1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lợn ỉ VN: một động vật cần được ghi tên vào sách đỏ

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi nvl, 23/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Lợn ỉ VN: một động vật cần được ghi tên vào sách đỏ

    Trước đây ở VN nuôi rất nhiều lợn ỉ. Trước khi giải phóng miền nam, có nhà còn nuôi lợn ỉ trong nhà làm cảnh vì chúng rất khôn và sạch sẽ. Ở Mĩ, người ta còn định trao huân chương cho một chú lợn ỉ VN vì đã có công trong việc phòng chống ma tuý. Giống lợn này đánh hơi còn giỏi hơn cả chó nghiệp vụ.

    Cách đây mấy hôm, tôi có xem TV thấy ở nước ngoài người ta còn phải cho lợn ỉ vào vườn bách thú để cho mọi người thăm quan chứng tỏ giống lợn này quý hiếm đến mức nào. Tuy nhiên, ở VN quê hương của lợn ỉ, thì lại rất khó có thể tìm thấy được giống lợn này. Tôi về quê và hỏi chuyện mọi người thì được biết: từ khi có lợn lai kinh tế cho năng suất thịt cao thì chẳng còn gia đình nào nuôi lợn ỉ nữa.

    Trong khi chúng ta còn đang mải mê bảo vệ tê giác, tinh tinh,... thì một con vật hết sức dân dã lại đang có nguy cơ tuyệt chủng về nguồn gen. Liệu giờ đây có còn ai nhìn thấy lợn ỉ ở VN để thông báo cho vườn Bách thú tới mua về làm cảnh, kẻo sau này các em nhỏ ra nước ngoài lại không biết con vật trông giống con lơn ấy là con gì?

    "Những việc cần làm ngay"
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bảo tồn quĩ gen Lợn ỉ
    (Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam - Tập I - Phần gia súc - Chủ biên: GS. Lê Viết Ly)
    1. Xuất xứ
    Lợn ỉ thuộc lớp động vật có vú (Mamlnalia), bộ guốc chãn (Artiodactyla), họ Sllidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống lợn ỉ.
    Theo nhiều ý kiến cho rằng lợn ỉ có nguồn gốc từ giống lợn ỉ mỡ ở miền Bắc Nam Định. Qua một thời gian dài, giống lợn ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác trở thành giống lợn ỉ ngày nay với hai loại hình chính là ỉ mỡ và ỉ pha. Nòi ỉ mỡ bao gồm những con mà nhân dân ta gọi là ỉ mỡ, ỉ nhăn, ỉ bọ hung. Nòi ỉ pha bao gồm những con mà nhân dân ta gọi là ỉ pha, ỉ bột pha, ỉ sống bương.
    2. Phân bố
    Trước những năm 70 lợn ỉ được nuôi hầu như ở khắp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Thanh Hoá như Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hải phòng. Vị trí phổ biến của nó dần dần phải nhường cho lợn Móng Cái có sức sinh sản tốt hơn, và từ cuối những năm 70 lợn ỉ thu hẹp dần đến mức độ nguy kịch như ngày nay, chỉ còn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá.
    3. Đặc điểm sinh học
    3.1. Đặc điểm ngoại hình
    Có nhiều loại hình lợn ỉ, trong đó phổ biến là ỉ mỡ và ỉ pha.
    3.1.1. Lợn ỉ mỡ
    Lợn ỉ mỡ cũng có lông da đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa, một số có lông rậm (lông móc) như ỉ pha. Đầu hơi to, khi béo trán dô ra, mặt nhăn nhiều, nọng cổ và má chảy sệ từ khi lợn 5-6 tháng tuổi, mắt híp. Mõm to bè và ngắn, môi dưới thường đài hơn môi trên, lợn nái càng già mõm càng dài và cong lên nhưng luôn ngắn hơn ỉ pha. Vai nở, ngực sâu, thân mình ngắn hơn ỉ pha, lưng võng, khi béo thì trông ít võng hơn, bụng to sệ, mông nở từ lúc 2-3 tháng, phía sau mông hơi cúp. Chân thấp hơn ỉ pha, lợn thịt hoặc hậu bị có hai chân trước thẳng, hai chân sau hơi nghiêng, lợn nái thì thường đi chữ bát, hai chân sau yếu.
    3.1.2. Lợn ỉ pha
    Lợn ỉ pha có lông da đen bóng, đa số có lông nhỏ thưa, một số có lông rậm lông móc). Đầu to vừa phải, trán gần phẳng, mặt ít nhăn, khi béo thì nọng cổ và má chảy sệ, mắt lúc nhỏ và gầy thì bình thường nhưng khi béo thì híp. Mõm to và dài vừa phải, lợn nái càng già mõm càng dài và cong lên. Vai nở vừa phải, từ 8-9 tháng vai bằng hoặc lớn hơn mông, ngực sâu. Thân mình dài hơn so với ỉ mỡ, lưng đa số hơi võng, khi béo thì trông phẳng, bụng to, mông lúc nhỏ hơi lép về phía sau, từ 6-7 tháng mông nở dần. Chân thấp, lợn thịt hoặc hậu bị thì hai chân trước tương đối thẳng, hai chân sau hơi nghiêng, lợn nái thì nhiều con đi vòng kiềng hoặc chữ bát.
    3.2. Đặc điểm tiêu hoá
    Lợn là gia súc dạ dày đơn. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của lợn bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn.
    3.2.1. Chức năng các bộ phận của bộ máy tiêu hoá lợn
    Miệng: thức ăn ở miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn trộn với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt chứa phần lớn là nước (tới 99%) trong đó chứa men amylase có lác dụng tiêu hoá tinh bột, tuy nhiên thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hoá tinh bột xảy ra nhanh ở miệng, thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn với dịch dạ dày. Độ pH của nước bọt khoảng 7,3.
    - Dạ dày lợn trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng như là nơi dự trữ và tiêu hoá thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa chủ yếu là nước với men pepsin và axit chlohydric (HCL). Men pepsin chỉ hoạt động trong môi trường axit và dịch dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Men pepsin giúp tiêu hoá protein và sản phẩm tiêu hoá protein ở dạ dày là polypeptit và ít axit amin.
    Ruột non: Ruột non có độ dài khoảng 18 mét. Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng, gan và tụy - thức ăn chủ yếu được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non với sự có mặt của mật và dịch tuyến tụy. Mật được tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ vào tá tràng bằng ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hoá mỡ. Tuyến tụy tiết dịch tụy có chứa men trypsin giúp việc tiều hoá protein, men lipase giúp cho tiêu hoá mỡ và men diastase giúp tiêu hoá carbohydrate. Ngoài ra ở phần dưới của ruột non còn tiết ra các men maltase, sacharase và lactase để tiêu hoá carbohydrate. Ruột non cũng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng đã tiêu hoá được, nhờ hệ thống lông nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt tiếp xúc và hấp thu chất dinh dưỡng tăng lên đáng kể.
    - Ruột già: Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hoá. Chỉ ở manh tràng có sự hoạt động của vi sinh vặt giúp tiêu hoá carbohydrate, tạo ra các axit béo bay hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các vitamin K , B. . .
    3.2.2. Cơ chế tiêu hoá thức ăn ở lợn
    Tiêu hoá thức ăn ở lợn là quá trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong đường tiêu hoá như protein, carbohydrate, mỡ để cơ thể có thể hấp thu được. Tiêu hoá có thể diễn ra theo các quá trình:
    - Quá trình cơ học: nhai nuốt hoặc sự co bóp của cơ trong đường tiêu hoá để nghiền nhỏ thức ăn.
    Quá trình hoá học: là quá trình tiêu hoá nhờ các men tiết ra từ các tuyến trong đường tiêu hoá.
    - Quá trình vi sinh vật: Là quá trình tiêu hoá nhờ bacteria và protozoa.
    3.2.3. Hiệu quả tiêu hoá
    Trong quá trình liêu hoá và hấp thụ thức ăn, một phần thức ăn ăn vào nhưng không được hấp thu làm ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu hoá. Hiệu quả tiêu hoá ở lợn phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, thể trạng và trạng thái sinh lý, thành phần thức ăn, lượng thức ăn cung cấp, cách chế biến thức ăn. Lợn rất khó tiêu hoá xơ vì vậy lượng xơ trong khẩu phần cần hạn chế.
    "Những việc cần làm ngay"
  3. Gent

    Gent Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, lợn ỉ là một trong ba giống lợn địa phương được thuần hoá và nuôi lâu đời nhất ở Việt Nam và được coi như giống thuần chủng dùng để lai tạo với các giống lợn nhập nội trước kia như Đại Bạch, Boc sai, vv.
    Trong ba giống địa phương đó bao gồm lợn ỉ Nam Định, lợn lang hồng Móng Cái và lợn Mường Khương thì lợn ỉ Nam Định được phát triển mạnh nhất trong chăn nuôi từ những thập kỷ 80 trở về trước. Tuy nhiên do vấn đề kinh tế nên ngày nay lợn ỉ rất ít được nuôi do lớn chậm, năng suất không cao tuy rằng chất lượng thịt về mặt thơm ngon thì không giống lợn lai kinh tế nào bì kịp.
    Lợn ỉ hiện nay vẫn được bà con nông dân các vùng Nam Định, Thái Bình dùng làm con nái trong sản xuất con giống lai ở các địa phương, tuy nhiên số lượng ngày càng giảm do việc sản xuất con giống lai siêu nạc cũng như các giống lai khác của các viện nghiên cứu đã và đang phổ cập đến tận địa phương.
    Ý thức được vấn đề bảo tồn quỹ gien các giốn lợn địa phương cũng như các giống gia súc gia cầm bản địa khác, Viện chăn nuôi, viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp việt nam hiện tại đều có các bộ sưu tập về các giống này để duy trì và lai tạo chọn lọc các giống mới.
    Có lẽ vườn thú tương lai sẽ có mấy chú này vào cư trú để tạo nên sự đa dạng quỹ gen!
    Nhân tiện đây xin ai có thông tin về lợn lang hồng móng cái thì cho biết thêm chút nhỉ, hình như là giống này cũng chịu sức ép giống với lợn ỉ. Mỗi chú Mường Khương là chảng bị tác động của thị trường, vẫn cứ nhởn nhơ dong chơi đồi núi. Nếu ai đi lên các bản của người H'Mong, người Dao, Thái, Mán sẽ thấy từng đàn giống lợn Mường Khương này lon ton theo mẹ đào bới để bắt côn trùng!
    THUC GIA THI BAO VO THUC GIA THI THAO
    Được gent sửa chữa / chuyển vào 19:08 ngày 23/05/2003
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bảo tồn quỹ gen Lợn Mường Khương
    (Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam - Tập I - Phần Gia súc - Chủ biên - GS.Lê Viết Ly)
    1. Xuất xứ: Lợn Mường phương thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chãn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Mường Khương. Lợn Mường Khương được nuôi nhiều ở vùng núi phía Bắc và gắn liền với đời sống người H?Mông.
    2. Phân bố: Mường Khương là giống lợn địa phương, có từ lâu đời, được nuôi ở nhiều vùng thuộc tỉnh Lào Cai, nhiều nhất là ở huyện Mường Khương.
    3. Đặc điểm ngoại hình: Lợn có màu sắc lông da là đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở chân, lông thưa và mềm. Đa số lợn có mõm dài thẳng hoặc hơi cong, trán nhăn, tai to hơi cúp rũ về phía trước Lợn có tầm vóc to, nhưng lép người, bốn chân to cao vững chắc. Lưng không thẳng nhưng cũng không võng lắm, bụng to nhưng không sệ tới sát đất, mông hơi dốc.
    4. Tính trạng đặc biệt: Tầm vóc lớn, sức chống chịu lốt với chăn thả ở các vùng núi cao là đặc điểm nổi bật của giống lợn này. Có thể sử dụng các ưu điểm này để lai nâng tầm vóc lợn địa phương có khối lương nhỏ.
    5. Công tác bảo tồn nguồn gen: Lợn Mường Khương hiện tập trung tại các vùng núi cao người H'mông ở. Thị trường ở đây chưa phát triển do vùng núi xa xôi, độ cao lớn đi lại khó khăn nên việc lai kinh tế với lợn ngoại qua thụ tinh nhân tạo hầu như chưa có. Trước mắt vẫn là thu thập các số liệu và giúp cải tiến nuôi dưỡng lợn đực giống.
    Các nhà nghiên cứu bảo tồn nguồn gen động vật nuôi đang tiến hành khảo sát so sánh sự khác và giống nhau giữa lợn Mường Khương và lợn Mẹo để xác định mối quan hệ giữa chúng và xem liệu chúng có là hai giống độc lập không
    "Những việc cần làm ngay"
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bảo tồn quĩ genLợn Móng Cái
    (Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam-Tập I-Phần Gia súc-Chủ biên-GS.Lê Viết Ly)
    1. Xuất xứ
    Lợn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú (Malnlllaha), bộ guốc chãn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Móng Cái. Lợn Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở cùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây Móng Cái và ỉ là hai giống lợn nội chính được nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và Trung nước ta.
    Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 - 70 trở đi lợn Móng Cái đã lan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau 1975 giống lợn này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung kể cả phía Nam.
    3. Đặc điểm ngoại hình
    Đặc điểm của lợn Móng Cái là mầu sắc lông da trắng, lưng và mông có khoang đen yên ngựa, da mỏng mịn, lông thưa và thô. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xoè.
    Theo điều tra từ năm 1962, lợn Móng Cái chia ra hai nòi khác nhau: nòi xương nhỡ (nhân dân quen gọi là xương to) và nòi xương nhỏ. Đặc điểm chính của hai nòi này là:
    - Nòi xương nhỡ: dài mình, chân cao, xương ống to, móng toè nhìn như 4 ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140- 170kg, có con tới 200kg, lập mỡ chậm 8-9 tháng mới bắt đầu, đa số có 14 vú, một số ít 12 vú, số con đẻ trung bình 10- 12 con/ lứa.
    - Nòi xương nhỏ: mình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, mõm ngắn, thẳng, lai nhỏ dỏng lên trên, tầm vóc bé, khối lượng 85kg là tối đa, lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số có 12 vú, số ít có 14 vú, số con đẻ trung bình 8-9 con/1ứa.
    Trong những năm gần đây, nhờ làm tốt công tác chọn lọc nhân thuần và chăm sóc nuôi dưỡng của một số cơ sở giống nên năng suất sinh sản của đàn lợn Móng Cái dần ổn định và được cải tiến.
    "Những việc cần làm ngay"
  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Thế còn phương pháp cụ thể của cái gọi là bảo tồn gen đó là gì vậy. Bạn có thể cho biết có đề tài nào đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp ấy so với các phương pháp đang áp dụng trên thế giới ?

Chia sẻ trang này