1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LONG AN -cửa khẩu miền Tây

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi yeuanh_amtham, 31/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Quyết giữ lấy nghề
    Trong thời buổi sà lan đóng bằng sắt thép ?ongự trị? trên những dòng sông, những chiếc ghe, tàu đóng bằng cây gỗ không còn thịnh như trước. Giá gỗ cùng các chi phí lại ?oleo thang? nên không ít cơ sở đóng ghe tàu ở xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An phải giải nghệ, số có vốn lớn chuyển sang đóng sà lan. Song, Chín Bạch vẫn ngày ngày bôn ba đến các tỉnh miền Đông săn tìm mua gỗ, quyết lòng giữ nghề truyền thống của cha anh để lại và để ?othả ước mơ của mình trôi trên sông? dù đồng lời có phần eo hẹp hơn.
    [​IMG]
    Anh Bùi Văn Bạch
    ƯỚC MƠ CỦA NGƯỜI THỢ MỘC
    Xã Tân Chánh, huyện Cần Đước tỉnh Long An có một làng nghề tồn tại hàng chục năm qua với 15 hộ làm nghề đóng ghe, tàu, sà lan, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Ghe Cần Đước nổi tiếng khắp vùng và giới thương hồ thường kháo nhau: Nhìn mũi ghe nhọn, cao là biết xuất xứ từ Cần Đước! Một số cơ sở có tiếng tăm trong làng nghề như: Hai Đua, Tấn Phát, Tư Thành, Thanh Bạch... Trong đó, Bùi Văn Bạch (Chín Bạch)-Chủ cơ sở đóng tàu Thanh Bạch là một tên tuổi mới, nhưng đã sớm nổi danh nhờ những con tàu kéo sà lan chất lượng và tâm huyết của một người trẻ với nghề. Hàng năm, cơ sở của anh thu lời trên 200 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 30 lao động, mức thu nhập từ 40.000-70.000 đồng/ngày.
    ? Làm quen với nghề mộc từ năm 11 tuổi, Bùi Văn Bạch là con thứ chín trong gia đình mười anh chị em, cha anh cũng là chủ trại đóng ghe xuồng nổi tiếng ở Tân Chánh. Học hết lớp 9, cha lâm bệnh phải sang lại cơ sở cho người khác, anh thôi học theo mấy người anh họ đến Đồng Nai, TPHCM và xuống tận Cà Mau làm thợ mộc. Mười bảy năm phiêu bạt, vừa làm thuê vừa học để nâng cao tay nghề và ấp ủ giấc mơ làm chủ đóng những con tàu xuôi khắp sông nước miền Tây. Năm 1995, Chín Bạch trở về Tân Chánh xây dựng gia đình và manh nha ý tưởng khởi nghiệp. Anh nói: ?oTôi sinh ra và lớn lên cạnh dòng sông Vàm Cỏ, ít nhiều cũng có duyên nợ với dòng sông này. Tôi rất muốn xuôi khắp miệt sông nước Nam bộ, nhưng khó có dịp, nên tôi gởi gắm giấc mơ của mình qua những con tàu có xuất xứ từ cơ sở của tôi. Hơn nữa, đóng tàu vốn là đam mê của tôi từ nhỏ?. Và thời còn làm thợ mộc, Chín Bạch khá nổi tiếng nhờ đôi tay khéo léo của mình.
    GIỮ LẤY NGHỀ TRUYỀN THỐNG
    Chín Bạch quyết tâm thực hiện ước mơ của mình. Năm 1997, vét sạch tài sản được 30 triệu đồng, đôi vợ chồng trẻ mở trại sửa chữa ghe tàu. Anh Bạch nhớ lại: ?oCuộc sống có lúc chật vật lắm vì tiền sửa chữa ghe tàu đâu có bao nhiêu. Hơn nữa, ở đây hàng chục hộ làm nghề này?. Ở tuổi 27, ước mơ làm chủ của Chín Bạch dần trở thành hiện thực, kinh nghiệm từ 17 năm làm nghề mộc đã giúp anh rất nhiều trong buổi đầu khởi nghiệp. Ban đầu nhờ các mối quen biết, sau anh tự tìm khách hàng. Suốt 5 năm dài, lao động miệt mài, anh dần dần tạo được ?othương hiệu? cho cơ sở của mình.
    Năm 2001, nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường thủy rất lớn và nghề vận tải thủy phát triển nhanh, nhiều cơ sở, doanh nghiệp, công ty đóng tàu được thành lập. Không bỏ lỡ thời cơ, Chín Bạch nâng cấp trại sửa chữa thành cơ sở sửa chữa và đóng mới ghe tàu tự hành. Bước đầu anh đóng tàu tự kéo sà lan, tải trọng từ 10 đến 200 tấn/chiếc cho khách hàng ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre? Anh cho biết: ?oKhông có vốn liếng, nhưng thời cơ tới là phải chớp lấy. Cũng may nhờ anh em giúp đỡ, họ cho mua và cưa cây trả gối đầu. Rồi làm từ từ có tiếng với kiểu mẫu khéo nên khách hàng tìm tới?. Trong 3 năm đầu, nhiều bản hợp đồng đóng mới tàu tự hành kéo sà lan đến với ông chủ trẻ Bùi Văn Bạch. Anh như con thoi đi về, khi thì lên miền Đông tìm mua cây sao, căm xe về xẻ gỗ, khi ở suốt ngày trong trại cưa, khi tất bật cùng với thợ hoàn thành những chiếc tàu mới...
    Trong các công đoạn đóng một chiếc ghe, khó nhất là uốn be, bởi bộ khung được tạo sẵn theo ?othiết kế? của chủ ghe và người thợ cả. Độ cong, thẳng của tấm be rất quan trọng trong việc quyết định sự bền bỉ của một chiếc ghe, tàu. Dân trong nghề thường ví: ?oLàm ruộng ăn theo mùa. Làm ghe ăn theo mẹo?. Mỗi trại đóng ghe tàu đều có ?obí quyết? riêng mà người ta gọi là ?omẹo? và ?omẹo? chính là kinh nghiệm của người thợ cả- cũng là chủ trại. Theo một số thợ có nhiều kinh nghiệm, ghe Cần Đước có một số đặc trưng như: Tấm lái phải sâu hơn tấm tiếp để ghe không bị mắc cạn, tấm tiếp được uốn cong sao cho bụng ghe có có độ cong phù hợp để ghe lướt nhanh và êm. Chậu mũi và chậu lái công cho hầm mũi và hầm lái có thể tích lớn (tận dụng sức chở), mũi nhọn và cao để cản được sóng nước tạt vào ghe khi chở khẳm. Đối với ghe đi biển bụng phải thon, mũi thẳng và nhọn để lướt, cắt sóng đi khơi xa?
    Còn anh Bạch cho rằng kiểu mẫu ghe, tàu mỗi năm mỗi khác, hiện tại anh chỉ đóng ghe mũi cào (đầu hơi vuông) chứ không đóng ghe mũi nhọn-đặc trưng nổi bật đã làm nên thương hiệu ghe Cần Đước một thời. Anh nói: ?oKiểu mẫu cũ không còn thích hợp nên mình phải cải tiến chứ. Hơn nữa, khách hàng bây giờ đặt hàng theo ý của họ và kèm theo bản thiết kế.
    36 tuổi, Bùi Văn Bạch có thâm niên 25 năm trong nghề. Cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu ghe tàu tự hành Thanh Bạch cũng có tiếng tăm trong vùng. Khi hỏi về ý định chuyển từ đóng tàu bằng gỗ sang bằng sắt, thép anh lắc đầu cho biết: chưa có dự tính. Và anh khẳng định: ?oHiện tại, nhiều cơ sở đã chuyển sang đóng sà lan để chở hàng hóa được nhiều hơn, nhưng sà lan cũng chỉ hoạt động trên những dòng sông lớn. Nam bộ với hệ thống sông ngòi chằng chịt vẫn rất cần những chiếc ghe, tàu nhỏ bằng gỗ để vận chuyển nông sản, thực phẩm? Tôi nghĩ nghề của mình chưa thể mai một được. Mà mình phải giữ nghề để sau này thương hồ xứ miền Tây còn tìm và biết đến ghe miệt Cần Đước chứ!?.
    Bài, ảnh: Gia Bảo
    http://www.baocantho.com.vn/vietnam/kinhte/35043
  2. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    ''''Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc'''' - Ngôi đền thiêng trong văn học
    [​IMG]
    Nhà phê bình Hoài Thanh, trong bài viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một trong những bài văn hay nhất của chúng ta đã công nhận là từ trước khi có tác phẩm này, trong văn chương chưa hề có một cái nhìn yêu thương và kính phục như vậy đối với người nông dân: Nhớ linh xưa: cui cút làm ăn - toan lo nghèo khó?, và ông viết: "Bao nhiêu yêu thương trong hai từ cui cút ấy?!
    Cũng xin nói "cui cút" là từ ngữ "đặc Nam Bộ" nhưng thực ra ai cũng hiểu, và sách giáo khoa Văn học lớp 11 cũng đã chú thích khá rõ: "Cui cút làm ăn: có nghĩa là làm ăn lẻ loi, thầm lặng một cách tội nghiệp". Thực ra, trường ngữ nghĩa của "cui cút" còn rộng và sâu hơn "tội nghiệp" rất nhiều. Chỉ trong một câu văn 8 chữ: ?ocui cút làm ăn; toan lo nghèo khó" đã hiện lên đầy đủ một vòng đời không lối thoát của người nông dân Việt, người "dân ấp dân lân" Nam Bộ. Bắt đầu bằng cui cút, vật lộn làm ăn, toan lo để cuối cùng kết thúc trong nghèo khó. Cứ ngỡ họ sẽ mãi mãi cam chịu như thế: Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, và đúng như cụ Đồ Chiểu đã tả: Việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó. Họ thật thà và ngây thơ lắm, đến nỗi: Trông tin quan như trời hạn trông mưa, nhưng họ cũng dữ dằn lắm đó nghe: Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Đừng đùa với họ, nhất là đừng lừa họ, bịp họ! Đọc văn tế phải đặc biệt chú ý đến phép đối ngẫu, cả đại đối và tiểu đối. Người ta nói dường như từ văn tế đến thơ văn xuôi là một khoảng cách khá gần, đúng là như thế. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong khi tuân thủ chặt chẽ lề luật của một bài văn tế thông thường, đã vượt lên thành một tác phẩm văn học độc đáo có một không hai. Đây là lần đầu tiên trong văn học thành văn Việt Nam xuất hiện hình ảnh người nông dân - chiến sĩ, người cố nông, bần nông - nghĩa sĩ. Và Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Việt đầu tiên công khai vẽ lên và ngợi ca hình ảnh người anh hùng Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Giọng thơ bi thiết, hào sảng, dữ dội, dịu dàng, khi đôn hậu lúc quật cường ấy chính là giọng điệu chủ của văn học viết về chiến tranh, cuộc chiến tranh bắt đầu từ người dân, người lính, những nghĩa sĩ vô danh trùng trùng điệp điệp đã làm nên đất nước này và thề gìn giữ đất nước này.
    Xin hãy đọc đoạn văn viết về thân phận con người trong chiến tranh này và so sánh: Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ - Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ. Có thể coi đó là những câu thơ hay câu văn viết về chiến tranh thực nhất và hay nhất mọi thời đại. Nếu không phải là "nhà thơ của nhân dân", nếu không sống đến tận cùng tâm cảm niềm đau nỗi khổ của nhân dân thì không bao giờ viết được một áng văn như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
    Đúng, cụ Đồ Chiểu chỉ là một nhà thơ mù, một "người hát rong của nhân dân". Sinh thời cụ cũng không có chức tước gì, cũng chẳng được (hoặc không muốn nhận) đồng nhuận bút nào từ những tác phẩm của mình, nhưng một số tác phẩm cụ để lại mà tiêu biểu nhất là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã làm giàu cho nền văn học Việt Nam ở vào thời điểm thử thách khắc nghiệt nhất cho văn học và cho cả lịch sử đất nước.
    Chớ động vào những ngôi đền thiêng do chính nhân dân dựng lên! Cụ Đồ Chiểu "thảo dân" và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là ngôi đền thật, ngôi đền thiêng của văn học chúng ta. Hãy cẩn trọng khi chạm đến nó.
  3. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    ''''Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc'''' - Ngôi đền thiêng trong văn học
    [​IMG]
    Nhà phê bình Hoài Thanh, trong bài viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một trong những bài văn hay nhất của chúng ta đã công nhận là từ trước khi có tác phẩm này, trong văn chương chưa hề có một cái nhìn yêu thương và kính phục như vậy đối với người nông dân: Nhớ linh xưa: cui cút làm ăn - toan lo nghèo khó?, và ông viết: "Bao nhiêu yêu thương trong hai từ cui cút ấy?!
    Cũng xin nói "cui cút" là từ ngữ "đặc Nam Bộ" nhưng thực ra ai cũng hiểu, và sách giáo khoa Văn học lớp 11 cũng đã chú thích khá rõ: "Cui cút làm ăn: có nghĩa là làm ăn lẻ loi, thầm lặng một cách tội nghiệp". Thực ra, trường ngữ nghĩa của "cui cút" còn rộng và sâu hơn "tội nghiệp" rất nhiều. Chỉ trong một câu văn 8 chữ: ?ocui cút làm ăn; toan lo nghèo khó" đã hiện lên đầy đủ một vòng đời không lối thoát của người nông dân Việt, người "dân ấp dân lân" Nam Bộ. Bắt đầu bằng cui cút, vật lộn làm ăn, toan lo để cuối cùng kết thúc trong nghèo khó. Cứ ngỡ họ sẽ mãi mãi cam chịu như thế: Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, và đúng như cụ Đồ Chiểu đã tả: Việc cuốc việc cày việc bừa việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó. Họ thật thà và ngây thơ lắm, đến nỗi: Trông tin quan như trời hạn trông mưa, nhưng họ cũng dữ dằn lắm đó nghe: Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Đừng đùa với họ, nhất là đừng lừa họ, bịp họ! Đọc văn tế phải đặc biệt chú ý đến phép đối ngẫu, cả đại đối và tiểu đối. Người ta nói dường như từ văn tế đến thơ văn xuôi là một khoảng cách khá gần, đúng là như thế. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong khi tuân thủ chặt chẽ lề luật của một bài văn tế thông thường, đã vượt lên thành một tác phẩm văn học độc đáo có một không hai. Đây là lần đầu tiên trong văn học thành văn Việt Nam xuất hiện hình ảnh người nông dân - chiến sĩ, người cố nông, bần nông - nghĩa sĩ. Và Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Việt đầu tiên công khai vẽ lên và ngợi ca hình ảnh người anh hùng Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Giọng thơ bi thiết, hào sảng, dữ dội, dịu dàng, khi đôn hậu lúc quật cường ấy chính là giọng điệu chủ của văn học viết về chiến tranh, cuộc chiến tranh bắt đầu từ người dân, người lính, những nghĩa sĩ vô danh trùng trùng điệp điệp đã làm nên đất nước này và thề gìn giữ đất nước này.
    Xin hãy đọc đoạn văn viết về thân phận con người trong chiến tranh này và so sánh: Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ - Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ. Có thể coi đó là những câu thơ hay câu văn viết về chiến tranh thực nhất và hay nhất mọi thời đại. Nếu không phải là "nhà thơ của nhân dân", nếu không sống đến tận cùng tâm cảm niềm đau nỗi khổ của nhân dân thì không bao giờ viết được một áng văn như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
    Đúng, cụ Đồ Chiểu chỉ là một nhà thơ mù, một "người hát rong của nhân dân". Sinh thời cụ cũng không có chức tước gì, cũng chẳng được (hoặc không muốn nhận) đồng nhuận bút nào từ những tác phẩm của mình, nhưng một số tác phẩm cụ để lại mà tiêu biểu nhất là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã làm giàu cho nền văn học Việt Nam ở vào thời điểm thử thách khắc nghiệt nhất cho văn học và cho cả lịch sử đất nước.
    Chớ động vào những ngôi đền thiêng do chính nhân dân dựng lên! Cụ Đồ Chiểu "thảo dân" và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là ngôi đền thật, ngôi đền thiêng của văn học chúng ta. Hãy cẩn trọng khi chạm đến nó.
  4. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Lọ lem đi mò cá lọ lem
    [​IMG]
    Vận bộ bà ba nâu, đội chiếc nón lá, đi chân đất... đó là chân dung của những người phụ nữ đi mò bống kèo. Người dân ở bến đò Ngang (ấp Tân Tập, Cần Giuộc, Long An) ngày ngày, sớm tinh mơ, độ con nước rông (nước lớn) đang hạ dần, lại thấy họ cắp oi sang vùng đìa tôm Lý Nhơn, Cần Giờ - TPHCM để bắt cá bống kèo (còn gọi là cá lọ lem)...
    Một ngày của người phụ nữ bắt cá bống kèo bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào xế chiều. Họ đi thành từng tốp. Sau khi đò cập bến sang Cần Giờ, mỗi tốp sẽ chia nhau đi một hướng, đi bộ gần chục cây số đường đất bụi mù, đá dăm bằng chân không để đến nơi có cá.
    Tay không bắt bống rã người
    Cách bắt cá của họ đơn giản nhưng đổ khá nhiều mồ hôi: lội vào những đìa tôm chủ đã thu hoạch, tìm hang bống kèo, dùng tay (hoặc chân) ?oxịt? vào hang, một tay dùng vợt bít ?ongách thoát hiểm? của cá, bống kèo sẽ tự khắc tuôn vào vợt. Một chị theo nghề này 4 năm giải thích rằng con cá kèo có thói quen đào ba bốn ngách thoát hiểm, nhưng chị em bắt bống lành nghề nhìn là biết ngay đường thoát thân của nó và đặt vợt đúng chỗ?.
    Điệp khúc thường ngày của họ là ?olội và lội?. Bàn chân trần ố vàng vì phèn đã băng qua không biết bao nhiêu con lạch bùn sâu tới lưng quần, rễ đước, gốc cây đâm vào chân tóe máu. Không chỉ bàn chân chai sạn quen với thương tích mà đối với họ, còn những mối nguy hiểm khác. Chị Tư mới hành nghề gần một năm nhưng đã quá ?othấm? nỗi khổ cực của người trong nghề: ?oCá kèo trong đìa tôm nhiều, lại dễ bắt. Cũng chính vì vào đìa nên ớn nhất là mấy con chó béc-giê, chúng to như những con bê, sẵn sàng lao vào vật chị em lăn đùng. Thứ đến là chủ đìa sợ người bắt bống lội chỗ này qua chỗ khác, lây bệnh cho tôm, nhiều lần chúng tôi bị đuổi chạy có cờ. Vậy là, dù đi bắt bống kèo nhưng ai nấy đều khấn trời khấn đất sao cho tôm trúng mùa, không dịch bệnh, chủ đìa mới vui vẻ cho mình vào bắt bống kèo kiếm sống.
    Thứ đến nữa là sợ những con mùi mắt nhỏ sống trong vùng lầy, những buổi sáng tinh mơ ở vùng cực Đông TPHCM là thời điểm cho chúng tấn công chị em, cắn rất rát mà không dám gãi vì chân tay lấm đầy bùn. Chỉ khi chịu không nổi mới nhắm mắt... gãi, nước mặn chà xát vào vết cắn của mùi mắt càng rát thêm. Cuối cùng, không thể không nói tới, người bắt bống kèo phải rất cẩn thận kẻo mò trúng loài cá độc. Có thể điểm qua một vài con cá ?ohung thần? với chị em bắt bống như: cá ngát, cá mặt quỷ, cá mộc ma... Gai độc loại cá này mà đâm vào tay, chân nếu nhẹ thì la trời la đất, nặng thì nằm liệt mấy ngày liền...?.
    Chiều, khi con nước dâng lên ngập ruộng, đánh dấu một ngày mò bống kèo kết thúc, chị em lại xách vợt, oi trở về, cá bống được đựng trong oi. Những chiếc vợt, chiếc oi nhỏ, thô sơ, nhưng là công cụ kiếm sống chủ yếu của nhiều gia đình nơi đây.
    Những cuộc đời theo dấu ?olọ lem?
    Vẫn biết bắt bống kèo nứt nẻ chân tay, móng chân ố vàng, da sạm đen... thế nhưng trong cái ấp Tân Tập nhỏ nhoi của doi đất cực Đông Long An hiện tại, có không dưới vài chục chị em ngày ngày bám theo dấu con cá lọ lem kiếm miếng ăn cho gia đình. Có thể kể sơ qua như chị Hai thâm niên nhất trong ?ohội?, chị ?ocó duyên? với nghề mò bống từ năm 17 tuổi, cho đến nay đã bảy mặt con. Chị bảo ngày xưa bắt bống kèo để ăn ?ovui là chính?, còn bây giờ gánh nặng chồng chất trên đôi vai người phụ nữ đã luống tuổi: ?oCon cá bống kèo ngày càng hiếm, đi bắt ngày càng xa, không biết chân tôi lội được mấy ngày nữa?. Chị Chính thì cứ nằng nặc khẳng định ?onghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề?. Số là anh Chính, chồng chị, trước khi mất, để lại cho chị sáu đứa con côi. Chị cứ nghĩ, ?othân mình chỉ đến nước đi ở đợ cho người ta hòng kiếm ăn cho con?. Thế mà, anh Chính mất vài ngày sau, chị em trong xóm rủ đi bắt bống kèo cho đỡ buồn, chị đi theo, thế rồi... mê con cá lọ lem lúc nào không hay...
    Đối với chị em mò bống kèo ở đây, chỉ số đảm đang được đo bằng số cá kèo bắt được. Tính trung bình, một ngày một ?otay mò? kiếm được 2 kg, kiếm khoảng 100.000 đồng. Ai bắt nhiều thì tự nhiên có ?osố má? trong giới ?omò?, được chị em khác nể vì không phải đơn giản: ?oMuốn bắt được nhiều, phải biết tinh ý phát hiện địa bàn cá nhiều, thủ thuật bắt giỏi, biết ngày nào trong tháng thì cá kèo vào ao đẻ trứng...?.
    Cực khổ trong nghề nhiều quá nên chị em bắt bống kèo người đi trước bảo người đi sau, nhất là với các cô gái trẻ... lấy chồng trước rồi bắt bống kèo sau. Nhiều cô gái trong làng còn rất trẻ nhưng đã đi bắt lọ lem là đã có chồng con ở nhà rồi. Cuộc sống lam lũ, cơ cực là thế, nhưng điều tuyệt vời nhất, chị em nào cũng lo được cái ăn cho gia đình. Họ cũng đóng góp cho xã hội món đặc sản chỉ ở miền Nam mới có. Và không hiểu, chiều chiều bên nồi lẩu cá kèo nổi tiếng ở quận 3, quận 1 của TPHCM đô hội, có thực khách nào hiểu được để có con cá kèo béo ngậy, có những người phụ nữ suốt ngày dầm trong bùn nước...
    Một ngày theo dấu con cá lọ lem và những người phụ nữ có số phận như cô bé Lọ Lem trong câu chuyện cùng tên của nhà văn Pháp Charles Perrault, tôi thấy ánh lên trong mắt của những người mẹ, người chị niềm vui, tự hào của một cái kết có hậu cho cuộc đời họ: ?oCon bé nhà tui học cuối cấp ba, năm sau sẽ thi vào ĐH An ninh. Cho nó đi học, tui bắt cá trăm oi nữa cũng chịu...?.
    Bài và ảnh: NGUYỄN XUÂN HUY
    http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/phong-su/189089.asp
  5. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Lọ lem đi mò cá lọ lem
    [​IMG]
    Vận bộ bà ba nâu, đội chiếc nón lá, đi chân đất... đó là chân dung của những người phụ nữ đi mò bống kèo. Người dân ở bến đò Ngang (ấp Tân Tập, Cần Giuộc, Long An) ngày ngày, sớm tinh mơ, độ con nước rông (nước lớn) đang hạ dần, lại thấy họ cắp oi sang vùng đìa tôm Lý Nhơn, Cần Giờ - TPHCM để bắt cá bống kèo (còn gọi là cá lọ lem)...
    Một ngày của người phụ nữ bắt cá bống kèo bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào xế chiều. Họ đi thành từng tốp. Sau khi đò cập bến sang Cần Giờ, mỗi tốp sẽ chia nhau đi một hướng, đi bộ gần chục cây số đường đất bụi mù, đá dăm bằng chân không để đến nơi có cá.
    Tay không bắt bống rã người
    Cách bắt cá của họ đơn giản nhưng đổ khá nhiều mồ hôi: lội vào những đìa tôm chủ đã thu hoạch, tìm hang bống kèo, dùng tay (hoặc chân) ?oxịt? vào hang, một tay dùng vợt bít ?ongách thoát hiểm? của cá, bống kèo sẽ tự khắc tuôn vào vợt. Một chị theo nghề này 4 năm giải thích rằng con cá kèo có thói quen đào ba bốn ngách thoát hiểm, nhưng chị em bắt bống lành nghề nhìn là biết ngay đường thoát thân của nó và đặt vợt đúng chỗ?.
    Điệp khúc thường ngày của họ là ?olội và lội?. Bàn chân trần ố vàng vì phèn đã băng qua không biết bao nhiêu con lạch bùn sâu tới lưng quần, rễ đước, gốc cây đâm vào chân tóe máu. Không chỉ bàn chân chai sạn quen với thương tích mà đối với họ, còn những mối nguy hiểm khác. Chị Tư mới hành nghề gần một năm nhưng đã quá ?othấm? nỗi khổ cực của người trong nghề: ?oCá kèo trong đìa tôm nhiều, lại dễ bắt. Cũng chính vì vào đìa nên ớn nhất là mấy con chó béc-giê, chúng to như những con bê, sẵn sàng lao vào vật chị em lăn đùng. Thứ đến là chủ đìa sợ người bắt bống lội chỗ này qua chỗ khác, lây bệnh cho tôm, nhiều lần chúng tôi bị đuổi chạy có cờ. Vậy là, dù đi bắt bống kèo nhưng ai nấy đều khấn trời khấn đất sao cho tôm trúng mùa, không dịch bệnh, chủ đìa mới vui vẻ cho mình vào bắt bống kèo kiếm sống.
    Thứ đến nữa là sợ những con mùi mắt nhỏ sống trong vùng lầy, những buổi sáng tinh mơ ở vùng cực Đông TPHCM là thời điểm cho chúng tấn công chị em, cắn rất rát mà không dám gãi vì chân tay lấm đầy bùn. Chỉ khi chịu không nổi mới nhắm mắt... gãi, nước mặn chà xát vào vết cắn của mùi mắt càng rát thêm. Cuối cùng, không thể không nói tới, người bắt bống kèo phải rất cẩn thận kẻo mò trúng loài cá độc. Có thể điểm qua một vài con cá ?ohung thần? với chị em bắt bống như: cá ngát, cá mặt quỷ, cá mộc ma... Gai độc loại cá này mà đâm vào tay, chân nếu nhẹ thì la trời la đất, nặng thì nằm liệt mấy ngày liền...?.
    Chiều, khi con nước dâng lên ngập ruộng, đánh dấu một ngày mò bống kèo kết thúc, chị em lại xách vợt, oi trở về, cá bống được đựng trong oi. Những chiếc vợt, chiếc oi nhỏ, thô sơ, nhưng là công cụ kiếm sống chủ yếu của nhiều gia đình nơi đây.
    Những cuộc đời theo dấu ?olọ lem?
    Vẫn biết bắt bống kèo nứt nẻ chân tay, móng chân ố vàng, da sạm đen... thế nhưng trong cái ấp Tân Tập nhỏ nhoi của doi đất cực Đông Long An hiện tại, có không dưới vài chục chị em ngày ngày bám theo dấu con cá lọ lem kiếm miếng ăn cho gia đình. Có thể kể sơ qua như chị Hai thâm niên nhất trong ?ohội?, chị ?ocó duyên? với nghề mò bống từ năm 17 tuổi, cho đến nay đã bảy mặt con. Chị bảo ngày xưa bắt bống kèo để ăn ?ovui là chính?, còn bây giờ gánh nặng chồng chất trên đôi vai người phụ nữ đã luống tuổi: ?oCon cá bống kèo ngày càng hiếm, đi bắt ngày càng xa, không biết chân tôi lội được mấy ngày nữa?. Chị Chính thì cứ nằng nặc khẳng định ?onghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề?. Số là anh Chính, chồng chị, trước khi mất, để lại cho chị sáu đứa con côi. Chị cứ nghĩ, ?othân mình chỉ đến nước đi ở đợ cho người ta hòng kiếm ăn cho con?. Thế mà, anh Chính mất vài ngày sau, chị em trong xóm rủ đi bắt bống kèo cho đỡ buồn, chị đi theo, thế rồi... mê con cá lọ lem lúc nào không hay...
    Đối với chị em mò bống kèo ở đây, chỉ số đảm đang được đo bằng số cá kèo bắt được. Tính trung bình, một ngày một ?otay mò? kiếm được 2 kg, kiếm khoảng 100.000 đồng. Ai bắt nhiều thì tự nhiên có ?osố má? trong giới ?omò?, được chị em khác nể vì không phải đơn giản: ?oMuốn bắt được nhiều, phải biết tinh ý phát hiện địa bàn cá nhiều, thủ thuật bắt giỏi, biết ngày nào trong tháng thì cá kèo vào ao đẻ trứng...?.
    Cực khổ trong nghề nhiều quá nên chị em bắt bống kèo người đi trước bảo người đi sau, nhất là với các cô gái trẻ... lấy chồng trước rồi bắt bống kèo sau. Nhiều cô gái trong làng còn rất trẻ nhưng đã đi bắt lọ lem là đã có chồng con ở nhà rồi. Cuộc sống lam lũ, cơ cực là thế, nhưng điều tuyệt vời nhất, chị em nào cũng lo được cái ăn cho gia đình. Họ cũng đóng góp cho xã hội món đặc sản chỉ ở miền Nam mới có. Và không hiểu, chiều chiều bên nồi lẩu cá kèo nổi tiếng ở quận 3, quận 1 của TPHCM đô hội, có thực khách nào hiểu được để có con cá kèo béo ngậy, có những người phụ nữ suốt ngày dầm trong bùn nước...
    Một ngày theo dấu con cá lọ lem và những người phụ nữ có số phận như cô bé Lọ Lem trong câu chuyện cùng tên của nhà văn Pháp Charles Perrault, tôi thấy ánh lên trong mắt của những người mẹ, người chị niềm vui, tự hào của một cái kết có hậu cho cuộc đời họ: ?oCon bé nhà tui học cuối cấp ba, năm sau sẽ thi vào ĐH An ninh. Cho nó đi học, tui bắt cá trăm oi nữa cũng chịu...?.
    Bài và ảnh: NGUYỄN XUÂN HUY
    http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/phong-su/189089.asp
  6. huathu83

    huathu83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2007
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay lên mạng, tự nhiên tìm được trang web của trường cấp 3 mình học hồi xưa. Tự nhiên cảm xúc dạt dào, nhớ trường mình dể sợ. Hồi đó mình là một con bé lóc chóc, cứ mỗi giờ ra chơi là bạn bè nhờ mình đi mua bánh giúp, vì giờ chơi nào mình cũng đi ăn hàng, mỗi lần mua xong là cứ xách lên cầu thang 1 đống đồ ăn. Trong lớp thì cũng chúa quậy, thích chọc ghẹo người khác, hay lấy giấy dán bậy sau lưng người khác. Cho nên cuối năm cấp 3 mình được cả lớp phong tặng giải thưởng người ấn tượng của lớp.
    Bây giờ thì lớn rùi, mỗi đứa đi một phương để lo cho cuộc sống lo cho tương lai, mỗi năm vào ngày mùng 3 tết được gặp nhau 1 lần. Giá như mình được trở về thời cấp 3 ấy, dù chỉ 1 ngày, mình ước gì được quay lại thời trẻ con và rất ngây ngô ấy.
    Sau đây là bài hát về trường cấp 3 Tân An
    Đường học trò là Lộ Đình ngày cũ
    Nơi chúng tôi đi qua suốt những tháng ngày
    Thời tiểu học cho đến thời trung học
    Gắn bó cùng tôi mưa nắng vui buồn...
    Đường học trò dẫn tới khu trường học
    Áo trắng qua đây buổi sáng trưa chiều
    Đường rất đẹp mát dưới tàn hoa điệp
    Rợp sắc vàng trãi lối tháng ba
    Bài Ca Trung Học Tân An
    Đường học trò ngày xưa bụi đỏ
    Vương áo dài ngời kỷ niệm trẻ trung
    Em về đâu vòng xe tròn nỗi nhớ
    Quay đều, quay đều... xa lắc thanh xuân
    Đường học trò bây giờ đường Nguyễn Thái Bình
    Mười mấy năm rồi vẫn sáng chiều áo trắng
    Xin gởi lại nơi đây thời hoa nắng
    Các bạn tôi đã lưu lạc phương nào ???
    http://www.tanan.info/tanan/modules.php?name=News&op=viewst&sid=13
  7. huathu83

    huathu83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2007
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Vài nét giới thiệu về trường THPT Tân An

    - Nằm tại địa chỉ số 213 đường Nguyễn Thái Bình, phường 3, thị xã Tân An, tỉnh Long An, trường THPT Tân An chính thức được thành lập vào năm 1959. Trường THPT Tân An có bề dày truyền thống gần 50 năm lịch sử, là một trong những lá cờ đầu trong công tác giáo dục tỉnh nhà với tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm rất cao. Nhiều năm liền trường được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc.
    Những cột mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của trường:
    - Trường cấp 2-3 Tân An được chuyển thành trường THPT Tân An vào năm 1959. Vào thời điểm đó trường THPT Tân An nằm tại vị trí trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay, gồm 8 phòng, trong đó có 6 phòng học và 2 phòng hành chánh. Những năm đầu mới thành lập trường chỉ có lớp Đệ tam (tức lớp 10 hiện nay) và lớp Đệ nhị (tức lớp 11 hiện nay). Một vài năm sau đó trường THPT Tân An mở thêm lớp Đệ nhất.
    - Sau năm 1975 trường THPT Tân An chuyển cơ sở về trường Thánh Mẫu, hiện nay là trường Bán Công Tân An.
    - Đến năm 1987 trường chuyển cơ sở về địa chỉ số 213 Nguyễn Thái Bình, tức là cơ sở hiện nay.
    Hiện nay, trường THPT có tổng số hơn 70 cán bộ giáo viên, với hơn 1.500 học sinh. Trong 50 năm phát triển của mình, trường đã đạo tạo được nhiều học sinh giỏi, nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, đóng góp cho nền giáo dục của nước nhà. Vượt lên những khó khăn, các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên, học sinh ở trường, trong mọi thế hệ đều nêu cao tinh thần "Dạy tốt - Học tốt". Ngoài ra trường THPT cũng rất tích cực trong các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao của tỉnh, và cũng đã đạt rất được nhiều thành tích đáng kể.
    - Trong năm học này, năm học đầu tiên thực hiện nghị quyết đại hội X của Đảng, là năm toàn ngành giào dục đang quyết tâm thực hiện cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Trường THPT Tân An cũng phấn đấu thi đua để đạt được thành tích tốt nhất, xứng đáng với truyền thống từ trước đến nay của trường.
  8. giacmoxua

    giacmoxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    3.340
    Đã được thích:
    0
    Long An ở đây vắng quá
  9. policemexu

    policemexu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    4.200
    Đã được thích:
    1
    Để sư huynh vào cho nó xôm tụ.
    Đội bóng GĐT-LA
    Chuyển mình theo cơ chế

    Niềm vui tột độ của ông thầy "Tây" khi Gạch Đồng Tâm Long An lần thứ hai liên tiếp vô địch V-League.
    Chính thức ra mắt người hâm mộ tháng 5/2002, CLB bóng đá chuyên nghiệp Gạch Đồng Tâm Long An nhận được sự đóng góp tài chính từ Công ty gạch Đồng Tâm, một doanh nghiệp tư nhân ăn nên làm ra có ông chủ trẻ mê bóng đá, mê cả cung cách quản lý tiên tiến của các CLB bóng đá châu Âu.
    Với tổng doanh thu từ ?otập đoàn kinh tế nhà? - gồm Gạch Đồng Tâm, Ngói Đồng Tâm, Sơn Đồng Tâm và một số xí nghiệp của anh chị em trong gia đình - hàng năm lên đến vài nghìn tỷ đồng, ông bầu Võ Quốc Thắng dễ dàng trích ra khoảng trên dưới hai chục tỷ đồng mỗi năm để lo cho đội bóng như một hình thức quảng cáo hữu hiệu cho thương hiệu của doanh nghiệp.
    Nguồn tài chánh dồi dào ấy giúp mang về cho đội bóng một chuyên gia kỹ thuật giàu kinh nghiệm người Bồ Đào Nha và hàng loạt ngoại binh có đẳng cấp ở mỗi mùa bóng. Chính những nhân tố ngoại này hợp cùng dàn cầu thủ nội giàu nhiệt huyết, đã làm nên ?ohiện tượng GĐT. LA? trong suốt bốn mùa bóng vừa qua (vô địch hạng Nhất 2001 ?" 2002, á quân V ?" League 2003, hạng ba V ?" League 2004, vô địch V ?" League 2005)...
    Theo phân cấp, đơn vị chủ quản đội hiện nay là Công ty TNHH thể thao Đồng Tâm (vốn điều lệ 5 tỷ đồng). Ngoài việc trực tiếp quản lý hoạt động của CLB bóng đá, công ty này còn có chức năng tìm kiếm tài trợ, quảng cáo, sản xuất, mua bán trang phục, dụng cụ TDTT, tổ chức thi đấu kể cả môi giới chuyển nhượng cầu thủ trong và ngoài nước!
    Trong khi doanh thu từ những hoạt động trên còn khiêm tốn, chưa thể trang trải khoản kinh phí cả mùa giải của đội bóng, thế nhưng những gì đã làm của công ty cũng khá độc đáo và tất nhiên, cũng rất hiệu quả?
    Chuyên nghiệp ngay từ khâu tổ chức
    Suốt 4 mùa bóng vừa qua, GĐT.LA là một trong số rất ít các CLB - cùng với TMN.CSG, Bình Dương - có được khoản thu nhập thường xuyên và đáng kể từ lượng bảng quảng cáo phủ kín sân Tân An.
    Ngoài quan hệ kinh doanh và thân tình với ông bầu Võ Quốc Thắng trên tư cách Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ TP.HCM, điều chính yếu khiến các doanh nghiệp đến với GĐT.LA còn ở chỗ đây là một tập thể nổi tiếng với lối chơi trung thực (chưa bao giờ vướng vất chuyện mua bán, móc ngoặc dàn xếp), đẹp mắt và hiệu quả, được người hâm mộ và các phương tiện truyền thông đại chúng quan tâm.
    Mùa bóng 2005, 8 trận đấu của GĐT.LA được Truyền hình Việt Nam phát sóng trực tiếp trên tổng số 22 lượt trận còn riêng ở lượt về V ?" League 2006, con số này đạt đến 4/13 vòng đấu. Nếu chỉ xét đơn thuần về hiệu quả quảng cáo, đấy đã vượt chỉ tiêu yêu cầu đối với những nhà tài trợ cho đội bóng.
    Chưa có được những chuyên gia săn lùng cầu thủ đúng nghĩa, Công ty TNHH thể thao Đồng Tâm đã làm việc trực tiếp với một số nhà môi giới có uy tín để nhận về các cầu thủ ngoại có tiềm năng nhưng chưa có được một bản ?olý lịch? (thực tế thi đấu và thành tích) rõ ràng.
    Sau khi mùa bóng kết thúc, với bản lý lịch được GĐT.LA nhận xét đầy đủ, cầu thủ ngoại ấy đủ tiêu chuẩn để nhà môi giới chuyển nhượng đến bất cứ đội bóng nào...
    Trừ khoản lương hàng tháng trả cho cầu thủ ấy, GĐT.LA không phải tốn chi phí chuyển nhượng trong cả mùa bóng mà còn được nhận lại phần ?ohoa hồng? đáng kể từ nhà môi giới. Đây là trường hợp của trung vệ Bruno Barbosa và tiền đạo Indurance Idaho bổ sung hồi giai đoạn hai V ?" League 2004, sau đó đã sang Bồ Đào Nha và Nam Phi thi đấu...
    Ngoài ra, việc GĐT.LA ký kết hợp đồng với các cầu thủ ngoại thuộc dạng chuyển nhượng tự do rồi cho các đội bóng trong nước mượn cũng không khác mấy với cách làm ở các giải bóng đá nhà nghề ở châu Âu, châu Mỹ... nhằm giúp các cầu thủ tích lũy thêm kinh nghiệm thi đấu.
    Arthur Rocha đầu quân cho TT Huế mùa bóng 2004, Ronald Martin, Ishamala Tabanga khoác áo Quảng Nam (mùa bóng 2006 được triệu hồi về thi đấu cho ?ođội nhà? Sơn Đồng Tâm LA) hay Antonio Rodrigues thi đấu thành công ở Thép Miền Nam CSG ở nửa mùa giải đầu tiên có mặt ở Việt Nam là những minh chứng rõ nét (TMN.CSG sau đó đã trả giá đến 100.000 USD để được quyền sở hữu Antonio nhưng hợp đồng không thành).
    Cũng cần nói thêm, GĐT.LA cũng là một trong số ít đội bóng ?omát tay? trong việc tuyển mộ ngoại binh thông qua các ?ophi vụ? Fabio Santos, anh em nhà Rodrigues, Ishahamala Tabanga...!
    Mở cửa đón gió mới

    Những CĐV nhiệt tình của GĐT.LA phải ngồi bên ngoài sân đợi kết quả trận đấu được coi là chung kết. (Ảnh: Quốc An)
    Không quá kỳ vọng vào ngoại viện, từ khi mới ?ochân ướt, chân ráo? lên chuyên, GĐT.LA đã bắt tay ngay vào việc đào tạo tuyến trẻ để chuẩn bị lực lượng kế thừa.
    Cho đến nay, đây là CLB đầu tiên và duy nhất có đến ba êkip chơi ở ba giải đẳng cấp cao nhất thuộc hệ thống thi đấu hàng năm của Liên đoàn bóng đá Việt Nam: GĐT.LA tại V ?" League, Sơn Đồng Tâm LA thi đấu ở giải hạng Nhất và lứa U21 với phiên hiệu Ngói Đồng Tâm LA góp mặt ở sân chơi hạng Nhì năm mùa giải liên tiếp.
    Ngoài ra, đã có thời điểm CLB góp sức cùng ngành TDTT Long An hình thành tuyến cầu thủ U18 do chuyên gia người Brazil, Luciano de Abreu dẫn dắt hay một chuyên gia người Nam Phi là Sudesh Singh cũng từng đến Long An để làm việc với lứa U11 cách đây 4 năm, nhưng do không tuyển mộ đủ quân nên kế hoạch này đành phải hoãn lại (ông Singh sau đó được mời huấn luyện cho đội bóng đá? nữ Long An thi đấu một mùa duy nhất tại Giải VĐQG trước khi giải thể!).
    Luciano de Abreu, Sudesh Singh, Folha da Silva, Bozik Vratislav, Henrique Calisto? cũng là danh sách đáng chú ý về số lượng HLV ngoại đã và đang được Gạch tuyển dụng đồng thời cũng đã gặt hái thành công đáng kể với bóng đá Việt Nam.
    Đặc biệt quan tâm đến khâu đào tạo, tuyển mộ lực lượng để đủ sức thi đấu ở V ?" League, GĐT.LA còn đầu tư nhiều về mặt cơ sở vật chất, phục vụ tốt công tác huấn luyện và thi đấu với sự hỗ trợ rất lớn từ lãnh đạo chính quyền và ngành TDTT Long An.
    Ngoài khu nhà ở VĐV và sân tập đạt tiêu chuẩn tại Bến Lức (từng đón ĐTVN về tập huấn hồi Tiger Cup 2002) do Gạch Đồng Tâm đầu tư, từ đầu mùa giải V ?" League 2005, đội bóng GĐT.LA đã được thi đấu trên sân Tân An đã lắp đặt hoàn thiện giàn đèn cao áp và đường piste được phủ nhựa tổng hợp trị giá hàng tỷ đồng.
    Kinh doanh kết hợp niềm tin
    Nói đến Gạch Đồng Tâm LA, một thế lực mới của bóng đá Việt Nam những năm gần đây, nhiều người đặc biệt ấn tượng với thái độ ?ođồng tâm, đoàn kết? nơi đội bóng này, sợi dây liên kết từ các quan chức cho đến BHL và từng cầu thủ trong đội.
    Nhận lời mời của GĐT.LA, chuyên gia Calisto đến Việt Nam vào tháng 6/2001 với nhiệm vụ đưa đội bóng lên hạng chuyên nghiệp trong vai trò của một Giám đốc kỹ thuật. Sự am tường về chuyên môn và kinh nghiệm của những năm dẫn dắt CLB Boavista ở quê nhà (3 lần vô địch quốc gia, nhiều lần tham dự Cup UEFA, Cup C1) của ông Calisto đã giúp Gạch xây dựng mô hình CLB hiện đại, thăng hạng rồi nhanh chóng vươn lên đỉnh cao thành công với đủ bộ huy chương vàng, bạc, đồng chỉ sau ba mùa dự V ?" League!
    Không chỉ có vậy, theo các cầu thủ, điểm sáng nhất nơi "vị phù thủy" này chính là khả năng động viên tinh thần trước khó khăn. Cầu thủ có thể tâm sự với ông mỗi khi gặp bất cứ tình huống khó nào về chuyên môn, gia đình, cách cư xử với các HLV khác (khi lên đội tuyển quốc gia). Không hề quá lời khi cho rằng, chính liệu pháp tinh thần tuyệt vời này của ông Calisto mà rất nhiều cầu thủ từ chỗ vô danh trở thành tài sản quý của CLB lẫn ĐTQG, như: Tài Em, Văn Giàu, Minh Phương, Hoàng Thương (GĐT.LA), Trường Giang (Bình Dương), Xuân Thành (V. TC)...
    Còn nhớ trong một lần trò chuyện với người viết khi đội bóng vừa thăng hạng chuyên nghiệp, ông bầu Võ Quốc Thắng bên cạnh việc thừa nhận chuyện lương bổng ở GĐT.LA chưa thể sánh với các ?ođại gia? khác vẫn tự tin khẳng định: ?oCầu thủ của tôi không bao giờ chịu bán mình vì cái xấu, dù khoản tiền hàng trăm triệu, thậm chí lên đến bạc tỷ không trong sạch ấy lớn gấp hàng chục, hàng trăm lần thu nhập của họ ở GĐT.LA?.
    Niềm tin mãnh liệt của doanh nhân mê bóng đá này đã được khẳng định bằng thực tế: Khi rất nhiều cầu thủ trụ cột của đội tuyển U23 Việt Nam ?onhúng chàm? bán độ tại SEA Games 23, không ai khác Phan Văn Tài Em trong vai trò đội trưởng đã cùng các đồng đội Hoàng Thương và Tấn Tài đứng ra tố cáo sai phạm nghiêm trọng này.
    Không chỉ đặt mục tiêu thi đấu hết mình để đạt thành tích cao nhất ở V ?" League, GĐT.LA hiện đã quan tâm nhiều đến sân chơi quốc tế, cũng là một cách để phát triển tên tuổi đội bóng và thương hiệu doanh nghiệp.
    Với cách làm căn cơ và bài bản của mình, GĐT.LA sẽ tiếp tục duy trì được vị thế một đội bóng mạnh trong nước và trong tương lai không xa, tìm được tiếng nói trên đấu trường khu vực và châu lục.
  10. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Hôm rồi về Đức Hòa, chạy vào cụm di tích này, mình chỉ thấy vài tấm bảng đề di tích Bình Tả, rồi...chấm hết..hay là mình đi sai đường nhỉ.

Chia sẻ trang này