1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LỜI BÀI HÁT! CẢM NHẬN CỦA BẠN!

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi thienthancuaanhls01, 12/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuongpe

    cuongpe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Ai nghe nhạc nhiều có thể cho mình xin lời bài
    Nếu một ngày vắng em do Tuấn Hưng hát có được không ạ
    Cảm ơn nhiều
  2. andythao24

    andythao24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    3.132
    Đã được thích:
    0
    http://yeuamnhac.com/music/forumdisplay.php?f=95
  3. andythao24

    andythao24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    3.132
    Đã được thích:
    0
    http://yeuamnhac.com/music/forumdisplay.php?f=95
  4. cuongpe

    cuongpe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Hic, sao Andythao không post lên luôn, cho tui cái link kia, tìm cả ngày không thấy
  5. cuongpe

    cuongpe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Hic, sao Andythao không post lên luôn, cho tui cái link kia, tìm cả ngày không thấy
  6. yenvi_ls

    yenvi_ls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0

    Nỗi đau nào là lớn với một cuộc đời? Nỗi đau không cuộc đời!
    Trong cuộc đời, mỗi người có thể sẽ phải chịu đựng nhiều nỗi đau và mất mát. Có những đau thương của em mà em nghĩ đã là lớn nhất với cuộc đời. Và em không thể vượt qua. Rồi em ngục ngã? Nhưng em đâu có biết rằng, tạo hóa đã sinh ra em vẹn nguyên hình hài và đủ đầy các thiên chức. Để em được làm người, để em cảm nhận rồi vượt qua những nỗi đau. Em có một đôi mắt trong veo và tinh anh để nhìn cuộc đời. Để thấy rằng em đang sống trong một cuộc sống tươi đẹp. Để thấy rằng em không phải là người chịu nỗi đau lớn nhất, mà có một người đang ở gần cuộc sống của em hay có nhiều người ở rất xa em nhưng họ lại chịu nhiều nỗi đau khổ hơn em. Có thể lắm chứ! Vì với đôi mắt vẹn nguyên em nhìn thấy ?onơi em bình yên, nơi khác chiến tranh; Phía trước văn minh, đằng sau tăm tối?. Và còn đôi tai khỏe mạnh của em nữa. Nó mới tuyệt vời làm sao. Nó luôn căng lên để tận hưởng âm điệu của cuộc sống. Dẫu em đang cho mình là buồn đau nhất thì em cũng có đôi tai tuyệt vời để nghe những lời an ủi, những lời động viên đầy thương yêu của những người yêu thương em, như tôi chẳng hạn. Thế đã là hạnh phúc lắm rồi, nghe em?
    Bởi vì, đồng bào mình, em ạ, có những người còn chịu đựng nhiều nỗi đau lớn hơn mọi nỗi đau của nhân loại đó em. Em có biết về những nỗi đau đó không? Tôi tin là em biết, biết rõ nữa ấy chứ. Và biết đâu, hơn cả tôi, em đã kịp làm nhiều điều để ?ogóp tay xoa dịu nỗi đau da cam? đó rồi!? Đúng thế, làm gì có nỗi đau nào của dân tộc, của đồng bào mà em, mà tôi và cả nước lại không biết đến. Nếu như thế thì ta đâu có đáng được dùng hai tiếng ?ođồng bào? để thốt lên, dù là lời yêu thương.
    Em đã hiểu ý tôi chưa nhỉ? Về nỗi đau da cam ấy. Em có biết là trải dọc mảnh đất hình chữ S thân yêu này đã có một lượng chất độc màu da cam lớm như thế nào đổ xuống thời chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta không em? Em có biết chất độc đó đã tàn hại bao nhiêu đồng bao ta thời khắc ấy, tàn hại bao nhiêu làng mạc ta trong những năm tháng ấy. Rồi em có biết, chính cái chất độc ấy đã bóp nghẹt cuộc đời của bao nhiêu người trong thế hệ người Việt Nam tiếp sau không em? Đã có bao nhiêu đứa trẻ cũng được cha mẹ tạo hình hài, mang nặng đẻ đau như mẹ đã sinh ra tôi ra em. Nhưng họ bất hạnh hơn chúng ta rất nhiều vì màu da cam ác quỷ đó đã cướp đi kiếp con người của họ. Tôi có cần phải nhắc lại cho em là có những người đã không thể thành hình hài cũng bởi màu da cam ấy. Có những người sống trọn một kiếp không tên...! Em có đau không em!? Khi mà ca sĩ Phương Thanh đã nghẹn ngào trong câu hát: ?oChúng nó giết em rồi chúng giết bằng chất độc màu da cam. Chúng giết bằng chất độc màu da cam.? Phương Thanh hay hàng ngàn vạn người nghe trong ?oĐêm Trắng? mới được tổ chức ở phương Nam và truyền hình trên cả nước cách đây vài ngày đều hiểu rằng những kẻ cướp nước đã gây nên nỗi đau da cam cho đồng bào ta. Lịch sử đã minh chứng như thế. Hiện thực những cảnh đời đang sống đã nói lên điều đó. Và đã bao nhiêu năm qua chúng ta chưa có cơ hội để xoa dịu nhiều nỗi đau cho đồng bào mình vì những kẻ gây nên tội ác vẫn chưa cúi đầu nhận tội, chúng ta chỉ có thể đùm bọc nhau trong những năm tháng qua để vượt lên nỗi đau. Mỗi người đều có bờ vai, và mỗi người đều có hai cánh tay, một để tự giúp mình còn một để dành cho những người quanh mình. Vì thế mà những người đồng bào không may mắn đã bớt phần khổ đau. Nhưng nỗi đau ấy không thể nhẹ nhàng đi khi mà những kẻ gây nên tội ác tày trời năm xưa vẫn không hối cải trước đau khổ của đồng bào ta. Chúng hủy diệt đồng bào ta rồi chúng làm ngơ trước mọi nỗi đau đó. Chúng cho rằng ta không đủ mạnh để chiến thắng chúng trong nỗi đau này. Nhưng chúng ta đã chiến thắng, vinh quang như mọi chiến thắng đã có trong lịch sử. Đồng bào ta, cả những người may mắn và những người gặp bất hạnh vì màu da cam đã cùng nhau vươn lên, vượt qua nỗi đau và dựng xây cuộc sống tươi đẹp. Để có ngày hôm nay, cái ngày mà cả dân tộc cùng chung tay để xoa dịu nỗi đau da cam bằng cách chiến đấu đòi công lí cho các nạn nhân của chất độc màu da cam.
    Để chúng ta lại ngồi cùng nhau và cùng hát: ?oChất độc mầu da cam năm xưa đã giết chết mẹ tôi trong một trận càn để lại cho tôi đứa em cút côi, tôi nuôi từng giọt đời từng giọt nắng. Giành lại cho em từ bóng đêm từng giọt hồng cuộc sống...?
    Như thế có được không em của tôi ơi! Tôi biết em không phải là người vô tâm, và thế hệ chúng ta cũng không làm ngơ trước nỗi đau của dân tộc mình. Mỗi người một cách nhưng tất cả là để ?ogóp tay xoa dịu nỗi đau da cam?, em nhỉ! Và em hãy làm, bằng những bài hát, những điệu nhạc tha thiết ấy, để tất cả mọi người trên thế giới này sẽ biết được ?oVì sao em chết??. Để họ tự hỏi mình, hỏi lịch sử và hỏi thẳng vào những kẻ đã gây nên nỗi đau của đồng bào ta, như cố nhạc sĩ Thanh Trúc đã từng hỏi. Một câu hỏi mà câu trả lời đã được thực tế nói lên từng chi tiết.
    Bây giờ em đã hiểu vì sao tôi lại không bằng lòng khi em, tôi và nhiều người nữa hay nói về nỗi đau của mình rồi chứ. Hãy nghĩ lại xem, có nỗi đau nào trong chúng ta lớn như nỗi đau da cam mà nhiều đồng bào ta đã và đang phải chịu đựng không, em nhỉ! Em không giận tôi chứ, ?ođồng bào? của tôi!?
  7. yenvi_ls

    yenvi_ls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0

    Nỗi đau nào là lớn với một cuộc đời? Nỗi đau không cuộc đời!
    Trong cuộc đời, mỗi người có thể sẽ phải chịu đựng nhiều nỗi đau và mất mát. Có những đau thương của em mà em nghĩ đã là lớn nhất với cuộc đời. Và em không thể vượt qua. Rồi em ngục ngã? Nhưng em đâu có biết rằng, tạo hóa đã sinh ra em vẹn nguyên hình hài và đủ đầy các thiên chức. Để em được làm người, để em cảm nhận rồi vượt qua những nỗi đau. Em có một đôi mắt trong veo và tinh anh để nhìn cuộc đời. Để thấy rằng em đang sống trong một cuộc sống tươi đẹp. Để thấy rằng em không phải là người chịu nỗi đau lớn nhất, mà có một người đang ở gần cuộc sống của em hay có nhiều người ở rất xa em nhưng họ lại chịu nhiều nỗi đau khổ hơn em. Có thể lắm chứ! Vì với đôi mắt vẹn nguyên em nhìn thấy ?onơi em bình yên, nơi khác chiến tranh; Phía trước văn minh, đằng sau tăm tối?. Và còn đôi tai khỏe mạnh của em nữa. Nó mới tuyệt vời làm sao. Nó luôn căng lên để tận hưởng âm điệu của cuộc sống. Dẫu em đang cho mình là buồn đau nhất thì em cũng có đôi tai tuyệt vời để nghe những lời an ủi, những lời động viên đầy thương yêu của những người yêu thương em, như tôi chẳng hạn. Thế đã là hạnh phúc lắm rồi, nghe em?
    Bởi vì, đồng bào mình, em ạ, có những người còn chịu đựng nhiều nỗi đau lớn hơn mọi nỗi đau của nhân loại đó em. Em có biết về những nỗi đau đó không? Tôi tin là em biết, biết rõ nữa ấy chứ. Và biết đâu, hơn cả tôi, em đã kịp làm nhiều điều để ?ogóp tay xoa dịu nỗi đau da cam? đó rồi!? Đúng thế, làm gì có nỗi đau nào của dân tộc, của đồng bào mà em, mà tôi và cả nước lại không biết đến. Nếu như thế thì ta đâu có đáng được dùng hai tiếng ?ođồng bào? để thốt lên, dù là lời yêu thương.
    Em đã hiểu ý tôi chưa nhỉ? Về nỗi đau da cam ấy. Em có biết là trải dọc mảnh đất hình chữ S thân yêu này đã có một lượng chất độc màu da cam lớm như thế nào đổ xuống thời chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta không em? Em có biết chất độc đó đã tàn hại bao nhiêu đồng bao ta thời khắc ấy, tàn hại bao nhiêu làng mạc ta trong những năm tháng ấy. Rồi em có biết, chính cái chất độc ấy đã bóp nghẹt cuộc đời của bao nhiêu người trong thế hệ người Việt Nam tiếp sau không em? Đã có bao nhiêu đứa trẻ cũng được cha mẹ tạo hình hài, mang nặng đẻ đau như mẹ đã sinh ra tôi ra em. Nhưng họ bất hạnh hơn chúng ta rất nhiều vì màu da cam ác quỷ đó đã cướp đi kiếp con người của họ. Tôi có cần phải nhắc lại cho em là có những người đã không thể thành hình hài cũng bởi màu da cam ấy. Có những người sống trọn một kiếp không tên...! Em có đau không em!? Khi mà ca sĩ Phương Thanh đã nghẹn ngào trong câu hát: ?oChúng nó giết em rồi chúng giết bằng chất độc màu da cam. Chúng giết bằng chất độc màu da cam.? Phương Thanh hay hàng ngàn vạn người nghe trong ?oĐêm Trắng? mới được tổ chức ở phương Nam và truyền hình trên cả nước cách đây vài ngày đều hiểu rằng những kẻ cướp nước đã gây nên nỗi đau da cam cho đồng bào ta. Lịch sử đã minh chứng như thế. Hiện thực những cảnh đời đang sống đã nói lên điều đó. Và đã bao nhiêu năm qua chúng ta chưa có cơ hội để xoa dịu nhiều nỗi đau cho đồng bào mình vì những kẻ gây nên tội ác vẫn chưa cúi đầu nhận tội, chúng ta chỉ có thể đùm bọc nhau trong những năm tháng qua để vượt lên nỗi đau. Mỗi người đều có bờ vai, và mỗi người đều có hai cánh tay, một để tự giúp mình còn một để dành cho những người quanh mình. Vì thế mà những người đồng bào không may mắn đã bớt phần khổ đau. Nhưng nỗi đau ấy không thể nhẹ nhàng đi khi mà những kẻ gây nên tội ác tày trời năm xưa vẫn không hối cải trước đau khổ của đồng bào ta. Chúng hủy diệt đồng bào ta rồi chúng làm ngơ trước mọi nỗi đau đó. Chúng cho rằng ta không đủ mạnh để chiến thắng chúng trong nỗi đau này. Nhưng chúng ta đã chiến thắng, vinh quang như mọi chiến thắng đã có trong lịch sử. Đồng bào ta, cả những người may mắn và những người gặp bất hạnh vì màu da cam đã cùng nhau vươn lên, vượt qua nỗi đau và dựng xây cuộc sống tươi đẹp. Để có ngày hôm nay, cái ngày mà cả dân tộc cùng chung tay để xoa dịu nỗi đau da cam bằng cách chiến đấu đòi công lí cho các nạn nhân của chất độc màu da cam.
    Để chúng ta lại ngồi cùng nhau và cùng hát: ?oChất độc mầu da cam năm xưa đã giết chết mẹ tôi trong một trận càn để lại cho tôi đứa em cút côi, tôi nuôi từng giọt đời từng giọt nắng. Giành lại cho em từ bóng đêm từng giọt hồng cuộc sống...?
    Như thế có được không em của tôi ơi! Tôi biết em không phải là người vô tâm, và thế hệ chúng ta cũng không làm ngơ trước nỗi đau của dân tộc mình. Mỗi người một cách nhưng tất cả là để ?ogóp tay xoa dịu nỗi đau da cam?, em nhỉ! Và em hãy làm, bằng những bài hát, những điệu nhạc tha thiết ấy, để tất cả mọi người trên thế giới này sẽ biết được ?oVì sao em chết??. Để họ tự hỏi mình, hỏi lịch sử và hỏi thẳng vào những kẻ đã gây nên nỗi đau của đồng bào ta, như cố nhạc sĩ Thanh Trúc đã từng hỏi. Một câu hỏi mà câu trả lời đã được thực tế nói lên từng chi tiết.
    Bây giờ em đã hiểu vì sao tôi lại không bằng lòng khi em, tôi và nhiều người nữa hay nói về nỗi đau của mình rồi chứ. Hãy nghĩ lại xem, có nỗi đau nào trong chúng ta lớn như nỗi đau da cam mà nhiều đồng bào ta đã và đang phải chịu đựng không, em nhỉ! Em không giận tôi chứ, ?ođồng bào? của tôi!?
  8. andythao24

    andythao24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    3.132
    Đã được thích:
    0

    Dạ nhạc thính phòng trong mưa Hà Nội

    Nếu những ca sĩ Soprano đưa ta vào không khí của những tác phẩm Opera thì Vũ Ngọc Linh lại đưa ta vào thế giới âm thanh kì vĩ của Piano?
    Có thể vì trời mưa rất to, cũng có thể vì nhạc cổ điển rất kén người nghe... và còn một vài lý do khác tưởng chừng đêm hòa nhạc thính phòng tối ấy tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ vắng người đến thưởng thức. Nhưng thật bất ngờ, qua sự thể hiện của Vũ Ngọc Linh và các nghệ sĩ tham gia: Hồng Minh, Lan Anh, Bích Thủy - những tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ bậc thầy trên thế giới vẫn được ngân vang trong những tràng pháo tay không ngớt.
    Nếu như Lan Anh và Bích Thủy đưa người nghe vào không khí trong các Aria nhỏ - các trích đoạn trong các vở Di Rivaldo - khúc dạo đầu của các vở Opera, hay các tác phẩm thuộc nhiều trường phái thanh nhạc châu Âu khác nhau ở Áo, Đức, Nga và nhất là tính chất Belcanto của Ý (như: Aria - Di Rivaldo của Handel, Aria Ginda của Verdi hay Halleluja, Vodrei Spiegarvi của Mozart, Oh Never của Rachmaninoff...) thì Vũ Ngọc Linh lại đưa người nghe vào thế giới âm thanh kỳ vĩ của cây đàn Piano với sự tương phản mạnh mẽ của những xúc cảm sâu sắc và khả năng am hiểu tác phẩm và cách khai thác tuyệt đối những ngón kỹ thuật, tính năng của cây đàn...
    Sau hai bản Mazurkas trữ tình bóng bẩy - điển hình cho chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc - của Chopin (nhà soạn nhạc được ví là "nhà thơ" trong âm nhạc bởi chất trữ tình, bóng bẩy và lãng mạn kia). Vũ Ngọc Linh đã đưa khán phòng lạc vào một thế giới âm thanh mới với tác phẩm Picture fom An Exhibition (Những bức tranh trong phòng triển lãm) của Modeste Petrovitch Mussorgky - nhạc sĩ Nga nửa sau thế kỷ 19 - một tác phẩm mang tính tổ khúc, đầy cảm xúc ra đời năm 1874. Với những tình cảm đặc biệt dành cho người bạn của mình - họa sĩ kiêm kiến trúc sư Hartmann - Mussorgky đã minh họa 10 bức tranh của bạn. Qua ngón đàn đầy xúc cảm và tài hoa của Linh, Những người khốn khổ, Hai người Do thái một giàu một nghèo và Cổng thành Kiev đã được vang lên với âm hưởng hùng tráng, có lúc tựa như bộ kèn đồng với bè trầm rất ấn tượng, có lúc lại dìu dặt, thong dung như dạo chơi... Với lối cách tân táo bạo về hòa âm màu sắc và bằng cách khai thác ngôn ngữ âm nhạc phương đông, Vũ Ngọc Linh đã đưa người nghe vào một câu chuyện cổ tích được dệt bằng những âm sắc có hồn.
    Và như để dẫn đến câu chuyện của cuộc đời J.S. Bach - bản Chaconne cung rê thứ - do Ferrucci - Benvenuto chuyển thể, Vũ Ngọc Linh đã "chơi" ba bản Peludes của Gerschwin - nhạc sĩ Mỹ nổi tiếng đầu thế kỷ 20 với ngôn ngữ sáng tác đa dạng và hiện đại. Với ba "tiểu phẩm" này Ngọc Linh đã góp phần giải thích khá rõ sự đa dạng và dân dã nhưng cũng rất tinh tế trong dòng âm nhạc bác học Mỹ...
    Cuối cùng, bản Chaconne cung rê thứ của J.Bach được ngân vang trong mưa ngâu Hà Nội qua sự thể hiện của nghệ sĩ Piano trẻ Vũ Ngọc Linh. Đây là bản nhạc mà Ngọc Linh dồn nén rất nhiều tình cảm và trí lực của mình. Sẽ khó tìm một lời khen xứng đáng dành cho những nỗ lực của Linh bởi anh đã góp phần đem đến một đêm dạ nhạc thính phòng đầy ấn tượng. "Tôi đã được thưởng thức một đêm nhạc đầy thú vị và thật bất ngờ khi tôi được nghe tác phẩm của J.S.Bach từ một nghệ sĩ Piano trẻ như Vũ Ngọc Linh. Anh đã đem đến cho tôi sự bất ngờ", anh Gerard Sasges - Giám đốc thường trú của Trường ĐH California tại Hà Nội cho biết. "Còn tôi thì rất thích thú, cả chương trình tôi chỉ chú ý chờ nghe bản Chaconne. Tôi đã nghe Linh chơi tại Nhạc viện Quốc gia Hà Nội, nhưng thật không ngờ, chỉ sau mấy hôm mà tiếng đàn của Linh nghe mạnh mẽ và sâu lắng hơn. Đoạn cuối cùng tôi nghe như J.S.Bach hiện lên, vừa đau thương mà vừa như tiếc nuối..." - nghệ sĩ Guitar Phan Quang Minh nói.
    Và để tặng Vũ Ngọc Linh, tôi muốn lấy lời của nhạc sĩ, NSƯT Nguyễn Thế Vinh, người thầy đã dạy cả hai thế hệ "cha và con" của Ngọc Linh lời nhận xét sau: "Khi không ít các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ của ta có xu hướng dời bỏ quê hương bản quán ra nước ngoài biểu diễn và sinh sống thì Vũ Ngọc Linh lại có mong ước ngược lại. Được học tập và nghiên cứu tại Nhạc viện Rowan, Bang New Jersey (Mỹ) nhưng lần nào về Linh cũng khao khát được biểu diễn ở quê nhà. Ở Linh còn bộc lộ một tài năng đặc biệt về âm nhạc, đó là sự biểu diễn đa dạng về phong cách...".
  9. andythao24

    andythao24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    3.132
    Đã được thích:
    0

    Dạ nhạc thính phòng trong mưa Hà Nội

    Nếu những ca sĩ Soprano đưa ta vào không khí của những tác phẩm Opera thì Vũ Ngọc Linh lại đưa ta vào thế giới âm thanh kì vĩ của Piano?
    Có thể vì trời mưa rất to, cũng có thể vì nhạc cổ điển rất kén người nghe... và còn một vài lý do khác tưởng chừng đêm hòa nhạc thính phòng tối ấy tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ vắng người đến thưởng thức. Nhưng thật bất ngờ, qua sự thể hiện của Vũ Ngọc Linh và các nghệ sĩ tham gia: Hồng Minh, Lan Anh, Bích Thủy - những tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ bậc thầy trên thế giới vẫn được ngân vang trong những tràng pháo tay không ngớt.
    Nếu như Lan Anh và Bích Thủy đưa người nghe vào không khí trong các Aria nhỏ - các trích đoạn trong các vở Di Rivaldo - khúc dạo đầu của các vở Opera, hay các tác phẩm thuộc nhiều trường phái thanh nhạc châu Âu khác nhau ở Áo, Đức, Nga và nhất là tính chất Belcanto của Ý (như: Aria - Di Rivaldo của Handel, Aria Ginda của Verdi hay Halleluja, Vodrei Spiegarvi của Mozart, Oh Never của Rachmaninoff...) thì Vũ Ngọc Linh lại đưa người nghe vào thế giới âm thanh kỳ vĩ của cây đàn Piano với sự tương phản mạnh mẽ của những xúc cảm sâu sắc và khả năng am hiểu tác phẩm và cách khai thác tuyệt đối những ngón kỹ thuật, tính năng của cây đàn...
    Sau hai bản Mazurkas trữ tình bóng bẩy - điển hình cho chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc - của Chopin (nhà soạn nhạc được ví là "nhà thơ" trong âm nhạc bởi chất trữ tình, bóng bẩy và lãng mạn kia). Vũ Ngọc Linh đã đưa khán phòng lạc vào một thế giới âm thanh mới với tác phẩm Picture fom An Exhibition (Những bức tranh trong phòng triển lãm) của Modeste Petrovitch Mussorgky - nhạc sĩ Nga nửa sau thế kỷ 19 - một tác phẩm mang tính tổ khúc, đầy cảm xúc ra đời năm 1874. Với những tình cảm đặc biệt dành cho người bạn của mình - họa sĩ kiêm kiến trúc sư Hartmann - Mussorgky đã minh họa 10 bức tranh của bạn. Qua ngón đàn đầy xúc cảm và tài hoa của Linh, Những người khốn khổ, Hai người Do thái một giàu một nghèo và Cổng thành Kiev đã được vang lên với âm hưởng hùng tráng, có lúc tựa như bộ kèn đồng với bè trầm rất ấn tượng, có lúc lại dìu dặt, thong dung như dạo chơi... Với lối cách tân táo bạo về hòa âm màu sắc và bằng cách khai thác ngôn ngữ âm nhạc phương đông, Vũ Ngọc Linh đã đưa người nghe vào một câu chuyện cổ tích được dệt bằng những âm sắc có hồn.
    Và như để dẫn đến câu chuyện của cuộc đời J.S. Bach - bản Chaconne cung rê thứ - do Ferrucci - Benvenuto chuyển thể, Vũ Ngọc Linh đã "chơi" ba bản Peludes của Gerschwin - nhạc sĩ Mỹ nổi tiếng đầu thế kỷ 20 với ngôn ngữ sáng tác đa dạng và hiện đại. Với ba "tiểu phẩm" này Ngọc Linh đã góp phần giải thích khá rõ sự đa dạng và dân dã nhưng cũng rất tinh tế trong dòng âm nhạc bác học Mỹ...
    Cuối cùng, bản Chaconne cung rê thứ của J.Bach được ngân vang trong mưa ngâu Hà Nội qua sự thể hiện của nghệ sĩ Piano trẻ Vũ Ngọc Linh. Đây là bản nhạc mà Ngọc Linh dồn nén rất nhiều tình cảm và trí lực của mình. Sẽ khó tìm một lời khen xứng đáng dành cho những nỗ lực của Linh bởi anh đã góp phần đem đến một đêm dạ nhạc thính phòng đầy ấn tượng. "Tôi đã được thưởng thức một đêm nhạc đầy thú vị và thật bất ngờ khi tôi được nghe tác phẩm của J.S.Bach từ một nghệ sĩ Piano trẻ như Vũ Ngọc Linh. Anh đã đem đến cho tôi sự bất ngờ", anh Gerard Sasges - Giám đốc thường trú của Trường ĐH California tại Hà Nội cho biết. "Còn tôi thì rất thích thú, cả chương trình tôi chỉ chú ý chờ nghe bản Chaconne. Tôi đã nghe Linh chơi tại Nhạc viện Quốc gia Hà Nội, nhưng thật không ngờ, chỉ sau mấy hôm mà tiếng đàn của Linh nghe mạnh mẽ và sâu lắng hơn. Đoạn cuối cùng tôi nghe như J.S.Bach hiện lên, vừa đau thương mà vừa như tiếc nuối..." - nghệ sĩ Guitar Phan Quang Minh nói.
    Và để tặng Vũ Ngọc Linh, tôi muốn lấy lời của nhạc sĩ, NSƯT Nguyễn Thế Vinh, người thầy đã dạy cả hai thế hệ "cha và con" của Ngọc Linh lời nhận xét sau: "Khi không ít các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ của ta có xu hướng dời bỏ quê hương bản quán ra nước ngoài biểu diễn và sinh sống thì Vũ Ngọc Linh lại có mong ước ngược lại. Được học tập và nghiên cứu tại Nhạc viện Rowan, Bang New Jersey (Mỹ) nhưng lần nào về Linh cũng khao khát được biểu diễn ở quê nhà. Ở Linh còn bộc lộ một tài năng đặc biệt về âm nhạc, đó là sự biểu diễn đa dạng về phong cách...".
  10. andythao24

    andythao24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    3.132
    Đã được thích:
    0

    Những khúc hát đại ngàn.

    Bảy giờ tối ở IA Drang, một cơn mưa ập đến, sân khấu không có một mái che, các anh em tổ văn nghệ phải lấy áo mưa và bạt che các trang thiết bị âm thanh. Một cảnh tượng khiến cả đoàn xúc động: Người dân không chạy trú mưa, họ vẫn ngồi giữa sân trường để chờ xem. Các đồng chí lãnh đạo huyện cũng không ngại mưa gió đến chung vui. Điện bật lên từ máy phát, đèn leo lét quét lên sân khấu. Các ca sĩ phải dùng ánh đèn trong xe để trang điểm cho tươm tất. Chờ đợi một hồi không ngớt mưa, tổ văn nghệ quyết định diễn. Keyboard Phạm Gia Khang trùm chiếc áo mưa chỉ đủ che cây đàn organ. NS Xuân nghĩa và MC Anh Thư đội mưa lạnh để điều phối chương trình. Ca sĩ Hà Mi với những ca khúc sôi động. Cô không còn quan tâm tới chiếc váy giờ đã thành màu gì, chỉ để ý nghe những tiếng la hét ?oHà Mi ơi, hát nữa đi?. Ca sĩ Bonnuer Trinh với các ca khúc Langbiang S?Tning, Bóng cây Kơnia vang lên khắp một vùng cao nguyên. Giữa chương trình, ánh đèn sân khấu không đủ điện phải tắt tạm thời nhưng các ca sĩ vẫn hát. Các bạn sinh viên lập tức kéo ngay chiếc đèn ***g ngôi sao làm quà trung thu cho các em, đường kính 1m, lên cao, bên trong là một bóng đèn tròn vàng, làm sáng trưng cả một khoảng sân. NS Kỳ Anh với cây đàn guitar giới thiệu luôn ca khúc mới viết của mình lấy tên Cô giáo Tây Nguyên. NS Thế Hiển cùng các bạn sinh viên hoà vang bài hát ?oHành khúc thanh niên tình nguyện?. Ngoài ra, chương trình còn được sự hỗ trợ của đoàn ca múa nhạc Đam San, bằng các tiết mục biểu diễn đàn Tơ Rưng, múa, hát dân ca Gia Rai. Sau lời cảm ơn của đồng chí Bí thư huyện, một tiếng Cồng vang lên, đám đông tách ra làm hai, đi giữa là đoàn người mặc khố nhún nhảy, bộ cồng chiêng di chuyển vào giữa sân. Một ché rượu cần đem ra giữa sân khấu. Tiếng la hét lớn hơn, mọi người nắm tay nhau quây thành vòng tròn vừa đi vừa múa điệu Xoan. Khoảnh đất dưới chân giờ đây xoáy lên. Ché rượu cần liên tục lúc vơi lúc đầy như cuộc sống của người Tây Nguyên. 20 giờ, cả đoàn lên xe về, nhưng đất lầy lội sau trận mưa, vất vả một chuyến xe trở về.

    Chiến dịch tình nguyện hè ở Tây Nguyên đã kết thúc với những đêm văn nghệ hát cùng đồng bào, hát cùng đại ngàn đầy tình cảm yêu thương và lưu luyến. Sau chiến dịch này sẽ là những mối liên hệ, những sự giúp đỡ thời vụ của sinh viên Thành phố HCM dành cho đồng bào, để kết nối mối tình anh em thêm gần gũi, kết nối mối tình thị thành với đại ngàn xanh thẫm. Khúc hát ngân lên, vang vọng giữa bản làng và núi rừng. Vang mãi trong lòng người với những ánh nhìn ấm áp hi vọng vào một ngày mai sẽ được trở lại đây để chung sức với đồng bào mình, để vui lại hát, buồn lại sẻ chia? Đại ngàn vẫn đợi chờ bàn chân của những người trẻ tuổi. Bản làng vẫn chờ tấm lòng của những người biết hi sinh. Và thời gian chờ đợi tiếng hát lại vang lên nơi đây. Để con người cảm nhận được sức mạnh của âm nhạc, của đại ngàn hùng vĩ. Tây Nguyên nhé, mỗi hè lại vang lên những khúc ca mới.

Chia sẻ trang này