1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Loa độ nhạy cao sinh ra là cho tube hay ngược lại?

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi arome, 10/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. arome

    arome Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Loa độ nhạy cao sinh ra là cho tube hay ngược lại?

    Sau khi đọc xong topic "Loa độ nhậy cao", mình chợt nhận ra một điều là loa độ nhạy cao thì "nên" đánh với ampli đèn, có công suất thấp. Thường thì công suất đèn rất thấp, khoảng 4w đến 8w, đặc biết có một số dùng đèn 300B (không biết có đúng không, cái loại bóng to như cái tích) thì công suất lên được đến 15w - 40w.

    Vậy, loa độ nhậy cao sinh ra là để phục vụ ampli đèn hay ngược lại? Câu hỏi này giống như khi xưa thì phần mềm (máy tính-IT) ra đời sau phần cứng, nhưng đến giờ phút này, phần cứng lại phải ra đời do yêu cầu của phần mềm. Ngày xưa khi không có loại solid amplifer thì chắc các cụ toàn dùng đèn, như vậy thì ngày xưa chắc toàn loa độ nhậy cao các bác nhể? Thế thì không biết cái lịch sử nó bắt đầu và trải qua những giai đoạn thăng trầm như thế nào?

    Câu hỏi này chỉ mang tính tham khảo để chúng ta cùng hiểu sâu thêm về thế giới mà chúng ta đang chập chững bước vào mà cái gì cũng muốn tìm hiểu đến đầu đến đũa. Mong là các huynh đài đã hiểu thế giới âm thanh hơn chúng em nói vài câu gợi mở để anh em biết đường đi tiếp.
  2. Audiophile

    Audiophile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    738
    Đã được thích:
    1
    Hè...hè...
    Vậy con gà có trước hay quả trứng có trước ?
    Đàn ông sinh ra cho đàn bà hay đàn bà sinh ra cho đàn ông?
    hả các đồng chí thân mến?
    Được Audiophile sửa chữa / chuyển vào 14:07 ngày 10/06/2004
  3. arome

    arome Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Câu này em không có ý tranh luận vì sợ rằng lại rơi vào tình trạng giống kiểu "ampli đèn với bán dẫn ý mà", mà chỉ muốn hiểu về lịch sử thôi.
    Anh nào có cao kiến gì thì post lên cái.
    Thân
  4. Audiophile

    Audiophile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    738
    Đã được thích:
    1
    Đùa bác Arome tí chơi thôi
    Em xin luận giải đôi điều:Nếu nói về loa, hay cái tương tự như cái loa thì từ thế kỷ 19 người ta đã làm rồi. T.A.Edisson chế ra cái máy hát (ống ghi trụ) đã có cái loa như cái kèn, kế đó Emille Berliner phát triển thành cái quay đĩa than bẹt, cũng có kèn to tổ chảng, ta vẫn thấy ở các bảo tàng đó. cái kèn đó là bộ khuếch đại cơ-âm học, các loa horn ta chơi sau này đều trên nguyên lý đó cả.
    Năm 1906 Lee De Forest chế ra cái đèn 3 cực KĐ đầu tiên, mở đầu cho kỷ nguyên âm thanh được khuếch đại bằng điện.
    Chẳng mấy chốc, các hãng nhất là ở Mỹ và Âu Tây đua nhau chế đèn, những model đầu tiên là 101, 102, 205...sau đó lần lần đến 300A, 300B, 350B..v...v...
    Thời những năm 20-30, ở Mỹ người ta đã bắt đầu trang âm nhà hát bằng 300B. Hãng Western Electric vừa chế ra 300B vừa chế ra những loại loa dynamic có độ nhạy cao để tương thích với dòng tube này. Tất cả các dòng loa thời cổ đại đều có nam châm khá yếu, do đó để gia tăng độ nhạy, đều có cấu trúc horn kèn. Có cái Horn dài tới 3 -5 m, uốn lượn xoắn xuýt như sừng con dê cụ ở xứ Tây Tạng xa xôi. Loa WE555 là một ví dụ điển hình.
    Sau đó, một số hãng loa cũng theo WE để chế horn kèn, như Altec Lansing, ElectroVoice, Tannoy,..v..v..và ..v.v.
    Kể qua như vậy để bạn thấy, đèn ra đời sau loa, nhưng hai cái phục vụ nhau, đáp ứng nhau, thoả mãn nhau.... và tạo cho đời niềm vui âm nhạc....
  5. gagowood

    gagowood Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Nghe qua bác audiophile thì thấy bác thật uyên thâm trong lĩnh vực hi_end nhỉ. Đáng kính nể đó.

Chia sẻ trang này