1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lỗi sai về cách dùng thành ngữ tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi sigcos, 27/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sigcos

    sigcos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2010
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Mình xin đưa ra những lỗi sai về cách dùng thành ngữ tiếng Việt. Đây là những lỗi rất, rất nhiều người mắc phải, chủ yếu là do cách nói trại đi, hoặc có thể do nghe không kỹ (hoặc do tự chế biến lại một cách lung tung)
    Ví dụ:
    1. Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm. (SAI)
    ==> Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm.
    Gà mọc đuôi tôm là thế nào? Gà sao mọc đuôi tôm được? Vắng chủ nhà thì gà với tôm liên quan gì ở đây? Chủ nhà nuôi cả tôm nữa à? Hớ hớ.
    Thực ra, nghĩa đen trong câu này là khi vắng chủ nhà, gà nuôi trong nhà quậy phá lung tung, bới móc, vọc cả vào nồi đất dùng để kho tôm (niêu tôm). Nghĩa bóng ở đây là chê trách sự tuỳ tiện, bừa bãi trong những hành động mà không có sự hiện diện của chủ nhà, hoặc thoáng hơn là sự cho phép của cấp trên,...
    CÂU NÀY NÓI SAI DO NGHE KHÔNG RÕ RÀNG, NÓI TRẠI ĐI.

    2. Mũi dại lái chịu đòn. (SAI) [​IMG]
    ==> Mũi vạy lái chịu đòn.
    Câu này sai tức cười chết đi được. Chắc những người (lỡ nói sai) tưởng là mũi thuyền (ghe, tàu) làm dại (ngu dại hay cái gì đó đại loại) thì người lái phải chịu ăn đòn?! [​IMG] Cái đó là theo nghĩa đen. Còn nghĩa bóng, chắc họ lại suy diễn rằng con cái hư thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm, gánh hết hậu quả?!
    Hãy cùng chú ý chữ "vạy" ở đây. Nó có nghĩa là méo đi, cong đi, hay nói cách khác là...vạy đi. Nghĩa đen câu này nhá: khi chiếc thuyền đi trên sông mà mũi thuyền (do lỗi kỹ thuật) bị đóng hơi méo sang một bên, không thẳng, thì người cầm lái phải chịu đòn (ở đây là chịu đòn lái) để giữ thuyền đi thẳng theo ý mình. Còn nếu không thì thuyền sẽ đi vòng vòng theo cái hướng mũi thuyền bị đóng vạy đi. Nghĩa sâu xa hơn chính là khi con cái có những biểu hiện sống buông thả, lêu lỏng thì các bậc cha mẹ phải uốn nắn, điều chỉnh, định hướng lại cho con cái.
    CÂU NÀY CHẮC CHỈ SAI DO CÁCH NÓI CỦA NGƯỜI MIỀN NAM: VẠYDẠI ĐỌC GẦN GẦN NHƯ NHAU.

    3. Nước tới chân mới nhảy. (SAI)
    ==> Nước tới trôn mới nhảy.
    Thành ngữ này khỏi nói ra chắc các bạn cũng hiểu rõ nghĩa đen và nghĩa bóng rồi. Chỉ xin đề cập tới nghĩa của cả câu thôi. Tưởng tượng xem, nếu nước ngập chỉ mới tới chân thì mình dư sức nhảy thoát thân, đúng không nào? Và vì thế chả có chuyện gì để nói ở đây. Nước phải ngập tới chỗ nào khác mình không thể nhảy thoát được mới chính là vấn đề. Và đó là chữ "trôn" - tức "rốn" của chúng ta đấy. Nước đã ngập tới rốn thì tôi đây thách ai nhảy ra khỏi được nếu không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ bên ngoài.
    CÂU NÀY SAI LẠI VÌ LÝ DO NGHE KHÔNG RÕ RÀNG RỒI DÙNG TỪ KHÁC NÓI TRẠI ĐI.

    4. Biết một mà không biết hai. (SAI, NHƯNG CŨNG CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC)
    ==> Biết một mà không biết mười mới đúng là nguyên bản của câu nói. Câu này chỉ những kẻ "ếch ngồi đáy giếng", thấy và phán đoán mọi việc chỉ dựa vào ***** kính hạn hẹp của bản thân.
    Câu có hàm ý chê trách tầm hiểu biết quá hạn hẹp, và nếu chỉ biết một mà không biết hai thì mức độ chê trách sẽ giảm hẳn so với thành ngữ gốc Biết một mà không biết mười. (Một, hai so về độ chênh lệch vẫn nhỏ hơn một với mười mà đúng không). Quan trọng hơn cả, ông bà ta rất thích cách nói có vần có điệu, và vì thế thành ngữ đa số đều hợp vần với nhau ở một số chữ. Vậy thì rõ ràng, nếu dựa trên cả hai mặt mình đã đưa ra thì Biết một mà không biết mười vẫn hay hơn Biết một mà không biết hai chứ nhỉ?
    CÂU NÀY SAI CHỈ CÓ THỂ DO MỘT CHỮ: CHẾ


    Đấy, tạm thời mình chỉ nhớ bấy nhiêu thôi.[​IMG] Sau này nhớ tiếp sẽ nêu tiếp nha.
    CẢM ƠN CÁC BẠN VÌ ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI.
  2. trieuphiyen

    trieuphiyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2011
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    4
    thành ngữ thì em chịu thua, nhưng tiếng việt mà viết sai thì em không chịu được, ngày nào đi cũng gặp. ak ak.. ngay đầu đường bạch mai. có 1 quan chuyên bán bánh trôi, thì chủ quán treo 1 biển " bánh chôi chay " uk uk. đọc mà thấy ức chế. 1 quán nữa ở gần bờ hồ hoàn kiếm bán nước hoa quả cung treo 1 biển. " hoa quả rầm" hak
  3. sigcos

    sigcos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2010
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Ừ, một số người miền Bắc hay nhầm lẫn những chữ như vậy: "hoa quả rầm" thay vì "hoa quả dầm". Còn người miền Nam thì một số cứ "uống sửa", "viển cảnh".
    Cứ như vậy thì hỏng mất tiếng Việt!
  4. taisaolainhuvay

    taisaolainhuvay Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    17
    một đống:
    "Con nhà tông (công)..."
    "Nghe phong phanh (thanh)...
    "Tai vách mạch rừng (dừng)...
    "Dùi đục (bầu dục) chấm mắm cáy..."
    "Bố vợ phải đấm (khố rợ phải nấm)"
    "Trái (cháy) thành vạ lây"
    ...
    Mời các bác tiếp
  5. junchen

    junchen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    1.660
    Đã được thích:
    0
    trôn là cái đít mà????
  6. trongnghia00

    trongnghia00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Thật ra trong từ vựng tiếng Việt có các biến thể. sử dụng trong thành ngữ cũng không ít biến thể đâu. Đôi khi không phải sai mà do biến thể đó các bạn.

    Nếu gặp cái gì có vẻ sai thì hãy nhìn xem anh em bà con có dùng không, nếu nhiều người dùng thì phải xem lại lý do. Vì "cái gì tồn tại cũng có lý do để tồn tại"
  7. mrabc789

    mrabc789 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Trôn là đít chứ đâu phải rốn, phỏng ạ :)
  8. sigcos

    sigcos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2010
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Sr, trôn là háng chứ không phải là rốn. Mình bậy chỗ đó rồi. Điển tích Hàn Tín lòn trôn xưa đó.
  9. hayhoi

    hayhoi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    6
    thành ngữ là cụm nhiều từ tạo nên một hàm ý nào đó, bởi thế không thể phân tích ra từng từ mà dịch được, nó được tạo ra theo thói quen, cách nói dùng nhiều mà nên, cũng giống như thành ngữ tiếng Anh, việc phân tích ra chỉ mang nghĩa tương đối, tàm tạm mà thôi.
  10. yongfu

    yongfu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2010
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Trôn là cái gì khi người ta nói: "Bán trôn nuôi miệng"?

Chia sẻ trang này