1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lỗi chính tả i/y !

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi hayhoi, 21/09/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6

    Nếu ai có kiến thức ngôn ngữ chắc cũng biết ngôn ngữ không chỉ là ghi âm, vì nếu như thế thì mỗi nơi mỗi người đọc khác nhau sẽ ghi âm khác nhau và sẽ tạo sự hỗn loạn của ngôn ngữ và sẽ chẳng có ngôn ngữ nào cả.

    Quá trình hình thành một ngôn ngữ viết là quá trình phức tạp, lâu dài mang tính lịch sử, văn hóa vì thế không thể tùy tiện để thay đổi một cái gì.
    Tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ có gốc Hán đó là điều không thể phủ nhận. Ngoài ra còn từ nhiều nguồn gốc khác như: Ấn, Âu, Mường, Thái, Dao ...

    Hồi trước, năm 80, đã có việc thông qua nhất thể i/y ở Bộ giáo dục, cho việc viết đơn giản, nhưng không được nhiều người có hiểu biết chấp nhận, bởi vì nó gây ra các sai lầm khác, ấy vậy mà nó cũng đã gây nhiễu loạn bởi vì đã lỡ phát hành sách giáo khoa theo lối này. Hậu quả đến giờ vẫn rất nhiều người sai lỗi i/y.

    Như nói ở trên, ngôn ngữ không thể có sự thay đổi tùy tiện vậy được, nó không chỉ là ghi âm, mà mang nhiều ý nghĩa khác, việc nói và viết không hoàn toàn đồng nhất, ta thấy rất rõ điều này ở ngôn ngữ khác như Anh ngữ.
    Do đó, không thể vì lý do đơn giản việc phát âm mà thay đổi được.

    Cũng tương tự như vậy, dấu hỏi và ngã cũng không phân biệt được ở các vùng từ miền Trung trở vào, không phải vì thế mà đồng nhất dấu hỏi và ngã.

    Ở miền Bắc thì hay bị nhầm lẫn các âm: r/d ; âm ch/tr ; âm l/n ; âm s/x.

    Các âm gh/ g ; âm ng/ngh ; âm c/k/q ; d/gi cũng phát âm như nhau.


    Ngữ nghĩa, sắc thái, hình thức biểu cảm, biểu thị là một yếu tố quan trọng của ngôn ngữ.
    Do vậy, cần phải chú ý đến lỗi chính tả i/y, không thể viết tùy tiện được.

    Tham khảo bài viết (nên xem phần cuối) : http://www.ngonnguhoc.org/index.php...i-ngn-y-dai&catid=29:bai-nghien-cuu&Itemid=39
  2. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    Chú ý quan trọng là các từ Hán_Việt hầu hết phải viết y khi vần chỉ là nguyên âm y ta lấy các ví dụ điển hình sau:

    Hy vọng, hy sinh, từ bi hỷ xã

    Mỹ: mỹ thuật, mỹ miều, tuyệt mỹ, mỹ nhân

    Tý: tuổi tý, công ty, tí xíu, tỉ mỉ không phải là từ Hán_Việt
    Tỷ(đối sánh): tỷ lệ, tỷ số, tỷ dụ
    Tỵ (lánh bỏ): tỵ nạn, viết tị nạn là sai

    Lý (luận giải, lý giải): lý luận, luận lý, vật lý, xử lý, lý thuyết, lý do, tâm lý
    Ly( tách rời): ly biệt, ly tâm, ly thân, ly hôn, ly dị, ly kỳ

    Ký(ghi chép): ký sự, nhật ký, ký kết, đăng ký, ký ức, ký hiệu
    Ký(nhờ, gửi): ký sinh, ký thác, ký gửi

    Kỹ( chuyên nghiệp, tinh xảo): kỹ thuật, kỹ năng, kỹ lưỡng
    Kỷ(phép tắc): kỷ luật, kỷ cương, kỷ tính
    Kỷ(lưu lại mãi mãi): kỷ vật, kỷ niệm, tri kỷ
    Kỷ(mang nghĩa thời gian):thập kỷ, thế kỷ, kỷ nguyên ;


    Kỵ ( kiêng khắc) : kỵ khí, kỵ nhiệt, kỵ nước
    Ky: kỵ binh
    Kỳ( thời gian): thời kỳ, trường kỳ, hậu kỳ ;
    Kỳ( lạ): kỳ lạ, ly kỳ
    ý tưởng, ý kiến, đại ý, ý nghĩ
    ỷ lại, ỷ thế

    Viết i khi có 3 ký tự trở lên như : trí, chí, thị, nhĩ, khí, nghi ... hay
    đi với: d, v, b, s. như :

    dĩ nhiên, di vật, dị thường, dị vật, quái dị, kinh dị
    vĩ đại, vị ngữ, vi tính, vi mô, hùng vĩ, vĩ mô
    bĩ cực, bỉ ổi, thô bỉ, khinh bỉ, bị trị, bi quan

    sĩ/sỹ :bác sĩ, y sĩ, chiến sĩ, sĩ quan, họa sĩ, nha sĩ, ca sĩ, sĩ diện, sĩ số, bệnh sĩ

    Bàn luận về từ sĩ/sỹ :
    nên dùng là từ sỹ khi chỉ người khi ta muốn có một sắc thái trang trọng. và dần dần dùng sỹ luôn, vì đây là từ Hán_Việt mà chưa có sự thống nhất hoàn toàn.

    Như vậy, ta thấy việc viết đúng y/i là hoàn toàn không khó gì cả, chúng có quy tắc, chỉ cần ta lưu ý tới các từ Hán_Việt và theo quy tắc trên.
  3. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    Trường hợp sĩ/sỹ : cũng có thể châm chước cho trường hợp này, có thể viết i hay y tùy ý tùy theo sắc thái biểu cảm. Theo tôi và nhiều người thì viết y trong từ sỹ sẽ mang tính trang trọng hơn, nghĩa là dành cho những người kỳ cựu, lão luyện, rất được trọng vọng. Còn khi dùng i trong từ sĩ thường dành cho những người mới vào nghề, bình thường.
  4. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    còn từ Hán_Việt là thế nào thì có thể phân biệt bằng cách sau: hơi khó hiểu, phải dịch ngược mới đúng ví dụ: nhân nghĩa: nghĩa của con người ; minh trí: trí tuệ thông minh ; thập phân: hệ số mười ; nhân đạo: đạo làm người.
    Nhiều lúc từ Hán_Việt còn là từ đơn.

    áp dụng: các từ sau có phải là Hán_Việt không : tỉ mẩn, đăng ký, đăng kiểm, đăng tin ?
    tỉ mẩn: là từ thuần Việt, 'mẩn' ở đây khác với ' mẫn' trong ' minh mẫn'

    còn bộ từ: đăng ký, đăng tin, đăng kiểm là Hán_Việt

    Việc sai chính tả i/y còn thể hiện ngay trong các cuốn từ điển chưa chuẩn hóa.

    Việc phân biệt với từ Hán_Việt là rất cần thiết vì đọc là như nhau, chỉ có thể phân biệt bằng cách viết.
  5. hinattvn

    hinattvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Thấy chủ đề im ắng quá, xin có mấy ý:

    “Ngôn ngữ không chỉ là ghi âm”. Ngay từ đầu thì câu này đã không chính xác hoặc hơi dìm hàng. Tôi cho rằng ý bạn muốn nói “chữ viết không chỉ là ghi âm” hoặc “ngôn ngữ không chỉ là tiếng nói”.
    Và dù có không chỉ là thì tiếng nói vẫn là cái hồn, cái lõi, cái bản chất và đầu tiên làm nên ngôn ngữ. Ấy chả phải quan trọng vậy mà người ta còn gọi ngôn ngữ là tiếng, như ngôn ngữ Việt = tiếng Việt.
    (Chữ) viết không chỉ là ghi âm lại (tiếng) nói nhưng chắc chắn một điều rằng đó là nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của nó. Thay đổi chữ viết (nói chung) không thể không dòm đến tiếng nói, và đôi khi thì tuỳ trường hợp cụ thể, riêng lẻ mà có thể có những yếu tố khác làm chữ viết đó khác với tiếng nói.

    Thay đổi chính tả i/y chỉ là một trường hợp cụ thể của chữ viết/ngôn ngữ mà thôi. Chắc rằng mấy người muốn thay đổi nó không phải (chỉ) là cho việc viết đơn giản hay do phát âm như bạn viết.


    Tiếng nói, tuy là cái chính, cái quan trọng nhưng lại có tính địa phương, có sự khác nhau chút ít trong tập hợp của nó. Chính vì thế mới phải thống nhất, mới sinh ra cái chuẩn. Chữ viết/chính tả ấy là cho cái chuẩn nhá! Bạn lấy ví dụ về hỏi ngã hay nhẫm lẫn /d/gi/r… là trật.

    Viết không hoàn toàn đồng nhất với nói theo tỉ lệ 1:1, mà theo nhiều hơn thì vẫn hay hơn. Khoản này tiếng Anh kém xa tiếng Việt, không nên lôi nó vào.

    “g/gh, ng/ngh, c/k/q” là cách viết khác nhau của cùng một âm (3 âm), chứ không phải là các âm khác nhau nhé bạn!
  6. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    sao bạn đọc mà kém hiểu thế nhỉ, tôi đã nói là" không chỉ ghi âm" rồi mà nghĩa là ngoài chức năng ghi âm nó còn ý nghĩa khác, đọc câu đó mà không hiểu ý nghĩa của nó rồi.

    Còn câu tôi viết:Các âm gh/ g ; âm ng/ngh ; âm c/k/q ; d/gi cũng phát âm như nhau.
    không phải là tôi nói chúng phát âm khác nhau nghe bạn, tôi nói là chúng phát âm như nhau mà.

    Còn việt không phân biệt dấu hỏi ngã và các sai lầm khi phát âm của người miền Bắc thì đã quá rõ ràng sao bạn còn cãi nữa bạn.
  7. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    Tôi có suy nghĩ tại sao nhiều người dễ bị buông xuôi cho việc nhất thể i như sau:

    • Thứ nhất là đơn giản hóa tất cả và sẽ không còn sai chính tả nữa, nếu thế thì nhất thể hỏi ngã cho luôn.
    • Thứ hai chữ y nó rất giống với chữ g vì thế nhiều người mắt kém là nhầm đấy.
    • Nhiều người cho rằng y nó giống với phụ âm hơn, i là nguyên âm rõ ràng hơn, đó là sai lầm căn bản. Trong Tiếng Việt thì y là một nguyên âm hoàn toàn, trong Tiếng Anh thì y là một bán nguyên âm(đa nhiệm) nghĩa là nó vừa làm chức năng của phụ âm vừa làm chức năng của nguyên âm.

    Nhất thể i nó sẽ đơn giản hóa cho người mới học Tiếng Việt, như các em học sinh ít tuổi hay người nước ngoài.Tuy nhiên, nó làm cho ngôn ngữ Việt trở nên nghèo nàn sức biểu đạt, xóa đi dấu vết cơ bản về từ Hán_Việt.

    i là âm cực ngắn, cụt, khi vần chỉ là một nguyên âm i sẽ có một từ phát âm rất gọt lỏn, cụt lửng, tính trang trọng sẽ mất đi hết vì như thể nói nhanh cho xong.

    Trong khi từ vay mượn bao giờ cũng phải hay mới vay, còn không thì vay làm gì.
    Vì thế mà cần phải viết cho đúng những từ này.

    Sự uốn nắn cũng từ từ vì nó khá phổ biến và có tính hệ thống.
    sự uốn nắn hiệu quả phải là những người hay dùng Tiếng Việt, chính quyền.
    Người dân bình thường thì do họ dùng ngôn ngữ giản đơn nên không quan trọng lắm.

  8. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    sự rắc rối của Tiếng Việt là bởi do có sự đồng âm khác nghĩa của những từ Hán_Việt với từ không có gốc Hán, khiến cho người Việt rất hay nhầm lẫn không biết chữ nào là Hán_Việt vì thế mà viết sai chính tả.

    Có lẽ chính vì thế đó là một cơ sở để đánh giá sự hiểu biết ngôn ngữ của mỗi người đến mức độ nào

Chia sẻ trang này