1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LO LẮNG vô cớ(rối loạn lo âu)

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi tudieude, 06/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    LO LẮNG vô cớ(rối loạn lo âu)

    ĐÂY LÀ NHỮNG BÀI VIẾT TÔI TỔNG HỢP ĐƯỢC TRÊN MẠNG VỀ BỆNH LO LẮNG VÔ CỚ HAY RỐI LOẠN LO ÂU


    111.Rối loạn lo âu (RLLA) là một dạng bệnh tâm thần, thường hay gặp ở tuổi vị thành niên trở lên, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây không phải là bệnh mới, nhưng ở thời đại @ nó tiến triển mạnh mẽ, với số lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên.

    Stress, căng thẳng, lo âu... là tình trạng tâm lý rất bình thường trong cuộc sống hiện đại và hầu hết mọi người đều trải qua những giai đoạn khó khăn về tâm lý đó. Nhưng khi khó khăn qua đi, mọi việc trở lại bình thường, cuộc sống của những người vừa trải qua biến động tâm lý cũng dần ổn định trở lại.

    Những lo lắng ấy là bình thường. Chỉ bất thường khi những lo lắng ấy luôn thường trực, hoặc lo lắng về một việc không hề xảy ra... đến nỗi chúng ta không thể đảm đương được những công việc hàng ngày của mình nữa. Nhưng những có trạng thái tâm lý bất ổn đó kéo dài trên 6 tháng sẽ bị xếp vào dạng bệnh RLLA.

    Bệnh RLLA có biểu hiện tương đối đặc biệt: Người bệnh luôn cho rằng có một điều xấu (về sức khỏe, tài chính, công việc...) đang và thậm chí đã xảy ra với mình, dù rằng thực tế không phải vậy. Cùng với những lo lắng mơ hồ hoặc rõ rệt, bệnh nhân RLLA còn dễ bị thêm các chứng bệnh khác như hồi hộp, nghẹt thở, đau ngực, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ.

    Cũng giống như các chứng bệnh tâm thần khác, cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gay ra bệnh RLLA. Người ta thấy rằng, các bệnh tâm thần thường phát sinh từ các yếu tố di truyền kết hợp với các yếu tố sinh học, nuôi dưỡng cũng như các yếu tố môi trường khác. Do là một dạng bệnh tâm thần, nên bệnh RLLA cũng được điều trị chủ yếu bằng biện pháp tâm lý kết hợp với dùng thuốc, trong đó liệu pháp tâm lý giữ vai trò chủ đạo.

    Thuốc dùng căn bệnh này không nhằm mục đích điều trị, mà chỉ giúp giảm triệu chứng. Hai loại thuốc chính được sử dụng là thuốc an thần và chống trầm cảm. Việc dùng thuốc cần hết sức cẩn thận, vì nếu không bệnh nhân sẽ phụ thuộc thuốc. Thường thì các thuốc này được chỉ định dùng trong thời gian ngắn và có kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ điều trị cũng như sự hỗ trợ tích cực từ phía người thân của bệnh nhân.

    Trong bệnh RLLA, điều trị tâm lý mới là chủ đạo. Có nhiều phương pháp điều trị tâm lý khác nhau nhằm giúp bệnh nhân quen dần với điều làm họ hoảng sợ, rồi dần dần đương đầu với chúng. Có hai dạng trị liệu tâm lý rất hiệu quả là trị liệu hành vi, trong đó chú trọng tới việc thay đổi hành vi và trị liệu về nhận thức, trong đó dạy cho người bệnh cách hiểu và thay đổi lối suy nghĩ để có thể phản ứng với các tình huống khiến họ cảm thấy lo lắng.

    Ngoài việc dùng thuốc và điều trị tâm lý, những người mắc RLLA sẽ nhanh khỏi bệnh hơn nếu họ được người thân giúp đỡ, an ủi, động viên, khích lệ. Khi người bệnh tâm sự với bạn về nỗi lo lắng nào đó, bạn đừng vội phủ nhận. Hãy tìm cách giải thích thật cụ thể và dễ hiểu với tất cả sự cảm thông, người bênh sẽ bớt lo lắng hơn.

    Người bị RLLA cũng nên tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là học thở để điều hòa khí huyết, thư giãn tinh thần, từ đó dễ trút bỏ được căng thẳng và kiểm soát được lo âu. Trong các mối quan hệ xã hội, người bị RLLA chỉ nên tập trung vào những mối quan tâm mang tính sáng tạo, sẽ tốt hơn là những mối quan tâm mang tính cạnh tranh; gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời củng cố những cảm giác tích cực. Nếu có điều kiện, người bệnh nên theo học những lớp học mang tính quyết đoán để làm tăng thêm lòng tự tin và sức mạnh.

    Theo Phụ Nữ & Thể Thao




    222.Rối loạn lo âu có thể tác động đến mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu từ tuổi vị thành niên trở lên và thường thấy ở nữ hơn là nam. Người mắc bệnh thường sống với tâm lý cho rằng có điều gì xấu sắp xảy ra...



    Khi luôn có sự lo âu hay đột nhiên lo âu vì một lý do mơ hồ là không bình thường vì nó có thể là biểu hiện của Rối loạn lo âu (RLLA).

    Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có hàng triệu dân mắc bệnh này.

    Triệu chứng gồm đau ngực, hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, căng cơ, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ.

    Cơn lo âu có thể khởi phát bởi caffein, rượu, đường, thiếu hụt vitamine nhóm B, thiếu Mg hay Ca, dị ứng thức ăn, một vài thuốc khác và sự truyền lactate vào máu.

    Những dạng bệnh

    RLLA toàn thể (GAD):

    GAD là dạng nhẹ nhất. Người mắc bệnh RLLA toàn thể có cảm giác khó chịu kéo dài và sự lo lắng không thực tế, đặc biệt xung quanh người khác và có xu hướng dễ dàng bị giật mình.

    Rối loạn này nhìn chung bắt đầu khi còn nhỏ hay mới trưởng thành và thường gặp ở nữ hơn nam. Nó cũng thường có tính gia đình.

    Khó ngủ và mệt mỏi kéo dài, đau đầu, những cơn hoảng loạn thỉnh thoảng, run hay co giật, cảm giác quay cuồng, trầm cảm, đau nhức cơ bắp, bồn chồn không yên, vã mồ hôi, đau bụng, hoa mắt, khó tập trung, hồi hộp, dễ cáu gắt là tất cả những triệu chứng của GAD. Bệnh được chẩn đoán khi một người trải qua ít nhất sáu tháng lo lắng quá độ về một số vấn đề cuộc sống hàng ngày.

    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD):

    OCD xuất hiện khi một người thấy lo lắng một hay nhiều lần tái diễn và không có thực (sự cưỡng chế) và sử dụng một vài hành vi mang tính nghi thức để cố gắng xua đi những lo lắng đó. Cứ 50 người thì có một người bị và tỉ lệ như nhau ở cả hai giới.

    Rối loạn này có thể bắt đầu ở bất kì lứa tuổi nào nhưng thường là vị thành niên hay giai đoạn đầu của trưởng thành. Đi kèm với OCD thường là trầm cảm, những RLLA khác, rối loạn ăn uống và vấn đề lạm dụng rượu và chất gây nghiện.

    Người bị OCD biết rằng nỗi sợ của họ và những hành vi hệ quả không có ý nghĩa, nhưng họ vẫn làm điều đó vì chính họ không bỏ được và vì họ hi vọng tìm thấy sự xoa dịu thông qua hành động của mình. Những bệnh nhân này sợ sự không chắc chắn và thường tìm kiếm sự an tâm từ người khác về hành vi của họ.

    Những sự cưỡng chế thường gặp bao gồm lau chùi kĩ lưỡng, kiểm tra đi kiểm tra lại để chắc rằng chúng an toàn, sự lặp lại, sự chậm chạp và tích trữ quá đáng.

    Ám ảnh sợ:

    Ám ảnh sợ là nỗi sợ phi lý và không cố ý về một vài điều hay tình huống nào đó. Cứ 10 người thì có hơn một người mắc 1 loại nào đó của ám ảnh sợ, chúng có xu hướng mang tính gia đình và thường bắt đầu tuổi thanh niên hay trưởng thành và nữ dễ mắc hơn nam.

    Trong trường hợp bị ám ảnh sợ, những cách thông thường để đối đầu với nỗi sợ không có tác dụng, và người đó có thể trở nên tiều tụy, bởi nhu cầu quá mức để tránh bất cứ cái gì gây ra cho họ nỗi sợ hãi mãnh liệt như thế.

    Có 3 nhóm :

    + ám ảnh sợ chuyên biệt (nỗi sợ vô lý về một vài đối tượng nào đó như nhện, đi máy bay, độ cao...)

    + ám ảnh sợ xã hội (nỗi sợ lúng túng khó khăn trong một tình thế xã hội)

    + ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ tình huống nào có thể tạo ra cơn hoảng loạn).

    Rối loạn stress sau chấn thương (PTSD):

    PTSD xuất hiện khi một người đã từng chứng kiến hay trải qua một sang chấn (chiến tranh, cưỡng dâm, thiên tai...) không thể hồi phục hay trở về một đời sống bình thường. Rối loạn này có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào và đi kèm trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hay lo âu.

    PTSD thường bắt đầu trong vòng sáu tháng sau sang chấn (thỉnh thoảng là nhiều năm sau) và thời gian bệnh có thể thay đổi.

    Những người bị PTSD có thể hồi tưởng về sang chấn, bị tê dại cảm xúc và không thể tập trung vào những công việc thường ngày.

    Triệu chứng có thể chia thành 3 loại chính:

    + Những cơn ác mộng và hồi tưởng về sang chấn

    + cô lập với gia đình và bạn bè

    + giận dữ bất chợt.

    Rối loạn này được chẩn đoán khi triệu chứng kéo dài hơn một tháng. Thường triệu chứng biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên trong những trường hợp trầm trọng cần phải được điều trị.

    Cơn hoảng loạn:

    Cơn hoảng loạn xuất hiện khi, do một nguyên nhân mơ hồ, cơ thể sẵn sàng đối phó với một tình huống khẩn cấp tưởng tượng. Cơ thể sản xuất adrenaline dư thừa và nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh. Những cơn này trung bình kéo dài vài mươi phút và hiếm khi quá một giờ.

    Ở Hoa Kỳ, có từ 3 đến 6 triệu người mắc bệnh này, ở nữ gấp 2 lần nam và có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào nhưng thường là người trưởng thành còn trẻ.

    Theo hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ, những người bị cơn hoảng loạn có ít nhất 4 trong các triệu chứng sau: hồi hộp, tim đập thình thịch, vã mồ hôi, run rẩy, cảm giác hụt hơi, ngộp thở, đau ngực, buồn nôn hay đau bụng, hoa mắt, cảm giác quay cuồng, mất nhận thức, giải thể nhân cách, cảm giác sợ mất tự chủ hay sợ mất trí hay sợ chết...

    Được xác định là cơn hoảng loạn khi xảy ra đột ngột và xuất hiện mỗi hai tuần hoặc nếu chỉ là cơn duy nhất thì sau đó phải là sự lo âu mơ hồ và sự căng thẳng về cơn đó kéo dài ít nhất một tháng.

    Cơn hoảng loạn có thể kèm hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ khi tiếp xúc đám đông và không có khả năng thoát ra được khi cơn xuất hiện).

    Người bị cơn hoảng loạn thường cố gắng tránh những cơn sắp tới bằng cách né tránh những nơi hay vật có thể làm khởi phát cơn bằng các trò giải trí hay tìm đến các chất gây nghiện hay rượu bia để trốn tránh nó.

    Điều trị

    Theo kinh điển, điều trị RLLA bao gồm sự phối hợp hóa dược và tâm lý liệu pháp.

    Hóa liệu pháp: thuốc kê toa đối với những bệnh này không là sự điều trị mà chỉ giúp giảm triệu chứng. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ riêng

    Tâm lý liệu pháp: có rất nhiều loại tâm lý liệu pháp khác nhau.

    Hành vi liệu pháp nhằm vào sự thay đổi những hành động chuyên biệt và cách sử dụng những kỹ thuật này, như là thở bằng cơ hoành (chống lại sự tăng thông khí, điều thường thấy khi bị hoảng loạn).

    Trong tiếp xúc liệu pháp, bệnh nhân sẽ được quen dần với điều làm họ hoảng sợ để giúp họ đương đầu với chúng.

    Nhận thức hành vi liệu pháp, hướng dẫn bệnh nhân phản ứng theo nhiều cách khác nhau, tùy tình huống gây ra cơn lo âu và hướng đến giúp đỡ họ thay đổi lối suy nghĩ.

    Liệu pháp nhóm và nhóm tự giúp nhau cũng tỏ ra có ích.

    Theo T. Vy
    Tuổi Trẻ/Anyvitamins.com

    Việt Báo
  2. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    333
    Stress và lo âu đã trở thành một phần bình thường của cuộc sống hiện đại. Đôi khi chúng giúp ta có được sự nỗ lực lớn nhất hay phản ứng trong những tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, sự lo âu mơ hồ và thường xuyên là không bình thường...
    Những người sống với tâm trạng rằng sắp có điều gì xấu xảy ra và thường tin đó là bệnh tật trong khi thực tế lại không phải vậy thì được xem là bị rối loạn lo âu (RLLA).
    Rối loạn lo âu (RLLA) có thể tác động đến mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu từ tuổi vị thành niên trở lên và thường thấy ở nữ hơn là nam.
    Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có hàng triệu dân mắc bệnh này.
    Triệu chứng gồm đau ngực, hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, căng cơ, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ.
    Cơn lo âu có thể khởi phát bởi caffein, rượu, đường, thiếu hụt vitamine nhóm B, thiếu Mg hay Ca, dị ứng thức ăn, một vài thuốc khác và sự truyền lactate vào máu.
    Những dạng bệnh
    RLLA toàn thể (GAD)
    GAD là dạng nhẹ nhất. Người mắc bệnh RLLA toàn thể có cảm giác khó chịu kéo dài và sự lo lắng không thực tế, đặc biệt khi ở xung quanh người khác và có xu hướng dễ dàng bị giật mình.
    Rối loạn này nhìn chung bắt đầu khi còn nhỏ hay mới trưởng thành và thường gặp ở nữ hơn nam. Nó cũng thường có tính gia đình.
    Khó ngủ và mệt mỏi kéo dài, đau đầu, những cơn hoảng loạn thỉnh thoảng, run hay co giật, cảm giác quay cuồng, trầm cảm, đau nhức cơ bắp, bồn chồn không yên, vã mồ hôi, đau bụng, hoa mắt, khó tập trung, hồi hộp, dễ cáu gắt là tất cả những triệu chứng của GAD. Bệnh được chẩn đoán khi một người trải qua ít nhất 6 tháng lo lắng quá độ về một số vấn đề cuộc sống hàng ngày.
    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
    OCD xuất hiện khi một người thấy lo lắng một hay nhiều lần tái diễn và không có thực (sự cưỡng chế) và sử dụng một vài hành vi mang tính nghi thức để cố gắng xua đi những lo lắng đó. Cứ 50 người thì có một người bị và tỉ lệ như nhau ở cả hai giới.
    Rối loạn này có thể bắt đầu ở bất kì lứa tuổi nào nhưng thường là vị thành niên hay giai đoạn đầu của trưởng thành.
    Đi kèm với OCD thường là trầm cảm, những RLLA khác, rối loạn ăn uống và vấn đề lạm dụng rượu và chất gây nghiện.
    Người bị OCD biết rằng nỗi sợ của họ và những hành vi hệ quả không có ý nghĩa nhưng họ vẫn làm vì chính họ không bỏ được và vì họ hy vọng tìm thấy sự xoa dịu thông qua hành động của mình. Những bệnh nhân này thường sợ sự không chắc chắn và thường tìm kiếm sự an tâm từ người khác về hành vi của họ. Những sự cưỡng chế thường gặp bao gồm lau chùi kĩ lưỡng, kiểm tra đi kiểm tra lại để chắc rằng chúng an toàn, sự lặp lại, sự chậm chạp và tích trữ quá đáng.
    Ám ảnh sợ
    Ám ảnh sợ là nỗi sợ phi lý và không cố ý về một vài điều hay tình huống nào đó. Cứ 10 người thì có hơn một người mắc 1 loại nào đó của ám ảnh sợ, chúng có xu hướng mang tính gia đình và thường bắt đầu tuổi thanh niên hay trưởng thành và nữ dễ mắc hơn nam.
    Trong trường hợp bị ám ảnh sợ, khi những cách thông thường để đối đầu với nỗi sợ không có tác dụng thì người đó có thể trở nên tiều tụy bởi nhu cầu quá mức để tránh bất cứ cái gì gây ra cho họ nỗi sợ hãi mãnh liệt như thế.
    Có 3 nhóm: ám ảnh sợ chuyên biệt (nỗi sợ vô lý về một vài đối tượng nào đó như nhện, đi máy bay, độ cao...), ám ảnh sợ xã hội (nỗi sợ lúng túng khó khăn trong một tình thế xã hội) và ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ tình huống nào có thể tạo ra cơn hoảng loạn).
    Rối loạn stress sau chấn thương (PTSD)
    PTSD xuất hiện khi một người đã từng chứng kiến hay trải qua một sang chấn (chiến tranh, cưỡng dâm, thiên tai...) không thể hồi phục hay trở về một đời sống bình thường. Rối loạn này có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào và đi kèm trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hay lo âu.
    PTSD thường bắt đầu trong vòng 6 tháng sau sang chấn (thỉnh thoảng là nhiều năm sau) và thời gian bệnh có thể thay đổi. Những người bị PTSD có thể hồi tưởng về sang chấn, bị tê dại cảm xúc và không thể tập trung vào những công việc thường ngày.
    Triệu chứng có thể chia thành 3 loại chính: những cơn ác mộng và hồi tưởng về sang chấn, cô lập với gia đình và bạn bè và giận dữ bất chợt. Rối loạn này được chẩn đoán khi triệu chứng kéo dài hơn một tháng. Thường triệu chứng biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên trong những trường hợp trầm trọng cần phải được điều trị.
    Cơn hoảng loạn
    Cơn hoảng loạn xuất hiện khi, do một nguyên nhân mơ hồ, cơ thể sẵn sàng đối phó với một tình huống khẩn cấp tưởng tượng. Cơ thể sản xuất adrenaline dư thừa khiến nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh. Những cơn này trung bình kéo dài vài mươi phút và hiếm khi quá một giờ.
    Ở Hoa Kỳ, có từ 3 đến 6 triệu người mắc bệnh này, ở nữ gấp 2 lần nam và có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào nhưng thường là người trưởng thành còn trẻ.
    Theo hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ, những người bị cơn hoảng loạn có ít nhất 4 trong các triệu chứng sau: hồi hộp, tim đập thình thịch, vã mồ hôi, run rẩy, cảm giác hụt hơi, ngộp thở, đau ngực, buồn nôn hay đau bụng, hoa mắt, cảm giác quay cuồng, mất nhận thức, giải thể nhân cách, cảm giác sợ mất tự chủ hay sợ mất trí hay sợ chết...
    Được cho là cơn hoảng loạn khi nó xảy ra đột ngột và xuất hiện lại hai tuần hoặc nếu chỉ là cơn duy nhất thì sau đó phải là sự lo âu mơ hồ và sự căng thẳng nào đó kéo dài ít nhất một tháng.
    Cơn hoảng loạn có thể kèm hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ khi tiếp xúc đám đông và không có khả năng thoát ra được khi cơn xuất hiện). Người bị cơn hoảng loạn thường cố gắng tránh những cơn sắp tới bằng cách né tránh những nơi hay vật có thể làm khởi phát cơn bằng các trò giải trí hay tìm đến các chất gây nghiện hay rượu bia để trốn tránh nó.
    Điều trị
    Theo kinh điển, điều trị RLLA bao gồm sự phối hợp hóa dược và tâm lý liệu pháp.
    Hóa liệu pháp
    Thuốc kê toa đối với những bệnh này không là sự điều trị mà chỉ giúp giảm triệu chứng. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ riêng
    Tâm lý liệu pháp
    Có rất nhiều loại tâm lý liệu pháp khác nhau. Hành vi liệu pháp nhằm vào sự thay đổi những hành động chuyên biệt và cách sử dụng những kỹ thuật này như là thở bằng cơ hoành (chống lại sự tăng thông khí, điều thường thấy khi bị hoảng loạn).
    Trong tiếp xúc liệu pháp, bệnh nhân sẽ được quen dần với điều làm họ hoảng sợ để giúp họ đương đầu với chúng. Nhận thức hành vi liệu pháp hướng dẫn bệnh nhân phản ứng theo nhiều cách khác nhau tùy tình huống gây ra cơn lo âu và hướng đến giúp đỡ họ thay đổi lối suy nghĩ. Liệu pháp nhóm và nhóm tự giúp nhau cũng tỏ ra có ích.
    Theo T.VY
    Tuổi trẻ/anyvitamins.com
    444
    Rối loạn lo âu lan tỏa
    Rối loạn lo âu là bệnh tâm thần lưu hành nhiều nhất ở Hoa Kỳ, không kể đến các rối lọan liên quan lạm dụng chất. Rối lọan lo âu lan tỏa có tỷ lệ lưu hành trong đời sống của một người là 5%. Tiêu chuẩn chẩn đóan theo DSM IV được tóm tắt ở bảng 1.

    Bảng 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn lo âu lan tỏa theo DSM ?" IV ?"TR.
    A. Lo lắng nhiều kéo dài tối thiểu 6 tháng về các sự kiện hay các hoạt động (như công việc hay học tập)
    B. Khó khăn trong kiểm soát lo lắng.
    C. Lo lắng kết hợp với 3 trong 6 triệu chứng sau ( trẻ em, chỉ cần một).
    1) Tình trạng bồn chồn, căng thẳng, bực dọc.
    2) Dễ bị mệt.
    3) Khó tập trung hay đầu trống rổng.
    4) Kích thích.
    5) Căng cơ.
    6) Rối lọan giấc ngủ (khó vào giấc ngủ hay dễ thức giấc, ngủ vật vã ).
    D. Lo lắng không giới hạn các đặc tính của các rối lọan của truc I.
    E. Lo lắng hay các triệu chứng cơ thể không gây khó khán đáng kể hay suy giảm các họat động xã hội, nghề nghiệp hay các lĩnh vực quan trọng khác.
    F. Lo lắng không liên quan các tác động sinh lý trực tiếp của chất hay các bệnh lý đa khoa và không xãy ra trong rối lọan khí sắc, rối lọan lọan thần, rối lọan phát triễn lan tỏa.
    Khởi phát thường trước tuổi 25, tỷ lệ xuất hiện ở nam bằng nửa ở nữ. Khi không được điều trị, tiến triển điển hình là mãn tính, có tỷ lệ hồi phục thấp và tỷ lệ tái phát trung bình.
    Yếu tố nguy cơ cho rối lọan lo âu lan tỏa bao gồm tiền sử gia đình về bệnh này, có đời sống sang chấn cao, có tiền sử sang chấn cảm xúc và thực thể. Có ghi nhận sự kết hợp giữa hút thuốc lá và lo âu, nguy cơ về lo âu lan tỏa trong số thanh thiếu niên hút thuốc lá rất nhiều là 5 đến 6 lần cao hơn so với trẻ không hút thuốc lá. Các tính cách về lọan thần kinh và kém thích ứng về xã hội có thể có ở rối lọan lo âu và phụ thuộc nicotine. Các bệnh nội khoa thường kết hợp với lo âu. Ví dụ, rối lọan lo âu lan tỏa có 14% các trường hợp tiểu đường.
    Các bệnh tâm thần kết hợp:
    Trầm cảm rỏ rệt là bệnh tâm thần thường kết hợp nhất ở bệnh nhân có rối lọan lo âu lan tỏa, xãy ra gần 2/3 các trường hợp. Rối lọan hỏang lọan có ở ¼ số bệnh nhân có rối lọan lo âu lan tỏa, lạm dụng rượu có nhiều hơn 1/3 các trường hợp. Các nghiên cứu gần đây trên trẻ sinh đôi cho thấy xu hướng chung các yếu tố di truyền của cả hai rối lọan lo âu lan tỏa và trầm cảm rỏ rệt, và một báo cáo mới đây đề nghị một khác biệt di truyền về gen vận chuyển serotonin có thể góp phần ở người có cả hai bệnh lý này. Ơ các nghiên cứu tiền cứu, rối lọan lo âu lan tỏa hầu như luôn xuất hiện là một bệnh tiên phát và có nguy cơ cao bị trầm cảm. Các bệnh nhân có rối lọan lo âu lan tỏa có cùng với các bệnh lý tâm thần khác co suy giảm họat động nhiều hơn và đáp ứng kém với điều trị hơn so với các trường hơp không có kèm theo các bệnh lý tâm thần khác.
    Chiến lược và chứng cớ:
    Chẩn đoán:
    Bệnh nhân có rối lọan lo âu lan tỏa thường có các triệu chứng cơ thể, các triệu chứng này khó chẩn đóan phân biệt với các triệu chứng của các bệnh cơ thể kết hợp với lo âu. Các yếu tố đề nghị lo âu là triệu chứng của bệnh nội khoa bao gồm khởi phát các triệu chứng sau tuổi 35, không có tiền sử gia đình và tiền sử cá nhân về lo âu, không có đời sống nhiều sang chấn, ít hay không có sự né tránh các tình huống gây lo âu và đáp ứng kém với các thuốc chống lo âu. Nguyên nhân thực thể nên được nghi ngờ khi lo âu xãy ra sau các thay đổi gần đây về thuốc hay kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng của một bệnh mới.
    Trong đánh giá các bệnh nhân có rối lọan lo âu, các Bác Sĩ thực hành nên thường xuyên xem xét các bệnh nội khoa (như là bệnh tim, bệnh phổi, bệnh thần kinh, bệnh nội tiết, ví dụ, cường giáp), sử dụng thuốc (như là cocain, các thuốc kích thích khác, ví dụ, cafein), cai nghiện thuốc (như là nhưng sử dụng cồn, thuốc phiện, hay các thuốc nhóm Benzodiazepine), kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (như là corticosteroid, các thuốc cường giao cảm, thuốc đông y, ví dụ, nhân sâm).
    Trước khi chẩn đóan rối lọan lo âu lan tỏa, các Bác Sĩ thực hành nên hỏi bệnh sử và khám thực thể để lọai trừ các nguyên nhân nội khoa của lo âu. Cận lâm sàng được thực hiện theo biểu hiện lâm sàng. Giá ?" hiệu quả của các cận lâm sàng đặc biệt thì không rỏ ràng, nhưng tỷ lệ lưu hành cao của rối lọan lo âu lan tỏa trong số bệnh nhân cường giáp, nên đo lường thyrotropin là hợp lý.
    Các rối lọan tâm thần khác có thể chẩn đóan lầm với rối lọan lo âu lan tỏa đòi hỏi được chẩn đóan phân biệt. Trong khi rối lọan lo âu lan tỏa được định nghĩa như lo lắng hầu hết thời gian, tối thiểu 6 tháng; rối lọan hỏang lọan đặc trưng bởi các cơn hỏang lọan tái phát, theo sau, tối thiểu một tháng tồn tại lo âu xãy ra các cơn hỏang lọan. Rối lọan ám ảnh xung động biểu hiện tư duy và hành vi nghi thức; rối lọan sau sang chấn gồm hành vi tránh né, tình trạng tê liệt, tình trạng tăng thức tĩnh; ám ảnh sợ xã hội gồm lo âu về tình huống sắp xãy ra nghiêm trọng liên quan với các tình huống xã hội; rối lọan cơ thể hóa gồm các triệu chứng cơ thể đa dạng nhưng không có hay không tương xứng các bệnh lý ngọai khoa.
    Đánh giá trầm cảm và nguy cơ tự sát:
    Khi rối lọan lo âu lan tỏa biến chứng đến trầm cảm rỏ rệt thì chúng có nguy cơ tự sát cao. Bệnh nhân nên được hỏi về các triệu chứng trầm cảm, kể cả ý tưởng tự sát. Nếu các câu trả lời gợi ý nguy cơ tự sát, lượng giá về tâm thần nên được thực hiện càng nhanh càng tốt.
    Được tudieude sửa chữa / chuyển vào 15:05 ngày 08/02/2008
  3. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    555
    Rối loạn lo âu, điều trị như thế nào?

    Tất cả chúng ta ai cũng đã từng trải qua những lúc phải lo âu, căng thẳng. Từ khi là học sinh, mỗi lần cô giáo gọi lên bảng đều giật mình, tim đập nhanh một chút, hoặc khi đứng trước cửa nhà người yêu, khi chuẩn bị bày tỏ tình cảm với người mình yêu đều có những cảm giác lo lắng, hồi hộp
    nhưng đó là những phản ứng cảm xúc bình thường có tính chất sinh lý sau đó lại có thể trấn tĩnh trở lại.
    Ở đây chúng tôi muốn nói đến vấn đề lo âu có tính chất bệnh lý tương đối phổ biến, với tỷ lệ thường gặp là khoảng từ 1,5-3,5% dân số. Trước hết chúng ta hãy xem biểu hiện của rối loạn lo âu như thế nào? Người bệnh thường kể về những biểu hiện của mình như: Nhịp tim nhanh, bệnh nhân cảm giác tim mình đập rất nhanh, đập thình thịch hoặc nhịp tim tăng rất nhanh, vã mồ hôi, run rẩy chân tay hoặc rung tay; cảm giác khó thở, thở rất nông hoặc cảm giác ngột ngạt, sắp chết, cảm giác như là có người bóp cổ mình; cảm giác đau ở ngực hoặc không thoải mái ở vùng ngực; buồn nôn hoặc đau ở vùng bụng, cảm giác như muốn ngất, đi không vững, đầu nhẹ bẫng hoặc như là sắp sửa đột quỵ. Người bệnh có thể có cảm giác như là mình không còn ở môi trường mà mình đang sống nữa, họ thường mất kiểm soát bản thân mình và cảm tưởng như là mình sắp bị điên. Bệnh nhân có cảm giác rất sợ chết, có những cảm giác bất thường ví dụ như cảm thấy trong người mình tê cóng... cảm giác rùng mình, hoặc nóng bừng trong người.
    Những biểu hiện của rối loạn lo âu này thường xảy ra khi người bệnh gặp phải những sang chấn tâm lý trong cuộc sống của họ ví dụ như phải đi xa nhà, ly hôn, người thân chết hoặc sau những sự kiện không may xảy ra với mình như là tai nạn giao thông, hoặc một bệnh lý nặng xảy ra với người thân của mình như là ung thư dạ dày, u não... và bệnh nhân lo lắng là mình có thể cũng bị những bệnh nặng như vậy.
    Một điểm nữa là khi khám những bệnh nhân này, chúng tôi thường thấy bệnh nhân có kèm theo những biểu hiện buồn chán, bi quan về tương lai, những mặc cảm tự ti... là những biểu hiện của hội chứng trầm cảm.
    Những triệu chứng biểu hiện của lo âu thường rất giống với biểu hiện của những bệnh lý nội khoa khác và chính vì vậy bệnh nhân khi có những biểu hiện này thường đến các thầy thuốc chuyên khoa về tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp... và khi bệnh nhân đến với thầy thuốc chuyên khoa tâm thần thì họ đã được điều trị ở rất nhiều chuyên khoa khác nhau, bằng nhiều loại thuốc chuyên khoa và thậm chí cả những thủ thuật can thiệp cao cấp, đắt tiền như đốt nút xoang để nhằm làm giảm nhịp tim... nhưng, tất cả những sự can thiệp và điều trị này đều thất bại và lúc đó bệnh nhân mới được gửi đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
    Vấn đề đặt ra là điều trị chứng rối loạn lo âu như thế nào? Khi một bệnh nhân đã được chẩn đoán là rối loạn lo âu, thì họ cần phải được bác sĩ chuyên khoa về tâm thần điều trị, chủ yếu là điều trị ngoại trú, chỉ có một số ít trường hợp phải vào điều trị nội trú như những trường hợp trầm cảm có ý tưởng tự sát, hoặc những trường hợp có kết hợp thêm lạm dụng chất gây nghiện. Việc điều trị bao gồm hai nội dung sử dụng thuốc chống lo âu và những liệu pháp về nhận thức hành vi.
    Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu là những thuốc có tác dụng làm giảm đi những triệu chứng này, hiện nay đang được dùng phổ biến là nhóm thuốc ức chế hấp thu serotonin chọn lọc mà một số hoạt chất phổ biến như là fluoxetine, sertraline, paroxetine (SSRI)..., loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin, nhóm benzodiazepine (seduxen). Tuy nhiên việc lựa chọn loại thuốc nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là bệnh nhân có bệnh lý khác kết hợp hay không, điều kiện hoàn cảnh kinh tế như thế nào? Tác dụng phụ của thuốc trên bệnh nhân... Loại thuốc SSRI là loại thuốc ít có nguy cơ tác dụng phụ về tim mạch, về kháng cholinergic và ngộ độc liên quan đến quá liều nhưng nó có tác dụng phụ trên chức năng ********. Khi dùng loại thuốc nhóm benzodiazepin thì có những nguy cơ phụ thuộc thuốc khi sử dụng lâu dài và nên chỉ sử dụng ở những bệnh nhân cần phải được kiểm soát các triệu chứng một cách nhanh chóng như là những bệnh nhân có nguy cơ nghỉ việc, nghỉ học hoặc những bệnh nhân cần phải nằm viện. Những thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường có những nguy cơ tác dụng phụ lên hệ tim mạch, vì vậy cần đặc biệt lưu ý với những bệnh nhân cao tuổi và những người có bệnh lý cơ thể kèm theo.
    Việc trị liệu bằng các liệu pháp hành vi nhận thức hiện còn chưa được phổ biến ở nước ta. Việc điều trị này bao gồm nhiều nội dung khác nhau như là giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cho bệnh nhân cách xử lý khi có những biểu hiện của lo âu, hoảng sợ như là tập thư giãn, tập hít thở sâu, hoặc có những liệu pháp phơi nhiễm với những yếu tố gây cho bệnh nhân lo âu và từ đó bệnh nhân sẽ dần dần thích nghi được với những hoàn cảnh gây ra tình trạng lo âu và các triệu chứng sẽ hết dần. Hiện nay chúng tôi thường kết hợp cả hai phương pháp dùng thuốc và trị liệu về hành vi nhận thức. Cuối cùng khi một bệnh nhân có những triệu chứng của rối loạn lo âu thì nên đến thầy thuốc chuyên khoa tâm thần để được khám và điều trị càng sớm càng tốt, nếu không chức năng về mặt xã hội như là công việc, học tập, giao tiếp của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng và bệnh nhân sẽ bị tàn tật về mặt xã hội.

    666

    Theo các số liệu điều tra gần đây của hầu hết quốc gia trên thế giới, rối loạn lo âu ngày càng có chiều hướng gia tăng, lên tới 20-25% dân số, trong khi các rối loạn tâm thần thực tổn và nội sinh chỉ dao động từ 1-2% trong nhiều thập kỷ qua.

    Tại Úc, có khoảng 10-25% dân số mắc rối nhiễu tâm trí nào đó, khoảng 20-25% trẻ em có rối nhiễu hành vi và có khó khăn học đường.
    TS Nguyễn Công Khanh, người đã có nhiều công trình trong và ngoài nước về vấn đề này, đã cho rằng: "Theo thống kê của nhiều nước trong nhiều thập kỷ qua, tỉ lệ rối loạn lo âu trẻ em là 5,7 - 17,7%".
    Lo âu là hiện tượng hết sức bình thường của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà ai cũng phải tìm cách vượt qua để tồn tại. Nhưng lo âu có tính chất bệnh lý cũng đã trở nên phổ biến và phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên vì áp lực xã hội đến lứa tuổi này ngày càng nhiều.
    Một cách đơn giản nhất, có thể hiểu rằng lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa.
    Còn lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý.
    Lo âu bệnh lý có biểu hiện lâm sàng cơ bản: lo âu hoảng sợ, thường phát sinh cấp, thời gian diễn biến bệnh kéo dài nhiều ngày nhiều tuần, có khi xuất hiện những cơn hoảng sợ lặp đi lặp lại.
    Lo âu bệnh lý không có chủ đề rõ ràng. Họ thường than vãn, lo sợ chờ đợi một điều gì đó xảy ra với mình mà không biết rõ, có các rối loạn thần kinh thực vật nhưng không có hành vi né tránh.
    Có nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung có thể gọi tên được đó là những nguyên nhân sinh học và nguyên nhân tâm lý, trong đó nguyên nhân tâm lý luôn là chủ yếu.
    Một trong những biện pháp đưa ra để có thể giảm thiểu tình trạng này đó là các liệu pháp tâm lý như: liệu pháp thư giãn, liệu pháp giải mẫn cảm có hệ thống (liệu pháp tâm lý làm cho người bệnh thích nghi dần, làm cho họ có cảm giác lo sợ từ mức độ thấp đến mức độ cao để cuối cùng là thích nghi), liệu pháp điều chỉnh nhận thức.

    (theo TT)

    Việt Báo

  4. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    777
    Các rối loạn lo âu thường gặp
    I ?" CÁC KHÁI NIỆM:
    - Lo âu: là một cảm giác lo sợ có tính chất mơ hồ, khó chịu, lan toả và thường kèm theo các triệu chứng thần kinh thực vật như nhức đầu, toát mồ hôi, hồi hộp, nặng ngực, khó chịu nhẹ ở dạ dày và bồn chồn.
    - Lo âu ( anxiety ) và sợ ( fear ) đều là những tín hiệu báo động nhưng chúng có những điểm khác nhau:

    + Lo âu: đáp ứng với một đe doạ chưa biết rõ, từ bên trong, mơ hồ hay có tính chất xung đột. Thường mãn tính.
    + Sợ: đáp ứng với một đe doạ đã biết rõ, từ bên ngoài, rõ rệt hay không có tính chất xung đột. Thường cấp tính.
    Lo âu bình thường và lo âu bệnh lý:
    + Lo âu bình thường: là một đáp ứng với tình huống có tính chất đe doạ, thường tự hết hoặc chỉ cần trấn an.
    + Lo âu bệnh lý: là lo âu quá mức hay dai dẳng không tương xứng với với sự đe doạ được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động người bệnh, không mất đi với sự trấn an và có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ quá mức hay vô lý.
    Những rối loạn lo âu thường gặp trong khám đa khoa:
    + Rối loạn lo âu toàn thể
    · Là lo âu toàn thể và dai dẳng nhưng không giới hạn vào hay nổi bậc trong bất cứ tình huống đặc biệt nào.
    · Thường kết hợp với các rối loạn tâm thần khác (50 ?" 90%)
    · Nữ / nam = 2 / 1
    · Chỉ 1 / 3 được điều trị tâm thần
    + Rối loạn hoảng loạn
    · Còn gọi là lo âu kịch phát từng cơn, bao gồm những cơn lo âu dữ dội xuất hiện đột ngột, thường kéo dài chỉ trong 20 ?" 30 phút, tái đi tái lại nhưng không giới hạn vào bất cứ tình thế hoặc hoàn cảnh đặc biệt nào nên thường không đoán trước được.
    · Thường kèm nhiều triệu chứng cơ thể như tim đập nhanh, hối hộp, khó thở, toát mồ hôi? hoặc các triệu chứng tâm lý như sợ chết, sợ bị điên ?
    · Nữ / nam = 2 ?" 3 / 1
    + Am sợ xã hội
    · Là sự sợ rõ rệt và dai dẳng các tình thế xã hội hay thao tác và thường kèm theo sự lúng túng xấu hổ.
    · Khởi phát thường ở tuổi thiếu niên
    · Đưa đến sự tránh né các hoàn cảnh có thể làm bệnh nhân bối rối
    + Am sợ khoảng rộng
    · Là sự sợ ở trong một tình thế mà sự thoát ra nhanh chóng đến nơi an toàn hay sự giúp đỡ nếu xảy ra cơn hoảng loạn có thể gặp khó khăn hay trở ngại (thí dụ như ra khỏi nhà một mình, trong đám đông, đi xe bus, qua cầu ?)
    · Gây nhiều trở ngại nhất cho cuộc sống bệnh nhân do đưa đến sự tránh né các tình huống gây sợ.
    · Thường kết hợp với cơn hoảng loạn
    - Một số số liệu dịch tể học:
    Rối loạn Trong dân số chung ( tần suất suốt đời ) Trong săn sóc sức khoẻ ban đầu
    Rối loạn lo âu toàn thể 5% 14,8%
    Rối loạn hoảng loạn 1,5 ?" 3,5% 8,3%
    Am sợ xã hội 3 ?" 13%

    Am sợ khoảng rộng 0,6 ?" 6%

    II ?" THANG GỢI Ý CHẨN ĐOÁN:

    I ?" Cảm giác căng thẳng hay lo âu ? 
    II ?" Lo lắng nhiều về mọi thứ ? 
    NẾU CÂU I HAY II ĐƯỢC TRẢ LỜI LÀ CÓ THÌ TIẾP TỤC PHẦN DƯỚI ĐÂY
    1 ?" Có những triệu chứng tăng thức tỉnh và lo âu ? 
    2 ?" Đã trải qua những cơn lo âu mãnh liệt và bất thình lình hay không có lý do rõ rệt ?
    Sợ chết 
    Sợ mất kiểm soát 
    Tim đập thình thịch 
    Toát mồ hôi 
    Run hay lắc mạnh 
    Đau ngực hay khó thở 
    Cảm thấy hoa mắt, choáng váng hay ngất xỉu 
    Cảm giác tê hay ngứa 
    Tri giác sai thực tại 
    Buồn nôn 
    3 ?" Có cảm giác lo âu trong những tình huống đặc biệt sau:
    Đi xa những nơi quen thuộc 
    Đi một mình bằng xe lửa, xe hơi, máy bay ? 
    Đám đông, nơi cộng cộng 
    4 - Có cảm giác lo âu trong những hoàn cảnh xã hội sau:
    Nói trước đám đông 
    Các sự kiện xã hội 
    Ăn trước mặt người khác 
    Lo lắng quá nhiều về những gì người khác nghĩ 
    KẾT QUẢ:
    CÓ ở câu I hay II và KHÔNG ở câu 2, 3 và 4 z Rối loạn lo âu toàn thể
    CÓ ở câu 1 và 2 z Rối loạn hoảng loạn
    CÓ ở câu 1 và 3 z Ám sợ khoảng rộng
    CÓ ở câu 1 và 4 z Ám sợ xã hội
    Chú ý: * Trước đó cần loại trừ lo âu do bệnh lý đa khoa hay do thuốc, độc chất.
    * Đối với ám sợ cần phải xuất hiện hành vi né tránh
    ĐÁNH GIÁ VỀ CHỨC NĂNG VÀ SỰ TÀN PHẾ
    I ?" Trong tháng vừa qua anh ( chị ) có bị giới hạn ở một hay nhiều lãnh vực hoạt động sau đây trong phần lớn thời gian:
    Chăm sóc bản thân: tắm, mặc quần áo, ăn uống 
    Quan hệ gia đình ( với vợ hay chồng, con, người thân ) 
    Làm việc hay học hành 
    Công việc nhà 
    Hoạt động xã hội, thăm bạn bè 
    Trí nhớ 
    II - Do những vấn đề trên mà trong tháng vừa qua:
    Có bao nhiêu ngày anh ( chị ) không đủ khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động thường ngày ? ?????
    Có bao nhiêu ngày anh ( chị ) phải nằm nghỉ trên giường ? ?????????

    III ?" ĐIỀU TRỊ
    Mục tiêu cuối cùng trong việc điều trị rối loạn lo âu không phải là loại bỏ hoàn toàn sự lo âu mà là giảm nó xuống ở mức độ có thể kiểm soát được.
    1 ?" Liệt kê các triệu chứng lo âu ( tâm lý, cơ thể ) kèm đánh giá mức độ ( không, nhẹ, trung bình, nặng ) z theo dõi hiệu quả điều trị.
    2 ?" Xác định các tình huống hay nơi chốn gây ra lo âu hay tránh né kèm đánh giá mức độ z tiếp cận với tình huống gây lo âu một cách có hệ thống ( tiến hành chậm, đi từ dễ đến khó và thực hành đều đặn )
    3 ?" Xác định những suy nghĩ tiêu cực, không thực tế z thay đổi cách suy nghĩ
    4 ?" Kỹ thuật thở chậm
    5 ?" Tập thể dục
    6 ?" Thuốc:
    Nhiều loại như Clomipramine, Imipramine, SSRIs, Benzodiazepines, Phenelzine, Propranolol, Buspirone. Thời gian điều trị thường từ 6 ?" 12 tháng ( ngoại trừ đối với Benzodiazepines thì điều trị trong 2 ?" 6 tuần sau đó giảm dần liều và chấm dứt trong vòng 1 ?" 2 tuần )
    IV - TÀI LIỆU THAM KHẢO:
    - Trần Đình Xiêm, Tâm Thần Học,1997, p 389 - 412
    - ICD ?" 10 Phân Loại Bệnh Quốc Tế lần thứ 10 về Các Rối Loạn Tâm Thần Và Hành Vi, WHO 1992 ?" Bản dịch của Viện Sức Khoẻ Tâm Thần Trung Ương 1992
    - DSM IV ?" American Psychiatric Association, fourth e***ion, 1994, p 393 - 444
    - Harold I. Johnston, Benjamin J. Sadock and Jack A. Grebb, Harold I. Johnston, Benjamin J. Sadock?Ts Synopsis of psychiatry, eighth e***ion , 1998, p 581 - 629
    Mental Disorders in Primary Care, 1998, WHO.
    - Diagnostic and Management Guidelines for Mental Disorders in Primary Care: ICD ?" 10 Chapter V Primary Care Version, 1996, WHO.
    - The World Health Report 2001 ( WHO )
    - Prevalence of Anxiety, Depression and Substance Use Disorder in an urban general medicine pratice. Arch family medicine, Vol 9, SEP/OCT 2000.
    BS. LÊ QUỐC NAM
    TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
    BỆNH VIỆN TÂM THẦN TP. HCM

  5. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    888
    Vấn đề lâm sàng
    Rối loạn lo âu là bệnh tâm thần lưu hành nhiều nhất ở Hoa Kỳ, không kể đến các rối lọan liên quan lạm dụng chất. Rối lọan lo âu lan tỏa có tỷ lệ lưu hành trong đời sống của một người là 5%. Tiêu chuẩn chẩn đóan theo DSM IV được tóm tắt ở bảng 1.

    Bảng 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn lo âu lan tỏa theo DSM ?" IV ?"TR.
    A. Lo lắng nhiều kéo dài tối thiểu 6 tháng về các sự kiện hay các hoạt động (như công việc hay học tập)
    B. Khó khăn trong kiểm soát lo lắng.
    C. Lo lắng kết hợp với 3 trong 6 triệu chứng sau ( trẻ em, chỉ cần một).
    1) Tình trạng bồn chồn, căng thẳng, bực dọc.
    2) Dễ bị mệt.
    3) Khó tập trung hay đầu trống rổng.
    4) Kích thích.
    5) Căng cơ.
    6) Rối lọan giấc ngủ (khó vào giấc ngủ hay dễ thức giấc, ngủ vật vã ).
    D. Lo lắng không giới hạn các đặc tính của các rối lọan của truc I.
    E. Lo lắng hay các triệu chứng cơ thể không gây khó khán đáng kể hay suy giảm các họat động xã hội, nghề nghiệp hay các lĩnh vực quan trọng khác.
    F. Lo lắng không liên quan các tác động sinh lý trực tiếp của chất hay các bệnh lý đa khoa và không xãy ra trong rối lọan khí sắc, rối lọan lọan thần, rối lọan phát triễn lan tỏa.
    Khởi phát thường trước tuổi 25, tỷ lệ xuất hiện ở nam bằng nửa ở nữ. Khi không được điều trị, tiến triển điển hình là mãn tính, có tỷ lệ hồi phục thấp và tỷ lệ tái phát trung bình.
    Yếu tố nguy cơ cho rối lọan lo âu lan tỏa bao gồm tiền sử gia đình về bệnh này, có đời sống sang chấn cao, có tiền sử sang chấn cảm xúc và thực thể. Có ghi nhận sự kết hợp giữa hút thuốc lá và lo âu, nguy cơ về lo âu lan tỏa trong số thanh thiếu niên hút thuốc lá rất nhiều là 5 đến 6 lần cao hơn so với trẻ không hút thuốc lá. Các tính cách về lọan thần kinh và kém thích ứng về xã hội có thể có ở rối lọan lo âu và phụ thuộc nicotine. Các bệnh nội khoa thường kết hợp với lo âu. Ví dụ, rối lọan lo âu lan tỏa có 14% các trường hợp tiểu đường.
    Các bệnh tâm thần kết hợp:
    Trầm cảm rỏ rệt là bệnh tâm thần thường kết hợp nhất ở bệnh nhân có rối lọan lo âu lan tỏa, xãy ra gần 2/3 các trường hợp. Rối lọan hỏang lọan có ở ¼ số bệnh nhân có rối lọan lo âu lan tỏa, lạm dụng rượu có nhiều hơn 1/3 các trường hợp. Các nghiên cứu gần đây trên trẻ sinh đôi cho thấy xu hướng chung các yếu tố di truyền của cả hai rối lọan lo âu lan tỏa và trầm cảm rỏ rệt, và một báo cáo mới đây đề nghị một khác biệt di truyền về gen vận chuyển serotonin có thể góp phần ở người có cả hai bệnh lý này. Ơ các nghiên cứu tiền cứu, rối lọan lo âu lan tỏa hầu như luôn xuất hiện là một bệnh tiên phát và có nguy cơ cao bị trầm cảm. Các bệnh nhân có rối lọan lo âu lan tỏa có cùng với các bệnh lý tâm thần khác co suy giảm họat động nhiều hơn và đáp ứng kém với điều trị hơn so với các trường hơp không có kèm theo các bệnh lý tâm thần khác.
    Chiến lược và chứng cớ:
    Chẩn đoán:
    Bệnh nhân có rối lọan lo âu lan tỏa thường có các triệu chứng cơ thể, các triệu chứng này khó chẩn đóan phân biệt với các triệu chứng của các bệnh cơ thể kết hợp với lo âu. Các yếu tố đề nghị lo âu là triệu chứng của bệnh nội khoa bao gồm khởi phát các triệu chứng sau tuổi 35, không có tiền sử gia đình và tiền sử cá nhân về lo âu, không có đời sống nhiều sang chấn, ít hay không có sự né tránh các tình huống gây lo âu và đáp ứng kém với các thuốc chống lo âu. Nguyên nhân thực thể nên được nghi ngờ khi lo âu xãy ra sau các thay đổi gần đây về thuốc hay kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng của một bệnh mới.
    Trong đánh giá các bệnh nhân có rối lọan lo âu, các Bác Sĩ thực hành nên thường xuyên xem xét các bệnh nội khoa (như là bệnh tim, bệnh phổi, bệnh thần kinh, bệnh nội tiết, ví dụ, cường giáp), sử dụng thuốc (như là cocain, các thuốc kích thích khác, ví dụ, cafein), cai nghiện thuốc (như là nhưng sử dụng cồn, thuốc phiện, hay các thuốc nhóm Benzodiazepine), kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (như là corticosteroid, các thuốc cường giao cảm, thuốc đông y, ví dụ, nhân sâm).
    Trước khi chẩn đóan rối lọan lo âu lan tỏa, các Bác Sĩ thực hành nên hỏi bệnh sử và khám thực thể để lọai trừ các nguyên nhân nội khoa của lo âu. Cận lâm sàng được thực hiện theo biểu hiện lâm sàng. Giá ?" hiệu quả của các cận lâm sàng đặc biệt thì không rỏ ràng, nhưng tỷ lệ lưu hành cao của rối lọan lo âu lan tỏa trong số bệnh nhân cường giáp, nên đo lường thyrotropin là hợp lý.
    Các rối lọan tâm thần khác có thể chẩn đóan lầm với rối lọan lo âu lan tỏa đòi hỏi được chẩn đóan phân biệt. Trong khi rối lọan lo âu lan tỏa được định nghĩa như lo lắng hầu hết thời gian, tối thiểu 6 tháng; rối lọan hỏang lọan đặc trưng bởi các cơn hỏang lọan tái phát, theo sau, tối thiểu một tháng tồn tại lo âu xãy ra các cơn hỏang lọan. Rối lọan ám ảnh xung động biểu hiện tư duy và hành vi nghi thức; rối lọan sau sang chấn gồm hành vi tránh né, tình trạng tê liệt, tình trạng tăng thức tĩnh; ám ảnh sợ xã hội gồm lo âu về tình huống sắp xãy ra nghiêm trọng liên quan với các tình huống xã hội; rối lọan cơ thể hóa gồm các triệu chứng cơ thể đa dạng nhưng không có hay không tương xứng các bệnh lý ngọai khoa.
    Đánh giá trầm cảm và nguy cơ tự sát:
    Khi rối lọan lo âu lan tỏa biến chứng đến trầm cảm rỏ rệt thì chúng có nguy cơ tự sát cao. Bệnh nhân nên được hỏi về các triệu chứng trầm cảm, kể cả ý tưởng tự sát. Nếu các câu trả lời gợi ý nguy cơ tự sát, lượng giá về tâm thần nên được thực hiện càng nhanh càng tốt.
    Điều trị:
    Điều trị dược lý
    Phần nào vì trầm cảm thường kết hợp với rối lọan lo âu lan tỏa, các thuốc chống trầm cảm thường được dùng là thuốc đầu tay cho điều trị rối lọan lo âu lan tỏa. Các thuốc thường dùng và liều lượng, các tác dụng phụ được tóm tắt ở bảng
    ?
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Rất cảm ơn bạn dakt or tudieude đã sưu tầm những thông tin và bài viết hữu ích về tâm lý và tâm thần học. Sự thực các bài viết đậm tính chuyên môn vừa mang tính thời sự là rất cần thiết cho box.
    Chúc bạn tràn ngập hạnh phúc trong cuộc sống!
    Thân.
  7. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    999
    Rối LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ_một bệnh rất thường gặp
    Chị X., một y tá ở TP HCM, rất sợ chạm vào những gì đã qua tay nhiều người. Khi mở cửa, chị phải dùng khăn hoặc túi nylon sạch lót tay. Chị là nóng tiền bạc trước khi tiêu và nhận tiền người khác trao cho bằng một cái hộp. Cái tính "quá sạch sẽ" của chị X. thực ra là một rối loạn về tâm thần.
    Y học gọi chứng bệnh của chị X. là rối loạn ám ảnh cưỡng chế (RLAACC). Rối loạn lo âu này có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường bắt đầu trong thời kỳ ấu thơ. Người bị RLAACC có thể có triệu chứng ám ảnh và triệu chứng xung động. 75% số bệnh nhân có cả 2 triệu chứng này.
    Khi có triệu chứng ám ảnh, trong đầu bệnh nhân thường xuất hiện lặp đi lặp lại những ý nghĩ ngoài ý muốn. Chúng chiếm toàn bộ suy nghĩ và khiến cho người bệnh lo âu, bực bội. Người bệnh có thể nghĩ rằng tất cả vi sinh vật và bụi trong không khí đều có thể gây bệnh. Họ rất sợ hãi và lo lắng khi phải ra đường, khi ngồi ghế lạ hoặc khi người khác vô tình chạm vào. Họ cũng có thể nghi ngờ, không biết mình đã đóng các cửa chưa, mặc dù trước đó đã kiểm tra rất cẩn thận...
    Những bệnh nhân có triệu chứng xung động thường lặp đi lặp lại một cách có ý thức vài hành vi theo một thứ tự nào đó để giảm sự lo âu. Chẳng hạn, sau khi tiếp xúc với bên ngoài, do sợ nhiễm bẩn, người bị RLAACC có thể sẽ lau rửa, giặt giũ nhiều lần, thậm chí vứt bỏ quần áo và dần dần không thể làm gì khác ngoài việc giặt giũ. Tay họ có thể bị bong da do tiếp xúc thường xuyên và quá lâu với nước... Có khi người bệnh kiểm tra đi kiểm tra lại một điều gì đó vì nghi ngờ chưa thực hiện, hoặc gọi tên một người thân nhiều lần trong ngày để giúp người ấy tránh tai họa. Để khỏi xui xẻo, người bệnh có thể tránh né một cái gì đó trên đường đi, và nếu lỡ dẫm phải, họ sẽ quay trở về và đi lại từ đầu mới thấy yên tâm...
    Mặc dù bệnh nhân cũng biết rằng những nỗi sợ hãi đó là vô lý, thái quá và rất muốn chống lại nhưng họ không thể làm khác được. Vì thế, họ luôn thấy xấu hổ và muốn giấu mọi người về bệnh của mình. Ở thời kỳ đầu, do người bệnh cố tình giấu và bệnh còn nhẹ nên người xung quanh không nhận ra. Đến khi người bệnh có những biểu hiện dễ nhận thấy như không dám ra khỏi nhà, đi làm, đi học luôn trễ giờ..., những người thân mới biết. Nhưng lúc này bệnh đã quá nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
    Theo kết quả điều tra sơ bộ về các loại bệnh tâm thần tại TP HCM (năm 1999), có hơn 5.500 người (0,11% dân số) bị chứng rối loạn này.
    Nguyên nhân và cách chữa trị
    Nguyên nhân của chứng RLAACC hiện chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có tới 35% số con cái hay anh em của người bị RLAACC cũng mắc chứng này. Một số nhà nghiên cứu y học cho rằng RLAACC có thể do sự rối loạn điều hòa serotonin (chất dẫn truyền thần kinh) trong não, sự tăng hoạt động ở một số vùng của não hoặc sự giảm kích thước một loại nhân của não bộ. Các triệu chứng ám ảnh hình thành từ sự xuất hiện cùng lúc và lặp đi lặp lại của một ý nghĩ kèm với một phản ứng lo sợ. Còn triệu chứng xung động chỉ là cách thức bệnh nhân chống lại sự lo âu do ám ảnh gây ra.
    Bệnh nhân RLAACC có thể được chữa khỏi bằng cách kết hợp điều trị hành vi và dùng thuốc. Dưới sự kiểm soát của bác sĩ, bệnh nhân sẽ được tiếp xúc với hoàn cảnh hoặc đối tượng gây sợ một cách từ từ hoặc đột ngột để làm mất dần cảm giác sợ hãi. Bệnh nhân sẽ được chỉ định và hướng dẫn dùng thêm các loại thuốc như clomipramine hay SSRI.
    BS Lê Quốc Nam, SGGP
    10 10 10
    Sự kinh tởm có thể đem đến một số dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
    Sự kinh tởm, còn hơn nỗi sợ hãi, có thể khiến cho một số người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder: OCD) rửa tay liên tục, hoặc có những hành vi vô lý khác. Một nghiên cứu mới đây cho thấy não của người OCD lo lắng về ô nhiễm có phản ứng với những hình ảnh kinh tởm (như thức ăn ôi thiu) mạnh hơn là người khác. Kết quả này báo hiệu sự thay đổi trong ý nghĩ về nguyên nhân của OCD. Một số nhóm người bị OCD có thể có những băn khoăn ngoài ý muốn về sự sạch sẽ hoặc ô nhiễm, mà nguyên nhân là do phản ứng quá mạnh đối với sự ghê tởm, chứ không phải do nỗi sợ hãi hoặc lo lắng về hậu quả tai hại to lớn có thể xảy ra. Sự kinh tởm có thể bị ngộ nhận là sợ hãi.
    Trong nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã so sánh 8 người bị OCD lo lắng về ô nhiễm với một nhóm người khỏe mạnh, về phản ứng đối với một bộ 30 bức tranh được đánh giá là gây xúc động. Những người tham gia được chụp cộng hưởng từ não trong khi đang xem một loạt những bức tranh đe dọa, kinh tởm hay bình thường như rắn đang nhe nanh độc, ruồi bâu trên bánh nướng bí ngô, hoặc một cảnh hoàng hôn. Những bức tranh gây sợ hãi hoặc kinh tởm đã gây ra phản ứng ở các vùng não khác nhau ở cả hai nhóm người tham gia, nhưng đối với người bị OCD thì hình ảnh kinh tởm gây kích thích mạnh hơn ở một số vùng não. Những vùng não bị tác động nhiều nhất là vùng xử lý mùi vị khó chịu.
    Mặc dù hãy còn quá sớm để nói là kết quả nghiên cứu này có thể đưa đến hướng mới điều trị OCD, nhưng nó giúp hiểu rõ hơn về cảm nhận sự kinh tởm. Điều này làm chúng ta suy nghĩ về vai trò của sự kinh tởm trong cuộc sống hàng ngày. Thật vậy, mọi người cần lưu ý xem họ đã bao nhiêu lần nói thấy cái gì đó hoặc ai đó đáng kinh tởm. Sự kinh tởm là một cảm xúc thật lòng, mặc dù nó có những điểm giống như nỗi sợ hãi, nhưng có các khác biệt rõ ràng.
    Anh Điệp(WebMD Health, 10/5/2003)

Chia sẻ trang này