Lời Trịnh qua những con số Tôi thích các bài hát Trịnh Công Sơn. Thích nhưng thật khó giải thích tại sao mình thích. Có lẽ ngoài những điệu nhạc trữ tình da diết, giọng hát của Khánh Ly, lời của các bài hát đó cũng thật khác thường, tôi thường vừa cảm thấy hiểu vừa như không. Rất tiếc rằng tôi chỉ cảm nhận bằng trực giác mà không có đủ khả năng nhạc và văn để nghiên cứu kỹ hơn nhạc Trịnh. Nhân tiện hôm nay có một khoảng thời gian trống, tôi liền mang các lời bài hát của Trịnh ra mổ xẻ (216 bài) và đong đếm theo kiểu đặc con nhà kỹ thuật, hi vọng cũng giúp mọi người giải trí chút ít, có thêm thông tin về người nhạc sĩ tài hoa của chúng ta. Kết quả đong đếm (thông kê) bước đầu như sau: 1) Trịnh Công Sơn đã viết 5601 câu hát trong 216 bài hát của mình với tổng số âm tiết là 36515, tức trung bình có 6.5 âm tiết cho một câu. Tuy nhiên, Trịnh chỉ dùng tổng cộng có 1828 âm tiết khác nhau, có nghĩa trung bình một âm tiết được dùng đi dùng lại tới 19.9 lần. 2) Âm tiết được dùng nhiều nhất là ?oem?, dùng tới 716 lần. Nói cách khác cứ 7 câu thì Sơn lại ?oem? một lần, hay một bài hát trung bình dùng 3.3 lần. Rõ ràng đây là một bằng chứng xác đáng rằng Trịnh là một trong những nhạc sĩ lớn nhất chuyên viết về ?oem? . Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về gọi hồn liễu rũ lê thê gọi bờ cát trắng đêm khuya --- Nắng có hồng bằng đôi môi em Mưa có buồn bằng đôi mắt em Tóc em từng sợi nhỏ Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh ---- Đôi khi ?oem? cũng có ngoại lệ, ví dụ Trịnh dùng để chỉ một em bé: Em sẽ là mùa xuân của Mẹ Em sẽ là mùa xuân của cha Em đến trường học bao điều lạ Môi mỉm cười là những nụ hoa Trang sách hồng nằm mơ mà ngủ Em gối đầu trên những dòng thơ Em thấy mình là hoa hồng nhỏ Bay giữa trời là tháng ngày qua 3) Âm tiết dùng nhiều thứ 2 là ?ongười?, 572 lần. Trịnh dùng nó trong các câu hát lý luận, diễn giải hoặc, nhiều khi để chỉ những người dưng: Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chiều tóc trắng như vôi Lá úa trên cao rụng đầy Cho trăm năm vào chết một ngày ----- Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du Đứa con xưa đă tìm về nhà Đất hoang vu khép lại hẹn hò Người thành phố, trong một ngày, đă nhắc tên Những sớm mai, lửa đạn những máu xương chập chùng Xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thạng 4) Âm tiết được dùng nhiều thứ 3 là ?otôi?: Ngày xưa khi còn bé Tôi yêu quá cuộc đời Tôi yêu thương loài người Ngồi vẽ lấy tương lai --- Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa Giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì Lòng thật bình yên mà sao buồn thế Giật mình nhìn tôi ngồi hát bao giờ --- Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội Cây trưa thu bóng dài và tôi thu bóng tối Tôi vui chơi giữa đời ối a biết đâu nguồn cội Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời. 5) Thuộc top 4 là âm tiết ?ođi?: Em đi qua chuyến đò thấy con trăng đang nằm ngủ Con sông là quán trọ và trăng tên lãng du Em đi qua chuyến đò ối a con trăng còn trẻ Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già Em đi qua chuyến đò ối a trăng nay đã già Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra Em đi qua chuyến đò lắng nghe con sông nằm kể Trăng ơi trăng rất tệ mày đi nhớ chóng về ---- Nắng vàng em đi đâu mà vội. Mà vội mà vội nắng vàng ơi. Mà vội mà vội nắng vàng nắng vàng ơi. Em đi đâu mà vội. Bống lòng suối thảnh thơi. Em đi đâu mà vội. Bống đùa bống đùa chơi. Em đi đâu mà vội mà vội. Bống này bống nhỏ nhoi. Ngày bống me bồng nhẹ quá tơ tằm. Lay nhẹ bống bồng lay nhẹ đóa hồng nhung. Nắng vàng em đi đâu mà vội. Mà vội mà vội nắng vàng ơi. Mà vội mà vội gió vàng gió vàng ơi. Em đi đâu mà vội. Bống hồng bống hồng lay. Em đi đâu mà vội. Sương mù tóc mẹ trôi. Em đi đâu mà vội mà vội. Bống này bống là ai. 6) Đây là danh sách 50 âm tiết được dùng nhiều nhất trong bài hát Trịnh, các con số bên cạnh là số lần gặp. Bạn có thể rút ra điều gì với những con số đó? em, 716 người, 572 tôi, 556 đi, 531 một, 518 ngày, 433 trong, 391 đời, 365 ta, 345 về, 337 cho, 334 con, 327 đã, 326 còn, 320 có, 308 những, 299 như, 287 đêm, 283 trên, 277 không, 264 tình, 264 đường, 257 từng, 223 là, 218 mưa, 198 nhớ, 195 xa, 195 bao, 181 trời, 181 năm, 180 yêu, 180 lại, 179 qua, 179 thấy, 175 buồn, 174 nghe, 169 mẹ, 168 phố, 168 ru, 165 mùa, 161 hương, 160 chân, 159 quê, 159 tay, 157 hãy, 147 lên, 146 chiều, 145 mắt, 145 tiếng, 142 nắng, 141 Được casio sửa chữa / chuyển vào 21/12/2002 ngày 13:30
7. Một điểm đặc biệt trong lời Trịnh là tôi hầu như không có từ, tên, địa danh nước ngoài nào cả. Một ngoại lệ (do bạn despi chỉ ra): Claymore trong "đại bác ru đêm" Được casio sửa chữa / chuyển vào 08:36 ngày 22/12/2002
8. Ta hãy xem nhạc sĩ đề cập đến quê hương. Trịnh đã nhắc đến hai chữ ?oquê hương? tổng cộng 123 lần, ?oViệt nam? 78 lần. Còn chữ ?oViệt? là 97 lần. Chiều trên quê hương tôi Có khi đây một trời mưa bay Có nơi kia đồi thông nắng đầy Có trên sông bờ xa sương khói Chiều trên quê hương tôi Nắng phơi trên màu ngói non tươi Gió mang tin một mùa sẽ tới Sẽ mưa lâu hoặc con nắng dài --- Bao nhiêu năm chờ đã héo hon Bàn chân hôm nay mạnh bước Tôi lên đường với anh, ta đi thấy lại ruộng vườn Mặt trời nào rực sáng trong con tim Hoà bình nào vừa bay về trong gió lớn Rừng núi ơi ta đi dựng lại con đường Việt Nam Ông sinh ra và lớn lên ở Huế nên cũng dễ hiểu Huế là một trong ba địa danh trong các bài hát của ông với tổng cộng 5 lần xuất hiện. Tuy nhiên, nhạc sĩ đã sống và sáng tác phần lớn ở Sài Gòn, ông đã nhắc về thành phố này 22 lần. Điều đáng ngạc nhiên là tuy sống xa và ít có dịp ra Hà Nội, địa danh này lại xuất hiện nhiều nhất trong các lời ca của ông với tổng cộng 25 lần. Huế Sài Gòn Hà Nội Quê hương ơi sao vẫn còn xa Huế Sài Gòn Hà Nội Bao nhiêu năm sao vẫn thờ ơ Dù hôm nay tôi chưa nhìn Hà Nội Dù hôm nay em chưa thấy Sài Gòn Nhưng sao lòng tôi vẫn chưa mất niềm tin Vì quê hương sẽ có ngày hoà bình Cố nuôi dưỡng bền những tình thương lớn. if you want to vote me, please vote 1 only
Nghịch ngợm một chút. Từ những chữ được dùng nhiều nhất trong nhạc Trịnh Công Sơn, sắp xếp lại một chút sẽ được những câu đầy tính "triết lý", cũng hư hư thực thực như nhạc Trịnh vậy: Người em tôi đi một ngày trong đời. Ta đã có những đêm về như không. Trên tay, từng đường tình là mưa xa nhớ. Bao năm trời yêu lại nghe thấy buồn qua. Mẹ còn ru, mùa phố chiều lên mắt nắng, hương chân quê hãy lên tiếng cho con. Hạ Vy Được ha_vy_84 sửa chữa / chuyển vào 19:06 ngày 21/12/2002
Lần đầu tiên đọc thoáng qua bài của bạn, mình đã đặc biệt chú ý. Bài viết của bạn ấn tượng ngay từ tên chủ đề ?o Nhạc Trịnh và những con số ?o ( chẳng biết trí nhớ của mình có đủ chính xác không ). Một đề tài quá ư mới mẻ ( theo ý kiến riêng và qua những hiểu biết hạn hẹp của mình ). Lời đầu tiên gửi tới bạn, thay mặt box nhạc Trịnh - là một lời cảm ơn. Không chỉ là một lời cảm ơn suông đâu, mà thực sự mình thấy ?ochoáng? đấy... ?oKhoảng thời gian trống ?o mà bạn dành cho việc thống kê ấy, chính xác là bao lâu ? Có lẽ chính mình cũng phải thú nhận là mình ít khi bỏ nhiều thời gian như thế để làm một công việc thống kê, trừ khi có một niềm đam mê thực sự. Thực sự rất mong những bài viết có chất lượng hơn của bạn ! 7. Một điểm đặc biệt trong lời Trịnh là tôi hầu như không có từ, tên, địa danh nước ngoài nào cả. Một ngoại lệ (do bạn despi chỉ ra): Claymore trong "đại bác ru đêm" Nhân tiện đây, khi vừa đọc ý thứ 7 của bạn Casio, mình nảy ra một vài câu hỏi, ai có thể giúp mình giải đáp không ? Bạn có biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn biết bao nhiêu ngoại ngữ không ? Với tôi tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau...
Mình không biết rõ nhưng mình có đọc các bài thơ do Chú Sơn dịch từ tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, và khi nói chuyện Chú ấy hay thêm tiếng Pháp trong câu nói.
Mình không biết rõ nhưng mình có đọc các bài thơ do Chú Sơn dịch từ tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, và khi nói chuyện Chú ấy hay thêm tiếng Pháp trong câu nói. [/QUOTE] Hẳn nhiên rồi, nhạc sĩ TCS theo học chương trình Pháp mà nên có thể nói là ông nói thông thạo tiếng Pháp. Đó là thói quen của những người học tiếng Pháp từ bé SnR - Send all you want Receive
Thống kê tuyệt quá , không ngờ từ tay dùng nhiều đến thế --- Tuy nhiên theo mình thì Trịnh là nhạc sĩ sáng tác bài hát có tần suất từ ngón tay suất hiện nhiều nhất xin em giữ mãi kỉ niệm bông hồng thuỷ tinh Y!M ::nhactruongvn ( mới đó mọi ngưòi ơi)
Cho tớ hỏi, Trịnh đã bao nhiêu lần "nghe", và ông thường nghe thấy những gì? All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES) lys