1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lời hai Bài hát Chiến Sĩ Việt nam - Mong có sự thẩm định của các bạn

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi vndrake, 16/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Lời hai Bài hát Chiến Sĩ Việt nam - Mong có sự thẩm định của các bạn

    Tôi vừa đọc mấy bài trong diễn đàn này rất thích. Nhân tiếp với bài về các nhạc sĩ nổi tiếng của Việt nam tôi xin được thỉnh giáo mọi người về một lời bài hát của Nhạc sĩ Văn Cao-Bài Chiến Sĩ Việt nam. Tôi xin chép ra đây lời bài hát này:

    Lời 1:
    Bao Chiến sĩ Anh hùng!
    Lạnh lùng Vung gươm ra sa trường
    Quân Tiên phong! Nước Nam đang chờ mong tay ngươi hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời.
    Ngựa phi nơi xa kia nghe tiếng vang bên trời điệu kèn rộn ràng
    Làm trang nam nhi.
    Quyết chiến sa trường
    Sống thác coi thường
    Mong sao cho da ngựa bọc thân thể trai

    Điệp khúc
    Lặng nghe dư âm mênh mông khúc anh hùng ca vang nơi biên cương.
    Bao chiến mã lên đường
    Dục lòng dân quân thi gan trường
    Nguyễn tranh đấu
    Cho giống nòi
    Hận thù bao năm căm lòng đất nước tan tác
    Sông máu đang khơi ngòi
    Tiếng vang nơi nơi
    Tháng năm dần trôi
    Thề phục quốc ! Tiến lên Việt nam
    Dành quyên dân! Đắp xây ngày mai
    Đài Tổ Quốc Mến yêu Việt nam. Việt nam Anh dũng chống quân ngoại xâm.


    Lời hai:
    Bao lớp mây huy hoàng!
    Giờ này oai linh ngôi sao vàng
    Dân nam ơi !
    Đất nước nam còn xây vinh quang đài sông núi Chiến công muôn anh hào.
    Ngàn năm anh linh lướt trên đầu người ngưòi đều rùng mình
    Lời kêu thiên thu
    Phá hết lao tù
    Giết hết quân thù
    Nay quốc dân nghe khải hoàn trong gió đưa


    Điệp khúc


    Lời hai bài hát này tôi chép lại từ trí nhớ của một người yêu nhạc Văn Cao thế hệ trước : Bác Phan Vạn Tường Giáo viên Nga văn (đã nghỉ hưu) Trường Đại học Bách khoa Hà nội vào quãng những năm 1988-1989.
    Là một người yêu nhạc Văn Cao tôi có một số các bản nhạc và lời của bài hát này nhưng chưa bao giờ tôi thấy lời hai trong các ấm phẩm được in như lời bài hát theo trí nhớ của các Tường. Tôi cũng không gặp được ai trong số những người yêu nhạc của ông mà tôi biết xác nhận lời hai này là của Nhạc sĩ Văn Cao
    Mặt khác khi hát lên lời hai này tôi thấy "rất Văn Cao". Chỉ có ông mới có thể đưa ra được ca từ hùng tráng đến thế.

    Nay Bác Tường đã già lắm rồi. Tôi cũng bắt đầu vào cái tuổi "Chi lập thân" chỉ sợ một lúc nào đó quên đi mất lời hai của bài hát này mà vẫn không giải đáp được thắc mắc liệu đó có đúng là lời hai của bài hát nổi tiếng ấy không và không có dịp phổ biến cho mọi người cùng biết.

    Rất mong các bạn cho ý kiến và đặc biệt các bạn đang theo học âm nhạc hoặc có người thân trong gia đình làm âm nhạc lâu năm cho ý kiến cho ý kiến thẩm định.

    Rất mong mod quan tâm đến bài này của tôi
  2. deltaforce1

    deltaforce1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Tiểu Sử Văn Cao
    (1923-1995)
    Tên thật là Nguyễn Văn Cao, gốc người Nam Định, sinh ngày 15-11-1923, tại Lạch Tray, Hải Phòng. Vì nhà nghèo nên học tới lớp Bảy thì nghỉ học, xin làm sở bưu điện.
    Vào năm 1939 (16 tuổi) ông sáng tác bài ?oBuồn Tàn Thu?. Năm 1940, ông sáng tác bản ?oThiên Thai?, sau khi du ngoạn một chuyến ở Nam về. Bản Thiên Thai là một giấc mơ của người nghệ sĩ vào chốn an bình, mà người Việt khó đạt được trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ. Năm 1941, ông gặp Phạm Duy, Phạm Duy đã khuyên ông lên Hà Nội sống đời nghệ sĩ. Trong thời gian này ông sáng tác nhiều nhạc phẩm danh tiếng như ?oTrương Chi?, ?oThu cô liêu?, ?oBến Xuân?, ?oSuối Mơ?.
    Vì mối giây liên hệ Gia đình căm thù Pháp nên Văn Cao đã theo ********* dưới sự hướng dẫn và tuyên truyền của Vũ Quí.Vũ Quí đã nhờ Văn Cao soạn một bản nhạc quân hành cho trường quân sự *********, nên Văn Cao đã cho ra đời bản ?oTiến quân Ca?, vào năm 1944.
    Vào cuối Xuân năm 1945, Văn Cao đã có mặt trực tiếp tham dự vụ ám sát nổi tiếng, đó là vụ giết ông Đỗ Đức Phin tại Hải Phòng, bị ********* kết án là Việt Gian thân Nhật. Sau vụ ám sát, Văn Cao tạm lánh một thời gian để tránh mật thám Pháp và Nhật theo dõi. Sau này khi biết nạn nhân Đ.Đ.P là một nhà hoạt động yêu nước, thì Văn Cao lại ân hận và chỉ hoạt động cầm chừng cho ********* thôi.
    Trong cuộc biểu tình cướp chính quyền của ********* ngày 19-8-1945 tại Hà Nội, Văn Cao đánh nhịp cho đoàn Thanh Niên Xung Phong hát bài "Tiến Quân ca" của ông trước nhà hát lớn. Về sau bài này được chọn là bản quốc ca của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN.
    Sau khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1946, Văn Cao được lệnh lên chiến khu Việt Bắc và tại đây ông viết bản trường Ca "Sông Lô" năm 1947, và gia nhập đảng CS Đông Dương năm 1948. Năm 1949 ông được lệnh viê''t bản lãnh tụ ca, nhưng bản này ít được nhắc đến (kể cả phía CS).
    Theo tài liệu Hoàng Văn Chí, năm 1952 ông đươc gởi đi Liên Xô để nghiên cứu thêm về âm nhạc, và cuộc xuất ngoại này làm Văn Cao thất vọng về thiên đường CS.
    Năm 1954, khi chiến tranh đến hồi khốc liệt và thay vì viết về đề tài Điện Biên Phủ như các văn công CS khác thì Văn Cao lại về bày tỏ ý tưởng của ông qua một bức tranh sơn dầu lập thể. Bức tranh đó được mô tả như sau:
    Một cậu bé thổi sáo bằng 2 cái mồm, một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng, và 1 cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Đằng sau cậu bé, trên cái nền đông nghịt những con người trong 1 tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh.
    Ý nghĩa của bức tranh được giới phê bình lý luận như thế này: "Bư''c tranh thể hiện đứa trẻ với 2 cái mồm, phải chăng hàm ý Đảng CS Đông Dương có hai miệng? ". Ý nghĩa thật của bức tranh chỉ có Văn Cao biết mà thôi.
    Sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát Thanh, nhưng rất ít sáng tác. Một nghệ sĩ tài danh, say mê âm nhạc và sống với âm nhạc từ thuở nhỏ mà phải giữ mình không sáng tác thật là một khổ tâm khó nói.
    Theo lời tác giả Nguyễn Thụy Kha, năm 1955, Văn Cao đã quyết định cầm bút lại sau 10 năm vắng tiếng (từ sau bài ?ongoại ô mùa đông sáng tác vào năm 1945?). Qua bài thơ ?oAnh có nghe không? đăng trong ?oGiai phẩm mùa Xuân?, phát hành tháng 2-1956, người ta nhận thấy thơ của Văn Cao có lời lẻ rất buồn và chán nản.
    Đặc san Giai Phẩm và báo Nhân Văn, là 2 tờ báo ở Hà Nội theo chủ trương đòi hỏi tự do báo chí và tư tưởng. Đặc san Giai Phẩm ra được 5 số, số đầu Giai Phẩm Xuân (tháng 2, 1956), đến số thứ 6 đang in thì bị tịch thu và bị đình bản vào giữa tháng 12-1956.
    Như những văn nghệ sĩ có bài đóng góp cho hai tờ báo Nhân Văn Giai Phẩm, Văn Cao bị kỷ luật, phải tham dự khoá học tập chính trị vào năm 1958, và bị XD chỉ tri?Tch qua bài viết ?oNhững tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao?. Ông bị phê bình là ?ohai mặt, giả dối, dùng âm binh để chọi với Đảng?. Thế là Văn Cao bị loại trừ ra khỏi ban Chấp hành Hội Nhạc Sĩ sáng tác. Từ đó tên tuổi Văn Cao hầu như không xuất hiện trên các tạp chí văn chương nghệ thuật ở Hà Nội. Ông sống âm thầm bằng đủ thứ nghề, như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch, và vẽ quảng cáo các báo.
    Dầu rất ít sáng tác vào gần cuối đời ông, người nghệ sĩ tài hoa này cũng cho ra một bản nhạc vào cuối năm 1975, đó là bài ?oMùa Xuân đầu tiên?, một bản hát rất nhẹ nhàng, êm đềm và rất tình người. Nhưng bản nhạc cũng bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng, không phục vụ cho Cách Mạng, vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu. Tuy thế, các chương trình Việt Ngữ tại Moscow vẫn cho trình bày bài hát, nên bài hát đã không bị vào lãng quên.
    Văn Cao còn là một họa sĩ. Ông đã dùng nghệ thuật này để nói lên tâm tư của ông mà không ai có thể đem ra phê bình chỉ trích gì được vì những bức họa của ông không được bày bán và lưu hành.
    Văn Cao qua đời vào ngày 10-7-1995

  3. vndrake

    vndrake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    Tiếng tôi vang rừng núi !!!!
    Sao không ai trả lời!!!
    Akay quaaa!

Chia sẻ trang này