1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Loại bỏ stress trong cuộc sống này như thế nào?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi goahead8x, 08/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. goahead8x

    goahead8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
  2. goahead8x

    goahead8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0

    Rõ ràng, bên cạnh sự ảnh hưởng "thuần khiết", kiểm soát vẫn tồn tại. Nhưng đấy là sự tồn tại ở mức độ và hình thái, thời gian nào đó, bạn hay ai khác luôn có quyền xác định vị thế và yêu cầu cần đạt được ngay từ khi chấp nhận tham gia vào quan hệ! (tồn tại để... bị phá vỡ và thúc đẩy sự phát triển!).
    Đó là ảnh hưởng ko cân bằng và ngắn hạn!Ảnh hưởng thuần khiết sẽ đem lại kết quả tối ưu và lâu dài hơn hẳn. Thật đơn giản, các dòng chảy là vô hình, các quy luật dòng chảy lại vô hình và khó xác định! Bạn hướng nó đến các thành phần của quan hệ... thay vì gói năng lượng tiêu cực, các thành phần đó tiếp nhận luồng năng lượng mới, tích cực hơn, khó xác định hơn! Trong trường hợp này... khi bạn không kiểm soát người khác thì tầm kiểm soát của bạn càng lớn! Điều bí mật then chốt ở đây là... đó có phải ảnh hưởng thuần khiết or không!?
    Chặt đi "khu rừng" của những niềm tin sai lầm để thâu nhận "ánh sáng" chân lý đòi hỏi phải dành nhiều thời gian để lắng nghe những thông điệp hữu hình, vô hình... qua các chặng đường đời của bản thân, của người này, người kia, của dòng chảy giữa vạn vật!
    Cuộc sống vốn rất ồn ào qua những quan sát và suy nghĩ của mỗi người... ồn ào từ sự vật, hiện tượng sống động hàng ngày, ồn ào từ những cái được gọi là suy nghĩ bên trong! Và một thói quen sai lầm của đa số mỗi người lại là... sự tích cóp, biến đổi ngày càng nhiều cái ồn ào bên ngoài thành ồn ào trong suy nghĩ! Sự tích luỹ này cùng với sự tích luỹ ồn ào đến từ ký ức và trải nghiệm (một nghịch lý khác) thường xuyên tạo ra sự khuấy động cảm xúc... tạo ra rất nhiều bụi bặm xâm lấn, che phủ và mài mòn ý thức của bạn!
    Tôi ko muốn bạn hay ai khác phải sống mà tách biệt với thế giới. Cái tôi muốn là chúng ta có thể quay lại với bình an nội tâm, sự điềm tĩnh, sáng suốt và mãn nguyện bất cứ khi nào! Tất cả... chúng luôn ngủ quên trong mỗi người bởi sự ồn ào đó! Để có thể lọc bỏ sự ồn ào, bụi bặm... giữ lại những giá trị thực sự, điều dễ dàng đầu tiên mỗi người có thể làm... "tắt cảm xúc" để ngăn cản bớt tác động ồn ào ngoại quan, tăng âm lượng của sự tĩnh lặng nội tâm! Thời gian như vậy ko nhiều nhưng (luyện tập) liên tục, lần lượt,... tâm trí bạn yên lặng hơn, có nhiều khoảng trống hơn, năng lượng hồi phục có ý nghĩa hơn... là điều kiện cần thiết cho phép bạn sáng suốt, lần lượt lọc bỏ những ồn ào trong suy nghĩ của mình!

    Thử ngẫm nghĩ và đánh giá cách làm sau:
    "... Bắt đầu bằng việc nói ít lại trong một ngày bình thường, bạn có cần phải nói ra mọi điều ko?--> ko! Hãy cắt bỏ những điều ko cần phải nói! Qua một vài ngày, chỉ nói những gì mà bạn làm, và hãy nói một cách êm dịu hơn. Khi đó, bạn bắt đầu khơi sáng "giai điệu nội tâm" của bạn, bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn với bản thân và với người khác! Tại sao vậy? Chính vì sự thay đổi, vì cách hành xử... nói ít, nói nhẹ nhàng, nói từ tốn - tâm trí bạn sẽ làm tương tự như thế trong cuộc trò chuyện với chính bản thân! Bạn sẽ nhận ra mình điềm tĩnh hơn được bao nhiêu và có thêm được bao nhiêu năng lượng nội tâm... bạn cũng bắt đầu thấy cả chất lượng và số lượng của những ý tưởng đang tăng lên... rồi khả năng phân biệt và quyết định của bạn trở nên sắc bén dễ dàng hơn!"
    Một khi đã lọc bỏ đi những ồn ào đó, bạn cần sáng suốt hơn trong cách tiếp cận những quy luật dòng chảy vô hình xen lẫn ồn ào ngoại quan hàng ngày. Bí quyết nằm ở chỗ... khi chỉ thực hiện quan sát đơn thuần, khách quan ta sẽ ko bị cảm xúc chi phối!... chấp nhận những cảm xúc (tiêu cực)mà bạn cảm nhận được, tự tách mình ra khỏi chúng và sau đó quan sát chúng, chính bộ lọc (ý thức) sẽ làm tan biến đi những cảm xúc ấy!
    Sự thay đổi này ko có or ko diễn ra nhanh chóng khi bạn ko muốn đón nhận nó từ những vấn đề đầu tiên!... thật khó khăn trong những bước đi đầu tiên khi bạn phải đối mặt và lần lượt dỡ bỏ những tầng hàng rào giam giữ tâm trí bạn! Nhưng mỗi khi mà bạn đủ sức bỏ đi một trong số chúng, phần thưởng cho bạn là một cảm xúc tích cực, một sự dâng trào của sức mạnh nội tâm... bạn đang mạnh mẽ hơn bởi suối nguồn năng lượng từ bên trong! Một khi đã phát hiện ra, hãy biết trân trọng, tôn tạo sức mạnh ấy khỏi sự rò rỉ đi... đó chính là hành trang quý báu nhất ở mỗi người trong suốt hành trình cuộc đời! Bạn có đầy đủ yếu tố sở hữu các hành trang này, cũng như phải chịu trách nhiệm cho tất cả hành động - kết quả trong các chặng đường đời của chính mình
    (hãy làm việc với các chân lý, quy luật nhiều hơn là so với quá khứ, hiện tại, tương lai....)
  3. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Sự thuần khiết nghe ngồ ngộ . Đáng tiếc là con người bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ quá .
  4. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    Loại bỏ stress trong cuộc sống này như thế nào ư? Không biết. Quả tình không biết. Chỉ biết, lấy cơn stress này...lấn át cơn stress kia! Các chuyên gia tâm lý ơi, phải thế không ạ?
  5. goahead8x

    goahead8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Tặng bạn bài nầy:
    XIN YUAN YANG HU DIE MENG​
    Zuo ri xiang na dong liu shui, li wo yuan bu ke liu. Jin ri luan wo xin, duo fan you. Chou dao duan shui, shui geng liu, ju bei xiao chou chou geng chou, ming zhao qing feng si qiao liu.
    You lai zi you xin ren xiao, you shei ting dao jiu ren xiao, ai qing liang ge zi hao xin ku, shi yao wen yi ge ming bai, hai shi zhuang zuo hu tu. Zhi duo zhi shao nan zhi zu, kan si ge yuan yung hu die bu ying gai de nian dai. Ke shi shei neng bai tuo ren shi jian de ai. Hua hua shi jie, yuan yang hu die, zai ren jian yi shi dian, he ku yao shang qing tian, bu ru wen rou tong mian.
    Dịch trong phim Bao Thanh Thiên lè:

    Uyên ương hồ điệp mộng​
    Chuyện hôm qua như nước chảy về đông, mãi xa ta không giữ lại được, hôm nay có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta.
    Rút dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh; nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm.
    Gió sớm mai thổi đi bốn phương, chỉ có thể nghe thấy tiếng người nay cười chứ ai có nghe thấy tiếng người xưa khóc. Hai chữ ái tình thật đắng cay, muốn hỏi cho rõ hay giả vờ ngây ngơ.
    Chỉ có thể biết nhiều hay ít ,khó có thể biết hêt cho đủ .Như đôi uyên ương bươm ****, trong những năm tháng khó khăn này. Ai có thể thoát được nỗi sầu nhân thế trong thế giới phù hoa đó. Đôi uyên ương đã yêu nhau sao còn muốn lên tận trời xanh? Thôi chi bằng hãy ngủ yên trong sự dịu êm.
    ... đấy, thơ thẩn như bạn, lẽ nào chai!?
  6. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61
    Nói thế thôi chứ chai vẫn chai bạn à. Mà không nhờ thơ với thẩn chắc biến thành cục bê tông mất gùi. Đang stress nghiêm trọng nè. Chưa tìm được khối stress nào bự hơn để trấn áp...
    Nhưng thiết nghĩ, stress cũng...thú vị. Hôm nào không bắt gặp nó, nhớ sao đâu. Nó là một phần tất yếu của cuộc sống rồi, " sống chung với lũ " thôi! Không cần phải loại bỏ. Yêu stress nhất nhà.
  7. lamannghiemtuc

    lamannghiemtuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Có cái này xin giới thiệu với những bạn nào quan tâm:
    http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=6157&st=20
    ĐỀ CƯƠNG
    NỘI DUNG KHÓA HỌC ?oTỰ DO VỚI STRESS?

    I. Giới thiệu
    a. Tìm hiểu về Stress
    i. Stress là gì?
    ii. Phân loại Stress
    1. Theo nguồn gốc
    2. Theo đặc điểm tính chất
    iii. Tác hại mà Stress gây ra
    1. Đối với mỗi cá nhân
    2. Đối với Cộng đồng
    3. Đối với Doanh nghiệp
    b. Vấn đề được đặt ra: Làm sao để cuộc sống của mỗi con người không còn bị chi phối bởi Stress?
    c. Nguyên tắc giải quyết vấn đề:
    Về bản chất thì Stress là sự đáp ứng một cách tự nhiên của bộ não con người đối với những tác động từ môi trường hoặc từ chính những suy nghĩ chủ quan của mỗi con người. Sự đáp ứng này diễn ra theo cơ chế phản xạ mà ta thường gọi là thói quen. Thực tế cho thấy mỗi người đều có sẵn khả năng quản lý thói quen của bản thân và tự do lựa chọn sự đáp ứng đối với các kích thích bên trong hay bên ngoài. Khả năng này tất cả mọi cá nhân đều đã dùng và đang dùng một cách tự phát mà không ý thức được. Nếu ta có thể ý thức được khả năng này và sử dụng nó theo hướng loại bỏ Stress thì vấn đề sống một cuộc sống tự do với Stress hoàn toàn có thể giải quyết được một cách dễ dàng.
    Do vậy khóa học này hướng đến việc giải quyết vấn đề theo nguyên tắc Quản lý nguyên nhân gây ra Stress bằng cách sử dụng những khả năng vốn có trong bản thân của mỗi con người.
    II. Giải pháp
    a. Nội dung giải pháp: Giúp cho học viên phát hiện và sử dụng khả năng tự do lựa chọn sự đáp ứng vốn có của mình để quản lý các tác nhân gây ra Stress.
    b. Quy trình thực hiện
    i. Học các kỹ thuật
    1. Kỹ thuật đóng cửa các giác quan
    2. Kỹ thuật quản lý bản thân
    ii. Học cách khám phá về Tự do của bản thân
    1. Khám phá quyền tự do
    2. Khám phá sự tự do
    3. Khám phá mối quan hệ giữa tự do bên trong và tự do bên ngoài
    iii. Cách thức ứng dụng
    1. Ứng dụng trong xử lý tình huống
    2. Mở rộng sự khám phá
    3. Tập thành thói quen
    III. Những lưu ý:
    Để việc học có kết quả tốt, yêu cầu mỗi học viên phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
    a. Phải xác định được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề.
    b. Phải có mong muốn giải quyết vấn đề
    c. Phải có sự chủ động trong giải quyết vấn đề
    d. Phải có thói quen giải quyết vấn đề một cách khoa học
    e. Phải ý thức đến việc thay đổi tấm bản đồ
    f. Phải có sự nỗ lực rèn luyện và thực hiện
    g. Dám đối diện với khó khăn
    h. Dám vượt qua cái Tôi của bản thân.
    CHƯƠNG TRÌNH
    KHÓA HỌC ?oTỰ DO VỚI STRESS?

    1. Buổi thứ nhất
    a. Giới thiệu khái quát về stress, mục tiêu khóa học và hướng đi, những lưu ý cùng cách thức để ngăn chặn, loại bỏ Stress.
    b. Hướng dẫn thực hành nhận biết kỹ thuật đóng cửa giác quan mắt và tai
    c. Thực hành kỹ thuật đã được hướng dẫn
    d. Hướng dẫn cách ứng dụng kỹ thuật mới học vào thực tế cuộc sống
    2. Buổi thứ hai:
    a. Thực hành rèn luyện kỹ thuật đã được hướng dẫn ở buổi trước
    b. Hướng dẫn thực hành kỹ thuật đóng cửa giác quan mắt và tai trong cuộc sống.
    c. Thực hành rèn luyện kỹ thuật mới được hướng dẫn
    d. Hướng dẫn cách ứng dụng kỹ thuật mới vào thực tế cuộc sống
    3. Buổi thứ ba:
    a. Thực hành rèn luyện kỹ thuật đã được hướng dẫn
    b. Hướng dẫn thực hành kỹ thuật Quản lý bản thân
    c. Thực hành rèn luyện kỹ thuật Quản lý bản thân mới được hướng dẫn
    d. Hướng dẫn cách ứng dụng kỹ thuật Quản lý bản thân vào thực tế cuộc sống
    4. Buổi thứ tư
    a. Thực hành rèn luyện các kỹ thuật Quản lý bản thân đã được hướng dẫn
    b. Tổng hợp những vấn đề đã học.
    c. Hướng dẫn thực hành khám phá Quyền tự do và Sự tự do của bản thân
    d. Hướng dẫn thực hành khám phá mối quan hệ giữa tự do bên trong tự do bên ngoài của bản thân
    5. Buổi thứ năm
    a. Thực hành rèn luyện các kỹ thuật đã được hướng dẫn
    b. Khái quát nội dung đã học
    c. Hướng dẫn thực hành nhận biết sự Quản lý bản thân thông qua Quản lý Tình huống
    d. Thực hành rèn luyện kỹ thuật Quản lý Tình huống mới được hướng dẫn
    e. Hướng dẫn cách thức khám phá tiếp tục các sự Quản lý bản thân khác.
    f. Hướng dẫn khám phá Quyền Quản lý bản thân vốn có của học viên
    g. Hướng dẫn khám phá vai trò của việc Quản lý thời gian, mối quan hệ, cuộc sống, công việc? trong Quản lý bản thân.
    h. Thực hành sử dụng Quyền Quản lý mới được khám phá
    i. Hướng dẫn cách ứng dụng kỹ thuật đã học vào thực tế cuộc sống
    6. Buổi thứ sáu
    a. Thực hành rèn luyện các kỹ thuật Quản lý đã được hướng dẫn
    b. Những trường hợp sử dụng được và không sử dụng được Quyền Quản lý bản thân đã biết.
    c. Hướng dẫn cách thức để nâng cao khả năng sử dụng Quyền Quản lý bản thân.
    d. Thực hành ứng dụng các kỹ thuật mới học
    e. Hướng dẫn cách ứng dụng tổng hợp các kỹ thuật đã học vào thực tế cuộc sống.
    f. Kết thúc khóa học
  8. lamannghiemtuc

    lamannghiemtuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là một ý kiến:
    http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=6157&st=40
    NVT2002:
    Để em tóm tắt lại nội dung của khóa học theo những gì mà em hiểu được:
    Đối với mọi người thì ai cũng có mục đích sống là sự thoải mái, dù có ý thức được rõ ràng điều đó hay không. Stress tức là các cảm giác khó chịu, thì rõ ràng là không làm cho người ta thấy thoải mái rồi, nên cần phải tìm cách phòng tránh. Phương pháp của bác Quyzen là phòng tránh bằng cách ngăn chặn nguyên nhân dẫn tới stress. Nguyên nhân ở đây được chỉ ra là do suy nghĩ tiêu cực. Khi suy nghĩ về cùng một vấn đề, thì người ta có thể thấy các mặt tích cực hoặc tiêu cực khác nhau. Nếu nhìn nhận một cách tích cực thì không bị stress. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp bị dính stress thì là do ta không kịp lựa chọn cách nhìn thì sự vật đã hiện lên trong tâm trí rồi.
    Thí dụ: có một người xông ra chỉ mặt mình mắng ?omày là đồ chó?. Mình thường không có thời gian để kịp lựa chọn cách phản ứng thì đã thấy cơn giận từ đâu kéo đến rồi. Hoặc là như việc nhìn thấy một chữ ?oVăn? viết trên tường thì hiểu ngay ý nghĩa của nó chẳng hạn. Tức là do thói quen, định kiến... mà phản ứng của ta xảy ra ngay, không cho ta sự lựa chọn.
    Để giải quyết vấn đề này, thì bác Quyzen dùng nguyên lí của bác sĩ Frank người Do thái trong cuốn sách ?o7 thói quen của người thành đạt?. Bác sĩ đã phát hiện ra một điều là dù điều kiện ngoại cảnh có tác động đến mình thế nào đi nữa thì mình vẫn có quyền tự do lựa chọn sự phản ứng. Bác Quyzen sẽ hướng dẫn mọi người từng bước để có khả năng thực hiện được quyền tự do này.
    Phần dưới đây em sẽ mô tả lại đoạn thực hành trong khóa học.
    Trước hết, để được tự do lựa chọn sự phản ứng khi ngoại cảnh tác động vào thì cần phải có được quyền chủ động. Chủ động thì có nhiều kiểu và nhiều mức độ khác nhau. Bài tập đầu tiên là hướng vào việc chủ động trong hành động: có thể có 2 hay nhiều người cùng tập với nhau. Một người hỏi và người kia phải trả lời để thể hiện tự do phản ứng của mình.
    Thí dụ:
    Hỏi: Anh cho tôi mượn cái bút?
    Đáp: Đói quá!
    Nếu đáp là ?okhông cho mượn? thì cũng là không ổn, vì đó là phản ứng thuận theo câu hỏi rồi. Thực tế là sau khi nghe câu hỏi, thì người bị hỏi cũng đã hiểu nội dung câu hỏi. Tuy nhiên, khi đáp lại thì phải làm một hành động tránh đi chỗ khác để khỏi bị lôi kéo theo câu hỏi, đó chính là thể hiện sự tự do phản ứng. Tập bài này mà đạt yêu cầu tức là phải phản ứng ngay sau khi nghe xong câu hỏi, không được ậm ừ hoặc cười cười... vì thế cũng là phản ứng thuận. Và phải duy trì được bài tập trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
    Mục đích của bài tập này là làm cho người tập tăng cường được sự tập trung, đồng thời thấy được tâm trạng của bản thân trong khi tập.
    Bài tập 1 dùng để luyện tập thì được, nhưng mà để dùng trong cuộc sống thì người ta sẽ bảo là dở hơi vì nó kì quặc quá. Vì vậy, cần có bài tập 2 để giúp việc ứng dụng cách phản ứng chủ động dần dần phù hợp hơn. Bài này được bác Quyzen đặt tên là ?oche dấu sự tự do?, tức là vẫn có người hỏi người đáp. Người đáp thì vẫn tự do, nhưng không thể hiện sự tự do cho ai biết. Tức là 2 người đối thoại với nhau nhìn bề ngoài vẫn như bình thường, thí dụ:
    1.Hỏi: Anh thấy khóa học này thế nào?
    2.Đáp: Tôi thấy hữu ích
    3.Hỏi: Vừa rồi anh bước vào phòng thì đặt chân trái hay chân phải vào trước?
    4.Đáp: Chân trái
    5.Hỏi: Sao biết?
    6.Đáp: Biết!
    Trong thí dụ trên thì đoạn 1-2 là đạt yêu cầu. Người bị hỏi trả lời ngay lập tức tùy theo câu hỏi. Việc nghe hiểu và trả lời là một phản xạ có điều kiện, nên có thể thực hiện được ngay nếu như người bị hỏi tập trung vào việc nghe và đáp. Sự chủ động thể hiện ở mức độ tập trung vào việc hỏi đáp, không bị lôi kéo bởi các yếu tố khác.
    Trong đoạn 3-6 thì đã thể hiện người đáp bị mất tập trung, vì thực tế là anh ta không để ý nên không biết được là mình đã bước chân nào vào phòng trước, và đã tưởng tượng ra để trả lời.
    Bài tập này có thể thực hiện bằng cách thấy sao nói vậy. Nếu khi được hỏi mà suy nghĩ hoặc nhớ lại để trả lời thì cũng không được, vì bản thân suy nghĩ hay nhớ lại thì đã là một phản ứng rồi. Thí dụ:
    Hỏi: Tối hôm nọ trên TV phát phim gì?
    Đáp: (Nhớ lại) Phim ABC.
    Hỏi: 16 nhân 16 là mấy?
    Đáp: (Tính toán) 256
    Hai trường hợp nói trên theo em là không được.
    nguyenducquyzen
    Hiii bác NVT2002 mới trình bày được 15% nội dung. 35% tiếp theo nằm trong buổi thứ ba, phần: "Hãy làm mất sự tự do" (phần này chưa được bác NVT2002 trình bày.)
    NVT2002:
    Cái đoạn "làm mất sự tự do" dễ quá nên em không trình bày. Lần đầu tiên em nghe tới đoạn đó, em thấy bác yêu cầu là "hãy làm mất sự tự do" thì em đã nghĩ ngay là không thể làm đuợc. Bởi vì sau khi em nghe xong mấy đoạn đầu, em thấy là nếu mình cứ tập trung vào việc gì thì sẽ chủ động trên việc đó. Nếu đã có ý định làm mất sự tự do thì là có chủ ý rồi, làm sao mà mất được sự tự do nữa?
    nguyenducquyzen
    Hic! bản thân nội dung đó không có vấn đề gì, cái chính là ý nghĩa mà nó mang lại cơ bác ạ! Bác chưa nhận ra nên mới không quan tâm.
    Bác không thể làm mất tự do của bác, điều đó có ý nghĩa gì?
    NVT2002:
    Em vừa nghe lại đoạn "làm mất sự tự do". Hôm qua lúc viết xong phần tóm tắt 2 bài tập thì em nghĩ là: bài tập 2 nhìn bề ngoài thì người tập có vẻ cũng nói năng bình thường được rồi, nhưng mà không suy nghĩ hay nhớ lại được. Vậy thì chắc phải còn bài tập nào đó cho phép người ta tư duy và nhớ chứ?
    Bài "làm mất sự tự do" cuối cùng đã giải đáp được điều đó. Nhưng em cần phải suy nghĩ thêm thì mới trình bày được
  9. goahead8x

    goahead8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Bạn ... nghiện adrenalin mất rồi! Thật khó để dứt ra... đến khi rời bỏ nó, chỉ sợ rằng những bài thơ của bạn ko còn màu sắc như hiện tại!
    Nói chung chung, cuộc sống của mỗi người hầu hết đều bị vướng mắc vào một trong số những vòng xoáy tiền tài, danh vọng, ái tình! trong mỗi mảng chủ đề đó, lại có những vòng xoáy đến từ quá khứ, hiện tại, tương lai, đến từ những người xung quanh!.... Bạn để những vòng xoáy này đan xen, cô lập,... bạn mất kiểm soát, mất niềm tin vào khả năng tạo ra những kế hoach thay đổi một trong số chúng!... Hãy xem lại bạn đang ở đâu!?
    Mấy hôm trời mưa, ko đá bóng đc... mình lại nhớ đến cái sân bóng, tính ra: 1h = 150.000đ, 1 trận = 2h = 300.000đ; một ngày 4 trận = 1.200.000đ; một tháng = 30 ngày = 36.000.000đ; một năm = 12 tháng = 432.000.000đ, chưa kể tiền gửi xe (=trả công phu coi sân!). Bọn này kiếm cũng ác ghê, có mỗi cái sân đất và mành lưới...
  10. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ nhìu quá .... ko chừng còn mắc sâu hơn đó . Hí

Chia sẻ trang này