1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LONG AN -cửa khẩu miền Tây

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi yeuanh_amtham, 31/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. luckyforyou

    luckyforyou Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Tui thì có quê Nội ở Long An đây, quê Nội tui ở ấp 6, xã Long Hòa, Cần Giuộc, Long An.
    Sở dĩ nói quê Nội chứ không nói quê tui, vì Ba tui và tui được sinh ra ở Sài Gòn, nên giờ nguyên quán tui vẫn ghi là Cần Giuộc, nhưng thật ra không còn chút gì máu Long An nữa.
    Dù sao, vẫn thường xuyên về quê chơi nên cũng tự hào về đất Long An anh dũng kiên cường, có dòng sông Vàm Cỏ vang lừng danh tiếng thời kháng chiến chống ngoại xâm.
  3. quyetlan

    quyetlan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi cho em nhờ một tý. Em có con "em gái" ở Long An . Sắp đến ngày kỷ niệm 1 năm hai đứa quen nhau. Có ai có thể giúp em tặng cho em ý một bông hồng được không ah. EM xin cảm ơn.
    AI giúp được em thì trả lời nhanh nhá
  4. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Ghê nhỉ? ( cười nham hiểm)
  5. quyetlan

    quyetlan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    0
    Ở đây vắng vẻ thật. Chả ai chịu giúp mình
  6. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Trích bài báo: "Tự bươn chải để phát triển"
    Long An (LA) là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam (gồm LA, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương).
    Trong năm năm trở lại đây, LA đã cố gắng vận dụng các chính sách của T.Ư và khả năng của địa phương để phấn đấu phát triển kinh tế - công nghiệp nhưng vẫn không thể sánh vai cùng với TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Ông Dương Quốc Xuân, chủ tịch UBND tỉnh Long An, nói:
    Toàn vùng có 26 khu cụm công nghiệp với diện tích hơn 8.600ha trong số 10.500ha đất công nghiệp toàn tỉnh được Chính phủ cho phép sử dụng đến năm 2010, còn lại thuộc các địa bàn như thị xã Tân An, Cần Đước, Châu Thành, Tân Trụ. Nhưng đến nay tỉnh giao đất cho các nhà đầu tư đã vượt hơn 10.500ha.
    Chúng tôi đang nghiên cứu xem xét đề nghị Chính phủ điều chỉnh lại con số này bởi với diện tích tự nhiên 450.000ha toàn tỉnh mà chỉ có 10.500ha đất phát triển công nghiệp là quá ít. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng do trước đây LA không lường trước được xu thế phát triển công nghiệp quá nhanh như hiện nay nên công tác qui hoạch chưa phản ánh đúng sự vận động phát triển của tỉnh.
    Liệu Chính phủ có đồng ý cho LA gia tăng diện tích đất công nghiệp trong khi các dự án đầu tư vào LA đều là dự án vừa và nhỏ?
    Chúng tôi đang cố thuyết minh để Chính phủ chấp thuận và tôi nghĩ Chính phủ sẽ ủng hộ. Với các chính sách ưu đãi đầu tư trong năm năm gần đây, các doanh nghiệp (DN) trong nước và nước ngoài đến LA ngày càng nhiều.Nhưng đúng là hiện nay các DN trong nước và nước ngoài đầu tư vào LA chủ yếu chỉ là DN vừa và nhỏ, tập trung ở các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, dệt nhuộm, giày da, chủ yếu là các DN sử dụng nhiều lao động, còn các DN có công nghệ sản xuất kỹ thuật cao chưa có.
    Thưa ông, LA là tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Nam và được xem là vệ tinh phát triển kinh tế - công nghiệp của TP.HCM. Sự hợp tác phát triển giữa LA và TP.HCM đã có từ lâu và hiệu quả ra sao?
    Trước khi LA gia nhập vùng KTTĐ phía Nam thì lãnh đạo tỉnh LA và TP.HCM đã có sự hợp tác đầu tư phát triển. Mấy năm nay dù chưa có tác động lớn nhưng sự hợp tác này cũng giải quyết được một số vấn đề. Gần đây nhất là việc LA và TP.HCM phối hợp giải quyết việc di dời các nhà máy trong nội thành TP.HCM về LA. Tỉnh LA chấp nhận tiếp nhận các nhà máy này do lâu nay tỉnh phát triển công nghiệp ít, lao động cần việc làm, kinh nghiệm quản lý công nghiệp của LA chưa có, nên việc tiếp nhận các nhà máy này cũng giải quyết được nhiều vấn đề.
    Có nhiều ý kiến cho rằng sự hợp tác giữa LA và TP.HCM cũng còn lắm vấn đề gút mắc cần tháo gỡ?
    Đúng như vậy. Huyện Đức Hòa có ba tỉnh lộ 823 đi Củ Chi, 824 đi Hóc Môn, 825 đi Phú Lâm là những tuyến giao thông huyết mạch của các KCN Đức Hòa nối TP.HCM. Theo thỏa thuận của chương trình hợp tác, mỗi bên phải nâng cấp cầu đường đúng tải trọng để các DN có điều kiện vận chuyển hàng hóa thông suốt. Trong thời gian qua, mặc dù LA rất khó khăn nhưng đã cố gắng đầu tư nâng cấp cầu đường phía LA. Nhưng phía TP.HCM chỉ mới nâng cấp được mặt đường từ cầu Thầy Cai ra Củ Chi, chiều rộng mặt đường vẫn theo đường cũ, rất hẹp.
    Thưa ông, vì sao LA chỉ tiếp nhận được những dự án nhỏ?
    LA phải tự hiểu mình. Do điều kiện thổ nhưỡng LA khác TP.HCM và các tỉnh miền Đông nên vấn đề xây dựng hạ tầng rất khó khăn. Nếu như ở TP.HCM và miền Đông Nam bộ chỉ cần san mặt bằng là có thể lên đá cấp phối, láng nhựa để làm đường giao thông, ở LA phải phá bỏ một lớp hữu cơ ở trên mặt, mang đất đá từ xa đến để xử lý phần móng.
    Do đó, với chi phí xây dựng 1km đường ở LA thì Đông Nam bộ có thể làm được 3km. Tôi nghĩ trong giai đoạn đầu tiên các nhà đầu tư ngại đến LA do suất đầu tư ở LA là lớn hơn so với miền Đông Nam bộ. Hiện nay chỉ riêng chuyện tìm nguồn vật liệu để san lấp mặt bằng của LA cũng rất khó khăn, nên các nhà đầu tư đến miền Đông Nam bộ là lẽ tự nhiên.
    Để khắc phục, LA có nhiều chính sách tạo thuận lợi giúp nhà đầu tư, chủ yếu là thái độ phục vụ, cải cách hành chính, thái độ thân thiện... Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, Đồng Nai, Bình Dương... lên đến gần chục tỉ USD trong khi LA bao năm nay chỉ mới có hơn 1 tỉ USD thì thấp thật.
    Trong chính sách ưu đãi đầu tư của mình LA hiện có lợi thế cạnh tranh nào?
    Tăng cường cải cách hành chính. Công việc T.Ư qui định 15 ngày thì LA cố gắng làm 10 ngày là xong. LA đã thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư giải quyết mọi quan hệ với DN để đầu tư ở LA, do một phó chủ tịch tỉnh phụ trách. Tôi hi vọng với giải pháp này LA sẽ thu hút đầu tư nhiều hơn.
    Thưa ông, hiện nay LA đang gặp vấn đề gì trong đầu tư phát triển kinh tế - công nghiệp?
    Thứ nhất là hạ tầng bên ngoài các KCN, thứ nhì là thiếu điện, thứ ba là nguồn nhân lực với tỉ lệ lao động qua đào tạo chỉ khoảng hơn 20% trong các KCN.
    Thưa ông, LA là tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Nam nhưng hình như nhiều năm qua LA phải tự bươn chải để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp vì ít có sự hợp tác của các thành viên trong vùng và sự hỗ trợ của T.Ư?
    T.Ư có nhiều chỉ đạo nhưng chưa có qui hoạch phát triển cấp vùng nào được T.Ư thông qua. Hiện nay mạnh ai nấy lo nên nơi nào cũng có cảng, nhà máy đường...
    LA giáp TP.HCM nhưng vẫn là tỉnh ĐBSCL, kinh tế nông nghiệp, cần đầu tư rất lớn trong xây dựng hạ tầng nhưng không được hỗ trợ gì cả. Ở LA sau 32 năm giải phóng nhưng huyện Đức Huệ không có một cây số đường nhựa nào. LA không yêu cầu điều gì to tát nhưng chỉ muốn nói ít ra thì T.Ư cũng phải có một chính sách đặc thù cho những địa phương trong vùng KTTĐ.
  7. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    ?oThổ dân? Đồng Tháp Mười
    Bến đò Đoàn 2, xã Bình Phong Lợi, Mộc Hóa, Long An đã là vùng biên giới, vậy mà phải mất gần một tiếng đồng hồ ngồi trên chiếc tắc ráng, tôi mới đến được Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười. Nơi đó có nhà khoa học Nguyễn Văn Bé - người đã có gần 25 năm sống ?oẩn dật? để nghiên cứu, gầy dựng một trung tâm dược liệu tầm cỡ khu vực Đông Nam Á...
    ?oÔng Ba ve chai? và 25 năm ở rừng
    [​IMG]
    Rời phố thị Sài Gòn đầu những năm 1980, xa người vợ mới cưới, ông tìm tới vùng đất hoang vu Đồng Tháp Mười để nghiên cứu cây tràm gió Long An. Lúc đó nơi này là đồng hoang. Vậy mà bây giờ nơi này đã trở thành khu bảo tồn với 600ha rừng tràm, các khu bảo vệ cây giống quí (nhiều loại có tên trong sách đỏ) với 21 loài thực vật bậc cao, gần như đầy đủ hệ động vật đặc trưng của Đồng Tháp Mười nguyên bản như cò, diệc, giang sen, cồng cộc, sếu... Đây cũng là nơi đang sở hữu bộ sưu tập tinh dầu đồng bộ nhất khu vực Đông Nam Á.
    Ở vùng này, thạc sĩ dược Nguyễn Văn Bé có nhiều tên gọi thân thương được người dân nơi đây đặt cho, phổ biến nhất là ?oông Ba đất phèn?, mới đây là ?oông Ba ve chai?. Trông ông Ba không khác gì một nông dân với chiếc áo đã ngả sang màu cháo lòng, đi chân đất, nước da cháy nắng.
    Khi chúng tôi đến, ông đang hoàn thành công đoạn cuối cho hệ thống trạm bơm chiết với những chiếc máy do ông và các cộng sự chế tạo theo công nghệ mới. Bên cạnh máy, những nông dân Đồng Tháp Mười đang bóc vỏ nghệ, vỏ tỏi, trải thành phẩm lên thành từng đống lớn. Nụ cười của ông Ba thật mãn nguyện:
    ?oBà con mình trồng những loại này rất cực, để buôn bán lẻ thì đâu có bao nhiêu, hằng năm chúng tôi đặt hàng họ, thu nhận hàng tấn tỏi, nghệ để làm thuốc?. Loại thuốc từ tỏi, nghệ đã được ông nghiên cứu và sản xuất như Garlic Film nhiều năm qua được dùng chống nhiễm trùng, huyết áp cao, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch...
    Với củ gừng, ông bào chế thành thuốc Ninon (tức là ?onín nôn?) trị chứng đầy bụng, buồn nôn. ?oTui đặt tên thuốc theo những kiểu tên này để bà con dễ hiểu, nhớ lâu? - ông Bé nói. Ông chủ trương biến rác thành của quí, những gì thuộc về phế phẩm mà nông dân bỏ lại trên đồng sau khi thu hoạch ông cũng cất công lội đồng gom hết về để nghiên cứu, chế biến. Đây chính là lý do tên ông gắn thêm hai chữ ?oông Ba ve chai?.
    Những năm tháng nằm rừng cải tạo khai hóa đất hoang, ông đã có nhiều lần thất bại vì áp dụng công thức theo như trong sách vở. Rồi ông rút ra một điều mà không giáo trình, giáo án nào dạy cả: cứ làm theo ca dao tục ngữ, thậm chí những câu ca mục đồng của nông dân cũng trúng phóc.
    ?oĐó không phải văn thơ đọc lên cho vui mà chính là qui luật đúc kết nhiều đời, một tài sản quí của VN? - ông nói. Một minh chứng của nó là câu ?onhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống?. Vùng đất này toàn phèn, ông đã nghiên cứu một hệ thống kênh mương để giải quyết vấn đề nước sạch.
    Giống cũng vậy, phải làm cho nó thích hợp với đất chứ không phải là cải tạo đất. Và ông đã thành công trong việc trồng cây cỏ ngọt, một loại cây khó trồng trên đất phèn. Đây là loại cây chiết xuất hoạt chất steviosid, được hội đồng khoa học cấp nhà nước đánh giá xuất sắc.
    Ngồi giữa đồng nước lộng gió, ông Ba mang ra đãi khách trái mít giống Mã Lai được ông mang về trồng ở đây. Múi ngọt và vàng ươm, khó ai có thể hình dung trên đất phèn này lại có giống cây ngon như thế. Đu đủ cũng vậy, chính ông là người đưa ra qui trình trồng tập trung để chiết xuất papain dùng trong công nghệ dược phẩm và xuất khẩu... Suốt gần một phần tư thế kỷ sống giữa đồng, ít ai biết ông Ba lại là một trong bảy nhà cung cấp hương liệu trên khắp thế giới của hãng dầu gió xanh nổi tiếng Eagle.
    Mang hạnh phúc về đồng nước nổi
    Nhiều năm qua đã có nhiều thế hệ sinh viên sinh hóa, y dược VN xem khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười của ông Ba là cuốn từ điển sống để nghiên cứu, học tập. Cả sinh viên nước ngoài cũng tìm đến xin ?othọ giáo? thầy Nguyễn Văn Bé. Khi dạy, ông luôn đưa học trò xuống đồng, lội ruộng một cách cực nhọc như người nông dân vì ?otrăm lần nghe không bằng một lần thấy?, đã xuống vùng đất này thì phải về với cỏ, cây, hoa, lá, chim muông...
    Từ nhỏ, ông Bé đã có thói quen tự học. Cho đến khi là một trong những bộ đội miền Nam được Nhà nước cử ra Bắc học, ông được xếp vào học chương trình lớp 8. Giải phóng, ông học tại khoa dược ĐH Y dược TP.HCM và được giữ lại trường giảng dạy, ông lại đề xuất hình thành một xưởng thực hành, sản xuất dược dành cho SV.
    Làm ra được những sản phẩm bán trên thị trường nhưng thời điểm ấy không được chấp nhận. Ước mơ ấy vẫn luôn thôi thúc, nhen nhóm mãi cho đến khi ông được điều đi phụ trách Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười đầu những năm 1980.
    Ở trung tâm hiện nay vẫn còn có 20 người ?ocựu trào?, trình độ học vấn của họ chưa cao nhưng rất thuần thục trong điều khiển, sửa chữa máy móc, công nghệ cao nơi này. Họ gắn bó với ông từ thuở ban đầu, được ông dựng vợ gả chồng và cung cấp cho họ cả những ngôi nhà di động đầy đủ tiện nghi. Ông đang xây dựng kế hoạch để mở trường công nhân kỹ thuật giữa Đồng Tháp Mười.
    ?oĐể những người nông dân nơi đây được học hành đàng hoàng. Tôi muốn mang lại sự công bằng cho cả những người không có điều kiện học lên cao?, ông Ba nói. Ngôi Trường tiểu học Hương Tràm cũng do ông xây và bên cạnh đó hình hài một bệnh xá khang trang cũng sắp được khánh thành. Đây là tiền của khu bảo tồn và những người bạn có tâm của ông góp sức để người nông dân mà ông gắn bó bao năm nay có điều kiện được chăm sóc tốt hơn.
    Hạnh phúc lớn nhất của đời ông là hai người con đều lấy học làm trọng. Người con đầu đang là SV ngành công nghệ thông tin, con út vừa được tổ chức tuyển chọn nhân tài quốc tế cấp học bổng học tại Singapore. Người vợ cùng nghề với ông chính là nguồn động viên lớn suốt gần một phần tư thế kỷ khi ông ?obỏ phố về rừng?.
    ĐẶNG TƯƠI
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=144343&ChannelID=89
    Một câu chuyện hay, có thực, về một người tình nguyện giúp đỡ nhân dân, cống hiến cho khoa học và cho Long An các bạn nhỉ.
  8. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Cổ nhạc Cần Đước
    [​IMG]
    Nghệ nhân Phan Văn Nhứt đánh bồng
    Ngày 18.02.2006, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam đã cử hành Lễ trao bằng công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho nghệ nhân cổ nhạc Phan Văn Nhứt tại Trung tâm văn hoá TP. Hồ Chí Minh. Việc làm này không chỉ ghi nhận công lao bảo tồn và truyền dạy âm nhạc truyền thống của lão nghệ nhân Phan Văn Nhứt mà còn là sự thừa nhận giá trị của dòng nhạc Cần Đước, nói rộng ra là Cần Đước - Cần Giuộc (Long An) - một dòng nhạc có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt đờn ca từ trong lễ tục gia đình đến lễ hội đình, chùa, miếu vũ và các cuộc tiệc vui chơi ở đất Gia Định - Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và cả TP. Hồ Chí Minh bây giờ.
    1. Không biết rõ từ thời điểm nào, xứ Cần Đước nổi danh về đặc sản gạo, với câu tục ngữ phổ biến ?oGạo Cần Đước, nước Đồng Nai?. Nhưng điều có thể chắc là vùng đất này, do nối với biển Đông là cửa Soài Rạp, lại từ đó thông vô đất liền là sông Vàm Cỏ, Rạch Cát... nên là nơi đón các nhóm lưu dân Nam tiến sớm. Bởi vậy, năm 1679 (trước khi Nguyễn Hữu Cảnh lập bộ máy hành chính ở phủ Gia Định năm 1698), khi chúa Nguyễn lập ?oCửu Trường biệt nạp? để thu thuế lưu dân ở vùng đất mới thì vùng Cần Đước - Cần Giuộc đã có đến hai trường biệt nạp là Cảnh Dương và Thiên Mụ. Dấu tích nay còn chép trong Địa bạ Minh Mạng và còn tồn tại là tên chùa làng xứ này: chùa Thiên Mụ! Nói là vậy, song sự thật là năm 1765, khi Nguyễn Cư Trinh chính thức tiếp quản hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp và nói chung, cuộc sống của người dân ở đây vẫn còn nhiều vất vả vì đây là vùng đất ngập/ nhiễm mặn lại kết phèn. Sách Gia Định thành thông chí (biên soạn hồi đầu thế kỷ XIX) cho biết ở vùng đất này, hồi đó: ?oChín nhà làm ruộng mới có một nhà buôn bán nên tập tục còn chất phác như xưa? và xác định đây là xứ ?oruộng bùn, nước mặn, nếu có đào ao, vét giếng thì nước tuy lạt nhưng nấu sôi lại mặn cũng không thể dùng để ăn uống. Cho nên hàng năm từ tháng 10 lúc hết mùa mưa tới tháng 4 lúc cuối mùa khô có người chuyên dùng ghe rửa sạch chở đầy nước ngọt tới các nơi ấy đồi lấy lúa?.
    Cái khó ló cái khôn, lời tục đó thường đúng. Nhưng thấy được và khai thác được cái lợi thế của mình luôn là một quá trình... có phần hơi bị lâu. Ở đây, lợi thế lớn nhất của vùng đất này là một trạm trung chuyển của tuyến giao thông - vận tải đường sông nối miền đồng bằng sông Cửu Long với vùng đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn và cả với miền Đông Nam bộ qua sông Vàm Cỏ và Rạch Cát: năm 1879, đào kinh Nước Mặn nối Vàm Cỏ vào Rạch Cát, có thể coi là cái mốc đánh dấu sự chuyển biến từ xứ sở ?ochất phác như xưa? đến một bước phát triển đáng kể.
    Một trong những lối ra nổi bật là nghề đóng ghe. Ghe Cần Đước ?omũi đỏ lườn xanh? và đặc biệt là con mắt ghe tròn trông đen ngó vào trừng trừng vang danh khắp giang hồ lục tỉnh. Nghề đóng ghe phất lên là do nghề đi ghe thịnh hành. Ghe lúa (mua bán chở về bán cho nhà máy xay, bạn hàng xáo), ghe đi lọp (mua cá tươi ở tận vùng Đồng Tháp Mười, Sở Thượng...), ghe mua ?ocá ngọn? (cá nhỏ ở miền Tây về bán cho người ta muối mắm), ghe phân (chở phân cá, tro), ghe heo (thu mua heo tứ xứ chở về bán cho lò mổ ở Chợ Lớn - Sài Gòn), ghe cát (xúc cát sông phục vụ nhu cầu xây dựng), ghe đi rừng (ghe xuồng đi đốn/ mua củi đước, mắm, su, vẹt... bán để chụm, đốt lò chén, lò lu ở Lái Thiêu, Tân Vạn...). Vô số nghề sông nước hình thành và chuyển biến lớn là từ nông qua thương nghiệp. Nghề đi đổi đặc biệt phát triển. Họ xuôi ghe lên lấy đồ gốm, đồ gỗ Lái Thiêu, Biên Hoà đi đổi lúa khắp lục tỉnh. Chợ búa, tụ điểm buôn bán ở các bến thuyền sung túc.
    Bình Tây, Rạch Cát ghe nhiều,
    Gò Đen, Rạch Kiến, Rạch Đào chợ sung.
    (Nam kỳ nhơn vật phong tục diễn ca, 1909)
    Trong số chợ, sung mậu đáng kể là chợ kinh Nước Mặn. Nó phát triển vì đây là ?otrạm đình? chờ con nước thuận mà đi lên Sài Gòn, miền Đông hay xuống miền Tây. Đây là một thị tứ: tiệm, quán bán gạo, củi, mắm, muối, tạp hoá; xuồng bán vàm bán chè, cháo, thức ăn... Tác động lớn nhất là sự mở rộng giao lưu không chỉ kinh tế mà cả văn hoá: lối sống thị dân lan toả, ảnh hưởng, hình thành các cụm văn xã theo các ?oxóm chùm? (những người đồng nghiệp cư trú tập trung). Do đi đây đó, họ phải học võ để phòng thân và bảo vệ nhau. Đám bối (trộm đường sông) Ba Cụm, Cây Khô, đám du côn chợ, du côn vườn đều cạch mặt dân thương hồ Cần Đước. Lối sống ?ođiệu nghệ, giang hồ? không chỉ có vậy, phải ?ovăn võ song toàn?, tức phải biết ca, biết hát đôi bài để giao lưu, thời thượng là rao được vài bản đờn, thuộc đôi bài ca tài tử, mấy bài vọng cổ... làm vốn để phong lưu nơi xứ lạ quê người, thù tạc với bạn bè bên chén rượu, chung trà - không phải nơi cao lâu tửu điếm thì cũng ở quán chè, tiệm cà phê hủ tíu... Đời giang hồ: tứ hải giai huynh đệ kia mà. Nhạc Cần Đước, đờn ca tài tử Cần Đước hình thành và phát triển trong môi trường đó và từ cuộc sống đó mà lan toả đây đó.
    Mặt khác, xứ ruộng biền nương rẫy, một năm một vụ, thời nông nhàn, người không làm nghề sông nước phải chọn cách ?obán công bán nông?. Họ lên Chợ Lớn - Sài Gòn làm ăn. Người ở Long Cang, Long Định đi bán chiếu. Nghề mộc (tủ, giường, bàn ghế), nghề điêu khắc gỗ cũng lấy chốn đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn là nơi hành nghề... Ấy vậy, nên cuộc sống của người Cần Đước không khuôn vào ?obổn xứ? mà là tứ xứ. Đi xa làm ăn là chuyện thường tình. Nhạc cổ Cần Đước cũng vậy, nó theo đường của các nghệ nhân mà đi...
    2. Từ những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, âm nhạc cổ điển ở miền Đông, miền Tây Nam kỳ đã có phần phát triển mạnh mẽ. Long An nằm giữa hai khu vực này đã đón nhận được thành quả nghệ thuật hai phái nhạc miền Đông và miền Tây, do vậy số lượng bài bản có phần phong phú. Quá trình phát triển nhạc cổ Long An nói chung cũng là quá trình phát triển từ nhạc lễ đến nhạc tài tử, cải lương, từ hoạt động bán chuyên nghiệp đến chuyên nghiệp. Một đặc điểm khác là lịch sử phát triển của âm nhạc cổ điển ở Long An trong từng khu vực tương đối độc lập nhau, nổi bật là khu vực Cần Giuộc - Cần Đước, khu vực Đức Hoà và khu vực Tân An - Thủ Thừa - Châu Thành - Tân Trụ.
    Ở khu vực Cần Giuộc - Cần Đước, theo tục truyền từ nửa sau thế kỷ XIX đã có bốn danh cầm kiệt xuất:
    Sâm, Hồ, Ngô, Đạo,
    Nhứt vĩ quán chi.
    Bốn ông Sâm, Hồ, Ngô, Đạo được các nhạc công đời sau coi như những danh cầm bậc thầy, một vĩ nhạc do họ diễn tấu quán xuyến được tất cả những gì ưu tú nhất của nghệ thuật âm thanh.
    Trên đây là lời tục truyền. Trong thực tế, vào những năm bản lề của thế kỷ XIX, XX truyền thống nhạc cổ của địa phương được các thầy đờn như Hai Trì cùng hai người con gái là Sáu Giỏi, Bảy Lung, Nhạc Hộ, Nhạc Viên... tiếp tục truyền bá, thì nhạc sư Nguyễn Quang Đại (thường gọi Ba Đợi - người mà đời sau xưng tụng là hậu tổ của nhạc cổ Nam kỳ) đã được mời về Cần Đước và những môn đệ của ông như Mười Kỳ, Hương sư Sự, Hương giáo Lễ cũng đã về Cần Giuộc để dạy nhạc.
    Đầu thế kỷ XX ở khu vực này đã có nhiều vạn nhạc lễ và một số nhóm đàn cây tài tử diễn tấu trong cúng đình, miếu, tang lễ và những cuộc tiệc vui chơi, cưới xin. Những danh cầm nhạc tài tử xuất sắc nhất của thời kỳ này là bộ tứ Tịnh-Khiết-Thoàn-Chiêu. Về nhạc lễ ở Phước Lâm (Cần Giuộc) có vạn nhạc của Chủ Ngoan và các con của ông ta: Bảy Nhì (sở trường đàn cò), Nhạc Khanh (giỏi về kèn). Kế tiếp Chủ Ngoan là Nhạc Tho (giỏi về kèn) cùng với em là Mười Thiệu (học đàn cò của Bảy Nhì, học trống nhạc của Hai Huệ - người Chợ Lớn) là những nhạc công thời danh lúc bấy giờ. Ngoài ra, Bảy Vô và Tám Ra (quê Phước Vĩnh Đông, Cần Giuộc) là hai nghệ nhân nổi tiếng về kèn và trống nhạc lễ được giới chơi nhạc lục tỉnh khâm phục.
    Ở Cần Đước Nhạc Láo tên thật là Nguyễn Văn Láo (1901 -1943) (người Tân Lân, Cần Đước, con của Nhạc Viên, cùng Bảy Huế (con nhạc Hộ) và các học trò của mình là Năm ***g, Năm Vai, Hai Đạm, Tám Nhứt... lập thành một vạn nhạc diễn tấu cả nhạc lễ lẫn nhạc tài tử.
    Nếu với bộ tứ Tịnh - Khiết - Thoàn - Chiêu nhạc cổ khu vực Cần Đước - Cần Giuộc chiếm được vị trí quan trọng trong giới đàn ca tài tử Nam kỳ thì tiếng tăm của Nhạc Láo, nhạc Cần Đước đã thật sự đạt đến tột đỉnh, đánh bạt uy tín những vạn nhạc nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long, ở Tây Ninh, ở Gò Vấp, Gia Định. Phần đóng góp lớn lao của Nhạc Láo, nhạc Cần Đước là lần đầu tiên diễn tấu thành công một cách sáng tạo các bài bản nhạc cổ theo nhịp 8, khi các nơi khác vẫn còn chơi theo nhịp 4. Khi ca nhạc tài tử bước đầu biểu diễn ca ra bộ và khi gánh cải lương của thầy Năm Tú ra đời và liên tiếp mấy thập niên sau đó, ở Cần Giuộc - Cần Đước đã xuất hiện nhiều danh cầm: Ba Đồng (Tân Kim), Chín Kỳ (kinh Nước Mặn), Tư Huyện (Phước Lâm), Mười Còn (Chợ Núi), Bảy Hàm (tên thật Trương Văn Đệ, Phước Lâm), Sáu Quí (em ruột Tư Huyện) và sau đó có Năm Ơn (nguyên giám đốc Nhà hát cải lương Việt Nam, Hà Nội), Hai Biểu (Chợ Đào), Mười Hinh (Chợ Trạm)... Họ đã từng diễn tấu cho nhiều gánh cải lương, đài phát thanh, các hãng dĩa Béca, Pathé, Asia và giảng dạy tại Trường âm nhạc Sài Gòn. Trong thực tế các nhạc công Cần Giuộc - Cần Đước đã chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong giới nhạc cổ. Bốn người hàng đầu được chọn ở thời kỳ này là Huyện - Còn - Hàm - Có. Trong số này, đặc biệt có Tư Huyện là người đầu tiên thành công trong việc dùng violon diễn tấu nhạc cổ và Bảy Hàm, người nhạc công đã từng chơi đàn cho gánh cải lương thầy Năm Tú, đã nghiên cứu tạo ra cây đàn kìm 4 dây được Viện nghiên cứu âm nhạc (Bộ văn hoá) công nhận.
    Cần Đước - Cần Giuộc không những đã cung ứng một số lượng nhạc công cho Sài Gòn mà hiện nay, những nhạc công thế hệ sau vẫn còn giữ một vai trò quan trọng ở khu vực này.
    Năm 1930, vì tham gia hoạt động ?oquốc sự?, Nhạc Láo đã rời Cần Đước lánh lên Gò Vấp. Từ đây, nhạc Cần Đước bắt đầu hình thành một chi phái tại Gia Định. Sau đó, Chín Láo cùng Chín Thau và tiếp theo là Tám Nhứt (Phan Văn Nhứt), Phan Văn Lựa, Phan Văn Hai (Hai Tò Le) đã thành lập vạn nhạc lễ Gò Vấp. Ở đây, nhạc Cần Đước càng ngày càng phát triển mạnh mẽ và đến nay đã trở thành một lò nhạc lớn ở TP. Hồ Chí Minh.
    Từ lò nhạc này và ngay tại quê hương Cần Đước đã sản sinh ra những thế hệ nhạc công mới. Tư Tuội (Ngô Văn Tuội), Ngọc Ánh (nhạc công của Đoàn hát bội TP. Hồ Chí Minh) Ba Tu (Trương Văn Tự nhạc công của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang)... là những người kế tục và hiện nay các thế hệ sau của nhạc Cần Đước - Cần Giuộc là một đội ngũ đông đảo.
    Ngoài vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, nhạc Cần Đước - Cần Giuộc cũng lan truyền trên vùng đất Đức Hoà - Tây Ninh. Ở Đức Lập, năm 1932, ông Bùi Văn Giúp (1914 - 1970) mời thầy đờn Tư Đồng từ Cần Giuộc về đây dạy nhạc. Sau 4 năm học Tư Đồng và nhiều người khác, ông Bùi Văn Giúp đã trở thành nhạc công sở trường cả nhạc tài tử lẫn nhạc lễ. Nhạc Giúp đã hành nghề liên tục suốt mấy chục năm. Ông có mặt ở nhiều gánh hát trong tỉnh và khắp vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Tây Ninh.
    Em ruột Nhạc Giúp là Bùi Văn Thiện cũng theo học thầy Tư Đồng và đã thụ đắc được sở trường về trống nhạc. Ông đã từng đánh trống cho gánh Tân Thành ban và cùng Nhạc Giúp đi biểu diễn ở nhiều nơi.
    Nhạc Giúp đã đào tạo một thế hệ nhạc công đông đảo khắp vùng Đức Hoà, Củ Chi, Hóc Môn. Một số nhạc công thuộc thế hệ sau trong nhóm nhạc Cần Đước ở Gò Vấp cũng đã thụ giáo Nhạc Giúp. Riêng ở Đức Hoà, đa số những nhạc công như Bùi Văn Hai, Bùi Văn Quây (con Nhạc Giúp), Út Dăm, Việc Lớn, Việc Nhỏ, Năm Mạo, Hai Tề, Tư Đáng, Hai Khánh, Năm Bao, Bầu Tây, Năm Trực v.v... đa số đều là học trò của Nhạc Giúp. Đó là đội ngũ nhạc công hậu duệ của dòng nhạc Cần Đước - Cần Giuộc ở Đức Hoà từ những năm trước Cánh mạng tháng Tám đến nay.
    3. Nhìn chung, với một thời gian ngắn, nhạc cổ ở Long An đã phát triển mạnh và đóng góp quan trọng cho hoạt động đờn ca ở Sài Gòn - Gia Định từ đầu thế kỷ XX đến nay. Nghệ nhân Phan Văn Nhứt, người được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian là một điển hình. Đây là việc làm có nhiều ý nghĩa, quan trọng hơn hết thảy là việc thừa nhận và tôn vinh công lao to lớn của một lão nghệ nhân đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của dòng nhạc Cần Đước - Cần Giuộc, của nhạc cổ Long An, của vùng đất Gia Định - Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh chúng ta. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ Hội thảo khoa học và lễ huý kỵ Đức nghệ nhân tiên phong của nhạc lễ và nhạc tài tử Nguyễn Quang Đại được tổ chức vào năm 1986 ở Cần Đước, nhiều nghệ nhân, nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều dữ liệu liên quan tiến trình truyền dạy và thừa kế dòng nhạc của Đức nghệ nhân Nguyễn Quang Đại; ở đó, chúng ta có được một danh sách các bậc nghệ nhân thời danh rất đáng tôn kính. Do vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta cần truy tôn các bậc nghệ nhân xuất sắc đã qua đời, cũng như tiếp tục công nhận các nghệ nhân xứng đáng khác còn sống. Mặt khác, theo chúng tôi, cũng rất quan trọng là chúng ta cần lập bài vị khắc danh tính các bậc nghệ nhân xuất sắc thuộc các thế hệ học trò của Đức nghệ nhân Nguyễn Quang Đại để đặt thờ ở đình Vạn Phước (Mỹ Lệ, Cần Đước), nơi hiện thờ Đức nghệ nhân Nguyễn Quang Đại. Công việc này là việc làm có ý nghĩa lớn lao, mà về sau, tác dụng ắt là rất quan trọng. Điều rõ ràng hơn hết thảy là ở mảnh đất phương Nam này, chúng ta sẽ có một ngôi miếu thờ trang nghiêm các ***** của ngành nhạc...
    http://tapchiktnn.no-ip.info/am/modules.php?name=News&file=article&sid=321
  9. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Cổ nhạc Cần Đước
    [​IMG]
    Nghệ nhân Phan Văn Nhứt đánh bồng
    Ngày 18.02.2006, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam đã cử hành Lễ trao bằng công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho nghệ nhân cổ nhạc Phan Văn Nhứt tại Trung tâm văn hoá TP. Hồ Chí Minh. Việc làm này không chỉ ghi nhận công lao bảo tồn và truyền dạy âm nhạc truyền thống của lão nghệ nhân Phan Văn Nhứt mà còn là sự thừa nhận giá trị của dòng nhạc Cần Đước, nói rộng ra là Cần Đước - Cần Giuộc (Long An) - một dòng nhạc có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt đờn ca từ trong lễ tục gia đình đến lễ hội đình, chùa, miếu vũ và các cuộc tiệc vui chơi ở đất Gia Định - Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và cả TP. Hồ Chí Minh bây giờ.
    1. Không biết rõ từ thời điểm nào, xứ Cần Đước nổi danh về đặc sản gạo, với câu tục ngữ phổ biến ?oGạo Cần Đước, nước Đồng Nai?. Nhưng điều có thể chắc là vùng đất này, do nối với biển Đông là cửa Soài Rạp, lại từ đó thông vô đất liền là sông Vàm Cỏ, Rạch Cát... nên là nơi đón các nhóm lưu dân Nam tiến sớm. Bởi vậy, năm 1679 (trước khi Nguyễn Hữu Cảnh lập bộ máy hành chính ở phủ Gia Định năm 1698), khi chúa Nguyễn lập ?oCửu Trường biệt nạp? để thu thuế lưu dân ở vùng đất mới thì vùng Cần Đước - Cần Giuộc đã có đến hai trường biệt nạp là Cảnh Dương và Thiên Mụ. Dấu tích nay còn chép trong Địa bạ Minh Mạng và còn tồn tại là tên chùa làng xứ này: chùa Thiên Mụ! Nói là vậy, song sự thật là năm 1765, khi Nguyễn Cư Trinh chính thức tiếp quản hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp và nói chung, cuộc sống của người dân ở đây vẫn còn nhiều vất vả vì đây là vùng đất ngập/ nhiễm mặn lại kết phèn. Sách Gia Định thành thông chí (biên soạn hồi đầu thế kỷ XIX) cho biết ở vùng đất này, hồi đó: ?oChín nhà làm ruộng mới có một nhà buôn bán nên tập tục còn chất phác như xưa? và xác định đây là xứ ?oruộng bùn, nước mặn, nếu có đào ao, vét giếng thì nước tuy lạt nhưng nấu sôi lại mặn cũng không thể dùng để ăn uống. Cho nên hàng năm từ tháng 10 lúc hết mùa mưa tới tháng 4 lúc cuối mùa khô có người chuyên dùng ghe rửa sạch chở đầy nước ngọt tới các nơi ấy đồi lấy lúa?.
    Cái khó ló cái khôn, lời tục đó thường đúng. Nhưng thấy được và khai thác được cái lợi thế của mình luôn là một quá trình... có phần hơi bị lâu. Ở đây, lợi thế lớn nhất của vùng đất này là một trạm trung chuyển của tuyến giao thông - vận tải đường sông nối miền đồng bằng sông Cửu Long với vùng đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn và cả với miền Đông Nam bộ qua sông Vàm Cỏ và Rạch Cát: năm 1879, đào kinh Nước Mặn nối Vàm Cỏ vào Rạch Cát, có thể coi là cái mốc đánh dấu sự chuyển biến từ xứ sở ?ochất phác như xưa? đến một bước phát triển đáng kể.
    Một trong những lối ra nổi bật là nghề đóng ghe. Ghe Cần Đước ?omũi đỏ lườn xanh? và đặc biệt là con mắt ghe tròn trông đen ngó vào trừng trừng vang danh khắp giang hồ lục tỉnh. Nghề đóng ghe phất lên là do nghề đi ghe thịnh hành. Ghe lúa (mua bán chở về bán cho nhà máy xay, bạn hàng xáo), ghe đi lọp (mua cá tươi ở tận vùng Đồng Tháp Mười, Sở Thượng...), ghe mua ?ocá ngọn? (cá nhỏ ở miền Tây về bán cho người ta muối mắm), ghe phân (chở phân cá, tro), ghe heo (thu mua heo tứ xứ chở về bán cho lò mổ ở Chợ Lớn - Sài Gòn), ghe cát (xúc cát sông phục vụ nhu cầu xây dựng), ghe đi rừng (ghe xuồng đi đốn/ mua củi đước, mắm, su, vẹt... bán để chụm, đốt lò chén, lò lu ở Lái Thiêu, Tân Vạn...). Vô số nghề sông nước hình thành và chuyển biến lớn là từ nông qua thương nghiệp. Nghề đi đổi đặc biệt phát triển. Họ xuôi ghe lên lấy đồ gốm, đồ gỗ Lái Thiêu, Biên Hoà đi đổi lúa khắp lục tỉnh. Chợ búa, tụ điểm buôn bán ở các bến thuyền sung túc.
    Bình Tây, Rạch Cát ghe nhiều,
    Gò Đen, Rạch Kiến, Rạch Đào chợ sung.
    (Nam kỳ nhơn vật phong tục diễn ca, 1909)
    Trong số chợ, sung mậu đáng kể là chợ kinh Nước Mặn. Nó phát triển vì đây là ?otrạm đình? chờ con nước thuận mà đi lên Sài Gòn, miền Đông hay xuống miền Tây. Đây là một thị tứ: tiệm, quán bán gạo, củi, mắm, muối, tạp hoá; xuồng bán vàm bán chè, cháo, thức ăn... Tác động lớn nhất là sự mở rộng giao lưu không chỉ kinh tế mà cả văn hoá: lối sống thị dân lan toả, ảnh hưởng, hình thành các cụm văn xã theo các ?oxóm chùm? (những người đồng nghiệp cư trú tập trung). Do đi đây đó, họ phải học võ để phòng thân và bảo vệ nhau. Đám bối (trộm đường sông) Ba Cụm, Cây Khô, đám du côn chợ, du côn vườn đều cạch mặt dân thương hồ Cần Đước. Lối sống ?ođiệu nghệ, giang hồ? không chỉ có vậy, phải ?ovăn võ song toàn?, tức phải biết ca, biết hát đôi bài để giao lưu, thời thượng là rao được vài bản đờn, thuộc đôi bài ca tài tử, mấy bài vọng cổ... làm vốn để phong lưu nơi xứ lạ quê người, thù tạc với bạn bè bên chén rượu, chung trà - không phải nơi cao lâu tửu điếm thì cũng ở quán chè, tiệm cà phê hủ tíu... Đời giang hồ: tứ hải giai huynh đệ kia mà. Nhạc Cần Đước, đờn ca tài tử Cần Đước hình thành và phát triển trong môi trường đó và từ cuộc sống đó mà lan toả đây đó.
    Mặt khác, xứ ruộng biền nương rẫy, một năm một vụ, thời nông nhàn, người không làm nghề sông nước phải chọn cách ?obán công bán nông?. Họ lên Chợ Lớn - Sài Gòn làm ăn. Người ở Long Cang, Long Định đi bán chiếu. Nghề mộc (tủ, giường, bàn ghế), nghề điêu khắc gỗ cũng lấy chốn đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn là nơi hành nghề... Ấy vậy, nên cuộc sống của người Cần Đước không khuôn vào ?obổn xứ? mà là tứ xứ. Đi xa làm ăn là chuyện thường tình. Nhạc cổ Cần Đước cũng vậy, nó theo đường của các nghệ nhân mà đi...
    2. Từ những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, âm nhạc cổ điển ở miền Đông, miền Tây Nam kỳ đã có phần phát triển mạnh mẽ. Long An nằm giữa hai khu vực này đã đón nhận được thành quả nghệ thuật hai phái nhạc miền Đông và miền Tây, do vậy số lượng bài bản có phần phong phú. Quá trình phát triển nhạc cổ Long An nói chung cũng là quá trình phát triển từ nhạc lễ đến nhạc tài tử, cải lương, từ hoạt động bán chuyên nghiệp đến chuyên nghiệp. Một đặc điểm khác là lịch sử phát triển của âm nhạc cổ điển ở Long An trong từng khu vực tương đối độc lập nhau, nổi bật là khu vực Cần Giuộc - Cần Đước, khu vực Đức Hoà và khu vực Tân An - Thủ Thừa - Châu Thành - Tân Trụ.
    Ở khu vực Cần Giuộc - Cần Đước, theo tục truyền từ nửa sau thế kỷ XIX đã có bốn danh cầm kiệt xuất:
    Sâm, Hồ, Ngô, Đạo,
    Nhứt vĩ quán chi.
    Bốn ông Sâm, Hồ, Ngô, Đạo được các nhạc công đời sau coi như những danh cầm bậc thầy, một vĩ nhạc do họ diễn tấu quán xuyến được tất cả những gì ưu tú nhất của nghệ thuật âm thanh.
    Trên đây là lời tục truyền. Trong thực tế, vào những năm bản lề của thế kỷ XIX, XX truyền thống nhạc cổ của địa phương được các thầy đờn như Hai Trì cùng hai người con gái là Sáu Giỏi, Bảy Lung, Nhạc Hộ, Nhạc Viên... tiếp tục truyền bá, thì nhạc sư Nguyễn Quang Đại (thường gọi Ba Đợi - người mà đời sau xưng tụng là hậu tổ của nhạc cổ Nam kỳ) đã được mời về Cần Đước và những môn đệ của ông như Mười Kỳ, Hương sư Sự, Hương giáo Lễ cũng đã về Cần Giuộc để dạy nhạc.
    Đầu thế kỷ XX ở khu vực này đã có nhiều vạn nhạc lễ và một số nhóm đàn cây tài tử diễn tấu trong cúng đình, miếu, tang lễ và những cuộc tiệc vui chơi, cưới xin. Những danh cầm nhạc tài tử xuất sắc nhất của thời kỳ này là bộ tứ Tịnh-Khiết-Thoàn-Chiêu. Về nhạc lễ ở Phước Lâm (Cần Giuộc) có vạn nhạc của Chủ Ngoan và các con của ông ta: Bảy Nhì (sở trường đàn cò), Nhạc Khanh (giỏi về kèn). Kế tiếp Chủ Ngoan là Nhạc Tho (giỏi về kèn) cùng với em là Mười Thiệu (học đàn cò của Bảy Nhì, học trống nhạc của Hai Huệ - người Chợ Lớn) là những nhạc công thời danh lúc bấy giờ. Ngoài ra, Bảy Vô và Tám Ra (quê Phước Vĩnh Đông, Cần Giuộc) là hai nghệ nhân nổi tiếng về kèn và trống nhạc lễ được giới chơi nhạc lục tỉnh khâm phục.
    Ở Cần Đước Nhạc Láo tên thật là Nguyễn Văn Láo (1901 -1943) (người Tân Lân, Cần Đước, con của Nhạc Viên, cùng Bảy Huế (con nhạc Hộ) và các học trò của mình là Năm ***g, Năm Vai, Hai Đạm, Tám Nhứt... lập thành một vạn nhạc diễn tấu cả nhạc lễ lẫn nhạc tài tử.
    Nếu với bộ tứ Tịnh - Khiết - Thoàn - Chiêu nhạc cổ khu vực Cần Đước - Cần Giuộc chiếm được vị trí quan trọng trong giới đàn ca tài tử Nam kỳ thì tiếng tăm của Nhạc Láo, nhạc Cần Đước đã thật sự đạt đến tột đỉnh, đánh bạt uy tín những vạn nhạc nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long, ở Tây Ninh, ở Gò Vấp, Gia Định. Phần đóng góp lớn lao của Nhạc Láo, nhạc Cần Đước là lần đầu tiên diễn tấu thành công một cách sáng tạo các bài bản nhạc cổ theo nhịp 8, khi các nơi khác vẫn còn chơi theo nhịp 4. Khi ca nhạc tài tử bước đầu biểu diễn ca ra bộ và khi gánh cải lương của thầy Năm Tú ra đời và liên tiếp mấy thập niên sau đó, ở Cần Giuộc - Cần Đước đã xuất hiện nhiều danh cầm: Ba Đồng (Tân Kim), Chín Kỳ (kinh Nước Mặn), Tư Huyện (Phước Lâm), Mười Còn (Chợ Núi), Bảy Hàm (tên thật Trương Văn Đệ, Phước Lâm), Sáu Quí (em ruột Tư Huyện) và sau đó có Năm Ơn (nguyên giám đốc Nhà hát cải lương Việt Nam, Hà Nội), Hai Biểu (Chợ Đào), Mười Hinh (Chợ Trạm)... Họ đã từng diễn tấu cho nhiều gánh cải lương, đài phát thanh, các hãng dĩa Béca, Pathé, Asia và giảng dạy tại Trường âm nhạc Sài Gòn. Trong thực tế các nhạc công Cần Giuộc - Cần Đước đã chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong giới nhạc cổ. Bốn người hàng đầu được chọn ở thời kỳ này là Huyện - Còn - Hàm - Có. Trong số này, đặc biệt có Tư Huyện là người đầu tiên thành công trong việc dùng violon diễn tấu nhạc cổ và Bảy Hàm, người nhạc công đã từng chơi đàn cho gánh cải lương thầy Năm Tú, đã nghiên cứu tạo ra cây đàn kìm 4 dây được Viện nghiên cứu âm nhạc (Bộ văn hoá) công nhận.
    Cần Đước - Cần Giuộc không những đã cung ứng một số lượng nhạc công cho Sài Gòn mà hiện nay, những nhạc công thế hệ sau vẫn còn giữ một vai trò quan trọng ở khu vực này.
    Năm 1930, vì tham gia hoạt động ?oquốc sự?, Nhạc Láo đã rời Cần Đước lánh lên Gò Vấp. Từ đây, nhạc Cần Đước bắt đầu hình thành một chi phái tại Gia Định. Sau đó, Chín Láo cùng Chín Thau và tiếp theo là Tám Nhứt (Phan Văn Nhứt), Phan Văn Lựa, Phan Văn Hai (Hai Tò Le) đã thành lập vạn nhạc lễ Gò Vấp. Ở đây, nhạc Cần Đước càng ngày càng phát triển mạnh mẽ và đến nay đã trở thành một lò nhạc lớn ở TP. Hồ Chí Minh.
    Từ lò nhạc này và ngay tại quê hương Cần Đước đã sản sinh ra những thế hệ nhạc công mới. Tư Tuội (Ngô Văn Tuội), Ngọc Ánh (nhạc công của Đoàn hát bội TP. Hồ Chí Minh) Ba Tu (Trương Văn Tự nhạc công của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang)... là những người kế tục và hiện nay các thế hệ sau của nhạc Cần Đước - Cần Giuộc là một đội ngũ đông đảo.
    Ngoài vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, nhạc Cần Đước - Cần Giuộc cũng lan truyền trên vùng đất Đức Hoà - Tây Ninh. Ở Đức Lập, năm 1932, ông Bùi Văn Giúp (1914 - 1970) mời thầy đờn Tư Đồng từ Cần Giuộc về đây dạy nhạc. Sau 4 năm học Tư Đồng và nhiều người khác, ông Bùi Văn Giúp đã trở thành nhạc công sở trường cả nhạc tài tử lẫn nhạc lễ. Nhạc Giúp đã hành nghề liên tục suốt mấy chục năm. Ông có mặt ở nhiều gánh hát trong tỉnh và khắp vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Tây Ninh.
    Em ruột Nhạc Giúp là Bùi Văn Thiện cũng theo học thầy Tư Đồng và đã thụ đắc được sở trường về trống nhạc. Ông đã từng đánh trống cho gánh Tân Thành ban và cùng Nhạc Giúp đi biểu diễn ở nhiều nơi.
    Nhạc Giúp đã đào tạo một thế hệ nhạc công đông đảo khắp vùng Đức Hoà, Củ Chi, Hóc Môn. Một số nhạc công thuộc thế hệ sau trong nhóm nhạc Cần Đước ở Gò Vấp cũng đã thụ giáo Nhạc Giúp. Riêng ở Đức Hoà, đa số những nhạc công như Bùi Văn Hai, Bùi Văn Quây (con Nhạc Giúp), Út Dăm, Việc Lớn, Việc Nhỏ, Năm Mạo, Hai Tề, Tư Đáng, Hai Khánh, Năm Bao, Bầu Tây, Năm Trực v.v... đa số đều là học trò của Nhạc Giúp. Đó là đội ngũ nhạc công hậu duệ của dòng nhạc Cần Đước - Cần Giuộc ở Đức Hoà từ những năm trước Cánh mạng tháng Tám đến nay.
    3. Nhìn chung, với một thời gian ngắn, nhạc cổ ở Long An đã phát triển mạnh và đóng góp quan trọng cho hoạt động đờn ca ở Sài Gòn - Gia Định từ đầu thế kỷ XX đến nay. Nghệ nhân Phan Văn Nhứt, người được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian là một điển hình. Đây là việc làm có nhiều ý nghĩa, quan trọng hơn hết thảy là việc thừa nhận và tôn vinh công lao to lớn của một lão nghệ nhân đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của dòng nhạc Cần Đước - Cần Giuộc, của nhạc cổ Long An, của vùng đất Gia Định - Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh chúng ta. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ Hội thảo khoa học và lễ huý kỵ Đức nghệ nhân tiên phong của nhạc lễ và nhạc tài tử Nguyễn Quang Đại được tổ chức vào năm 1986 ở Cần Đước, nhiều nghệ nhân, nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều dữ liệu liên quan tiến trình truyền dạy và thừa kế dòng nhạc của Đức nghệ nhân Nguyễn Quang Đại; ở đó, chúng ta có được một danh sách các bậc nghệ nhân thời danh rất đáng tôn kính. Do vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta cần truy tôn các bậc nghệ nhân xuất sắc đã qua đời, cũng như tiếp tục công nhận các nghệ nhân xứng đáng khác còn sống. Mặt khác, theo chúng tôi, cũng rất quan trọng là chúng ta cần lập bài vị khắc danh tính các bậc nghệ nhân xuất sắc thuộc các thế hệ học trò của Đức nghệ nhân Nguyễn Quang Đại để đặt thờ ở đình Vạn Phước (Mỹ Lệ, Cần Đước), nơi hiện thờ Đức nghệ nhân Nguyễn Quang Đại. Công việc này là việc làm có ý nghĩa lớn lao, mà về sau, tác dụng ắt là rất quan trọng. Điều rõ ràng hơn hết thảy là ở mảnh đất phương Nam này, chúng ta sẽ có một ngôi miếu thờ trang nghiêm các ***** của ngành nhạc...
    http://tapchiktnn.no-ip.info/am/modules.php?name=News&file=article&sid=321
  10. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Quyết giữ lấy nghề
    Trong thời buổi sà lan đóng bằng sắt thép ?ongự trị? trên những dòng sông, những chiếc ghe, tàu đóng bằng cây gỗ không còn thịnh như trước. Giá gỗ cùng các chi phí lại ?oleo thang? nên không ít cơ sở đóng ghe tàu ở xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An phải giải nghệ, số có vốn lớn chuyển sang đóng sà lan. Song, Chín Bạch vẫn ngày ngày bôn ba đến các tỉnh miền Đông săn tìm mua gỗ, quyết lòng giữ nghề truyền thống của cha anh để lại và để ?othả ước mơ của mình trôi trên sông? dù đồng lời có phần eo hẹp hơn.
    [​IMG]
    Anh Bùi Văn Bạch
    ƯỚC MƠ CỦA NGƯỜI THỢ MỘC
    Xã Tân Chánh, huyện Cần Đước tỉnh Long An có một làng nghề tồn tại hàng chục năm qua với 15 hộ làm nghề đóng ghe, tàu, sà lan, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Ghe Cần Đước nổi tiếng khắp vùng và giới thương hồ thường kháo nhau: Nhìn mũi ghe nhọn, cao là biết xuất xứ từ Cần Đước! Một số cơ sở có tiếng tăm trong làng nghề như: Hai Đua, Tấn Phát, Tư Thành, Thanh Bạch... Trong đó, Bùi Văn Bạch (Chín Bạch)-Chủ cơ sở đóng tàu Thanh Bạch là một tên tuổi mới, nhưng đã sớm nổi danh nhờ những con tàu kéo sà lan chất lượng và tâm huyết của một người trẻ với nghề. Hàng năm, cơ sở của anh thu lời trên 200 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 30 lao động, mức thu nhập từ 40.000-70.000 đồng/ngày.
    ? Làm quen với nghề mộc từ năm 11 tuổi, Bùi Văn Bạch là con thứ chín trong gia đình mười anh chị em, cha anh cũng là chủ trại đóng ghe xuồng nổi tiếng ở Tân Chánh. Học hết lớp 9, cha lâm bệnh phải sang lại cơ sở cho người khác, anh thôi học theo mấy người anh họ đến Đồng Nai, TPHCM và xuống tận Cà Mau làm thợ mộc. Mười bảy năm phiêu bạt, vừa làm thuê vừa học để nâng cao tay nghề và ấp ủ giấc mơ làm chủ đóng những con tàu xuôi khắp sông nước miền Tây. Năm 1995, Chín Bạch trở về Tân Chánh xây dựng gia đình và manh nha ý tưởng khởi nghiệp. Anh nói: ?oTôi sinh ra và lớn lên cạnh dòng sông Vàm Cỏ, ít nhiều cũng có duyên nợ với dòng sông này. Tôi rất muốn xuôi khắp miệt sông nước Nam bộ, nhưng khó có dịp, nên tôi gởi gắm giấc mơ của mình qua những con tàu có xuất xứ từ cơ sở của tôi. Hơn nữa, đóng tàu vốn là đam mê của tôi từ nhỏ?. Và thời còn làm thợ mộc, Chín Bạch khá nổi tiếng nhờ đôi tay khéo léo của mình.
    GIỮ LẤY NGHỀ TRUYỀN THỐNG
    Chín Bạch quyết tâm thực hiện ước mơ của mình. Năm 1997, vét sạch tài sản được 30 triệu đồng, đôi vợ chồng trẻ mở trại sửa chữa ghe tàu. Anh Bạch nhớ lại: ?oCuộc sống có lúc chật vật lắm vì tiền sửa chữa ghe tàu đâu có bao nhiêu. Hơn nữa, ở đây hàng chục hộ làm nghề này?. Ở tuổi 27, ước mơ làm chủ của Chín Bạch dần trở thành hiện thực, kinh nghiệm từ 17 năm làm nghề mộc đã giúp anh rất nhiều trong buổi đầu khởi nghiệp. Ban đầu nhờ các mối quen biết, sau anh tự tìm khách hàng. Suốt 5 năm dài, lao động miệt mài, anh dần dần tạo được ?othương hiệu? cho cơ sở của mình.
    Năm 2001, nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường thủy rất lớn và nghề vận tải thủy phát triển nhanh, nhiều cơ sở, doanh nghiệp, công ty đóng tàu được thành lập. Không bỏ lỡ thời cơ, Chín Bạch nâng cấp trại sửa chữa thành cơ sở sửa chữa và đóng mới ghe tàu tự hành. Bước đầu anh đóng tàu tự kéo sà lan, tải trọng từ 10 đến 200 tấn/chiếc cho khách hàng ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre? Anh cho biết: ?oKhông có vốn liếng, nhưng thời cơ tới là phải chớp lấy. Cũng may nhờ anh em giúp đỡ, họ cho mua và cưa cây trả gối đầu. Rồi làm từ từ có tiếng với kiểu mẫu khéo nên khách hàng tìm tới?. Trong 3 năm đầu, nhiều bản hợp đồng đóng mới tàu tự hành kéo sà lan đến với ông chủ trẻ Bùi Văn Bạch. Anh như con thoi đi về, khi thì lên miền Đông tìm mua cây sao, căm xe về xẻ gỗ, khi ở suốt ngày trong trại cưa, khi tất bật cùng với thợ hoàn thành những chiếc tàu mới...
    Trong các công đoạn đóng một chiếc ghe, khó nhất là uốn be, bởi bộ khung được tạo sẵn theo ?othiết kế? của chủ ghe và người thợ cả. Độ cong, thẳng của tấm be rất quan trọng trong việc quyết định sự bền bỉ của một chiếc ghe, tàu. Dân trong nghề thường ví: ?oLàm ruộng ăn theo mùa. Làm ghe ăn theo mẹo?. Mỗi trại đóng ghe tàu đều có ?obí quyết? riêng mà người ta gọi là ?omẹo? và ?omẹo? chính là kinh nghiệm của người thợ cả- cũng là chủ trại. Theo một số thợ có nhiều kinh nghiệm, ghe Cần Đước có một số đặc trưng như: Tấm lái phải sâu hơn tấm tiếp để ghe không bị mắc cạn, tấm tiếp được uốn cong sao cho bụng ghe có có độ cong phù hợp để ghe lướt nhanh và êm. Chậu mũi và chậu lái công cho hầm mũi và hầm lái có thể tích lớn (tận dụng sức chở), mũi nhọn và cao để cản được sóng nước tạt vào ghe khi chở khẳm. Đối với ghe đi biển bụng phải thon, mũi thẳng và nhọn để lướt, cắt sóng đi khơi xa?
    Còn anh Bạch cho rằng kiểu mẫu ghe, tàu mỗi năm mỗi khác, hiện tại anh chỉ đóng ghe mũi cào (đầu hơi vuông) chứ không đóng ghe mũi nhọn-đặc trưng nổi bật đã làm nên thương hiệu ghe Cần Đước một thời. Anh nói: ?oKiểu mẫu cũ không còn thích hợp nên mình phải cải tiến chứ. Hơn nữa, khách hàng bây giờ đặt hàng theo ý của họ và kèm theo bản thiết kế.
    36 tuổi, Bùi Văn Bạch có thâm niên 25 năm trong nghề. Cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu ghe tàu tự hành Thanh Bạch cũng có tiếng tăm trong vùng. Khi hỏi về ý định chuyển từ đóng tàu bằng gỗ sang bằng sắt, thép anh lắc đầu cho biết: chưa có dự tính. Và anh khẳng định: ?oHiện tại, nhiều cơ sở đã chuyển sang đóng sà lan để chở hàng hóa được nhiều hơn, nhưng sà lan cũng chỉ hoạt động trên những dòng sông lớn. Nam bộ với hệ thống sông ngòi chằng chịt vẫn rất cần những chiếc ghe, tàu nhỏ bằng gỗ để vận chuyển nông sản, thực phẩm? Tôi nghĩ nghề của mình chưa thể mai một được. Mà mình phải giữ nghề để sau này thương hồ xứ miền Tây còn tìm và biết đến ghe miệt Cần Đước chứ!?.
    Bài, ảnh: Gia Bảo
    http://www.baocantho.com.vn/vietnam/kinhte/35043

Chia sẻ trang này