1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Loại hình hát truyền thống ở Việt Nam.

Chủ đề trong '1983 - Hội Ỉn Sài Gòn' bởi no391983, 27/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. no391983

    no391983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Loại hình hát truyền thống ở Việt Nam.

    Hát Chầu:
    Là hát gõ ở trước bàn thờ tại các đền, miếu với lời hát chúc tụng công đức của các thần thánh và cầu phúc cho dân làng. Về sau, hát chầucòn được tổ chức để mừng thọ cha mẹ, chúc tụng gia tiên trong những ngày giỗ.
    Hát Cửa đình:
    Là 1 dạng hát chầu với quy mô lớn hơn và được tổ chức trọng thể hơn. Trong buổi hát cửa đình có nhiều nhóm hát gõ, có các phường chèo và tuồng biễu diễn, chương trình làn điệu lớn, nội dung chúc tụng dành riêng cho việc hát thờ này. Nhiều khi và nhiều nơi còn có thêm múa gọi là múa cửa đình. Trong các ngày lễ hội lớn, có nhiều nghệ nhân, nhiều phường hát đến tham gia, gọi là xin đám. Hát cửa đình có khi được tổ chức suốt mấy đêm liền. Nổi tiếng nhất là hát cửa đình Lỗ Khê ở ngoại thành Hà Nội.
  2. no391983

    no391983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Hát đám:
    Được tổ chức mỗi khi có hiếu hỉ, tế, lễ tập hợp đông người. Làng xã xưa nay mở hội cũng có hát đám, gọi là vào đám, phường hát đén hát thì phải xin đám.
    Hát giải:
    Là cuộc thi tài giữa các phường hát hoặc giữa các cá nhân đào hát được tổ chức ở những làng xã có phong trào văn hoá trong những ngày lễ hội mùa xuân. Điều đặc biệt là thời gian thi của các phường hát được tính theo thời gian cháy có số thẻ hương đã quy định. Định giải là 1 hay 1 sốngưòi cầm chầu trong cuộc thi. Hát giải giữa các đào kép được tổ chức hàng năm tại kinh thành Thăng Long.
  3. no391983

    no391983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Hát gõ:
    Hát gõ khác với hình thức hát biễu diễn một tích trò. Hát gõ thường gồm 1 hoặc 2 người gọi là đào hát ngồi hát hay gõ mõ hoặc phách có từ 3 đến 4 người nhạc công đệm theo, luôn có 1 trống để giữ nhịp, được dùng trong các cuộc hát chầu, hát cử đình.
  4. no391983

    no391983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Hát nói:
    Là 1 thể rất thông dụng của ca trù, không nhất thiết phải hát mà thường được các văn nhân dùng làm thơ.Trừ những câu lục bát, câu hãn(6 chữ) cuối bài và những đoạn ngâm thơ, thể loại này là loại vừa nói , vừa hát. Hát nói có nguồn gốc từ thể "nói sử"
    cổ truyền (thấy trong chèo, tuồng), được cách điệu hoá, bài hát phải có bố cục nhất định. Hát nói chính cách gồm 11 câu nói chung theo thể nói sử hoặc biến cách của thể nói sử, thường xen 2 hay 4 câu thơ ngũ ngôn Đường luật. Câu cuối cùng bao giờ cũng là câu lục trong thể lục bát.
  5. no391983

    no391983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Hát quan họ:
    Quan họ xuất phát từ Kinh Bắc. Canh quan họ hát thâu đem trước cửa chùa, trên sườn đồi, trong hội làng, có "liền anh" và "liền chị". "Liền anh" mang ô lục soạn. khăn nhiễu Tam Giang. áo lương quần trắng."Liền chị" đội nón quai thao. chít khăn mỏ quạ, mặ áo mớ ba, khuên vàng, xà tích. Trong canh hát, nam nữ mời chào nhau, thường hát đôi (đôi nam, đôi nữ )và hát đối. Đôi hát gọi là cặp quan họ được truyền dạy nghề ở trong làng, từ thuở bé đã được chọn cho chất giọng giống nhau ghép lại thành đôi để luyện, khi thành đôi rồi thì ít bị xẻ cặp. Trong hát đôi, có người được phân "hát chính", còn người kia
    "hát luồn". Quan họ có hơn 200 làn điệu.
  6. no391983

    no391983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Hát sắc bùa:
    Là loại hát chúc mừng năm mới ở nhiều vùng, tổ chức cho từ 5 đến 70 ngưòi hát từ đêm 30 tết cho tới hết rằm tháng giêng. Điển hình nhất là hát sắc bùa Thừa Thiên. Đội hát có từ 14 đến 16 người, gồm 1 ông cái sắc, 1 ông tróc quỷ, 1 em bé đóng quỷ, 1 ông đánh trống và còn lại đọc chú. Ông cái sắc mặc áo mă tiên có vẽ rồng phưọng, tay cầm thanh gỗ treo quả lục lạc. Ông tróc quỷ mặc như ông cai sắc, tay cầm thanh kiếm gỗ trừ tà. Ông đánh trống và cả đội mặc quần áo trắng dài đen. Nghi lễ hát sắc bùa tổ chức thành 2 phần: bắt quỷ và hát chúc mừng năm mới.
  7. blue_angel_new

    blue_angel_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.628
    Đã được thích:
    0
    tớ thấy hát Chầu Văn khá hay , lạ tai ... nghe ổn lắm
    Blue Angel Blue Angel
  8. huongthuy83

    huongthuy83 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    627
    Đã được thích:
    0
    Cái này hay lắm Minh à,có bài nào hay thì hãy post tiếp đi nhé.
    Em hồn nhiên ...rồi em sẽ bình yên...

Chia sẻ trang này