra, cũng có khoảng 1,1 tỷ người đã theo dõi trận đấu qua sóng phát thanh (Đội hình: Juventus: Tacconi; Scirea; Favero, Brio, Cabrini; Bonini, Tardelli, Platini; Briaschi, Paolo Rossi, Boniek. HLV: Trapattoni; Liverpool: Grobbelaar; Lawrenson; Neal, Beglin, Nicol; Hansen, Dalglish, Whelan; Rush, Walsh, Wark. HLV: Fagan. Trọng tài: Daina - Thụy Sỹ).
    Có hơn 60.000 CĐV đã có mặt ở sân Heysel, trong số đó có rất nhiều người đã uống rượu. Tất cả đều hướng về sân Heyzelstadion (tiếng Bỉ), một sân khá cũ và không đủ tiêu chuẩn để tổ chức một sự kiện thể thao lớn như trận chung kết Cúp C1. Đây là một sự lựa chọn sai lầm của UEFA và là nguyên nhân chính dẫn đến thảm họa.
    [​IMG]
    Cuộc hỗn chiến trên khán đài sân Heysel​
    Sau 18h00 (giờ địa phương), các CĐV bắt đầu tìm kiếm chỗ ngồi của mình trên các khán đài. Các tifosi của Juve và Liverpool được ngồi ở 2 khu vực riêng biệt. Tuy nhiên, không có nhiều cảnh sát bảo vệ trên các khán đài sân Heyzelstadion, thêm một sai lầm khác của BTC. Trong lúc chờ đợi trận đấu khai cuộc, CĐV hai đội bắt đầu giăng các biểu ngữ có nội dung quá khích, uống bia và hò hét, chửi bới lẫn nhau làm cho bầu không khí trở nên ngột ngạt và nóng bỏng hơn bao giờ hết.
    Tại khu vực khán đài có ký hiệu là Z, gần khu vực các CĐV của Liverpool ngồi, đặc biệt là sát chỗ nhóm hooligan đến từ Liverpool, được bố trí cho các CĐV người Bỉ, những CĐV trung lập, không phải là CĐV của Juve hay Liverpool. Mặc dù vậy, cũng có khá nhiều người Italia, họ cùng gia đình, người thân, bạn bè (không phải là tifosi của Juve) tập trung ở đây?Việc ban tổ chức đã bán những chiếc vé ở khu vực này cho những người Italia này cũng là một trong những sai lầm tai hại.
    19h00, một giờ trước khi trận đấu bắt đầu, tất cả các chỗ ngồi trên sân đã không còn một chỗ trống, với những tiếng hò hét đã khích lẫn nhau, khói lửa bắt đầu cháy,?một rừng cờ của các nhóm ultras, hooligan xuất hiện trên tất cả các khán đài. Nhưng ở khu vực Z không được bảo vệ, thật ngạc nhiên khi chỉ có duy nhất 2 cảnh sát không trang bị vũ khí ở đây.
    Sự cố bắt đầu ngay lập tức, các hooligan Anh ném bất cứ thứ gì mà họ có trong tay vào khu vực Z. Một bức tường trên sân đã đổ sụp trong lúc các CĐV xô đẩy nhau đè lên những người xấu số. Hậu quả là 39 người đã bị chết (38 người Italia, 1 người Bỉ) chỉ trong vòng 10 phút. Tất cả diễn ra như là một cuộc tàn sát đẫm máu, và đó là điều tồi tệ nhất trong lịch sử mà các hooligan đã gây ra trên một sân bóng đá.
    Một trong những hình ảnh đáng xấu hổ khác nữa là một số cảnh sát Bỉ với vũ khí trong tay đã đánh đập các CĐV khi họ đang cố gắng thoát khỏi cuộc tấn công của các hooligan để chạy vào khu vực giữa sân. Đáng lẽ số người thiệt mạng có thể ít hơn nếu có đủ lực lượng cứu hộ những người bị mắc kẹt trong đống gạch đổ nát và kịp thời sơ cứu, nhưng số lượng bác sỹ trên sân không nhiều khiến cho họ bất lực trước con số thương vong quá lớn.
    Sau đó, có rất nhiều các CĐV Juve (Juventini) tìm cách lao vào khu vực các CĐV Liverpool để báo thù cho hành động bạo lực của các hooligan Anh. Nhưng lúc này, cảnh sát Bỉ đã được điều đến để ngăn chặn và dập tắt cuộc bạo loạn.
    Mặc dù xảy ra thảm họa như vậy, nhưng các quan chức UEFA và Bỉ đã không có kế hoạch hủy bỏ trận đấu trên sân Heyzelstadion, và trận đấu vẫn phải thực hiện, nhưng nó không nhận được sự đồng ý của các cầu thủ Juve và Liverpool. Lúc đó, Thủ tướng Italia Bettino Craxi và Thủ tướng Anh, Margareth Thatcher đã phải trực tiếp can thiệp thông qua một cuộc điện đàm chớp nhóang.
    Cuối cùng, hai đội trưởng của hai đội, Phil Neal và Gaetano Scirea, đã miễn cưỡng yêu cầu những đồng đội của mình bắt đầu thi đấu. Đó là vào lúc 21h29 phút tại Brusels. Một số kênh truyền hình của Đức đã quyết định ngưng không tiếp tục phát sóng trận đấu này, vì không muốn khán giả của mình chứng kiến hình ảnh đổ nát và đầy máu trên khán đài sân Heyzelstadion.
    [​IMG]
    Trận cầu không thể nào quên giữa Juventus - Liverpool​

    Trong 20 phút đầu của trận đấu, hai đội chơi như một trận giao hữu với một tinh thần rất nặng nề. Sang hiệp 2, trận đấu bắt đầu nóng lên khi ở phút 57, trọng tài Daina đã có một nhận định sai lầm khi hậu vệ Liverpool Gillespie, cầu thủ mới vào thay thế Lawrenson, phạm lỗi với tiền đạo Boniek của Juventus ở bên ngoài vòng cấm, nhưng ông này đã chỉ tay vào chấm phạt đền.
    Pha quay chậm của truyền hình cho thấy, trọng tài Daina đã tưởng tượng ra một quả penalty vì Boniek bị lỗi cách vạch 16m50 đến gần 1m. Platini đã thực hiện thành công quả phạt đền trời cho này, và đây cũng là bàn thắng thứ 100 của Juve ghi được ở Cúp C1. Bàn thắng quyết định này đã giúp đội bóng thành Turin lần đầu tiên đọat chiếc Cúp C1 danh tiếng.
    Sau trận đấu vài giờ, Platini đã đưa ra lời xin lỗi của mình về tình huống ăn mừng bàn thắng mà anh ghi được. Các cầu thủ Juve cùng với Platini đã dâng tặng chiếc Cúp C1 cho những CĐV đã thiệt mạng trong thảm họa Heysel.
    2 ngày sau khi xảy ra thảm họa, một thông báo chính thức của Thủ tướng Margareth Thatcher được đưa ra: ''''Ở đây không có bất cứ lời biện hộ nào. Đây là điều hổ thẹn của nước Anh''''. Mặc dù đang công du ở Mexico, nhưng Thatcher đã gọi điện ngay về văn phòng Thủ tướng ở phố Downing để yêu cầu chủ tịch LĐBĐ Anh Frederick A.Millichip và tổng thư ký Edgar A.Croker phối hợp giải quyết sự cố cùng với chính phủ của bà.
    Trước khi UEFA ra quyết định trừng phạt nước Anh (02/06/1985), vào ngày 31/05/1985, chính phủ Anh đã chính thức ban hành lệnh cấm tất cả các CLB Anh tham dự 3 Cúp châu Âu (C1, C2, C3), riêng Liverpool bị cấm thi đấu ở châu Âu trong 7 năm. Một hậu quả khủng khiếp đẩy các CLB của Anh thụt lùi một khoảng cách rất xa so với các CLB của Lục địa già.
    Juve - Liverpool: Tiềm ẩn một Heysel thứ hai?
    [​IMG]
    Khẩu hiệu của các ultras Juve đang chuẩn bị cho trận đấu sắp tới với Liverpool​
    Phản ứng của các quan chức Juve và Liverpool là tích cực. Cả hai CLB đều mong muốn cống hiến một trận đấu hay và đẹp để mong tất cả hay quên đi tấn thảm kịch Heysel, nhưng vẫn có một bộ phận không nhỏ các ultras của Juve không chấp nhận điều này. ''''Sẽ có một cuộc chiến tranh'''' - một tuyên bố gây chiến được đưa ra trên các website của các nhóm ultras của Juve ngay sau khi lễ bốc thăm Champions League kết thúc.
    Một vài mùa bóng trước đây, nhóm CĐV cuồng nhiệt của Liverpool (the Kop) đã trưng một lá cờ lớn của Juve trên đó ghi một dòng chữ xin lỗi những nạn nhân người Italia trong thảm họa Heysel, nhưng điều đó là chưa đủ đối với các ultras Juve. Từ nhiều năm qua, nhiều CĐV cực đoan của Juve vẫn đang mong chờ một cuộc báo thù. Trên khán đài Curva Sud (phía Nam) sân Delle Alpi mỗi khi Juve thi đấu, vẫn luôn có rất nhiều tấm băng rôn kêu gọi trả thù các CĐV Liverpool.
    Rất nhiều người e ngại rằng khi hàng ngàn CĐV Liverpool đổ bộ vào Turin sẽ có một cuộc bạo loạn mới giữa hai đội? Đây thực sự là một trận đấu đầy nguy hiểm, và những người tổ chức tuyệt đối không thể để xảy ra bất cứ sai lầm nào giống như những sai lầm của thảm họa Heysel.
    Heysel: Hãy xóa đi những ký ức đau buồn
    20 năm là một khoảng thời gian khá dài đủ để làm cho mọi thứ thay đổi: sân Heysel đã được đổi tên thành sân King Baudouin, tên của một ông vua Bỉ; các danh thủ ngày ấy giờ đây tóc cũng đã bạc và họ đang thành danh trong một vai trò khác (ví dụ: Platini đang là ứng cử viên cho chức chủ tịch UEFA), và cũng không ít những hooligan, những kẻ trực tiếp gây ra thảm họa Heysel đang còn sống ở thành phố Liverpool, ?nhưng sẽ không ai có thể quên được vết thương quá đau đớn tại Heysel.
    Chính vì vậy, trận tái đấu giữa Juve và Liverpool không chỉ đơn thuần là một trận bóng đá, mà nó có một nhiệm vụ lớn lao là làm xoa dịu đi nỗi đau buồn của tấn thảm kịch Heysel.
    [​IMG]
    Bức tường tưởng niệm 39 CĐV thiệt mạng tại Heysel​
    Sau lễ bốc thăm tứ kết Champions League, ông Otello Lorentini, chủ tịch Hiệp hội các nạn nhân của thảm họa Heysel (người đã mất đi cậu con trai 32 tuổi, bác sỹ của đội Juve, Roberto Lorentini, cũng đã chết trong vụ thảm họa này, anh đã bị đè chết khi đang cố gắng cứu sống một cậu bé), đã nói: ''''20 năm qua, tôi đã không xem bất cứ trận đấu bóng đá nào trên truyền hình, đó là cách tưởng niệm con trai của tôi. Hy vọng, Juve và Liverpool hãy nhớ lại những gì đã xảy ra trong tấn thảm kịch đó, nhớ đến những CĐV đã thiệt mạng''''.
    Giám đốc điều hành của Liverpool Rick Parry nói: ''''Đã là một khoảng thời gian rất dài từ khi tôi còn thi đấu. Chúng tôi đã thử một hoặc hai lần để chơi một trận giao hữu, nhưng đã không thể tiến hành được. Tôi muốn nói rằng có một mối quan hệ tốt giữa hai CLB bây giờ, và giữa các CĐV cũng vậy. Tất cả đã cách đây lâu rồi, đó là điều sẽ không bao giờ quên được, nhưng tôi muốn mọi người hãy chỉ tập trung vào bóng đá".
    Một trận đấu gợi lại nhiều kỷ niệm buồn, nhưng bóng đá sẽ hàn gắn những đau thương và đây là cơ hội để hai đội bóng quên đi quá khứ.
    Thanh Chương
    ThangKinhHiepChiThangNam thích bài này.
  5. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    ]" Igor Đại đế" Niềm hi vọng của Liv trong thời gian tới [/red]
    Từng bị khá nhiều Fan cũng như báo chí chỉ trích dữ dội .Từng bị coi là một trong những sai lầm lớn nhất của Houllier nhưng Trong hoàn cảnh hiện nay Chưa bao giờ cầu thủ tiền vệ người Crotia quan trọng với Liv như lúc này ..
    Cách đây 5 năm ông Houllier mang về cho sân Anfield một tiền vệ trẻ măng 21 tuổi Igor Biscan với cái giá ngất ngưởng thời bấy giờ 5.5 triệu bảng từ câu lạc bộ Dynamo Zagreb .Quả thực người ta cũng đã đặt khá nhiều câu hỏi là Igor Biscan là ai mà ban huấn luyện phải trả một khoản tiền lớn đến thế ,tài năng của anh có đến chừng nào ? Trong khi đó vị trí của anh lúc bấy giờ (tiền vệ tấn công ) có khá nhiều tên tuổi lớn như Jamie Redknap , Patrick Berger ,Maccalister , Nicky Barmby thậm trí cả David Thompson (người được các chuyên gia đánh giá là không thua kém gì so với các đồng đội Gerrard ,Murphy cùng trang lứa ) .
    Ngay khi về sân Anfield anh ngay lập tức được sự tín nhiệm của ban huấn luyện .Được chơi chính ngay từ đầu thậm chí còn có mặt trong cả những trận đấu quan trọng trước Arsenal hay MU .Tuy nhiên sự lạ lẫm của một chàng trai trẻ đến từ Đông Âu với một nền bóng đá cũng như văn hoá mới hơn thế nữa áp lực rất lớn với số tiền của ban huấn luyện đã bỏ ra cũng như hi vọng của các The Kops đã khiến anh bị choáng ngợp và không thể hiện được nhiều .Một lý do khác nữa là Gerrard và Murphy có phong độ khá ấn tượng khiến anh trở thành người thừa ở Liv và cái tên Biscan đã trở nên quen thuộc ở vị trí dự bị hay một chõ ở đội hình Reserve .Đã có đôi lần anh có cơ hội được vào sân khi Gerrard hay Hamann bị chấn thương nhưng những gì anh thể hiện là khá thất vọng ( hơn 100 lần ra sân nhưng ghi được chỉ một bàn )
    Mặc dù như thế nhưng thật bất ngờ những cầu thủ từng được coi là thần tượng của Liv như Jamie Redknap , Patrick Berger ,Maccalister , Nicky Barmby hay David Thompson lại lần lượt ra đi trong khi Biscan thì vẫn ông Houllier giữ ở lại mặc dù không dưới một lần anh đòi được chuyển nhượng . Tại sao ông Houllier lại ưu đãi với anh ta như vậy ? đó là câu hỏi thường xuyên của các fan hay báo chí .Tôi nhớ ông Houllier chỉ đơn giản trả lời "anh ta tập luyện chăm chỉ ,và cần thiết cho Liv " vậy thôi .
    Ông Houllier thì nghĩ vậy nhưng các fan thì đã quá chán nản với anh . Anh trở thành kẻ thù của các fan (trong đó anti nhất là anh Hoanghop ) và cái nick mới Siba ( Send Igor Biscan Away ) luôn được các fan dùng để gọi anh .
    Nhưng rồi mọi thứ thay đổi khi Ông Benitez đến .Mặc dù từng có kế hoạch chuyển qua Thổ chơi cho Fenebarche nhưng anh vẫn cố nán lại cùng Liv tham dự tour thi đấu tại USA và Canada để hi vọng một chút nào đó ở Benitez và với những gì thể hiện anh được giữ ở lại .
    Niềm tin tưởng của Ben đã được đền đáp .Anh chơi khá tốt cho Liv trong 2 trận đấu ở vòng loại thứ 3 Champion League , chơi khá tốt giúp Liv dành thắng lợi trước Monaco và Fulham đặc biệt phong độ chói sáng rực rỡ của anh tại Anfield trước Byer đã làm cho các The Reds fan khá vui mừng . Cái nick Siba tự dưng biến mất thay vào đó là một Nick mới oai hùng hơn nhiểu " Igor đại đế " . Và rồi sau bàn thắng quý hơn vàng ở phút 87 trong trận đấu trước Bolton hôm qua có lẽ người ta sẽ gọi anh là "Igor tiên đế "
    Hợp đồng của anh với Liv sẽ hết hạn vào cuối tháng 6 tới nhưng một tên tuổi khá lớn phải ra đi có lẽ là Hamann chứ không phải là Biscan .Năm nay mới 27 tuổi và đây mới là độ chín của anh .Hi vọng anh còn đóng góp nhiều cho Liv để báo đáp niềm tin tưởng của cựu huấn luyện viên Houllier cũng như ban huấn luyện và các fan
    ThangKinhHiepChiThangNam thích bài này.
  6. nguoihungthoidai

    nguoihungthoidai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    2.099
    Đã được thích:
    11
    Liv-Juve
    0 - 2
    ThangKinhHiepChiThangNam thích bài này.
  7. rico

    rico Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    1
    Trận đấu đầy cảm xúc trên sân Anfield giữa Liverpool và Chelsea là tâm điểm của những tờ báo thể thao hàng đầu châu Âu. Hãy xem, họ nói gì?
    Rất ít tờ báo ở Anh có cảm tình với Chelsea. Và khi ''''The Blues'''' phải đối đầu với '''' The Reds'''' Liverpool, đội bóng giàu thành tích nhất của xứ sương mù, hiển nhiên là mọi tình cảm của báo chí đều nghiêng về Liverpool...
    Independent
    Đó là một đêm mà Liverpool đã mơ đến nhưng mới chỉ gần đây thôi mới dám tin là nó có thể thành sự thực. Nó cũng cho chúng ta thấy tất cả những điều chúng ta từng nghĩ về bóng đá Anh có thể đã sai lầm: Rằng tiền của Roman Abramovich có thể giúp Chelsea mua cả thế giới, rằng Jose Mourinho là một HLV không có địch thủ và rằng những ngày mà Liverpool còn là ông vua của châu Âu chỉ còn phù hợp với những sách giáo khoa lịch sử hơn là hiện tại.
    [​IMG]
    Sự vĩ đại của Anfield góp công lớn vào chiến thắng.

    Nhà vô địch mới của giải Ngoại hạng đã bị đánh bại và đó là một thất bại phải chịu đựng trong những tình huống đầy cảm xúc và căng thẳng. Bàn thắng của Luis Garcia chỉ sau 4 phút thi đấu đã làm nên một đêm Anfield có thể sánh ngang với tất cả những trận cầu kinh điển mà SVĐ này từng chứng kiến. Đối đầu với một CLB được bao bọc rất nhiều bởi sự giàu có và hiện hơn họ đến 33 điểm tại giải Ngoại hạng, Liverpool đã giành được chỗ đứng của mình trong trận chung kết Champions League thứ 6 trong lịch sử CLB.
    Guardian
    Trong một đêm, sự vĩ đại của Liverpool đã được tái tạo. Nhờ bàn thắng tranh cãi của Luis Garcia ở phút thứ 4, họ lại một lần nữa vượt lên trong bóng đá Anh với tư cách là đội bóng đang đi tìm kiếm chiếc Cúp C1 thứ năm.
    Benitez đã bác bỏ mọi phàn nàn của Chelsea về trận đấu đêm qua đơn giản bởi Dietmar Hamann và 4 hậu vệ Liverpool đã đẩy lùi mọi đợt tấn công thiếu ý tưởng của Chelsea. Robben và Mateja Kezman vào sân nhưng lần này đã không có sự thay đổi ngọt ngào nào từ phía Mourinho mà chỉ là một canh bạc nghiệt ngã của một HLV tuyệt vọng đang nhìn tên tuổi của Liverpool trở lại làm khô héo cuộc sống.
    Daily Telegraph
    Đó là một đêm kỳ diệu khi Liverpool tìm lại được chính mình, khi họ vượt lên trên di sản nặng nề của quá khứ vinh quang và chơi bóng với niềm tin sắt đá để giành quyền chơi trận chung kết Champions League vào ngày 25/5.
    [​IMG]
    Terry ''''đầu hàng'''' truyền thống của The Reds.

    John Terry và đồng đội không cần phải ngước nhìn tấm bảng hiệu ở đường hầm nhắc nhở mọi người rằng: ''''Đây là Anfield''''. Những cây cột và mái vòm của SVĐ nổi tiếng này rung chuyển bởi các bài hát, tiếng la hét và tiếng ca đổ xuống như thác lũ từ mọi phía. Đó chỉ có thể là Anfield trong một đêm châu Âu đỉnh cao. Ngay cả Roman Abramovich, con người giàu có tột cùng, cũng đầy vẻ khiếp sợ. Tiền bạc không mua được những truyền thống như thế.
    Bên ngoài biên giới nước Anh, báo chí Tây Ban Nha là những người háo hức nhất, đơn giản bởi đồng hương của họ là những nhân vật chính làm nên chiến thắng cho Liverpool...
    Tờ AS
    [​IMG]
    Cả TBN tự hào về Luis Garcia.

    Một bàn thắng tranh cãi của Luis Garcia đã đưa Liverpool của Rafa Benitez đến trận chung kết Champions League sau 20 năm chờ đợi. Một Liverpool của những người Tây Ban Nha đã trở lại với lịch sử vĩ đại của nó và sẽ đến Istanbul tìm kiếm chiếc cúp C1 thứ 5. Dưới bàn tay của Rafa Benitez, Liverpool đã hồi sinh trong hàng ngũ những đội bóng mạnh nhất châu Âu.
    Marca
    Một Liverpool ''''Tây Ban Nha'''' nhất trong lịch sử đã lọt vào chung kết Champions League sau khi đánh bại Chelsea 1-0. Đội bóng của Rafa Benitez không thể bị khuất phục. Benitez đã thắng Mourinho trong cuộc đấu trí căng như dây đàn.
    Những sự thay đổi người của Benitez (đưa Kewell và Cisse vào sân) đều mang lại tác dụng (Cisse 2 lần suýt ghi bàn) trong khi Huth, Robben và Kezman không giúp được gì cho ''''The Blues''''.
    El Mundo Deportivo
    Luis Garcia và huyền thoại Anfield đã đánh gục Chelsea. Cựu cầu thủ Barca (Luis Garcia) đã ghi một bàn thắng để trả thù cho việc Barca bị loại (thua Chelsea) còn Rafa Benitez triệt hạ tham vọng bá chủ châu Âu của Mourinho.
    [​IMG]
    Những triệu phú đã thua...!

    Một Liverpool của thứ bóng đá vô sản (bình dân) như những khán đài của sân Anfield (Liverpool là thành phố cảng của công nhân) đã tàn phá giấc mơ của những triệu phú Chelsea, quận bảo thủ và xa hoa nhất của thủ đô nước Anh.
    Corriere dello Sport (Italia)
    Con người của Anfield đã trở lại trận chung kết 20 năm sau sự kiện Heysel. Con người, chứ không phải chỉ là đội bóng, bởi vì sự kỳ diệu của SVĐ này đã làm đội bóng mà Rafa Benitez huấn luyện trở nên không thể bị đánh bại.
    [​IMG]
    Không nên quên đóng góp của Mourinho (phải).

    Nhưng Mourinho cũng là người bại trận vĩ đại của cặp đấu này. Cần phải cảm ơn Mourinho vì nhờ ông mà trận đấu này mới trở thành một trận chiến đầy chất kịch melo giữa cái tốt và cái xấu, giữa giàu và nghèo. Nếu Milan lọt vào chung kết, họ sẽ không thể đánh giá thấp lịch sử và truyền thống vĩ đại của Liverpool, điều dường như đi theo họ đến mọi nơi vang lên bản nhạc ''''You''ll never walk alone''''.
    ThangKinhHiepChiThangNam thích bài này.
  8. ETFREIGHT

    ETFREIGHT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2012
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    ThangKinhHiepChiThangNam thích bài này.
  9. buondoiviai

    buondoiviai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2014
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    1
    Mùa này mới xem được trận mở màn của liver. Trận 2 thua thì không xem. Không hiểu san có cảm giác ngoại hạng mùa này liver không có sức để đua. Tuyến giữa đá cả C1 vẫn không an tâm tí nào. Cùng bảng với Real, Basel mong là vào vòng sau. You'll never walk alone.
    ThangKinhHiepChiThangNam thích bài này.
  10. nhangui24h1

    nhangui24h1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2015
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    1
    Khi Fagan lên thay Paisley, tiền vệ nổi tiếng Souness chuyển sang Sampdoria trong khi Sammy Lee chỉ còn là cái bóng của chính mình. Dalglish không còn ở phong độ cao nhất. Những cầu thủ được mua về khá vô danh: Kevin MacDonald, Jim Beglin và cầu thủ Đan Mạch Jan Molby. Trong bối cảnh ấy, việc duy trì được thành tích như thời của Paisley quả là một công việc khó khăn. Nhưng Fagan đã làm được hơn tất cả mong đợi. Người ta cho rằng nếu Fagan tiếp tục làm việc lâu hơn với Liverpool(ông chỉ dẫn dắt đội có 2 mùa bóng) thì bảng thành tích của ông còn dài hơn nữa.
    Fagan đã ra đi vào cuối mùa bóng thứ hai của ông với Anfield Road, khi Liverpool vẫn ở đỉnh cao danh vọng. Ông đã dẫn dắt Đoàn quân đỏ lọt vào trận chung kết Cúp C1 lần thứ 5: gặp Juventus tại Brussels. Fagan hy vọng lập lại thành tích của Paisley ?" giành hai chiếc Cúp C1 liên tiếp - nhưng tất cả sụp đổ sau khi Juventus thắng bằng bàn quyết định của Platini. Nhưng không phải chỉ là một trận thua đơn thuần, trận chung kết ấy đã chấm dứt đà đi lên như vũ bão của Liverpool sau khi các CĐV của họ gây ra một tai hoạ khủng khiếp trên sân Heysel.
    Ông từ chức ngay sau thảm hoạ đó. Nhưng với tinh thần ?oBoot-room?, ông vẫn có những đóng góp cho sự phát triển của CLB. Ông từng là cố vấn cho Roy Evans trong một thời gian dài.
    Được rico sửa chữa / chuyển vào 13:26 ngày 26/09/2004
    ThangKinhHiepChiThangNam thích bài này.

Chia sẻ trang này