1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Loạn thư pháp..suy nghĩ gì?????

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi home_nguoikechuyen, 18/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Loạn thư pháp..suy nghĩ gì?????

    Đọc một bài viết trên báo Tuổi trẻ, mà sao thấy nao lòng.Và cho mình nhiều suy nghĩ

    Loạn thư pháp




    "Khi người viết chữ đặt bút của mình xuống trang giấy là tập trung cả khí lực và tâm cảm vào đầu bút", lời dạy của một thiền sư Nhật Bản khi khai thị cho đệ tử mới nhập môn như mở ra một thế giới khá lạ, ở đó tâm và vật đã hoà thành một. Nghệ thuật viết chữ vì thế mà trở nên một trong những cách tu tập của thiền học, bởi lẽ người ta tìm thấy ở đó sự chú tâm tuyệt đối và có thể gạt bỏ những ý nghĩ thông thường, gọi là "tạp niệm

    Thư pháp, môn nghệ thuật ra đời trên dạng chữ tượng hình và được truyền thừa bởi những người chuyên tâm với chữ. Ngày nay VN có nghệ thuật viết chữ Việt bằng bút lông mực tàu, cũng gọi là thư pháp. Thư pháp có một nghĩa có thể được hiểu là "vẽ tranh bằng chữ". Chữ Hán vốn ở dạng tượng hình, do đó người viết chữ có thể dùng ngòi bút của mình thể hiện "chữ" dưới nhiều dạng gần như "tranh", thuật ngữ "thư hoạ" xuất phát từ nghĩa này.

    Gần đây thư pháp được hiểu là "cách viết chữ" và cả... "viết chữ kiểu", và phong trào viết thư pháp Việt tại TPHCM đang phát triển rầm rộ. Từ chỗ có một vài tay viết chữ từ trước, đến giờ đâu đâu cũng thấy các câu lạc bộ thư pháp. Người ta bày tỏ sự yêu thích thư pháp của mình bằng cách lập hẳn một CLB và... hướng dẫn người khác viết thư pháp. Người xưa quan niệm thư pháp là kết quả của quá trình rèn luyện nghiêm túc trên giấy mực. Với chữ Hán, bao giờ người tập viết cũng bắt đầu từ lúc nhỏ tuổi, với thể chữ chân, lớn dần lên, mới tập đến loại chữ hành, chữ triện... Công việc ấy không phải ngày một ngày hai mà thành, có người bỏ hàng năm trời để luyện các nét cơ bản. Bây giờ những người viết thư pháp hiện đại không quan tâm tới chuyện ấy. Cứ dùng bút lông, mực tàu viết được chữ là ra thư pháp! Sở dĩ người xưa dùng bút lông viết chữ là vì ngọn bút lông thể hiện tâm lực của từng người. Cùng một chữ, một loại bút nhưng người già viết khác, người trẻ viết khác, người hiền và người dữ viết sẽ không giống nhau. Học chữ thầy thường hay nhắc "tâm tại đầu bút" là ý đó. Hiện nay người ta không quan tâm đến nghệ thuật sử dụng cây bút lông nên viết chữ không cần các thao tác cơ bản; chữ Việt là loại chữ ký âm nên viết bằng bút lông làm sao thể hiện hình ảnh? Sự nhanh mạnh, nét khoan thai, lực chữ sung mãn hay dáng điệu gân guốc... cũng hiếm thấy những tay mới viết chữ hiện nay. Quan niệm viết thư pháp bây giờ dễ dãi quá. Có người thời gian cầm bút lông chưa tròn một năm cũng có thể tự mở lớp "hướng dẫn viết thư pháp".

    Dẫu sao cũng có điều đáng mừng là thư pháp đang được giới trẻ quan tâm tìm hiểu. Các lớp hướng dẫn viết thư pháp thu hút rất nhiều người tham dự. Ðó cũng là một thú vui tao nhã, mang nét văn hoá Á Ðông. Ấy thế nhưng phải nghiêm cẩn với nghệ thuật. Quảng bá kiến thức là cần thiết nhưng quảng bá nghệ thuật phải cần có đủ thời gian, và quan trọng hơn, phải có con người nghệ thuật. Trong điều kiện hiện nay, một lớp trẻ lớn lên sẽ hiểu thư pháp chỉ là... viết chữ bằng bút lông với mực tàu, bất kể viết như thế nào!

    Có người còn viết sách để hướng dẫn tập thư pháp. Ðiều bất ngờ nhất là trong quyển sách nhỏ bé ấy tác giả không hề hướng dẫn cách cầm bút, sử dụng bút với từng loại chữ, các thao tác cơ bản... như một qui trình học tập nghiêm túc và qui củ. Ngược lại, quyển sách ấy được xem như một cuốn sổ tay, trong đó hướng dẫn một số mẫu chữ do tác giả... tự viết. Dạy nghệ thuật sẽ không có người thầy nào vẽ một tập tranh rồi đưa cho học trò để vẽ theo như vậy cả. Còn nếu luyện thư pháp là một cách dưỡng tâm tu tập như hiện nay có một số người viết vung vít lên nhiều chất liệu thì đó là sự công phu của mỗi người. Người xưa tập viết, ngộ ra điều gì thì viết điều đó. Còn ngày nay, các tay thư pháp hiện đại cứ viện dẫn những câu của người xưa mà viết lại. Từ thơ Nguyễn Du đến thơ tự sáng tác, từ ngạn ngữ Pháp đến danh ngôn của M.Gorki, thậm chí trong một triển lãm thư pháp tại Tao Ðàn hôm tháng 8 vừa rồi có người còn viết trích câu thơ Trăm năm còn có gì đâu, chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì trong Cung oán thu khúc và cho là của Truyện Kiều. Không kể các cuộc triển lãm thư pháp tại quận huyện, người ta còn hướng dẫn viết thư pháp trong quán cà phê... Sự nhiệt tình hưởng ứng cái đẹp như thế là rất quý, nhưng nếu chúng ta đồng ý với quan niệm "chữ Việt cũng có thể thể hiện dưới dạng thư pháp bằng bút lông mực tàu (mực xạ)" thì đó là vấn đề văn hoá. Phải chỉ cho người muốn tìm hiểu đâu là chân, để khách lạ khỏi hoa mắt lên vì tất cả xung quanh đều ngang nhiên được xem là mỹ.


    Lam Ðiền (Tuổi trẻ)


    Tôi không biết tác giả bài báo này là Lam Điền hiểu bao nhiêu về thư pháp, nhưng những gì chứ đã nói là hoàn toàn đúng.
    Thư pháp hiện nay, như kiểu là một thú vui sang, và ...cổ. Khi người ta quay cuồng để bắt kịp thời đại, thì người ta lại muốn tìm đến những cái gì gọi là....cổ.
    Không biết chữ Hán, đến nữa chữ cắn đôi cũng không biết, nhưng người ta cũng có thể bỏ hàng triệu bạc để có một bức Phúc, Lộc ,Thọ để treo trong nhà vào dịp tết. Để có thể gọi là tao nhã.
    Lớp trẻ, mặc dù chưa qua một lớp Hán Ngữ nào, cũng bập bõm khoảng vài trục chữ Hán trong đầu, nhưng cũng xưng danh bàn về thư pháp, và viết thư pháp.(?).Có lẽ cái này là nhiều người, và bản thân Home là một ví dụ.Từ khi thích thư pháp( gọi là thích, nhưng dù sao cũng đơn thuần nhìn mà thích thôi), cũng có chỉ một đôi lần, mua cai bút, và chút mực về nghệch ngoạc mấy chũ cho biết. Cũng mua mấy cuốn thư pháp về đọc cho biết, mà cũng xưng danh bàn về thư pháp. Hổ thẹn, hổ thẹn........
    Còn đáng buồn hơn, người học thư pháp hẳn hoi. Nhưng lại dùng nó để kiếm tiền.Cách đây mấy năm, Home có dịp đi dự một hội trợ. Xung quanh cơ man nào là quà bánh, hàng hoá, vải vóc, cũng có một gian hàng.....viết thư pháp. Và đập vào mắt người ta là cái biển 50.000đ1 1 bức. Có mấy cô nàng lã lướt, ăn mặc hỡ hang đến xin chữ Tâm, chữ Phúc. Khi ''ông đồ'' viết xong , hỏi ngay: Thế đã đặt tiền vào đĩa chưa?. Nghe mà xót xa.
  2. nguoibinhthuong_2011

    nguoibinhthuong_2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    phải nói là bài viết này viết quá đúng, rất đúng, hơn nữa là bài viết của một người có tâm , có lòng với thư pháp...không biết có buồn cười ko ,khi tôi đọc bài viết này và lại nhớ đến bài thơ " Ông đồ" của Vũ Đình Liên học hồi năm lớp 7, lớp 8..hồi đó phải phân tích bình giảng bài thơ này, tôi chả hiểu tí gì về chữ Hán,về thư pháp, nên cũng ko biết phải phân tích như thế nào cho đúng, chỉ ám ảnh mãi cái câu thơ : Ông đồ vẫn ngồi đó- Qua đường không ai hay- lá vàng rơi trên giấy- Ngoài trời mưa bụi bay...Nó buồn đến độ một đứa trẻ dù không thể hiểu 1 cách sâu xa nguồn cội cũng vẫn thấy nhớ, thấy buồn...Ngày xưa, thấy ông bà vẫn kể về cái thời chữ Nho , chữ Thánh hiền được tôn trọng như thế nào, có tờ giấy học lỡ bay xuống cũng phải kính cẩn nhặt lên, không thì cho vào miệng nhai nuốt....
    Cái thời học chữ Nho, viết thư pháp đầy kính cẩn của ông bà cũng đã qua lâu, bây giờ nó quay trở lại , nhưng chỉ như là một phong trào, như là một thứ mốt thời thượng, người ta lấy nó làm vỏ bọc để ra vẻ, để hợm hĩnh, để khoe khoang mình cũng biết nghệ thuật, mình cũng có học, mình cũng nho nhã thanh cao lắm...Đôi khi thấy đau lòng..cũng như bây giờ nhạc Trịnh, nhạc rock trở thành một thứ phong trào đại chúng, người người nghe rock, người người nghe Trịnh, người người hát Trịnh, đến cả Đàm Vĩnh Hưng mà cũng hát Trịnh thì đúng là..xin lỗi chứ khi nghe tôi chỉ muốn đạp luôn cái TV ra cho rảnh....cư như thể có nghe rock thì mới sành điệu, có nghe Trịnh thì mới sâu sắc, mới có tâm hồn, cho dù khi nghe thì chẳng hiểu gì cả, chẳng có chút cảm xúc gì cả...
    nhưng tôi nghĩ rằng, nói đi thì cũng phải nói lại, dù rằng bây giờ cái gọi là niềm yêu thư pháp, cái gọi là các clb thư pháp nó nhộn nhạo thật, nhưng bên cạnh những cái xấu , bên cạnh những cái kệch cỡm ra, ko thể phủ nhận rằng có những người yêu thư pháp thật sự, có những bạn trẻ đang cố công khôi phục lại truyền thống, vốn cổ cha ông với tất cả say mê và khả năng của mình...Nói cho cùng, bây giờ khi chữ Nho đã trở thành một tử ngữ, giới trẻ có quá ít thời gian để nghiền ngẫm một câu chữ trong Kinh Thi, Luận ngữ, thưởng thức một chén trà tàu hay hiểu những hàm ý sâu xa của người xưa đúc rút trong sách cổ , thì những con người như thế, những câu lạc bộ như thế là cần thiết, bởi vì để tiếp xúc với cái hay, cái đẹp của thư pháp, của tư tưởng người xưa là rất khó...mà bây giờ, trừ những gia đình Nho học lâu đời, có mấy đứa trẻ nào là được học chữ Thánh hiền từ nhỏ nữa đâu? Chỉ khi đã lớn khôn 1 chút rồi, thấy có hứng thú, có say mê thì mới tìm hiểu, mới bắt đầu học, tránh làm sao được chuyện non nớt, vụng về, những sơ suất làm phật lòng người coi chữ Nho là Đạo, coi thư pháp là nghệ thuật của cái tâm, cái tài, cái thanh sạch cao cả????....
    Cái gì cũng phải có sự bắt đầu, và những kẻ hợm chữ thì đời nào chẳng có, những người thật lòng yêu, đam mê, kính thì sẽ cả đời theo đuổi, sẽ có ngày từ chỗ non nớt vụng về thành hiểu sâu biết rộng??? Đương nhiên là không thể chịu đựng được những kẻ đem thư pháp , đem sách vở làm công cụ để khoe khoang hợm hĩnh, nhưng cũng nên chăng cần có một cái nhìn bao dung hơn với những người trẻ, bởi họ đang bắt đầu ....Còn quá nhiều thời gian ở phía trước để bàn luận, đánh giá...Cốt là ở tấm lòng mà thôi, và tôi tin rằng ngay cả ôg bà , các cụ nhà nho ngày xưa, có khắt khe, kĩ tính đến đâu thì cũng rộng lòng cho đám hậu sinh đang cố công đem tài hèn sức mọn cùng cái lòng thành kính của mình ra mà hiểu người xưa, mà cố lĩnh hội nghệ thuật thư pháp ...
    Tôi lại nhớ về cái hôm thầy giáo tôi dạy Luận ngữ của Khổng Tử, có kể chuyện vui về 1 thầy giáo Hán Nôm trẻ bên trường Nhân văn, yêu kính Nho học đến độ trước khi dạy học hay đưa lớp đi tham quan chốn nào đó liên quan đến Nho học, đều phải dẫn học sinh sinh viên ra Văn miếu làm lễ Đức thánh Khổng trước đã....Đó là một cái lẩm cẩm của 1 người trẻ tuổi( nghe đâu thầy chưa đầy 30 tuổi), lại nguyên tắc và cứng nhắc,nhưng cũng là cái tâm, cái lòng thành kính vậy....
    Dù sao, tôi vẫn nghĩ, cốt ở tấm lòng, chứ xưa nay, có mấy ai dám vỗ ngực mà xưng ta đã thông hiểu hết sách thánh hiền, ta là kẻ giỏi giang về thư pháp???Bể học thì mênh mông, cha ông ta ngày xưa phải thập niên đăng hoả mới gọi là thông đòi nghĩa sách , huống chi ta bây giờ....Cốt là ở tấm lòng thôi, còn sự học hành rèn luyện là chuyện của cả đời người....
    Tôi cũng chỉ là một kẻ tập toẹ học chữ thánh hiền, dăm câu còn chưa thông , chưa thuộc, một kẻ cũng chỉ thấy thư pháp hay, thư pháp đẹp mà thích, chứ ko hiểu biết nhiều..có lẽ so với các bác ở box này thì tôi hiểu biết non kém nhất....tôi cũng tự biết mình kém cỏi mà xấu hổ, chẳng dám mạn đàm bình luận gì nhiều, vì e đã dốt lại nhiều lời, có gì thất thố chăng? Nhưng tôi tin, khi tôi thật lòng yêu chữ Hán, thích Thư pháp mà tập toẹ học đòi, nhăm nhe cầm bút viết vài chữ gà bới thì các cụ cũng không quá phiền trách một kẻ ngu muội lại cố công theo đuổi chữ thánh hiền, khi đó là sự nghiêm túc , thật lòng cầu thị, cầu tiến ....
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hảo hảo, không uổng công mình post bài. Bạn viết rất hay. Xứng đáng là con gái Sư Phạm.
    Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
    Thoại bất đầu cơ bán cú đa

    gặp được người hợp ý rùi. ha ha.
  4. nguoibinhthuong_2011

    nguoibinhthuong_2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    bác cứ quá lời, làm em ngượng^^...chỉ là 1 vài suy nghĩ thật lòng thui ma`^^
  5. nguoibinhthuong_2011

    nguoibinhthuong_2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu
    ha ha ha, hôm nao` mát trời, bác với em đi làm vài chén chơi, em xin kính bác
  6. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    sorry tý :

    没o?女人??..O
    o??女人鸡S不宁
  7. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Thông tin trên có cần xem lại chăng? Người kia biết đây cũng đang ngồi mở Luận ngữ ra đọc câu đầi tiên: .........hồ. Nhân bất tri, nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ.
    Chang feng kính thư
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Người không biết "uống", không phải là người quân tử!!!! Hehehe.
    Phạm huynh xem dịch như thế có được không ạ?????
  9. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Nói thế nào nhỉ ? Đã có chữ " loạn " tất không fải là bình thường .Mà cái gì không bình thường thì sẽ là " khác thường "và " dị thường " .
    Cái gì " quá " cũng hỏng .
    Vĩnh mỗ không thích và cũng chẳng phục những kẻ " loạn " như thế .Hán học cũng vậy ,Thư pháp học cũng vậy và cái gì gì nữa cũng vậy ,Cứ để nó thật " trung dung " thôi . Đừng coi những cái đó nó quá thần thánh ,quá xa vời thoát tục ,Nghệ thuật là vì cuộc sống . Vĩnh mỗ rất ác cảm với những người mà như ông thầy nào đó mỗi lần thuyết về Nho giáo là dẫn học sinh ra Văn Miếu .Ôi ,cái " tâm " kia đâu cứ phải chạy ra Văn Miếu thắp nén hương mới gọi là thành kính .Chỉ cần mỗi lần nhắc tới nhắc tới điều đó thì luôn tôn kính trong lòng là được . Vĩnh mỗ ghét nhất " loạn thắp hương " .
  10. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Ôi! Người xưa từng nói, kẻ học vị kỷ. Người nay lại nghĩ, kẻ học vị danh. Thương hải tang điền, kẻ khi thế đạo danh thì nhiều mà người nang huỳnh ánh tuyết chẳng bao. Vài lời trên mạng cũng là mua vui vài trống canh, chẳng phải đại đao khoát phủ gì? Những mong chư quân luyện thư pháp, tam tỉnh ngô thân, không ngừng trác ma, lo gì không có ngày danh dương thiên hạ.

Chia sẻ trang này