LOBBY - VẬN ĐỘNG HÀNH LANG Hic, đang lập toppic thì có việc bận. Nên đành để lúc khác post bài vậy. Bà con ai có ý hay chiến trước nhé.
Lobby (danh từ): hành lang; hành lang ở nghị viện (alobbypolitician : kẻ hoạt động chính trị ở hành lang, kẻ hoạt động chính trị ở hậu trường); (từ Mỹ,nghĩa Mỹ) nhóm người hoạt động ở hành lang (nghị viện). Động từ lobby: (từ Mỹ,nghĩa Mỹ) vận động ở hành lang (đưa ra hoặc thông qua một đạo luật ở nghị viện); hay lui tới hành lang nghị viện; tranh thủ lá phiếu của nghị sĩ. Nguồn: http://www.most.gov.vn/tvwebdict_results?word=lobby&dictname=english_vietnamese_di Được dns sửa chữa / chuyển vào 11:58 ngày 31/12/2006
1. Nghề lobby ở Mỹ (Theo: Đầu tư) Tại Mỹ, các thượng nghị sỹ sau khi nghỉ hưu 1 năm có thể làm một nghề đang rất phát triển: Lobby - gây tác động đến các quan chức có thẩm quyền. Pháp luật Mỹ công nhận đây là một hoạt động chính thức hợp pháp và công khai. Lobby được điều chỉnh bởi Đạo luật Công khai vận động hành lang (Lobbying Disclosure Act 1995 - LDA), Bộ luật về ngân sách Liên Bang (Internal Revenue Code - IRC), và Đạo luật Đăng ký đại diện cho nước ngoài (Foreign Agents Registration Act - FARA). Nguyên nhân của sự ra đời, tồn tại và không ngừng phát triển của nghề lobby ở Mỹ là chế độ đa đảng phái và các quy định liên quan đến hoạt động lập pháp của nghị viện. Hoạt động lobby hầu như đã thâm nhập vào toàn bộ các lĩnh vực và các ngành sản xuất, kinh doanh. Theo thống kê của Thượng viện Mỹ, hiện nay đã có tới 80 lĩnh vực chịu tác động của hoạt động này. Chuyên gia vận động hành lang (lobbyist) được hiểu là cá nhân đại diện cho khách hàng của mình được thực hiện việc tiếp xúc trực tiếp với các quan chức có thẩm quyền. Họ thường là các cựu nghị sĩ hoặc các quan chức cao cấp của chính quyền tiểu bang hoặc liên bang, những người đã từng giữ các vị trí tại Hạ viện, Thượng viện Mỹ. Chính vì vậy, họ đã duy trì được mối quan hệ và uy tín để có thể thực hiện các hoạt động lobby. Các chuyên gia và tổ chức lobby chuyên nghiệp tại Mỹ được khuyến khích đăng ký hoạt động chính thức. Họ phải thực hiện chế độ báo cáo hai lần một năm về các nội dung hoạt động và vụ việc mà mình tham gia. Riêng đối với các hoạt động lobby đại diện cho các chính phủ nước ngoài, theo quy định của FARA, phải báo cáo trực tiếp cho Bộ Tư Pháp Mỹ. Đối với Việt Nam, các hoạt động lobby còn quá xa lạ và nhiều khi được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên, qua vụ kiện bán phá giá cá basa và tới đây có thể là vụ kiện bán phá giá tôm, các luật gia cho rằng, ý nghĩa đích thực của các hoạt động lobby cần được hiểu rõ để có thể áp dụng. Chẳng hạn, Liên minh Tôm miền Nam (SSA) và Hiệp hội Tôm bang Lousiana (LSA), ngoài việc thuê Công ty Luật Dewey Ballantine, còn đang sử dụng hàng loạt các công ty chuyên hành nghề lobby như Livingston, Jones Walker, Waechter, Poitevent&Denegre... để vận động các quan chức lưỡng viện Mỹ ủng hộ họ trong vụ kiện bán phá giá tôm Việt Nam. Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Kinh-nghiem/2003/11/3B9CCF2E/
2. Lobby không còn là nghề xa lạ (Theo TBKTVN) Nghề lobby (vận động hành lang) là một nghề khá phổ biến ở các nước phát triển nhưng còn khá mới mẻ ở VN. Bà Maria Laptev - nhà lobby chuyên nghiệp có hai quốc tịch Anh và Canada - trao đổi với báo giới. Bà Maria Laptev. (TBKTVN)- Thưa bà, lobby vẫn là một khái niệm còn khá xa lạ trong môi trường kinh doanh ở VN, với quan điểm của một nhà tư vấn quản lý chuyên nghiệp cho nhiều công ty đa quốc gia lớn, bà có ý kiến gì? - Khái niệm "lobby" có thể được hiểu một cách rất đặc trưng là hoạt động ảnh hưởng đến tiến trình ban hành quyết định hoặc có thể mang một nghĩa rộng hơn thế nữa. Lobby còn là một khái niệm không chỉ xa lạ với VN mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay tại một số nước là thành viên mới của Liên minh châu Âu - EU, một số người vẫn còn nghĩ rằng một khi bạn trả tiền, nhất định bạn sẽ được nhận một kết quả cụ thể nào đó, ví dụ nếu bạn chi tiền để gặp một ai đó ở Bộ Giao thông, bạn sẽ buộc họ phải đồng ý dành cho bạn hợp đồng mà Bộ này đang mời đấu thầu. Ở rất nhiều quốc gia, đại biểu quốc hội vẫn có thể giữ vị trí lãnh đạo trong công ty và được trả lương cho việc đó. Rõ ràng khi người ta đang làm công việc như một người ban hành quyết định, họ sẽ đặt lên bàn tất cả những lợi ích của công ty mà người ta đang làm việc. Cảm giác chung là ở đâu việc đó diễn ra thì ở đó con người hiểu được lợi ích của bạn và tuyên bố nó một cách minh bạch (nói cách khác chỉ trước cuộc thảo luận liên quan đến công ty bạn), và đây là một hoạt động được chấp nhận. - Các nước phát triển đã thừa nhận lobby là một nghề, mà đã là nghề thì thường có những quy định hành nghề (Codes of Conduct). Xin bà cho biết đôi nét về những quy định ấy? - Quy định về đăng ký và hoạt động lobby mới chỉ tồn tại ở Mỹ và Canada. Tuy nhiên, hoạt động nghề nghiệp này ở châu Âu cũng đã được điều chỉnh bằng các quy định hành nghề từ hàng chục năm nay. (Quy định hành nghề này được thông qua bởi Nghị viện châu Âu). Theo tôi thì quy định hành nghề lobby ở đâu thì cũng cần phải dựa trên tính minh bạch cao và vì thế tất cả mọi người cần phải biết mình đang đại diện cho ai và vì lợi ích của ai. - Bà nghĩ thế nào nếu những người làm lobby tại VN cần một số tư vấn của một người làm lobby chuyên nghiệp như bà? - Tôi tin rằng tôi có thể tư vấn được cho lobbyist ở VN nếu tôi được làm việc với họ. Có thể nói bao trùm công việc lobby chính là phương pháp tiếp cận, cụ thể hơn đó chính là phương pháp tiếp cận một cách có hệ thống giữa hai hay nhiều bên. Theo đó mục tiêu cuối cùng là quá trình xây dựng chính sách. Tuy nhiên, quá trình đưa ra quyết định ở các nước khác nhau lại dựa trên những yếu tố văn hóa rất khác nhau. Tôi chưa có nhiều thực tiễn làm lobby tại VN. Tuy nhiên, tôi muốn khẳng định rằng khía cạnh văn hóa trong lobby là vô cùng quan trọng, quyết định tạo nên một cách tiếp cận hiệu quả hay không. - Lobby và quan hệ công chúng (PR) hay bị lẫn lộn, bà nhìn nhận vấn đề này thế nào? - Lobbying và PR đều là hai hoạt động giao tiếp nhằm tạo nên ảnh hưởng và thay đổi những nhận thức hay quan niệm hoặc giả chỉ để thay đổi thái độ. Điểm khác biệt ở đây chính là mục tiêu của lobby là để thay đổi chính sách hoặc ảnh hưởng đến việc thay đổi quyết định. Điều này đồng nghĩa với việc người ta có thể sử dụng PR như một công cụ để phục vụ mục tiêu của lobby. - Bà có thể nói rõ hơn về tính minh bạch của Lobby? - Tính minh bạch trong lobby là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng lòng tin và tạo ra một nhà lobby chân chính. Để có được một quan hệ có giá trị và bền vững, cả hai bên đều rất rõ ràng và cởi mở về mục tiêu và lợi ích của mỗi bên. - Theo quan điểm của bà, VN có nên có một bộ luật hay những quy định pháp lý về lobby hay không? - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đương nhiên phải dựa trên nhu cầu và phải có sự chuẩn bị và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, như thế mới đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng có liên quan. Tôi cho rằng thực tiễn của hoạt động lobby tại VN đã có rồi và theo những cách rất riêng, với một hoạt động chưa có những quy định hành nghề thì không tránh khỏi những hiểu sai và cách tiếp cận vấn đề sai. Trước tiên cần phải có những quy định hành nghề đã, còn việc tạo ra những văn bản pháp lý hay bộ luật sẽ là công việc phải làm sau khi công nhận nó là một nghề.
LOBBY - tôi nghĩ rằng chúng ta không nên rập khuôn CẨM HÀ Sau chuyến công du Mỹ từ ngày 2 đến 12-12, câu chuyện hình ảnh VN trên đất Mỹ và viễn cảnh của mối quan hệ Mỹ - Việt đã được Phó thủ tướng Vũ Khoan tâm sự với báo giới ít ngày sau khi ông từ nước Mỹ trở về. * Tuổi Trẻ: Trong chuyến thăm, Phó thủ tướng đã có các cuộc tiếp xúc với nhiều quan chức cao cấp của chính giới Mỹ. Hai bên đã nhất trí khuôn khổ của mối quan hệ Việt - Mỹ thời gian tới như thế nào? - Vâng, tôi đã có hàng loạt các cuộc tiếp xúc với các quan chức cao cấp của chính phủ và nghị viện Hoa Kỳ như với Ngoại trưởng C.Powell, cố vấn an ninh C.Rice, quyền Bộ trưởng Thương mại S.Bodman, Bộ trưởng Nông nghiệp A.Veneman, đại diện thương mại Mỹ R.Zoelick, Bộ trưởng Bộ Giao thông N.Mineta, gặp ba thượng nghị sĩ có vai trò lớn trong Thượng viện Hoa Kỳ như thượng nghị sĩ Chuck Hagel là một trong những thủ lĩnh Đảng Cộng hòa tại thượng viện. ?oNếu phải nói về hình ảnh VN trong năm qua, tôi có thể khẳng định thế và vận nước lên thấy rõ. Trong tất cả các cuộc tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, họ đều đánh giá cao VN ở năm điểm. Thứ nhất, tốc độ phát triển nhanh. Thứ hai, giải quyết các vấn đề xã hội khá hiệu quả. Thứ ba, thành công trong việc đối phó với SARS. Thứ tư là có độ ổn định xã hội cao. Và cuối cùng là vị thế của VN trong khu vực ngày càng khẳng định. Tuy nhiên, câu chuyện quảng bá hình ảnh chủ yếu sẽ là những gì chúng ta thực hiện trong thực tế, ngay tại đất nước mình chứ không chỉ trông chờ vào những mẩu quảng cáo hoặc những lời lẽ tuyên truyền. Chúng ta tạo môi trường kinh doanh tốt thì các nhà đầu tư sẽ tự tìm đến, chúng ta chủ động tạo thuận lợi cho du khách (như việc miễn visa cho du khách các nước ASEAN và Nhật chẳng hạn) thì nhất định làn sóng du lịch sẽ tăng cao. Không khí chung của các cuộc tiếp xúc là phía Mỹ đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng của VN cũng như vai trò tích cực của VN tại khu vực Đông Nam Á. Phía Mỹ cũng ghi nhận thời gian qua, quan hệ Việt- Mỹ đã có bước tiến quan trọng. Nhiều chuyến thăm của các quan chức VN tới Mỹ được tiến hành khá dồn dập thời gian gần đây như chuyến thăm của bộ trưởng thương mại, bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng kế hoạch - đầu tư và đặc biệt là chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà. Nhiều nhân vật trong chính giới Mỹ cũng như giới doanh nghiệp (DN) và các nhà khoa học cũng đề cao sự phát triển mạnh mẽ quan hệ kinh tế - thương mại song phương sau hai năm thực hiện BTA. Đáng chú ý, giới chức Mỹ đa số tỏ ý tán thành đề xuất của tôi về việc hai bên nên bàn thảo tiến tới xây dựng một khuôn khổ quan hệ song phương ổn định và lâu dài hơn. Điều này rất có ý nghĩa bởi xu thế hiện nay là các nước đều muốn xây dựng các khuôn khổ quan hệ, là nền tảng để gia tăng hợp tác trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế tới các hoạt động nhân đạo, chống khủng bố... Tất nhiên, cả hai bên đều cần thảo luận thêm và cần cả thời gian để tiến tới xác định những nội dung cụ thể của khuôn khổ quan hệ này. * Tuổi Trẻ: Dư luận cho rằng chuyến thăm Mỹ của Phó thủ tướng cũng là một hành trình nhằm quảng bá VN như là điểm đến của đầu tư và du lịch. Mục đích này đã gặt hái được những kết quả ra sao so với dự định, thưa Phó thủ tướng? - Bên cạnh các cuộc tiếp xúc với chính giới Mỹ, tôi đã có khoảng vài chục cuộc gặp với các DN và các nhà khoa học Mỹ trải dài tại sáu thành phố của bốn bang. Họ đều là những DN hàng đầu của Mỹ và thế giới như Motorola, Intel, Unocal, Boeing, New York Life... Với sự tham gia của 35 DN VN, diễn đàn DN Việt - Mỹ đã được tổ chức ở Washington, Chicago, Houston và Orange County. Các DN Mỹ bày tỏ mối quan tâm đặc biệt tới VN, thể hiện qua việc đặt rất nhiều câu hỏi về môi trường đầu tư cũng như cơ chế, chính sách của VN. Đặc biệt, nhiều thỏa thuận hợp tác cụ thể đã được thông qua. Công ty hàng đầu MDG chuyên về dịch vụ ở Houston đồng ý lập quĩ đầu tư mạo hiểm trị giá 80 triệu USD, hợp tác với khu công nghệ cao của Hà Nội để đầu tư cho các đơn vị khoa học của VN có khả năng làm ra sản phẩm ứng dụng cao. Lợi nhuận nếu có sẽ được chia sẻ cho cả hai bên, ngược lại nếu hợp tác không thành thì họ chấp nhận rủi ro. Cần lưu ý đây là hình thức đầu tư lần đầu tiên có tại VN. Với Hãng Intel, tôi còn nhớ chỉ mới hai năm trước khi tôi thăm Mỹ trong vai trò bộ trưởng thương mại, họ nói trong đầu họ còn chưa có chữ VN. Lần này khác hẳn, một vị lãnh đạo của Intel vừa đi công tác ở VN dù bị trễ chuyến bay vẫn vội vàng tới dự cuộc gặp với đoàn VN. Công ty dệt may JC Penny cũng đã công bố ý định đầu tư vào Thái Bình để thiết lập các xưởng cung ứng hàng dệt may đại qui mô. Ngoài ra, các công ty dầu khí, bảo hiểm hàng đầu cũng bày tỏ mong muốn đầu tư vào VN. Tôi có thể nói điều này thể hiện phần nào sự thành công của chuyến đi bởi một trong những mục tiêu đặt ra cho đoàn là thu hút thêm đầu tư từ Mỹ vào các lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ. Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, chuyến thăm đã đạt ba kết quả lớn. Thứ nhất, tôi và Bộ trưởng Nông nghiệp Veneman đã đồng ý hai nước sẽ ký một hiệp định hợp tác về nông nghiệp. Thứ hai, tập đoàn trồng bông lớn ở Texas đã chủ động xin gặp đoàn VN để trình bày về một dự án hợp tác trồng bông. Thứ ba, chính bà Bộ trưởng Veneman đề cập tới dự án trồng thí điểm ca cao ở VN. Bà cho biết phía Mỹ đánh giá cao dự án này vì cho rằng VN có nhiều tiềm năng để trồng ca cao do hợp thổ nhưỡng và có các chương trình khuyến nông tốt. Tôi nói Chính phủ VN hoàn toàn hoan nghênh dự án này và sẽ ủng hộ. Chúng tôi đã nêu ra một cách thẳng thắn tất cả những vấn đề mà hai bên còn khác biệt như nhận thức, đánh giá về các khái niệm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo. Tuy nhiên, hai bên đã đi tới một sự đồng thuận là mặc dù còn sự khác biệt nhưng sẽ thông qua đối thoại để hiểu biết nhau hơn. Hai bên nhất trí không nên để những vấn đề đó ảnh hưởng tới đà phát triển đang gia tăng trong quan hệ hai nước. * Nông Thôn Ngày Nay: Các vấn đề về rào cản thương mại được đề cập ra sao thưa Phó thủ tướng? - Đó là chủ đề được tôi nêu nhiều với quyền Bộ trưởng Thương mại Bodman. Tôi nói rằng những rào cản thương mại như các vụ kiện bán phá giá cá ba sa hoặc sắp tới là mặt hàng tôm của VN không đem lại lợi ích cho cả hai bên. Ông Bodman hứa phía Mỹ sẽ xem xét các vụ kiện một cách công bằng. Nhưng ông cũng nói thêm rằng luật của Mỹ cho phép các DN có quyền kiện như vậy. Tôi cũng thẳng thắn nhận xét rằng mặc dù luôn giương cao khẩu hiệu tự do hóa thương mại nhưng đang có một xu hướng bảo hộ rất mạnh ở Mỹ. Cần nhớ rằng họ không chỉ kiện tôm của VN mà còn kiện nhiều nước khác, cũng như Trung Quốc đang gặp rắc rối với hàng dệt may tại Mỹ. Tính sơ bộ thì mỗi năm có khoảng 100 vụ kiện bán phá giá như vậy tại Mỹ. Ngoài ra, giới chức Mỹ cũng chịu rất nhiều sức ép từ phía các DN, nhất là trong thời điểm sắp bầu cử. Chúng ta hội nhập, giong con thuyền xuất khẩu ra đại dương cũng phải biết chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt, thậm chí cả cảnh ?ocá lớn nuốt cá bé?, không thể trông chờ bất kỳ sự ?onương tay? nào. * Lao Động: Phó thủ tướng cảm nhận thế nào về hình ảnh VN tại Mỹ? Và dư luận của đông đảo bà con Việt kiều tại Mỹ về chuyến thăm ra sao? - Tại Houston, tôi có cuộc nói chuyện thân mật với cựu tổng thống Mỹ Bush (Bush cha). Ngay đầu cuộc gặp ông nói: ?oKhi tới thăm VN năm 1995, tôi không ngờ con người và đất nước VN lại nồng hậu và thân thiện đến thế. ấn tượng tốt đẹp ấy còn lưu lại trong tôi đến tận bây giờ?. Vâng, đấy chính là câu chuyện hình ảnh VN. Ngoài ra tôi nghĩ rằng có một tầng lớp người Mỹ rất quan tâm tới VN, đó là các cựu chiến binh. Họ đều mong muốn quay lại. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng chúng ta còn tương đối yếu trong công tác quảng bá hình ảnh. Khác với những lần trước, trong chuyến thăm này tôi không chứng kiến cuộc biểu tình nào của một số người Việt vẫn còn nuôi hận thù. Hình như chỉ có một số ít chừng mươi người tụ tập biểu tình tại Houston. Nhưng tôi cảm nhận tình cảm và thái độ của bà con người Việt lần này khác hẳn. Trong cuộc gặp gỡ với cộng đồng người Việt, bà con chủ yếu hỏi về các cơ chế, chính sách để về quê làm ăn. VTV4 và thông tin của các báo VN trên mạng Internet đã tác động rất tích cực, bà con hầu như đều nắm được các thông tin về quê nhà. Tôi có gặp chủ bút tờ Đất Việt, ông khoe báo ông có số phát hành lớn mà chủ yếu là do dùng lại những tin tức trên mạng của VN. * Saigon Times: Liệu chúng ta có chú trọng tới việc đẩy mạnh các cuộc tiếp xúc hành lang với chính giới Mỹ? - Chúng ta hiểu rằng các cuộc vận động hành lang đóng vai trò rất lớn trong chính trường Mỹ. Tuy nhiên, cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta không nên rập khuôn theo bất cứ một khuôn mẫu nào bởi quan hệ Việt - Mỹ có những nét đặc thù khác hẳn xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử riêng trong quan hệ hai nước. Phương châm mà chúng ta theo đuổi sẽ là tiếp xúc rộng rãi, chủ động tiếp cận và đối thoại thẳng thắn không né tránh kể cả với những nhân vật có quan điểm khác biệt. Chính vì vậy mà tôi đã dành rất nhiều thời gian trả lời phỏng vấn các báo nước ngoài trong thời gian thăm Mỹ. Tôi cũng quan tâm theo dõi họ viết ra sao thì thấy rằng họ đều viết theo tinh thần tích cực. Điều này cho thấy chủ động luôn mang lại kết quả và lợi thế. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=12980&ChannelID=22
3. CÔNG NGHỆ LOBBY LÊ THỊ THÚY (Tổng hợp từ internet) Có lẽ đối với các bạn sinh viên, cụm từ ?ocông nghệ lobby? còn khá xa lạ, bởi ở Việt Nam hoạt động này còn khá mới mẻ, nhiều người không biết tới và đối với một số người nó còn mang ý nghĩa tiêu cực khi đề cập đến. Thế nhưng trên thế giới, ở các nước phát triển, lobby được pháp luật thừa nhận và hoạt động công khai. Từ ?olobby? hiểu theo nghĩa đơn giản là ?ovận động hành lang?, trên thực tế thì hoạt động này có muôn hình vạn trạng. Ở các nước, chuyên gia lobby (lobbyist) hoạt động nhằm gây ảnh hưởng, tác động đến các quan chức, những người có thẩm quyền; các hoạt động chuẩn bị lên kế hoạch, nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ để thực hiện một mục đích nào đó... Kể từ khi Liên minh Châu Âu chọn Bruxells (Bỉ) làm trụ sở thì dòng chảy lobbyist cũng ồ ạt kéo về đây, bởi các công ty biết rằng nhất cử nhất động ở đây dều ảnh hưởng tới tương lai, tới chiến lược hoạt động lâu dài của họ. Các lobbyist sẽ hoạt động dưới những cái tên như: văn phòng đại diện báo chí, tư vấn, tìm hiểu thị trường, luật... Theo thống kê, hiện có khoảng 1000 nhà báo nước ngoài, 3000 hãng lobby các loại (văn phòng giao tế nhân sự, đại diện của các doanh nghiệp, liên đoàn nghề nghiệp...) với số nhân viên khoảng 15.000 người. Riêng số lobbyist ở Bruxelles đã tương đương với số nhân viên của EU. Điều này cho ta thấy các doanh nghiệp, các nước quan tâm đến hoạt động lobby như thế nào. Trên lý thuyết thì thể chế của Châu Âu hoạt động trên cơ sở công khai, mọi quyết định đều phải được 15 nước thành viên với hơn 600 dân biểu thông qua trước bàn dân thiên hạ; nhưng thực tế các cuộc vận động hành lang của các lobbyist có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định này. Đơn cử như Pháp đã phải trả giá cho việc không quan tâm đến công nghệ lobby là việc hàng đống hồ sơ làm ăn của các công ty Pháp vẫn ằm phủ bụi trên bàn của các quan chức EU. Hay Scheider Electrics lên tiếng rằng học thiệt hại vài tỷ euro vì các quan chức Bruxelles không cho học sát nhập với Legrand vào năm 2001. Còn người Anh thì hỉ hả với hoạt động lobby cực kỳ hiệu quả của mình, đang ?oăn nên làm ra? tại Bruxelles. Về lĩnh vực tư vấn, người Anh có 2 công ty: Hill & Knowton và Busson Marsteller; về luật thì có Cleary Gottlieb, Linklaters. Vậy các lobbyist làm gì để gây ảnh hưởng? Họ tiếp xúc với các đối tác, các quan chức... mời đối tác đến nhũng nhà hàng sang trọng nhất, mời đi hội thảo nước ngoài, phát các hồ sơ kỹ thuật, thi thoảng gọi điện thoại, hay bất chợt đến văn phòng làm việc tặng quà, mời các quan chức giữ vai trò cố vấn cho công ty... Sau vụ thua kiện cá Basa có lẽ chúng ta cũng cần nhìn nhận lại vấn đề lobby. Được biết trong vụ kiện tôm, Thái Lan đã phải chi khoảng 2 tỷ USD cho việc thuê các công ty lobby của Mỹ. Cũng trong vụ kiện bán phá giá tôm, Liên minh tôm miền nam (SSA) và Hiệp hội tôm Lousianna (LSA) ngoài việc thuê Công ty Luật Dewey Ballantine còn sử dụng hàng loạt các công ty khác như: Livingston, Jones Walker, Poievent & Denegre để tổ chức các hoạt động lobby nhằm tạo sự ủng hộ trong vụ này. Kết quả vụ kiện thì đã rõ. Chúng ta không thể đứng ngoài xu thế hội nhập, và dĩ nhiên để có chỗ đứng ở thị trường nước ngoài, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ đã đến lúc cần phải quan tâm nhiều hơn đến điều này.