1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lôi kéo đi trekking núi rư??ng Lâm Đô??ng - Vòng sang Chư Yan Sing, nóc nhà Tây Nguyên, đỉnh 2442m

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi SSN705, 30/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. becgie_2006

    becgie_2006 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng ở HN, cũng muốn vào HCM chuyến cuối tháng 11, đầu tháng 12. Đặt cục gạch nghiên cứu.
  2. gentlemice

    gentlemice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2008
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    YM của em là ngocbich38@yahoo.com
    DĐ: 098 6280 354, em tên Hiền
    Em nghĩ nên tranh thủ dịp tết tây đi luôn thì sẽ nghỉ việc ít hơn.
    Thời gian sẽ như thế này:
    Ngày 1 (thứ năm 01/01/09) --> ngày 4 (chủ nhật, 04/01/09)
    Hay các bác dời lại gần tết âm lịch, mình kết hợp đi rừng mai luôn. Em có nghe đồn ở Đồng Nai có rừng mai đẹp lắm (chổ này không phải là khu du lịch đâu, muốn đến đó phải có người dân tộc dẫn đường). Em sẽ tìm hiểu thông tin chi tiết rồi thông báo cho các bác sau.
    Các bác ở HN vào thì phải tranh thủ ngắm rừng mai 1 lần cho biết chứ! (em ở đây hai mươi mấy năm rồi cũng chưa thấy bao giờ, chỉ mới nghe đồn thôi nên cũng muốn tìm hiểu).
  3. khanhbmt83

    khanhbmt83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Anh đã nghiên cứu thổ địa chưa, em đặt cục gạch luôn vào tháng 12
    yahooooooo: pig_funeral@
    dt: 0938140683
  4. gentlemice

    gentlemice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2008
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Các bác xem tham khảo về Bidoup nha!
    http://forum.tretoday.net/showthread.php?t=11480
    Vào rừng mưa Bidoup
    Hai dòng sông Đồng Nai và Serepok có một nơi phát tích lạ kỳ. Đó là những cánh rừng rậm âm u trên đỉnh Bidoup cuối dãy Trường Sơn. Không phải chỉ có những kẻ từng tắm gội trên hai dòng sông này mới khao khát khám phá bí ẩn thượng nguồn?
    Sau một buổi tha thiết thuyết phục, ban quản lý rừng quốc gia Bidoup ?" Núi Bà mới gật đầu cho chúng tôi theo chân hai tiến sĩ nước ngoài: Tim J. Brodribb, 36 tuổi (Đại học Tasmania, Úc) và Taylor Spottswood Field, 34 tuổi (khoa sinh thái và tiến hóa Đại học Tennessee, Knoxville, Hoa Kỳ) trong chuyến khảo sát sinh thái ở Hòn Giao, Bidoup.
    Theo chân Tim và Taylor
    Con đường quốc lộ 723 nối Nha Trang và Đà Lạt vừa hoàn thành đi xuyên qua khu rừng quốc gia này. Cho đến khi đặt chân lần thứ hai trên cung đường đẹp như xuyên qua một thiên đường này, chúng tôi mới biết rằng mình đang đi giữa một trong bốn khu bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam (Bidoup, Chư Yang Sin, Pù Mát, Hoàng Liên Sơn).
    Một chú rắn say ngủ giữa đường đi
    Buổi chiều ở Hòn Giao, điểm giáp ranh giữa Lâm Đồng và Khánh Hoà là mộït khe núi ngập trong sương mù. Bảng cây số ven đường chỉ Nha Trang cách 67km, Đà Lạt cách 65km. Những chuyến xe chiều đến đây phải pha đèn và chạy tốc độ hạn chế vì không thấy đường. Tim đùa: ?oThế này thì còn mù hơn cả London?. Nhưng anh lại thú vị khi xe dừng là lẩn ngay vào rừng để quan sát và tìm những lá cây nghiên cứu. Anh đang có dự án dài hơi là tìm hiểu về sự trộn lẫn sinh thái giữa hai vùng bắc và nam bán cầu. Rừng mưa á nhiệt đới như ở đây sẽ thích hợp để bắt tay tìm kiếm nhiều loại cây lá kim như thông hai lá dẹt, hoàng đàn giả, thông đỏ, thông tre lá ngắn, du sam, thông nàng?
    Soi tìm côn trùng lạ
    Trong khi đó, Taylor ?" một người hoạt bát và có giọng cười hào sảng như trẻ con, lại đến với Bidoup trong một kế hoạch nghiên cứu sinh lý, sinh thái thông hai lá dẹt, hồng tùng, thông năm lá, bạch tùng. Taylor bảo, anh đang làm cứ liệu thực địa để có kế hoạch xuất bản một cuốn sách nghiên cứu về độ che bóng trên cây thông hai lá dẹt, đồng thời đề xuất một chương trình tài trợ cho các nghiên cứu tiếp theo của vườn Bidoup từ Hội Khoa học quốc gia Hoa Kỳ.
    Tim và Taylor làm việc với nhau 10 năm nay. Họ là đôi bạn nghiên cứu khá ăn ý. Cả hai đều ngạc nhiên trước những cánh rừng Hòn Giao rậm và âm u còn được bảo tồn khá nghiêm ngặt. Họ bước vào rừng và nâng niu từng lá cây hoang dại, cẩn trọng ngửi hương và nhai thử, thi thoảng lại gật gù với những phát hiện thú vị?
    Máy đo quang hợp
    Đêm chùng xuống hai sườn núi Hòn Giao một màu sương đục và lạnh cắt da thịt. Các nhân viên trạm Hòn Giao đi mua vài con cá hồi nước lạnh đang được nuôi trang trại thử nghiệm bên cạnh để đãi khách. Sau chầu rượu mồi cá hồi mù tạt khá ấn tượng, chúng tôi ngủ với rừng trong tiếng côn trùng râm ran và tiếng vọc lạc bầy vọng lên trong lũng núi.
    Bí mật rừng mưa
    Dù sao, họ vẫn là những người mê rừng may mắn vì chỉ mất một giờ đồng hồ từ Đà Lạt để đến rừng nhờ con đường mới. Trước đây, các nhà khoa học Nhật, Hoa Kỳ tìm đến Bidoup phải mất ba ngày đi bộ mới tới điểm Hòn Giao này. Điều kiện rừng rậm ẩm ướt ẩn chứa nhiều hiểm nguy: nhiều loại rắn và vắt dưới tàng lá mục, nhiều loại thú dữ như báo, gấu vẫn còn lởn vởn. Các nhân viên kiểm lâm còn kể, có nhà khoa học Nhật vào rừng lội suối bị vắt bám đầy chân mà vẫn say mê như không hề có gì xảy ra.
    Tim và Taylor
    Người dẫn đường Đa Du Ha Tiến, nhà ở buôn người Lạch KLong Klanh (Đạ Cháy, Lạc Dương) kể cách đây một tuần, nhân viên trạm kiểm lâm Giang Ly hốt hoảng khi thấy những vết chân báo kéo nhau về ngay trước trạm. Thi thoảng, người dân ở đây hú hồn khi đi rẫy thấy mấy chú gấu đen lặc lè băng qua đường, ban đêm pha đèn đi trên đường này có thể thấy những con chồn, heo lớn chậm chạp băng qua. Trong vài lần đi tuần rừng, nhân viên kiểm lâm còn thấy cả bầy chó sói ở mạn giáp Daklak? Anh Đỗ Quang Ngọc, một thạc sĩ được đào tạo tại Úc cho biết, nếu rừng Cúc Phương có cây chò ngàn tuổi thì đỉnh Bidoup còn có cây pơmu 9 người ôm, có lẽ hơn ngàn tuổi. Trước đây, việc nghiên cứu tiến hành khó khăn nên nhiều bí mật từ rừng quốc gia này còn chưa được gọi tên hết. Những chuyện nghiên cứu thế này chỉ là điều kiện giúp vén dần bức màn bí mật của Bidoup ?" Núi Bà. Ngoài ra, còn có loài kim giao nam chỉ thấy ở vùng núi đất nơi đây.
    Khám phá những dòng thác hoang dã chưa có tên trên bản đồ du lịch
    Buổi sáng. Sương lại kéo mù những cánh rừng. Từ một đỉnh đồi, chúng tôi nhìn về phía Nha Trang thấy một cảnh tượng đẹp như tranh vẽ. Bình minh đang làm phép phù thuỷ trộn màu những lũng mây chập chùng. Giờ này, từ đỉnh Bidoup hay Zarich cạnh đó, có thể phóng tầm mắt nhìn sang ba phía với ba ?oview? khác nhau: Đà Lạt mù sương, Nha Trang xanh ngắt màu biển và Daklak với cao nguyên bazan phì nhiêu.
    Mẫu lá kim được lấy từ nhiều độ cao, ánh sáng khác nhau
    Chúng tôi vào rừng theo chân Tim và Taylor. Túi đồ nghề của họ gồm có máy đo quang hợp (Photosynthesis Yield Annlyzer), nhỏ như một cái radio đời cũ nhưng giá mua tại Hoa Kỳ đến 70.000 USD. Lá những cây pơmu đại thụ vài người ôm được hái xuống và đặt vào máy phân tích độ quang hợp trong từng khoảnh khắc ánh sáng khác nhau để giải thích cho sự tồn tại của một số loài cây lá kim ở điều kiện khí hậu nơi đây. Những nhánh cây hồng tùng, bạch tùng nhỏ được cắt khúc và cho vào bơm để đo độ thẩm nước trong từng môi trường khác nhau. Một người của ban quản lý rừng xuýt xoa: ?oBấy lâu nay mình chỉ ngắm lá ngắm hạt hay qua lý thuyết để xác định loài cây chứ chưa từng nghĩ đến điều kiện nghiên cứu thực địa như các nhà khoa học nước ngoài?. Nhờ phương tiện hiện đại, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đến đây gây sửng sốt cho giới khoa học trong nước với những chuyến nghiên cứu cây hạt trần dài ngày, trong khi giới khoa học trong nước thường tập trung vào một số loài mới trong thời gian tương đối ngắn và thiếu máy móc thực địa?
    Bình minh từ góc nhìn hòn Giao
    Đường vào rừng càng sâu càng âm u nhiều rủi ro có thể xảy ra. Chúng tôi chốc chốc lại rùng mình dội lại trước một chú rắn lục xanh đầu tam giác nằm ngủ trên thảm lá. Thỉnh thoảng lại có người la lên khi chân bám đầy vắt rừng. Càng vào sâu, rừng càng nhiều rêu. Rêu bám trên thân cây mềm nhũn, rêu trên thảm lá mục và những tảng đá trơn. Nhưng Tim và Taylor tỏ ra say mê đến quên cả hiểm nguy. Hai anh cầm cây kéo, thân hình cao 1 mét 8 mà cứ thoăn thoát leo qua những nhánh cây thu mẫu vật cho vào ba lô và có khi phải trèo lên những cây gãy để tiếp xúc mẫu vật ở độ cao và ánh sáng tốt nhất. Có những cú trượt chân làm chúng tôi lo lắng, dù với hai nhà khoa học trẻ quen với rừng rú thực địa thì tai nạn trong những chuyến đi rừng thế này là chuyện thường, phải chấp nhận. Họ không thể có công trình gì mới mẻ nếu chỉ đóng cửa ngồi với sách vở lý thuyết.
    Tim và Taylor tỉ mỉ với hơi thở quang hợp của từng chiếc Iá
    Buổi trưa, Tim tỉ mỉ scan từng phiến lá cho vào máy tính, trong khi Taylor cẩn trọng cho mẫu vật vào những ống, túi đựng để đóng thùng mang về nước theo chỉ tiêu mẫu vật được phía Việt Nam duyệt. Tim bảo đây là một công việc nhàm chán và cần chính xác. Xế chiều, chúng tôi đi lội rừng một lượt nữa. Điều thú vị là càng đi về phía Khánh Lê ?" Khánh Hoà, càng có nhiều dòng thác đẹp để khám phá. Những vách đá vài trăm mét như những vách thác đổ nước xuống cạnh mặt đường rồi dòng nước len lỏi chảy xuống thung sâu. Chúng tôi đi theo dòng nước và phát hiện ra nhiều dòng thác đẹp còn chưa ai đặt tên. Nước trong veo. Và vách đá đẹp tung bọt trắng xóa. Tim không cưỡng được sự phấn khích, lao ngay xuống ngâm mình trong làn nước mát lạnh?
    Từ Bidoup ?" nóc nhà thứ hai của Tây Nguyên, có thể nhìn thấy sự kết nối sinh thái khá ngoạn mục giữa các rừng quốc gia lân cận: gắn liền với Vườn quốc gia Chư Yang Sing, Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình, khu rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, rừng phòng hộ Serepok để hình thành nên một vùng rộng lớn thảm thực vật rừng và sinh cảnh sống của nhiều loài động vật hoang dã. Một cảm giác khi chia tay rừng Bidoup, cũng như các nhà khoa học từng đặt chân đến vườn rừng này, chúng tôi cảm nhận rằng, chuyện ?okhám phá? này chỉ là một cuộc cưỡi ngựa xem hoa trước những bí ẩn tiềm tàng của Bidoup!
    Tiến sỹ Taylor
    Tiến sĩ Taylor Spottswood Field, Đại học Tennesee, Hoa Kỳ: ?oTrước khi đặt chân đến đây, tôi không có thông tin gì nhiều về Bidoup, chẳng có website nào để tìm kiếm, chỉ biết tìm thông tin ở một số tài liệu được đăng tải trên các tạp chí khoa học. Một khi các nhà khoa học thế giới tập trung sự chú ý bởi yếu tố đa dạng sinh học của Bidoup, lúc đó các bạn sẽ biết rừng quốc gia này có tầm quan trọng và giá trị như thế nào. Mọi người phải hiểu hết giá trị thì mới yêu nó! Riêng tôi chẳng biết nói gì ngoài sự phấn khích tuyệt vời khi tiếp cận với Bidoup và thấy được sự hứa hẹn trong việc nghiên cứu và phát triển vùng rừng quốc gia này!?
    Tiến sĩ Tim
    Tiến sĩ Tim J Brodribb, Đại học Tasmania, Úc: ?oCác bạn thật may mắn vì còn giữ được khu bảo tồn đa dạng sinh thái tuyệt vời thế này. Các bạn yêu nó thì đã đành, các bạn phải cố gắng làm cho nhiều người yêu và giữ gìn nó!?
    ? Độ cao: 1.200 ?" 2.200m
    ? Diện tích: 64.800ha
    Với 91% diện tích là đất có rừng với các kiểu rừng: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình lá rộng, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới, rừng lùn đỉnh núi, rừng thưa cây lá kim (thông ba lá), kiểu phụ rừng rêu (Mossy forest), trảng cỏ, rừng hỗn giao lá rộng và tre nứa? Có 161 họ, 673 chi với 1.468 loài thực vật, trong đó có 91 loài đặc hữu, 52 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN. Ngoài ra, còn được đánh giá là trung tâm đa dạng về lan của Việt Nam với trên 250 loài. Còn 4 lớp động vật gồm lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp ếch nhái với 27 bộ, 95 họ và 382 loài, trong đó có 36 loài trong sách đỏ Việt Nam và 25 loài trong sách đỏ IUCN. Là một trong 221 khu chim đặc hữu thế giới và một trong 3 vườn chim đặc hữu của Việt Nam.
    Tre Today
  5. Gamai81

    Gamai81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0

    Tỉnh Tuyên Đức nằm trên cao độ 1.000 thước; phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, phía Đông giáp hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía Nam giáp hai tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Quảng Đức. Diện tích toàn tỉnh là 4.704 cây số vuông. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Đà Lạt và cách thành phố Sài Gòn khoảng 300 cây số về phía Đông-Bắc.
    Phần lớn tỉnh Tuyên Đức là núi và rừng thông, các ngọn núi cao là Chu Yan Sin 2.405 thước, Bi Doup 2.267 thước, Lâm Viên (Lang Bian) 2.163 thước, Yan Cung Klang 2.000 thước, Dan Scha 1.956 thước, Hon Nga 1.948 thước, Chu Yên Du 1.913 thước....
    Sông suối ở đây rất nhiều, phần lớn chảy vào sông Đồng Nai và không thể lưu thông được vì nước chảy qua các vùng cao lại có nhiều đá hoặc cồn cát nằm giữa giòng. Vào mùa mưa, nước chảy xiết càng thêm nguy hiểm. Những sông chính là sông Đa Nhim, sông Cam Ly, sông Đa Dung và sông Krong Kno.
    Sông Đa Nhim phát nguồn từ vùng đồi núi Gia Rích cao 1.923 thước ở ranh giới ba tỉnh Tuyên Đức, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Nước sông này chảy rất mạnh nên trước năm 1975 đã có xây đập trên giòng sông này ở Đơn Dương và cho lập nhà máy điện. Sông Cam Ly phát nguyên từ núi You Boggey cao 1.734 thước ở thị xã Đà Lạt. Sông Đa Dung phát nguồn từ vùng núi Lâm Viên cao 2.163 thước có giòng nước chảy khá mạnh. Trên sông này cũng có đập xây ở suối Vàng và một nhà máy thủy điện ở Ankroet để cung cấp điện cho Đà Lạt. Cả ba giòng sông này đều đổ vào sông Đồng Nai ở ranh giới hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức. Còn sông Krong Kno khởi nguồn từ núi Hòn Gia Lộ cao 1.812 thước ở ranh giới ba tỉnh Tuyên Đức, Đắc Lắc và Khánh Hòa.
    Thời tiết Tuyên Đức mát dịu quanh năm. Mùa nắng từ tháng Mười Một đến tháng Tư Dương lịch, tương đối lạnh nhưng có một số vùng lạnh ít hơn thành phố Đà Lạt. Mùa mưa từ tháng Năm đến tháng Mười Dương lịch, mưa nhiều, mát và ẩm ướt.
    Ba quốc lộ quan trọng đi ngang qua tỉnh là quốc lộ 21, 20 và 11. Phi trường chính là Liên Khương.
    Gửi mọi người tham khảo thêm bản đồ sơ bộ:
    [​IMG]
    @SSN: em có bóp mũi anh đâu mà ko thở được
    A kêu ra thăm e mà có ra đâu, e vô đó làm gì chứ. Còn e thích mùa đông HN nên ở ngoài này tu thôi.
    Mà nghe chừng vụ này có nhiều e dập dòm đặt gạch quá, a tha hồ chọn đội hình trek nhé. Nhớ yêu cầu đầu tiên đi trek là sức khoẻ và quýêt tâm bác ạ. Có anh với anh Tâm rồi thêm vài người nữa là ok. Đoàn ko cần đông nhưng fải nhất trí đồng lòng thì trek mới vui bác nhỉ. Chúc mọi người có chuyến đi vui
  6. SSN705

    SSN705 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Gà ơi là gà, bây giờ là năm nào rồi mà em còn đưa cái bản đồ từ cái thời chống Mỹ cứu nước thế. Bây giờ làm gì còn tỉnh Tuyên Đức và Quảng Đức nữa, dù sao cũng cảm ơn em đã truyền bá thông tin.
    Theo mình thấy thì thuận tiện nhất cho mọi người tham gia thì khoảng thời gian hợp lí cho chuyến đi là sau Giáng Sinh (ngày 25-12 là thứ năm). Và như vậy thì cũng nên kéo dài thời gian ăn chơi 1 chút: 4 ngày, trong đó có 3 ngày trong rừng để chinh phục và khám phá.
    Có lẽ chuyến đi cũng cần phải xin giấy phép vào khu bảo tồn Bidoup - Núi Bà như bạn gì gì đã nói ở trên. Nhưng không sao, mình đã hỏi thổ địa về vấn đề này và thổ địa có thể giúp được cả giấy phép và thông tin về đường đi. Vấn đề còn lại là lòng quyết tâm và sự chuẩn bị cho chuyến đi của mọi người, nhưng cũng thông báo cho mọi người biết là chuyến đi không hề đơn giản như leo Fan. Vì vậy các bạn nên tự đánh giá khả năng của mình trước khi tham gia.
    Lâu lâu xuống núi thì cũng nên tung hoành một chút chứ.
    @ anh Tâm: Mang GPS và đồ để chuẩn bị trượt thác nhé.
    @ ohlalababyyeah: em đừng có nhầm lẫn Đa Mi và Đa Nhim nhé, Đa Mi thì ở tuốt tuồn tuột ở dưới thấp, giáp Bình Thuận nhé.
    Bạn nào tham gia thì liên hệ với mình qua yahoo: christi_ssn705 hoặc 0906400399.
    Được ssn705 sửa chữa / chuyển vào 21:14 ngày 31/10/2008
  7. khanhhuydelta

    khanhhuydelta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Quyết định như vậy nha Lộc. Anh đã đặt vé về sáng ngày 25/12 rồi đó. Vì chuyến đi cũng có nhiều yếu tố ngẫu hứng nên có lẽ chỉ có những ai thật sự máu me và có thể thu xếp thời gian ngay từ bây giờ mới tham gia được. Lộc chủ xị vụ này và mấy người cũng đi nha.
  8. vanlk79

    vanlk79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác có thể nói rõ những khó khăn, những yêu cầu để mình coi có thích hợp để đăng ký đi được ko ? Đó giờ thì trekking thì mình chưa đi, chỉ có camping ngủ ngoài trời, lang thang đại khái thế thôi
  9. SSN705

    SSN705 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Đúng như anh nói, chuyến đi này hoàn toàn là ngẫu hứng và chắc chắn sẽ có những tình huống không thể lường trước nổi. Hy vọng với lòng quyết tâm và máu me thì mọi người sẽ có chuyến đi tốt đẹp. Tình hình là lúc đó về luôn hay về phép và về bao nhiêu ngày? Cái vụ trượt thác chưa biết thế nào.
  10. heoheomoi

    heoheomoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2008
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Cho em 1 chân theo dzới. Em ơ? SG.
    Được heoheomoi sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 01/11/2008

Chia sẻ trang này