1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lời nhỏ bên song

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi familypearl, 20/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mommy

    mommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Phù ... mất hết một ngày đọc "Cánh đồng bất tận" và một số bình luận chung quanh nó.
    Có lẽ lâu quá rồi không đọc truyện, nhất là truyện VN, nên cảm thấy hơi sốc vì ... hay quá! Chị thấy giọng văn của tác giả vẫn rất mộc mạc và hóm hỉnh đó chứ Ngọc (tuy chị chưa đọc các truyện khác của Tư nên không so sánh được). Nội dung và nhân vật có thể hư cấu, nhưng bằng những chi tiết và sự việc rất là đời thực, tuy là nghiệt ngã và có thể không phải của đa số nhưng chắc chắn là có tồn tại đâu đó trong cuộc sống (không chỉ ở VN).
    Chị thật ngạc nhiên khi tìm thấy quá nhiều tâm tư hình ảnh của mình trong câu truyện đó ... có lẽ một phần cũng là do cái giọng văn đầy chất miền tây nam bộ của tác giả.
    Thiếu từ ngữ quá nên xin mượn tạm một đoạn tâm đắc trong một thư bạn đọc để nói lên cái cảm nhận của mình:
    Nhưng vượt lên trên tất cả, điều mà các thầy cô nhận ra ở Cánh đồng bất tận là tấm lòng bao dung đối với sự lỡ lầm, là sự căm ghét cái ác, cái xấu và sự khao khát cho con trẻ (và mọi người) có được một cuộc sống ?otươi tỉnh? và ?ovui vẻ? mà Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện trên trang giấy.
    Được mommy sửa chữa / chuyển vào 05:45 ngày 04/05/2006
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Anh đã đọc Cánh Đồng Bất Tận trên trang web riêng của cô Nguyễn thị Ngọc Tư, vài năm trước anh cũng có đọc mấy truyện ngắn của cô nhà văn trẻ này trong đó có truyện Ngọn Đèn Không Tắt.
    So sánh tác phẩm CĐBT với những tác phẩm và cô viết trước đó thì cho thấy độ trải nghiệm đời của cô ở CĐBT hơn hẳn, điều đó là đương nhiên. Tuy nhiên phong thái vẫn không có gì khác biệt mặc dù CĐBT dữ dội hơn nhiều. Tức là ta vẫn nhận ra một cô Tư hoang dã và chân quê. Chỉ có một chút còn non tay của cô khi viết truyện này ở một số chỗ rằng anh thấy nhân vật chính trong chuyện đứng ngôi "tôi" có vẻ được học hành nhiều hơn so với trình độ của cô gái. Ý anh nói nếu những suy nghĩ của cô gái được kể bằng thứ ngôn ngữ hoang dại hơn, đồng quê hơn thì tác phẩm còn thành công hơn nữa.
    Kể từ Nguyễn Huy Thiệp tới bi giờ thì anh thấy truyện của cô Tư là đáng để đọc trong số các cây bút VN trẻ cũng như già nói chung. Cũng để so sánh, Nguyễn Huy Thiệp khởi đầu sự nghiệp lúc đã trưởng thành khi mà vốn sống đã được tích luỹ đủ đầy trong khi cô Tư vẫn còn rất trẻ thì sự già dặn trong bút lực của ông Thiệp hơn cô Tư là cũng là điều đương nhiên. Cho tới bi giờ vẫn khó quên được cái cảm giác khi đọc xong "Những ngọn gió Hủa Tát" hay "Thương nhớ đồng quê"...của ông Thiệp mặc dù đã đọc nó cả chục năm rồi.
    Nhớ rằng khi đọc truyện Những ngọn gió Hủa Tát chỉ biết Hua Tát là một địa danh đâu đó trên Sơn La, và cũng có thể là một địa danh hư cấu cũng nên. Rồi năm kia có việc phải lên Sơn La lần đầu. Khi xe vừa bắt vào một đoạn đèo, chợt ngẩng đầu nhìn lên thấy biển bào ghi "Đèo Hủa Tát" thì có cảm giác một luồng gió lạnh chạy dọc xương sống với bao nhiêu hình ảnh trong truyện dồn dập hiện về trong óc. Anh đã dừng xe mấy tiếng trên đỉnh con đèo âm u và vắng bóng người qua lại để cho mặc cho cảm xúc ấy vày vò.
    Phải công nhận ông Nguyễn Huy Thiệp thuộc bậc phù thuỷ về thể loại chuyện ngắn siêu thực. Tuy nhiên, truyện mới nhất của ông mà anh đọc hồi đầu năm "Tuổi hai mươi yêu dấu" thì lại không ăn đứt được truyện Cánh Đồng Bất Tận của cô Tư.
    Vậy đó có phải là sức viết của lão phù thuỷ đã xuống hay là vì bút lực của cô gái miền U Minh này đã mạnh lên rồi?
    Xin mời vào đây để dọc truyện của cô Tư:
    http://www.viet-studies.org/NNTu/
  3. imfp

    imfp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Đọc "Những ngọn gió Hua Tát" cũng đã lâu lắm rồi. Hồi ấy còn bé, vớ được "quyển sách văn học" của chị, thế là đọc. Đọc "Con gái thủy thần" mà lạnh dọc sống lưng, để rồi mười mấy năm sau vẫn không quên được "Chảy đi sông ơi - Băn khoăn làm gì - Rồi sông đãi hết - Anh hùng còn chi".
    Đọc "Muối của rừng" thấy nao lòng vì thứ tình cảm giữa đời. Đọc "Tướng về hưu" để gai người vì những kiểu "kiếm tiền" thời buổi khó khăn, vì vấn đề mà cuộc sống hiện tại này cũng đang phải đối mặt !
    Đọc được "cái mộc mạc, hóm hỉnh" của NNT trong "Ngọn đèn không tắt" hay những "Tạp bút", những "Nước chảy mây trôi" ..... mới thấy "đã". Cười đó mà ngậm ngùi đó chứ không phải lối tưng tửng rẻ tiền.
    Cánh đồng bất tận (CĐBT) "đau hơn, đời hơn" nhưng không mất đi chất dân dã miền Tây Nam Bộ vốn có trong văn chương NNT. Có điều, như anh levant57 nhận xét, lối suy nghĩ của cô gái - nhân vật chính - vẫn đậm tình người, tình nhân hậu nhưng hơi ..... "lớn" hơn nhiều so với lối suy nghĩ của một cô gái làng quê như cô. Cũng có thể NNT cho nhân vật của chị (và của chúng ta ) già dặn hơn so với lứa tuổi chăng ?! .
    Vẫn thích cái kiểu tưng tửng của chị, ví như khi chị viết ra những "tâm tư suy nghĩ của con vịt bầu" ..... .....
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Cái ý được highligh ở trên thấy hay đó chị Mommy ! Chị có thể nói thêm cho rỏ ý...? ( nếu không có gì phiền ! )
    Rất hân hạnh nếu được làm quen và trao đổi với chị...
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    LS được đọc một thư mục sưu tầm nhiều truyện khá hay và có ý nghĩa, xin share cùng các bạn box Kỹ Sư :
    http://thumucviet.com/giatricuocsong/
  6. mommy

    mommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Bữa đó sốc nên lỡ phát biểu có một câu đó thôi đã thấy rồi ... bi giờ anh Lyenson còn kêu nói thêm cho rõ nữa chắc là luôn quá (đùa tí)
    Thật ra không chỉ mommy mà hầu như ai đã từng ở miền Tây có lẽ cũng sẽ tìm thấy nhiều hình ảnh tâm tư mình trong đó (đoán thế). Hơn 20 năm sống ở đó nên những hình ảnh về con người, về dòng sông, cánh đồng, ghe thuyền, đàn vịt, v.v. đều rất quen thuộc và gắn liền với nhiều kỷ niệm của tuổi thơ. Như anh em mommy hè về Nội cũng hay chui vào bồ lúa chơi lắm, nhưng may quá chưa có thấy gì hết ! Hoặc có lần mẹ và mommy cùng em trai cũng một thời gian bỏ nhà sống trên ghe với 1 người chú bà con, và quá trời là mận. Nói là đi buôn mận nhưng có thấy bán buôn gì đâu, chỉ thấy mommy ăn hết gần nửa ghe. Sau mới biết đợt đó là đi tìm đường ... vượt biên.
    Đó là vài hình ảnh đẹp. Còn những hình ảnh tâm tư không được đẹp lắm thì xin phép anh Lyenson cho mommy được "đẹp khoe xấu che" nha. Cũng không có gì nghiêm trọng, và tất nhiên không có bi đát như những nhân vật trong truyện đó. Mommy vẫn cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người lắm. Bà dì mommy biểu "Mày được sanh bọc điều", nhỏ bạn thêm " ... bọc điều lủng! "
    Cám ơn anh Lyenson cho cái link hay quá.
  7. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Ngày xưa đọc cuốn Không Gia Đình của một nhà văn Pháp thấy xúc động và hay ghê gớm. Tuy nhiên, phần lời giới thiệu tác phẩm (không rõ ai viết) sau phần khen cũng khá dài có một câu: Tuy nhiên nếu kết thúc câu chuyện, gia đình mà cậu Remy tìm thấy là một gia đình lao động nghèo khổ thì giá trị của tác phẩm còn lớn hơn nhiều..." Lúc đó đọc cũng chỉ biết thế.
    Bi giờ nhớ lại mới thấy lời phê bình kiểu kia thuộc loại phê bình chính thống, hay là loại phê bình kiểu quan chức, đã tồn tại suốt hơn một nửa thế kỷ, làm mưa làm gió trên các diễn đàn phê bình văn học, và hiện vưỡn đang còn tồn tại, kéo dài cho tới tận bi giờ, ít nhất cũng đang là cách của ban TG tỉnh Cà Mau.
    Ngày nào khi tới giờ văn các thầy cô dạy văn hay nói về tính giai cấp, tính đại chúng, tính dân tộc, tính đảng vân vân và vân vân của một tác phẩm văn học. Là học sinh non nớt thì cũng chỉ biết lắng nghe. Khi có giờ làm văn mà đề văn là phân tích tác phẩm văn học, học sinh phải cố lôi các tính ấy ra để xem tác phẩm có những tính ấy không.
    Tắt Đèn của Ngô Tuất Tố, Giông Tô và Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng thì không thể có tính Đảng và tính giai cấp còn yếu. Ngoài ra hạn chế muôn thủa là kết thúc tắc phẩm rất tăm tối.
    Một áng thơ bất hủ như Truyện Kiều chắc chắn là thiếu tính đại chúng !!!???!!!)
    Các tác phẩm nước ngoài cũng thế, cho dù được viết dưới thời nào và do đại văn hào nổi tiếng tới đâu chăng nữa, nếu đem ra mổ xẻ cũng phải xem nó có tính này tính nọ hay không...Những Người Khốn Khổ vĩ đại là thế cũng không thể thoát khỏi bị kết án là thiếu tính đảng.
    Xem ra người ta đã chế ra những khuôn mẫu để phê bình. Ý là cái khuôn đó gồm nhiều ngăn ô, ô thì là tính này, ô thì là tính nọ, ô thì là tính kia...Rồi người ta đem đổ một tác phẩm vào đấy, nếu ô nào đầy thì đủ, ô nào tràn ra ngoài thì là thừa, ô nào thiếu tức là nó...thiếu. Ví dụ ô dân tộc mà vơi không đầy một nửa tức là tác phẩm ấy thiếu tính dân tộc.
    Người ta còn thêm mấy ô gọi là ô dâm dục nữa, Cánh Đồng Bất Tận có tràn ra ô này, và kết luận là CĐBT là một tác phẩm có nhiều tính dâm dục.
    Thật là kỳ lạ, cái đẹp không thể có giới hạn và rất đa dạng. Tthế mà người ta đã tạo ra khuôn thước cho nó và để đánh giá cái đẹp người ta đã ép nó vào khuôn và giã như giã giò.
  8. mommy

    mommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    E hèm ... tự nhiên đem cái tính này ra đây, hông biết anh Thanh có ý ám chỉ gì không ta.
    Cánh Đồng Bất Tận là chuyện tự kể của nhân vật Tôi, một cô gái bị ám ảnh bởi hình ảnh đó của chính mẹ mình, nên em thấy hợp lẽ và cũng dễ hiểu khi cô gái để ý nhiều đến những chi tiết như vậy trong suốt câu chuyện. Hơn nữa em thấy đó cũng chỉ là những chi tiết sự việc rất đỗi bình thường, không có gì xa lạ nhất là với những người sống ở vùng nghèo xa xôi hẻo lánh, nơi mà ngoài việc mưu sinh người ta chẳng có gì khác để quan tâm, vui chơi hay giải trí. Người đọc nếu cảm thấy nặng nề, có lẽ vì họ chưa quen với những hình ảnh như thế này được phơi trên trang giấy trắng mà thôi (đoán mò).
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    E hèm...Ấy là anh đang nói tới cách phê bình theo khuông mẫu của các quan chức làm công tác VH nước nhà. Người ta đã hàng nửa thể kỷ nay chế ra cái gọi là "khuôn vàng thước ngọc" cho các tác phẩm nghệ thuật nói chung và cho các tác phẩm văn học nói riêng. Người ta cũng dùng các khuôn thước ấy để phê bình các tác phẩm nước ngoài nên mới có chuyện dở khóc dở cười rằng cô giáo dậy văn ở một trường cấp 3 nọ đã phê phán tác phẩm CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH của Lép Tôn-xtôi là thiếu tính...đảng, tính giai cấp và tính dân tộc.
    Và chuyện nực cười trong phê bình của ban TG tỉnh Cà Mau cũng xảy ra tương tự với tác phẩm CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN của cô bé Ngọc Tư nhà ta.
  10. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    Cười cho hết "XÌ TRÉT"!
    "Yêu đến lần thứ tư được gọi là tình tứ.
    Yêu đến lần thứ bảy gọi là thất tình.
    Yêu một lúc nhiều người gọi là trữ tình (để dành xài dài dài).
    Được chấp nhận yêu gọi là dzô! tình.
    Tiền để đưa người yêu đi chơi gọi là bạc tình.
    Đang yêu mà người yêu chết gọi là tình tang.
    Ti?nh yêu quá đẹp gọi la? tuyệt ti?nh.
    Yêu từ thời đi học gọi là tình trường... "

Chia sẻ trang này