1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LONG AN -cửa khẩu miền Tây

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi yeuanh_amtham, 31/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeuanh_amtham

    yeuanh_amtham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    LONG AN -cửa khẩu miền Tây

    Diện tích: 4.492 km2.
    Dân số (2004): 1,376,602 người.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer.
    Long An có 14 đơn vị hành chính cấp huyện (với 188 xã, phường và thị trấn) gồm 1 thị xã và 13 huyện:

    Thị xã Tân An (tỉnh lỵ, và cách Thành phố Hồ Chí Minh 47 km)
    Bến Lức
    Cần Đước
    Cần Giuộc
    Châu Thành
    Đức Hòa
    Đức Huệ
    Mộc Hoá
    Tân Hưng
    Tân Thạnh
    Tân Trụ
    Thạnh Hóa
    Thủ Thừa
    Vĩnh Hưng
    Tại Long An có 4 tôn giáo chính được đông người theo là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và đạo Cao Đài.
    [​IMG]

    Địa hình
    Tuy xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng thật ra Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha với nhiều loại động vật đang được bảo vệ như cò, sếu đầu đỏ, rùa, rắn, ong mật.

    Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.

    Mặc dù vậy, Long An vẫn là vùng nông nghiệp từ lâu đã nổi tiếng với gạo tài nguyên, gạo nàng hương, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, lạc Đức Hòa, mía Thủ Thừa.

    Lịch sử
    Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể di tích Bình Tả, gồm ba cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước. Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo - văn hoá Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hoá kể trên, Long An còn có 40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác. Tính chung, Long An có 186 di tích lịch sử văn hoá, trong đó đã có 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

    Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đổi các trấn thành sáu tỉnh là: Định Tường, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau khi Pháp chiếm trọn miền Nam, đã chia 6 tỉnh này thành 21 tỉnh, tỉnh Định Tường tách ra để thành lập 3 tỉnh mới là Tân An, Mỹ Tho và Gò Công. Đất đai của Long An ngày nay khi đó thuộc tỉnh Tân An.

    Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bốt của người Pháp.

    Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.


    Di tích lịch sử

    Cụm di tích Bình Tả: Cụm di tích kiến trúc, nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả (gồm Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước) cách thị xã Tân An khoảng 40 km (25 dặm) về phía đông bắc, tại ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa. Nằm trong quần thể di tích thời tiền sử được phân bố theo các trục lộ cổ và sông Vàm Cỏ Đông, cụm di tích này thuộc nền văn hóa Óc Eo - Phù Nam.
    Có ba di tích trong cụm đã được khai quật: di tích Gò Năm Tước, Gò Xoài và Gò Đồn được phân bố trên một địa bàn tương đối gần nhau. Ngôi đền Gò Xoài nằm ở độ sâu 1,7-1,9 m (5,4-5,7 ft), có thể là địa điểm hành lễ của dân Phù Nam. Đặc biệt trong bộ sưu tập 26 hiện vật bằng vàng phát hiện ở Gò Xoài có một bản bằng 646 chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi lại câu kinh Phật giáo. Nhiều hiện vật được khai quật tại đây có giá trị như các tượng thần Siva, thần giữ đền, tượng Vinu, các linh vật (linga), yoni. Nhiều mảnh gốm mịn Óc Eo, mảnh kim loại, đá quí, sa thạch và hàng loại di chỉ khác về con người từ thời tiền sử xung quanh ngôi đền, trong khoảng bán kính 10 km (6 dặm) đã được phát hiện.

    Các kiến trúc được phát hiện tại cụm di tích Bình Tả là các đền thờ thần Siva, thuộc tôn giáo Bà la môn, xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ 1 TCN được truyền bá mạnh mẽ vào miền nam Đông Dương từ đầu Công nguyên. Nằm trong tổng thể di chỉ khảo cổ ở Đồng Tháp Mười và vùng phù sa cổ Đức Hòa (Long An), di tích Óc Eo được xây dựng nhằm mục đích tôn giáo đồng thời cũng đóng vai trò là một trung tâm chính trị, văn hóa của nước Phù Nam - Chân Lạp thời cổ đại.

    Chùa Linh Sơn (chùa Núi): Chùa nằm trên khu di chỉ khảo cổ Rạch Núi. Chùa do hòa thượng Minh Nghĩa khai sáng vào giữa thế kỷ 19. Chùa được trùng tu sửa chữa vào các năm 1926, 1970 và 1988. Kiến trúc ngôi chính điện hiện nay do hòa thượng Thiên Lợi sửa chữa năm 1970. Trong chùa còn lưu giữ trên 100 bức tượng, trong đó có nhiều pho tượng cổ bằng gỗ quí như tượng cổ Tiêu Diện, cao 0,40 m (1,2 ft). Ngoài ra trong khuôn viên chùa có tháp hòa thượng Quảng Trí và hòa thượng Thiện Lợi.

    Nhà bảo tàng Long An: ở ngay trung tâm thị xã Tân An, thuộc phường 4. Bảo tàng Long An trưng bày nhiều cổ vật quí hiếm có ý nghĩa văn hóa nghệ thuật, trong đó có nhiều hiện vật được khai quật từ các di chỉ văn hóa tại địa phương, rất thú vị cho khách đến tham quan nghiên cứu.

    Ngôi nhà 120 cột: thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, cách thị xã Tân An khoảng 50 km (31 dặm). Ngôi nhà làm bằng gỗ quí (cẩm lai, gõ đỏ), được xây dựng trên 100 năm với vẻ rêu phong cổ kính, với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tinh vi trong trang trí nội thất từ những bàn tay khéo léo, điêu luyện của 15 người thợ tài hoa ở miền bắc vào. Hoa văn ở đầu kèo, đầu cột làm cho người thăm có cảm giác như đang đứng giữa một khu rừng đầy hoa lá, cỏ cây, chim muông...

    Người thăm sẽ hết sức thú vị với những đường nét pha trộn sự tinh tế của điêu khắc mang đặc điểm của ba miền. Ngôi nhà đã thu hút nhiều nghệ nhân các vùng lân cận đến nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng, cũng như nhiều khách du lịch đến đây để tham quan.
  2. yeuanh_amtham

    yeuanh_amtham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Thắng cảnh
    Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười: Ngược dòng sông Vàm Cỏ Tây, thuyền du lịch sẽ đưa du khách đến trung tâm Đồng Tháp Mười, vùng du lịch sinh thái đặc trưng của vùng đất trũng Nam Bộ, cách Tân An khoảng 50 km (31 miles) thuộc các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa và Tân Thạnh.
    Đến đây du khách tận mắt nhìn thấy những cánh rừng tràm bạt ngàn, thoang thoảng hương thơm với từng đàn ong mật lượn quanh, những cánh đồng sen rộng lớn với muôn vàn đóa hoa sen khoe sắc dưới ánh nắng. Có nhiều loại động vật quí hiếm đang được bảo vệ tại vùng Đồng Tháp Mười như: Cò, Sếu đỏ, Rùa, Rắn... làm tăng vẻ đẹp vùng sinh thái. Đặc biệt khách có thể thưởng thức các món ăn Nam Bộ như canh chua bông điên điển, gỏi ngó sen, cá lóc nướng trui chấm muối ớt với vài ly rượu đế đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ.

    Cụm vườn Thanh Long (Châu Thành): Khoảng 5km (3 miles) xuôi về phía Nam thị xã Tân An là huyện Châu Thành, huyện nổi tiếng về trái thanh long và dưa hấu. Thanh long là loại trái cây đặc sản được trồng phổ biến ở vùng này, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cành Thanh long được thả leo trên cây dông uốn mình như những con rồng xanh ngậm quả chín mọng đỏ rất hấp dẫn khách tham quan và thưởng thức nét đẹp của vườn cây, vị ngọt mát của loại trái cây này.

    Vườn hoa kiểng Thanh Tâm: Vườn hoa nằm tại trung tâm thị xã Tân An, là vườn hoa cây kiểng bon sai nhiều loại, có loại trên 100 tuổi. Nhiều loại cây đạt huy chương vàng hội chợ hoa xuân các tỉnh phía Nam. Với tài nghệ của các nghệ nhân, các kỳ quan thế giới được thu nhỏ trong vườn: núi Phú Sĩ, đền Angco, Kim Tự Tháp, thành nội Huế...

  3. yeuanh_amtham

    yeuanh_amtham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Lễ Hội
    Lễ Cầu Mưa: Những năm hạn hán nhân dân tại các vùng sản xuất nông nghiệp của Long An thường tổ chức cầu mưa, tế lễ trời đất, mong thần linh ban cho mưa xuống. Lễ cầu mưa có hai phần: phần lễ theo nghi thức truyền thống và phần hội là các cuộc đua ghe trên sông rạch, cũng có nơi làm lễ rước rồng. Sau khi đua ghe, dân chúng kéo về đình làng làm lễ cúng thần linh và tổ chức ăn mừng vui chơi.

  4. yeuanh_amtham

    yeuanh_amtham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Chùa Thiên Khánh
    Phường 4, Thị xà Tân An,
    Tỉnh Long An, Việt Nam
    ĐT. 072 826908​
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  5. yeuanh_amtham

    yeuanh_amtham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Lươn thượng giới rắn trùm mền


    Trong một lần về Mộc Hóa (thuộc Long An) vào mùa nước nổi (mùa nước lên), lại gặp năm nước lớn tràn đồng, ngập cả tỉnh lộ, việc đi lại, sinh hoạt rất hạn chế. Chúng tôi ghé vào nhà lão nông Tám Xị khi trời đã tối. Nhìn tôi và người bạn bước lên nhà từ chiếc xuồng ba lá chồng chềnh, ông Tám cười to đón khách:
    - Giống như lạc ra hoang đảo phải không? Đó, nhìn đi. Khắp chung quanh là nước khác nào biển cả, còn nền đất này là nơi duy nhất khô ráo, khác nào thượng giới?
    Bữa cơm đãi khách được dọn ra sau đó, nhanh chẳng khác nào ở một nhà hàng đặc sản! Mà món ăn cũng ?ođặc sản? đúng nghĩa canh chua bông điên điển và bông súng nấu với cá sặc, cá rô kim tích (cá nhỏ bằng ngón tay) chiên giòn và món ?ođưa cay? là chuột nướng chấm muối ớt! Chủ nhà thật thà:
    - Có gì ăn nấy, để rồi mai đãi quí vị mấy món ?ođộc? hơn nhiều, để quí vị nhớ đời!
    Nhà hẹp, lại chỉ có duy nhất một chiếc chõng tre của đôi vợ chồng già, nên chúng tôi hơi lúng túng, nghĩ thầm là chắc phải nếm mùi ăn chay nằm đất đêm ấy. Tuy nhiên ông Tám Xị đã rất nhiệt tình ?ochỉ định?.
    - Quí vị là dân thành phố, chắc chắn là không quen ngủ đất, vậy cứ lên giường mà nằm, đừng ngại.
    Vừa nói, ông vừa lấy chiếc đệm to trải ở khoảng nền đất trống giữa nhà rồi nằm lăn ra rất tự nhiên. Chúng tôi từ chối cách nào cũng không được, nên cuối cùng phải lên giường trong tâm trạng ái náy vô cùng. Cũng may, do đi đường xa, lại có hơi men nên chỉ 15 phút sau, cả hai đã ngủ say. Ông chủ nhà còn ngủ trước bọn tôi, tiếng ngáy của ông rõ to!
    Bữa ăn độc của ông chủ nhà hứa diễn ra trưa ngày hôm sau. Mới sáng sớm còn mờ sương, ông Tám đã gọi chúng tôi dậy:
    - Xuống xuồng ngồi đi, đi ra đồng chơi!
    Chiếc xuồng nhỏ lướt đi như bay trên mặt nước mênh mông chỉ bằng chiếc sào chống nhẹ nhàng của ông Tám. Ông hướng tới dãy cây tràm ở phía xa. Lát sau tới nơi, chúng tôi mới được giải thích:
    - Chỉ ở đây nước mới cạn, còn có ngọn cỏ ngọn năng.
    Nhanh nhẹn như một thanh niên, ông Tám cúi xuống kéo lên từ đám cỏ một ống tre dài hơn thước. Tôi nhận ra ngay đó là ống trúm, thứ dùng để bắt lươn. Thoăn thoắt chỉ trong vòng chưa đầy mười phút, ông đã kéo lên trên chục ống trúm nặng trịch. Xong, ông quay đầu xuồng, vừa chống nhanh vừa hồ hởi:
    - Quả là trời chiều lòng người, đã có thứ đãi khách rồi đây!
    Chúng tôi quay về nhà khi mặt trời lên khỏi rặng cây. Ông Tám gọi hai thằng con trai mang ?ochiến lợi phẩm? lên đặt giữa nhà, vừa bảo chúng tôi:
    - Vừa ý con nào cứ chỉ, tôi sẽ làm ngay một món để mình lai rai trước.
    Từ các ống trúm, có đến hơn hai chục con lươn vàng ngậy được đổ ra chiếc giỏ tre to, con nào cũng to cỡ cườm tay. Ông Tám ?olệnh? cho bà vợ:
    - Cho 4 con vào nồi cháo, bốn con hấp với sả và lá bầu để nhậu trước. Còn tất cả đem ?ochuẩn bị? cho bữa trưa.
    Những con lươn được gọi là ?ochuẩn bị? được hai thằng con trai chủ nhà đem ra ngoài, chẳng biết để làm gì. Chợt ông Tám nhớ ra:
    - Còn món này nữa, suýt quên!
    Ông gọi cả hai chúng tôi vào chỗ giường ngủ vừa bảo:
    - Món nhậu ngay dưới lưng các ông từ hôm đến giờ.
    Trong lúc hai chúng tôi chưa hiểu gì thì nhanh như cắt, chủ nhà đã chụp cán cuốc để gần đó quất mạnh mấy cái lên giường. Phía bên dưới chiếc đệm trải giường có vài cái nẩy lên của một con gì đó. Ông Tám cười, tay kia giở đệm lên: có đến bốn con rắn đen xì bị đập trúng đang giãy chết. Hầu hết là rắn hổ đất!
    Ông khoái chí:
    - Nó lội nước lên tìm chỗ khô, ấm để ngủ nên chui xuống lưng các ông, vậy mà chẳng ông nào hay!
    Tôi chợt rùng mình. Thảo nào lúc nửa khuya, tôi có cảm giác nhồn nhọt dưới lưng, nhưng sờ thì không thấy gì nên tiếp tục ngủ. Ngủ chung với rắn độc, trời ạ!
    Thế là chúng tôi lại có thêm một món nhậu đặt sản: Rắn nấu cháo chung với lươn. Hai con còn lại, ông Tám bảo vợ:
    - Keo chanh muối của mình còn hả? Bà làm món ấy đãi khách.
    Chỉ 15 phút sau, chúng tôi đã có món nhậu đầu tiên gồm lươn hấp lá bầu, lòng rắn xào. Lúc ấy mới chỉ hơn 8 giờ. Vừa lai rai, chủ nhà vừa hứa hẹn:
    - Mình làm hết mấy món này thì tới các món kia ngay. Bảo đảm với các ông, không nhà hàng nào ở Sài Gòn có được!
    Khoảng gần 12 giờ thì món ?ođộc? được đem ra. Chúng tôi ngạc nhiên quá đỗi khi nhìn những con lươn nướng khoanh tròn trong chiếc dĩa sành. Ông Tám có vẻ hài lòng:
    - Món này gọi là lươn thượng giới. Các ông có biết tại sao không? Bởi vì nó được đưa lên mái nhà để phơi khô trong tình trạng để nguyên con, không mổ bụng, không cạo nhớt. Phơi cho khô da, thịt theo sức nóng của nắng ở trên, mái nhà ở dưới đã hơi nhũn ra, nhưng không thối, sau đó đem nướng. Nào, dùng thử xem!
    Chấm với nước mắm me, miếng đầu tiên đã cho tôi một cảm giác kì lạ, phải nói đây là miếng lươn ngon nhất mà tôi từng ăn! Thịt lươn hơi bở hơn một chút, nhưng không nhũn, lại ngọt và ngon miệng hơn các loại lươn chế biến thông thường. Điều này, chúng tôi có dịp so sánh ngay với món lươn hấp bầu bên cạnh. Thịt lươn phơi trên ?othượng giới? đã trở nên hấp dẫn hơn, độc đáo hơn, ít ai ngờ tới!
    Món thứ hai được đem ra sau cùng: Rắn hầm nước dừa chấm nước chanh muối. Rắn được xắt khúc 4-5 phân, cho vào nồi, đổ ngập nước dừa, hầm cho mềm. Khi nước dừa sắc lại thì cho vào hai trái chanh muối cùng nửa chén nước muối chanh. Đậy nắp nồi khoảng 10 phút cho thấm thịt, sau đó vớt hai trái chanh muối và múc theo hơn nửa chén nước dùng, đồng thời dầm nát hai trái chanh ra, đó là món nước chấm.
    Thịt rắn thấm nước dừa, cộng thêm chất chanh đã cho ra một hương vị đậm đà, độc đáo làm cho thịt ngọt, thơm, bùi. Nhưng món nước chấm mới độc chiêu, ngon tuyệt vời!
    Ông Tám cười khà khà theo men rượu:
    - Cứ gọi món rắn này là rắn? nằm giường! Lươn thượng giới, rắn nằm giường, ?ođộc? quá phải không quí vị?
    (Theo Món ngon từ dân dã đến thời trân-NXB Tổng Hợp Đồng Nai)

  6. giacmoxua

    giacmoxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    3.340
    Đã được thích:
    0

    LONG AN(Mã vùng 84 - 72)
    Diện tích: 4 492 km2
    Dân số (2002): 1 363 600 người
    Tỉnh lỵ: Thị xã Tân An
    Các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hoà, Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hoá, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Khmer, Hoa, Tày Khí hậu nhiệt đới gió mùa, hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm 27,40C, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

    Cách thành phố Hồ Chí Minh 47 km, Long An là cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Tây Ninh và nước Cam-pu-chia, phía đông giáp Tp. Hồ Chí Minh, phía nam giáp Tiền Giang và phía tây giáp Đồng Tháp. Là một tỉnh nông nghiệp, đất Long An màu mỡ trải ra trên hai triền sông của hai con sông lớn sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. ở phía bắc tỉnh có một số gò, đồi thấp, còn lại thì bằng phẳng. Phần đất phía tây thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười.

    Long An có một mạng lưới sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền nhau, chia cắt địa bàn tỉnh thành nhiều vùng. Thực ra Long An chưa phải là đồng bằng sông Cửu Long, mà chỉ là đồng bằng sông Vàm Cỏ, giữa hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. Long An đông dân, chủ yếu là người Việt (Kinh) và đồng bào gốc Khmer ở phía tây tỉnh. Long An có 4 tôn giáo được đông người theo là đạo Phật, Kitô, đạo Cao đài và đạo Tin lành.
    Di tích - Danh thắng: Cụm di tích Bình Tả; Đồn Rạch Cốc; Chùa Tôn Thạnh;Lăng Nghuyễn Huỳnh Đức; Ngôi nhà 120 cột; Khu du lịch Đồng Tháp Mười; Vườn hoa cảnh Thanh Tâm.
    Lễ hội: Hội Cầu Mưa; Hội lăng Nguyễn Huỳnh Đức; Hội Người ăn chay.

    Được giacmoxua sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 01/01/2007
  7. giacmoxua

    giacmoxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    3.340
    Đã được thích:
    0
    VỊ TRÍ ĐỊA LÝ


    - Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
    Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. .Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài : 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.
    - Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
    - Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km2, chiếm tỷ lệ 1,3 % so với diện tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý : 105030'''' 30'''''''' đến 106047'''' 02'''''''' kinh độ Đông và 10023''''40'''''''' đến 11002'''' 00'''''''' vĩ độ Bắc.

    [​IMG]
    Được giacmoxua sửa chữa / chuyển vào 19:22 ngày 01/01/2007
    Được giacmoxua sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 01/01/2007
  8. giacmoxua

    giacmoxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    3.340
    Đã được thích:
    0
    THƯƠNG MẠI-DU LỊCH

    DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ ẨM THỰC CỦA TỈNH LONG AN

    I./ DANH LAM THẮNG CẢNH
    1. Nhà Bảo tàng Long An
    Nằm ngay trung tâm thị xã Tân An, phường 4, bảo tàng Long An trưng bày nhiều cổ vật quý hiếm có ý nghĩa văn hóa nghệ thuật, trong đó có nhiều hiện vật được khai quật từ các di chỉ văn hóa tại địa phương, rất thú vị cho khách tham quan nghiên cứu.
    2. Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười (Remedica Centre)
    +Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa - cách Thành phố Hồ Chí Minh 110 km, cách Thị xã Tân An 60 km đường bộ và 45 phút chạy tàu du lịch - có diện tích 1.041 ha trong đó có 800 ha rừng tràm nguyên sinh, hồ nước rộng 100 ha (vào mùa khô). Trung tâm nghiên cứu các dược liệu từ cây cỏ vùng Đồng Tháp Mười như dầu tràm, mật ong, v..v...
    + Sản phẩm du lịch chính tại đây là ngắm chim, cò với mật độ dày đặc nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 (cao điểm trong tháng 11), đi tắc ráng trong kênh, rạch tìm hiểu về thực vật (đặc biệt các cây thuốc) và địa lý Đồng Tháp Mười.
    Hiện nay trung tâm đã xây dựng một nhà hàng rất khang trang (chứa được 50-70 khách) có máy lạnh, phòng nghỉ qua đêm (10 phòng, có máy lạnh nhưng phòng bé, không có cửa sổ) và một quầy bán thổ sản (mật ong, cá khô, các loại thuốc, tất cả đều được sản xuất tại trung tâm).
    Muốn vào trung tâm xe hơi dừng lại tại cầu Quảng Dài (cách Mộc Hoá 8km), cách Tân An 60 km, cách Tp. HCM 107km), lấy tàu đi xuôi sông Vàm Cỏ Tây khoảng 45phút thì đến ngã 3 dược liệu, từ ngã ba theo rạch nhỏ vào trung tâm khoảng 10 phút. Dọc đường sông du khách có thể ngắm cảnh mênh mong Đồng Tháp Mười, đặc biệt trong mùa nước nổi. Công ty Du lịch sẽ tạo một điểm dừng dọc đường để cho du khách thăm một nhà dân để tìm hiểu cuộc sống cuả dân địa phương trong mùa nước nổi.
    3. Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười
    Ngược dòng sông Vàm Cỏ Tây, thuyền du lịch sẽ đưa du khách đến trung tâm Đồng Tháp Mười một vùng du lịch sinh thái đặc trưng của vùng đất trũng Nam bộ, cách thị xã Tân An khoảng 50 km ở huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hoá và Tân Thạnh.
    Đến khu du lịch sinh thái này, du khách sẽ tận mắt nhìn thấy những cánh rừng tràm bạt ngàn, thoang thoảng hương thơm với từng đàn ông mật lượn quanh, những đầm sen rộng lớn với muôn ngàn đóa sen khoe sắc dưới ánh nắng. Ngoài ra, còn có nhiều động vật quý hiếm đang được bảo vệ tại khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười như: cò, sếu đỏ, rùa, rắn, chim, thú. càng làm tăng vẻ đẹp của vùng sinh thái.
    Du lịch sinh thái là loại hình du lịch mang màu sắc phiêu lưu, hấp dẫn, kết hợp với sự khám phá hiểu biết thêm về thiên nhiên phong phú màu sắc, những quần thể động thực vật kỳ diệu. Du lịch đến Long An du khách sẽ được tham quan khu du lịch sinh thái vùng bưng trũng hết sức đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười ngập nước quanh năm.
    Du thuyền dọc theo rừng tràm du khách có thể tận hưởng được toàn bộ khung cảnh hoang sơ của vùng Đồng Tháp Mười. Một cảnh thiên nhiên đặc thù không sao tả được, chỉ khi đến tận nơi du khách mới cảm nhận được hết vẽ đẹp của nó. Đặc biệt đến đây du khách có thể thưởng thức các món ăn Nam Bộ như canh chua bông điên điển, gỏi ngó sen, cá lóc nướng trui chấm muối ớt với vài ly rượu đế Gò Đen đặc sản của Long an đặc trưng của vùng đồng bằng Nam Bộ.
    Đặc biệt, du khách đến tham quan vùng Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi, cả vùng sông nước mênh mông và tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt người dân trong mùa nước nổi.
    Trong khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười có 2 dự án đang triển khai thực hiện là khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, Lâm Viên Thanh Niên.
    4. Nhà Trăm Cột (nhà ông Cả, nhà ông Hội Đồng)

    Nhà trăm cột

    Từ Thủ Thừa băng qua cánh đồng thơm lựng mùi lúa, qua Vàm Cỏ Tây đi loằng nhoằng tới thị trấn Cần Đước, một đường đi Cần Giuộc - nơi Nguyễn Đình Chiểu sáng tác bài Văn tế Nghĩa sỹ Cần Giuộc, một đường đến sông Kinh, bên kia sông Kinh là một ngã ba đường đất đỏ rẽ vào ngôi nhà trăm cột.
    Ngôi nhà tọa lạc tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, cách thị xã Tân An khoảng 50km. Ngôi nhà được xây dựng vào năm l903 do ông hội đồng Trần Văn Hoa là chủ nhân. Chủ nhân hiện tại của ngôi nhà là ông Trần Văn Ngộ (cháu nội ông Hoa).
    Ngôi nhà được làm bằng gỗ quý (cẩm lai, gỗ đỏ), nhà có tất cả 120 cột, kiểu chứ đinh dựng trên nền đá xanh cao 90cm. Mái nhà lợp ngói âm dương, hệ thống vì kèo được chạm hoa lá, ở mỗi đầu kèo đều chạm kính, kiến trúc độc đáo. Nội thất ngôi nhà đều được chạm khắc tinh vi từ những bàn tay khéo léo điêu luyện của l5 người thợ tài hoa ở miền Bắc vào và làm việc cực lực trong 3 năm trời. Hoa văn ở đầu kèo, đầu cột làm cho bạn cảm giác như mình đang đứng giữa một khu rừng hoa lá, cỏ cây, chim muôn... Bạn sẽ hết sức thú vị với những đường nét pha trộn sự tính tế của điêu khắc mang tính bản chất, đặc điểm của 3 miền.
    Năm 1997 ngôi nhà 100 cột được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử Văn Hóa. Ngôi nhà đã thu hút nhiều nghệ nhân các vùng lân cận đến nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng, cũng như nhiều khách du lịch đến tham quan.
    5. Đồn Rạch Cát ( xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước)

    Đồn rạch cát

    Đây là một pháo đài quân sự vào loại lớn nhất, nhì Việt Nam do thực dân Pháp xây dựng ở nước ta vào năm 1903, chiều dài 300m, chiều ngang 100m; Có 5 tầng (3 tầng chìm, 2 tầng nổi); Tường dày 60 - l00cm làm cho các gian hầm lúc nào cũng mát lạnh. Trên nóc tầng cao nhất có đặt khẩu trọng pháo 105mm. Đây là công trình quân sự kiên cố có vị trí chiến lược trong phòng thủ cũng như trong tiến công. Nơi đây còn ghi dấu ấn những sự kiện lịch sử quan trọng ở Cần Đước từ đầu thế kỷ và là chứng tích của sự thất bại của thực dân Pháp trước quân dân Long An nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Đứng bên cạnh những khẩu pháo 105mm trên nắp hầm, ta có thể ngắm nhìn cảnh đẹp của vùng sông nước Gò Công, xa xa là một phần đất xanh thẳm giống như một hòn đảo nhỏ trang điểm cho những dựng sông xa mờ....
    6. Cụm vườn thanh long.
    Xuôi về phía Nam thị xã Tân An khoảng 5 km là đến huyện Châu Thành một huyện nổi tiếng về trái thanh long và dưa hấu. Thanh long là loại trái cây đặc sản được trồng phổ biến ở vùng này và có giá trị kinh tế, dinh dưỡng cao. Cành cây thanh long được thả leo trên cây dông, uốn mình như những con rồng xanh ngậm quả chín mọng đỏ rất hấp dẫn du khách đến tham quan và thưởng ngoạn vẻ đẹp của vườn cây, vị ngọt mát của loại trái cây quý này.
    7. Vườn hoa kiểng Thanh Tâm

    Vườn Thanh Tâm

    Vườn hoa nằm trong trung tâm thị xã Tân An. Là vườn hoa cây kiểng bonsai nhiều loại, có loại trên 100 tuổi và nhiều loại cây đạt huy chương vàng tại hội chợ hoa xuân ở các tỉnh phía Nam. Với tài nghệ của các nghệ nhân, các kỳ quan thế giới được thu nhỏ trong vườn như: núi Phú Sĩ, đền Ăngco, Kim Tự Tháp, thành nội Huế.
    8. Núi Đất
    Từ thị xã Tân An (Long An) đi theo quốc lộ 62 khoảng 65km đến thị trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư giao nhau giữa đường 30/4 và quốc lộ 62, rẽ trái chừng 500m là đến Núi Đất. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì nó không phải là núi tự nhiên mà chính là do bàn tay con người đắp nên.
    Nhìn từ xa Núi Đất trông như hòn non bộ khổng lồ nổi lên giữa một hồ nước trong xanh, khá đẹp và thơ mộng. Nối liền với Núi Đất là chiếc cầu bằng xi măng cách điệu uốn cong, mềm mại. Khu Núi Đất chia làm 3 tiểu đảo. Tiểu đảo 1 có núi lớn cao khoảng 10m, núi nhỏ cao 5m với nhiều tảng đá ong rêu phong, xen lẫn trong những cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, có đường lên xuống bằng các bậc đá. Xung quanh núi là những lối đi bằng đất được kè đá men theo mép nước đảm bảo độ an toàn cho khách đi du ngoạn. Tiểu đảo 2 là một ngọn núi nhỏ cũng được đắp bằng đất nối liền với tiểu đảo 1 bằng cây cầu dài nhỏ. Tiểu đảo 3 nằm phía bên trái hồ sen được tạo dáng như hòn non bộ bằng đá trồng 2 cây bồ đề phủ lên..... Trong lòng hồ còn có 2 nhà thủy tạ để du khách ngồi hóng mát, trò chuyện.... Trên bờ là hệ thống nhà làm việc, nhà tiếp khách, nhà hàng ăn uống, khu trồng hoa kiểng, nuôi chim thú...
    II./ ẨM THỰC (Đặc sản Long An)
    Nhiều người ví von rằng, ẩm thực Nam Bộ như một cô gái thôn quê, không cần trang điểm mà vẫn đẹp, nghĩa là các món ăn mặc dù mang tính dân dã, không cầu ký trong chế biến, nhưng luôn có sức cuốn hút riêng và hấp dẫn, hương vị đậm đà, đặc sắc thời khẩn hoang. Đến Long An du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng trui nhâm nhi với vài ly rượu đế Gò Đen, thử mắm còng nước lợ, hay ngẫu hứng cùng thịt chuột đồng mà thấy lòng lâng lâng khó tả.
    1*LẨU MẮM
    Do những đặc điểm về kênh ngòi, sông rạch, nên Long An có nhiều món ăn mang đậm chất đồng quê của một trong những tỉnh nằm trong khu vực có dòng Cửu Long chảy qua. Những món ăn thường gặp ở đây là: cá kho tộ, canh chua cá lóc hay cá lóc hấp mắm, nướng trui, chiên xù, tôm càng xanh nướng trên bếp than. Thiên phú cho vùng đất này có quá nhiều cá tôm, ăn không hết nên người ta nghỉ ra nhiều cách: ủ khạp da bò, làm mắm chưng, mắm kho, kể cả mắm sống và mỗi loại mắm được chế biến với một hương vị đặc trưng riêng, khi ăn vào sẽ nhớ mãi "hương vị đậm đà khó quên". Cụ thể là lẩu mắm, được xem là món ăn tinh hoa nghệ thuật ăn uống của người dân ở vùng này. Đó là loại mắm kho nhưng được dân sành ăn nâng cấp nó lên, với loại mắm sặc đặc biệt cùng với lươn hay cá bông lau làm vẩy, cắt khúc cho vào nồi đun đến khi nước cạn bớt và mùi hương của mắm quyện với mùi sả thơm phức, bay nghi ngút.
    Mặc dù không phải là món ăn sang trọng, nhưng lẩu mắm từ lâu đã thoát ra khỏi vùng đồng quê để đi vào các nhà hàng. Có những người sống xa quê hương nhưng mỗi khi có dịp được ăn lẩu mắm thì không thể không nhớ đến miền Tây Nam Bộ. Lẩu mắm chỉ là một món ăn trong nhiều món ăn và Long An cũng là một trong nhiều tỉnh nằm trong khu vực miền Tân Nam Bộ. Nếu có dịp, du khách về Miền Tây để thưởng thức những món ăn đồng quê.
    2*CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
    Đến với Long An du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng trui nhâm nhi với vài ly rượu đế Gò Đen, thử mắm còng nước lợ, hay ngẫu hứng cùng thịt chuột đồng mà thấy lòng lâng lâng khó tả.
    Cá lóc nướng trui bằng cách để nguyên, vùi vào đóng rơm khô, cho lửa đốt, than vừa tàn thì cá cũng vừa chín tới, bóc lớp vỏ bên ngoài, lớp thịt trắng tinh hiện ra, thơm phức, chỉ cần thêm một ít muối tiêu là bạn có món cá lóc ngon lành.
    Long An còn có món còng nước lợ. Những trưa hè oi ả, có dịp thưởng thức một tô canh còng nấu với rau ngót, rau dền, mồng tơi cùng cơm gạo nàng thơm chợ Đào, quả không có gì thú vị bằng. Hoặc mắm còng thêm tỏi, ớt, gia vị, kèm thịt nướng và bún, rau sống, chuối chát, tía tô.... hoà quyện vào nhau thành một món ngao tuyệt vời.
    Còn rất nhiều, nhiều món ăn ngon đang chờ đón các bạn: canh chua bông điên điển, ếch xào lăn, chuột đồng rô ti... Bạn hãy một lần đến thăm Long An và tận hưởng thức ăn dân dã của vùng này.
    Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Long An


  9. giacmoxua

    giacmoxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    3.340
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG DỰ BÁO CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
    KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006 - 2010
    I- Những thuận lợi và khó khăn của thời kỳ phát triển mới.
    I.1- Khái quát tình hình trong nước và quốc tế:
    - Tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới luôn biến động và rất khó dự báo. Trong giai đoạn tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung của thời đại. Tuy nhiên, các mâu thuẩn về biên giới, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố có thể dẫn đến xung đột gây mất ổn định trong một số khu vực.
    - Thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2001-2005 đã tạo ra thế và lực mới cho đất nước. Trong giai đoạn tới, một số vùng kinh tế động lực có khả năng cất cánh, thực hiện tốt hơn chức năng đầu tàu lôi kéo các khu vực khác phát triển.
    - Tình hình chính trị - xã hội trong nước ổn định trong điều kiện thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp làm cho Việt Nam được xem là điểm đến an toàn trong thu hút đầu tư và du lịch. Bên cạnh đó thể chế quản lý kinh tế, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách từng bước đồng bộ hóa, kinh nghiệm quản lý dần được tích lũy... đã tạo cho ta lợi thế rất lớn trong thu hút đầu tư.
    Khả năng khai thác các nguồn lực phát triển từ lao động, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế... khá dồi dào.
    Tuy nhiên, do điểm xuất phát của nền kinh tế vẫn còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; thu nhập bình quân đầu người năm 2005 khoảng 600 USD (thấp hơn tiêu chí nghèo quốc tế 850 USD); kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển cao. Trình độ công nghệ thấp, chuyển dịch cơ cấu chậm, chất lượng chuyển dịch chưa cao và thiếu tính đột phá; Năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp, tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa chưa cao.
    Một số vấn đề bức xúc trong lĩnh vực văn hóa xã hội chưa được giải quyết; Một số vấn đề mới nổi lên như giải quyết vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp; An ninh công nhân; Thiếu lao động trong nông nghiệp...
    Tham gia và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế bên cạnh những thuận lợi trong phát triển thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ... thì nước ta, nhất là doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức rất lớn trong cạnh tranh.
    I.2- Tình hình trong tỉnh:
    Ngoài những đặc điểm chung của đất nước, Long An có những đặc thù đáng chú ý là:
    - Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước, là vành đai giãn nở công nghiệp và đô thị, Long An có nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
    - Các chương trình trọng điểm của Nghị quyết đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ 7 đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển tạo nền tản vững chắc cho tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và an sinh xã hội.
    - Nhiều danh mục công trình được TW và địa phương đã và đang đầu tư trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế phát triển kinh tế như Quốc lộ N1, N2, 50, đường cao tốc, Cảng Long An, cửa khẩu quốc gia Bình Hiệp, các dự án du lịch Làng nổi Tân Lập; khu sinh thái Láng sen ...
    - Hạ tầng trong và ngoài các khu cụm công nghiệp, dân cư và đô thị đã và đang tập trung đầu tư tạo điều kiện thu hút trực tiếp của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài dự báo sẽ tăng đột biến trong kỳ kế hoạch.
    - Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế năng động, hiệu quả được nhân rộng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
    * Một số khó khăn, thách thức trong thời gian tới như:
    - Nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong khi nguồn vốn thì có hạn.
    - Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nhất là trình độ nghiệp vụ chuyên sâu. Trình độ quản lý không theo kịp tốc độ phát triển của xã hội.
    - Khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến còn nhiều hạn chế. Năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hóa còn thấp nên gặp nhiều khó khăn trong điều kiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
    - Tình hình biên giới tuy ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp khó lường.

    II- Dự báo các cân đối chung thời kỳ 5 năm 2006-2010.
    Những dự báo trong kế hoạch năm 5 năm dựa vào những yếu tố như sau:
    - Khả năng khai thác tốt hơn các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực trong nước như đất đai (thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi loại hình sản xuất, tăng năng suất và giá trị cây trồng, vật nuôi . . .), đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi trồng trong mùa lũ nhằm tăng giá trị sản xuất bình quân 1 ha lên 50 triệu đồng; nguồn lao động (cơ cấu lại nguồn lao động, trình độ tay nghề, phân bố lại lao động dân cư). Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả của sản phẩm. Khả năng phát triển thị trường trong nước và ngoài nước.
    - Các khu, cụm công nghiệp cơ bản hoàn thành, hạ tầng ngoài hàng rào được đầu tư. Cải cách thủ tục hành chính và các ưu đãi cần thiết để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài (từ nguồn FDI, ODA), từ các nhà đầu trong nước, nhất là từ thành phố Hồ Chí Minh và đẩy mạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
    - Khả năng phát triển, trình độ tiếp nhận và đưa vào ứng dụng khoa học và công nghệ vào các ngành kinh tế.
    II.1- Về khả năng tích lũy và tiêu dùng trong nội bộ nền kinh tế:
    - Trong 5 năm 2006-2010, tổng GDP (giá hiện hành) đạt khoảng 98.200 tỷ đồng. Tổng quỹ tiêu dùng chiếm 70%, tỉ lệ tiết kiệm nội địa 30%. Nguồn vốn huy động từ tiết kiệm trong tỉnh để đầu tư đạt 75% tổng tiết kiệm, tương đương 22.100 tỷ đồng, bằng 22,5% GDP. Dự tính nguồn tiết kiệm từ những địa phương khác đầu tư trên địa bàn tỉnh khoảng 3.500 tỷ đồng.
    II.2- Về khả năng thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.:
    Với việc đổi mới các cơ chế chính sách thu hút nguồn vốn nước ngoài, cải cách thủ tục hành chính, đầu tư hạ tầng hỗ trợ đặt biệt hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, điện, nước..., gia tăng thu hút đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý.
    Dự báo nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) trong 5 năm thu hút khoảng 850-900 triệu USD. Nguồn vốn khác như ODA hay NGO thu hút có giới hạn nhất định.
    II.3- Dự báo khả năng cân đối ngân sách Nhà nước:
    Tỉ lệ thu ngân sách đạt 8,5-9% GDP, trong đó thuế và phí đạt 8% GDP. Chỉ số giá bình quân 5 năm ở mức 5-6 %.
    Dự báo cân đối ngân sách trong 5 năm giai đoạn 2006-2010 như sau:
    - Tổng thu ngân sách Nhà nước (giá hiện hành) khoảng 8.350 tỷ đồng, trong đó thuế và phí 7.860 tỷ đồng. Thu từ nguồn trợ cấp của Trung ương là 1.200 tỷ đồng. Cơ cấu thu, nâng tỷ lệ nguồn thu từ sản xuất kinh doanh từ 49,2% năm 2005 lên 65%-70%, đảm bảo ổn định qua các năm.
    - Tổng chi ngân sách dự kiến là 9.800 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển chiếm tỉ lệ trên 40% tổng chi ngân sách Nhà nước (tính cả các khoảng vay và tạm ứng). Chi thường xuyên dự kiến chiếm khoảng 60% trong tổng chi. Trong đó cần quan tâm hơn chi cho các lĩnh vực văn hoá - xã hội, các yếu tố phát triển con người (y tế, giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin, thể dục thể thao . . .).
    II.4- Dự báo về vốn đầu tư phát triển:
    4.1-Về nhu cầu.
    Trong 5 năm 2006-2010 hệ số suất đầu tư (ICOR) dự kiến khoảng 3,52. Để đảm bảo mục tiêu phát triển 14% năm cần huy động nguồn vốn đầu tư khoảng 45,5% GDP, tức là khoảng 44.700 tỷ đồng.
    - Vốn tư? ngân sách nha? nước la? 9.500 ty? đô?ng chiếm ty? lệ 21,2% tổng VĐT.
    - Vốn tư? doanh nghiệp trong nước gần 9.650 ty? đô?ng, chiếm 21,6% TVĐT.
    - Vốn tư? đâ?u tư trực tiếp nước ngoa?i 15.000 ty? đô?ng (tương đương 850 USD) chiếm 33,6% tổng VĐT.
    - Ngô?n vốn tín dụng là 2.400 tỷ đồng chiếm 5,4% TVĐT.
    - Dân cư đầu tư và vốn khác là 8.150 tỷ đồng chiếm 18,2% TVĐT.
    4.2 Dự kiến phân bổ nguồn vốn.
    - Đầu tư Nông lâm ngư nghiệp: 5.190 tỷ đồng (ICOR là 2,55) chiếm 11,6%.
    - Đầu tư lĩnh vực Công nghiệp: 23.240 tỷ đồng (ICOR là 3,4) chiếm 52%.
    - Đầu tư Thương mại-Dịch Vụ: 16.270 tỷ đồng (ICOR là 4,25) chiếm 36,4%

    Được giacmoxua sửa chữa / chuyển vào 20:00 ngày 01/01/2007
  10. giacmoxua

    giacmoxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    3.340
    Đã được thích:
    0
    Công nghiệp Long An: Khẳng định vai trò đầu tàu trong cơ cấu kinh tế


    Ở một phân xưởng của Cty Cổ phần May XK Long An

    Giá trị sản xuất toàn ngành Công nghiệp tỉnh Long An năm 2006 ước đạt 9.119,3 tỉ đồng tăng 28,63% so với năm 2005; trong đó khu vực doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài tăng đáng kể, giữ vị trí hàng đầu về tổng giá trị sản xuất ước đạt trên 6.500 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 71,94% giá trị toàn ngành; khu vực DN ngoài quốc doanh ước đạt 1.745,5 tỉ đồng; khu vực quốc doanh TW có hạn chế và được xếp vị trí thứ 3. Nhiều DN có mức đóng góp chủ yếu trong kết quả của toàn ngành đạt giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng cao như Cty Greenfeed, Nagarjuna, 4 Oranges, ******* Taffeta VN, Lelong VN, Chung Shing Textile, Ching Luh, Mien Hua, La-Vie, Việt Cường, Fuen Foong Yu, Vina Agri, Thái Royal, Cty CB hàng XK Long An, Cty CB hàng nông sản XK Tân An.
    Các sản phẩm truyền thống của tỉnh như mía đường, vải thành phẩm, quần áo may sẵn, ắc quy. tiếp tục tăng khá; thức ăn gia súc, hàng thủy sản và giấy các loại. tăng mạnh, đã góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động trong tỉnh.
    Dự kiến sang năm 2007, ngành Công nghiệp phấn đấu đạt mức tăng trưởng 22%.
    Theo Báo Long An

Chia sẻ trang này