Lòng già ý trẻ đa đoan Lòng già ý trẻ đa đoan Thanh Son Ông lão đưa chiếc gậy quơ quơ vào khoảng không phiá trước. Ông lần dò tìm bước đi. Kể từ ngày mắt ông không còn trông thấy nữa, ông đã phải dùng cây gậy như người bạn dẫn đường. Nhưng nói là nói vậy, chứ thực sự không mấy khi ông phải dùng đến nó. Vì đã có thằng cháu giúp ông mọi việc. Nó là cháu ngoại của ông. Mẹ nó mất đi, hai ông cháu sống đùm bọc lấy nhau cho trọn tình, trọn kiếp. Mọi hôm cứ vừa nghe ông thức dậy ho khan, là thằng bé đã chạy ngay đến lo cho ông. Sáng nay vẫn cứ thế, song chờ một lúc không thấy cháu, ông mới tự đứng lên tìm lối đi. Trong đầu ông nghĩ chắc thằng bé hồi tối ham coi tivi nên sáng thức trệ Thì trẻ mỏ đôi lúc cũng để nó thoải mái một chút, chứ cuộc sống vốn dĩ đã khổ cực, thiếu thốn đủ thứ, bắt nê bắt nết nó sao đang. Phương chi tại con mẹ nó không may trời bắt mất sớm, chớ nếu còn thằng nhỏ đâu phải vất vả như vậỵ Tuổi nó là tuổi ăn tuổi chơi, đỡ đần chuyện nhà cửa là chuyện phụ, chứ có đâu phải hà rần làm đủ thứ việc như bây giờ. Tội nghiệp vừa ăn đi học lại còn đi chợ, nấu cơm, quét nhà, rửa chén. Rồi thêm lo xách nước cho ông tắm, lo dọn dẹp bô, lo bày bữa ăn, đôi khi vì tay run ông đánh đổ thứ gì ra bàn, thằng nhỏ lại phải lo lau chùi nữa. Thế nhưng nó làm mà không hề oán thán, vui vẻ với công việc, còn pha trò cho ông nó vui mà. Ông lão cũng mừng thầm thấy thằng cháu an phận, không đua đòi so sánh với bọn nhóc quanh nhà. Nó quanh quẩn bên ông. Phần ông ngấm ngầm hãnh diện vì đã giữ tròn lời hứa với mẹ nó. Có thế mẹ nó mới chịu xuôi tay nhắm mắt khi đã chắc chắn có người săn sóc cho con. Phần thằng nhỏ thì thấy ông khóc hoài từ ngày mẹ mất đến mắt nhoà dần, rồi không còn trông thấy gì nữa, thì càng xót ông hơn. Cũng vì mẹ nó mất sớm, làm ông nó buồn mà mất đi ánh sáng, nên bây giờ phải tận tình chăm lo cho ông thay mẹ Hai ông cháu, lòng già ý trẻ, đắp đổi với nhau cuộc sống qua ngàỵ Cũng may trước khi mẹ nó mất còn để lại căn nhà, hai ông cháu ở không hết, nên cho một cô gái thuê bớt lạị Cô ta buôn thuốc lá ở đầu đường, chỉ một thân một mình nên thuê cho gần chỗ bán. Nhờ đó hai ông cháu có đồng ra đồng vào do cô gái trả, để ăn uống hằng ngàỵ Cuộc sống do đó có chật vật, nhưng cũng tạm. Ông lão vẫn quơ quơ chiếc gậy, lần đi về phiá thằng bé vẫn ngủ Vừa đi, ông vừa cất tiếng gọi cháu : - Tửng ơi, thức dậy chưa con ? Không có tiếng trả lờịÔng lấy làm lạ, gọi lần nữa, lần nữạ Vẫn không có tiếng đoái hoàị Ông lão thực sự lo quýnh lên. Ông cố nhướn cặp mắt, tai nghiêng về một bên, vừa nghe ngóng, vừa sợ sệt. Trong đầu ông hiện lên nhiều hình ảnh không rõ rệt, song hình bóng nào cũng khiến ông lo lắng cả Hoặc thằng bé ngả bịnh thình lình không dậy nổị Hoặc thằng nhỏ có điều gì buồn giận, đã bỏ đị Ông bình tâm soát xét lại xem mấy bữa nay có làm điều chi khiến cháu hờn lẫy chăng mà không thấỵ Vậy thì cớ gì nghe tiếng ông mà nó không trả lờị Ông lại cất tiếng gọi, lần này nghe vừa lớn, vừa có vẻ hoảng hốt lên : - Tửng ơi, tửng ơi, con ở đâu ? Bấy giờ mới nghe có tiếng nó sụt sùi. Thằng bé đang khóc. Mà tại sao nó khóc chở Hay là nó chợt nhớ tới mẹ ? Hay là nó chợt tủi khi thấy nó cô đơn ? Hay là nó chợt thấy sống với ông nó có nhiều việc lo quá nên đâm nản ? Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng ông vẫn lần dò bước tới phía đứa cháụ Cây gậy chạm vào chỗ này chỗ khác. Cho đến khi đụng vào thằng bé, ông mới nhận ra cháu đang ngồi ở bậc thềm bước ra nhà saụ Dường như nó vẫn không để ý thấy ông đến. Thương cháu, ông đặt gậy rồi ngồi xuống cạnh bên. Thằng bé thì cứ khóc, còn ông lão thì yên lặng. Có lẽ ông đang nghe ngóng xem tại sao cháu ông khóc vậỵ Ông muốn ôm cháu vào lòng, hỏi han nó, vuốt ve nó, rồi an ủi cho nó nguôi. Nhưng ông không biết mở lời bằng cách nàọ Bằng cách nào thì ít ra phải nắm được cái nguyên nhân gây ra khổ não đã. Đằng này tự dưng đâu a thần phù mới sáng sớm nó đã khóc rồi thì biết đâu là đầu, là mối để gỡ. Giá như còn cặp mắt nhìn thấy cháu, hoạ chăng ông còn đoán mò được chút gị Còn bây giờ nó cứ sụt sịt, ông làm sao đi vào được trong lòng nó để thấy ruột gan nó ra saọ Ông cứ ngồi lặng thinh bên nó như vậỵ Thằng bé chừng đã khóc đủ nên bất thần ngả vào thân ông và khóc oà lên " Ngoạị" Rồi nó nghẹn ngào không nói được gì thêm. Ông lão quính lên. Như vậy là thằng nhỏ gặp chuyện quan trọng rồị Nó phải vượt xa khỏi tầm giải quyết của thằng bé nên nó mới tỏ ra thất vọng tràn trề như vậỵ Ông lão thương cháu quá, ơng ôm chặt lấy nó vỗ về : - Ngoại đây con. Có điều gì cứ từ từ cho ngoại nghe, ngoại sẽ giúp con. Đừng khóc con. Nghe con khóc, ngoại không chịu nổi. Thằng bé dụi dụi đầu vào tay áo ông. Nước mắt nó thấm từng bệt làm ướt đẫm sớ vảị Ông lão xoa tóc nó, mắt ông ngước nhìn tận đâu đâụ Ông mong tìm ra một chút gì đó le lói liên hệ đến cái điều làm cho cháu ông khổ, mà chẳng thấy gì hết. Cứ thế ông chờ cho thằng bé hé lộ rạ Thằng cháu cũng thương ông. Thấy ông lặng im, nó biết ông lão cũng khổ đau như nó vậỵ Nó biết là nếu nó khóc thì ông nó sẽ khổ vô cùng. Cho nên nó cố dấụ Nhưng mà nỗi đau lớn quá, nó không dằn chịu nổị Vì vậy ông nó biết được. Mà nếu không để ông nó biết thì sẽ chia sớt được với ai đây ? Nhà chỉ có hai ông cháu là ruột thịt, không san sẻ với nhau thì đi nói với aị Phương chi chuyện tâm tình nói ra, người dưng chắc gì đã giúp giải tan nỗi khổ Có khi họ còn được dịp cười chê mình thêm nữa là khác. Hai ông cháu ngồi cạnh nhau im lặng. Ông lão nhướn cặp mắt nhìn lên caọ Ông chẳng thấy gì hết ngoài những vòng tròn mờ mờ loang rộng dần. Bàn tay ông xoa xoa đầu thằng bẹ Ông không muốn nói gì hết, cứ để mặc cho thằng cháu khóc bên vai ông. Đôi khi nước mắt cũng là một lợi khí để người ta nguôi ngoai đi nỗi khổ hận. Vì còn khóc được là còn hi vọng xua tan đi đau đớn. Chỉ khi muốn khóc mà không khóc được thì nỗi đau mới hung tợn vô vàn. Thằng bé cảm thấy có ông ngồi cạnh bên cũng như có sự ủi an. Giá còn mẹ, nó sẽ dễ dàng thổ lộ với mẹ về sự oan trái nó đang gặp đâỵ Nhưng với ngoại cùng là cánh nam cả, nó không tin là ông nó sẽ giúp nó một giải pháp. Nhưng dù sao có tình thân ruột thịt vẫn hơn. Không ai thương mình bằng thân bằng quyến thuộc của mình. Dù chỉ là một giọt máu đào, như người đời vẫn ví như thệ Nó xoa bàn tay nó lên cánh tay ngoạị Nó muốn tìm thấy ở đó sự ấm áp cho cõi lòng đang băng giá của nọ Mấy lần nó ấp úng muốn nói với ông về một sự nát tan trong tâm hồn nó, nhưng chưa biết phải mở lời như thế nàọ Cuối cùng nó chỉ biết nói lên : - Ngoại ơi, con khổ quá. Ông lão quýnh lên : Trời ơi, cháu tôị Ai làm gì mà con khổ vậy, con ? Suối nước mắt cơ hồ như có dịp vỡ tan bờ nên thoắt trào ra không dứt. Thằng bé phải cố nuốt sự nghẹn ngào mấy lượt rồi mới nói được : người ta sắp bỏ con đi, ngoại ạ . Đến nước này thì ông lão lờ mờ đã đoán được sự việc rồi. Ông chợt lờ mờ hiểu ra thằng cháu của ông đã lớn. Chắc chắn rằng nó đã gặp oan trái, trắc trở trong tình yêu. Ôi cái tuổi thèm yêu, thèm vui ai mà chẳng đau thương khi mộng tình tan vỡ. Mà nó yêu thương ai cơ chứ. Suốt ngày nó quanh quẩn trong nhà, ăn chẳng ngon, mặc chẳng đẹp, thì làm sao gặp gỡ ai mà yêu đương chứ ? Nhưng nói vậy chẳng những ai nghèo khó, thiếu thốn đành ở vậy suốt đời sao ? Như nắm được đầu mối cớ sự làm cho cháu ông phải khóc hận, ông nấn ná chờ tìm cách len lách vào tâm tư cháu để giúp nó nguôi ngoaị Ông tiếp tục xoa đầu thằng bé và nói âu yếm : Ngoại hiểu, con ạ Cứ từ từ rồi ngoại sẽ cùng con tìm cách gợ Đừng buồn khổ, con. Không có nỗi đau nào mà không có một đường thoát. Con cứ khóc cho hả đi, rồi nói cho ngoại nghe đầu đuôi câu chuyện. Ngoại chắc là ngoại sẽ giúp con được. Thằng bé được lời ông như có luồng gió mát thổi vào ngườị Nó vẫn rúc vào bên tay ông, nhưng cơn đau chừng như đã lắng bớt. Tửng ngồi ăn cơm một mình. Nó thường ăn như vậy vào mỗi buổi trưa, sau khi đã lo cho ngoại xong, và ông lão đi nằm. Thời gian còn lại là thời gian của Tửng. Thời gian để nhớ lại những ngày tháng về trước, khi còn mẹ Khoảng giờ trưa như lúc này, mẹ vẫn gọi nó ra cho bà bắt chị Không phải Tửng ở bẩn sinh chí, và dù biết chắc là hoạ hoằn chẳng mấy khi bắt cho ra được một con, nhưng mẹ vẫn thích làm như thệ Chắc là mẹ con muốn có dịp ngồi cạnh bên nhaụ Khi nào bắt được một con chí, mẹ đưa vào răng cắn đánh bốp một cái, xem chừng ngon và thích lắm. Những lúc đó mẹ cứ hay trêu Tửng : con trai mà có chí, chắc là vừa lăn vào chơi với đứa gái nàọ Tửng nghe mẹ nói đỏ cả mặt. Tính nó vẫn vậy, nhút nhát, và thấy gái là lảng. Mẹ thấy nó thẹn càng trêụ Có lúc hơi cáu, Tửng đã vùng vằng đứng lên. Tửng muốn bỏ đi, song lại sợ mẹ buồn. Bây giờ mẹ mất rồi, muốn có những giây phút hờn dỗi như trước thì không còn có dịp nữạ Mẹ mất thấm thoắt đã mấy năm rồi mà có lúc Tửng vẫn nghĩ là mẹ đang bận đi đâụ Chỉ một chốc nữa mẹ lại vệ Nhưng cái chốc đó sao mà dài dằng dặc. Tửng đã đợi đến mỏi mòn vẫn chưa gặp. Có đêm nằm mơ thấy mẹ, Tửng khóc rưng rức lên, giận mẹ càng giận hơn. Tửng nghĩ liên miên giá gì bây giờ mẹ còn để những lúc buồn sẽ có mẹ hàn huyên tâm sự Vả chăng, Tửng cũng lớn rồi, giá có mẹ khi cần hỏi han điều gì, cũng sẽ được chỉ giảng cho đến tận ngọn ngành khúc chiết. Mải nghĩ Tửng không nghe chị Ba đã về lúc nàọ Trông thấy Tửng ngồi im lặng trước chén cơm, chị Ba hỏi ngay : - Em không ăn cơm đi để nguội. Tửng thấy lúng túng khi bị bắt gặp đang suy nghĩ đâu đâụ Tửng vội cầm lấy bát cơm lên ăn tiếp. Nhưng miếng cơm không còn thấy ngon miệng nữa. Tuy không phải là gặp sạn, song dường như cái việc ăn một mình khi chợt nhớ đến mẹ nó làm cho cu cậu như thấy cô đơn hơn lên. Tửng đứng lên bưng bát đi cất. Chị Ba dõi theo nói tiếp : - Chắc lại nhớ mẹ phải không ? Rồi không chờ Tửng nói gì, chị bảo luôn : - Đợi chị nấu cơm nhanh xong hai chị em ăn cho có bạn. Tính chị là thế. Từ khi thuê nhà của hai ông cháu và biết tình cảnh của Tửng, chị thông cảm cuộc sống của nọ Nhiều lúc chị cố tạo cho Tửng một nguồn vui, một sự chở che săn sóc để thằng bé quên đi nỗi buồn mất mẹ Nên chị thường để ý đến miếng ăn của Tửng. Chị biết rằng không có nỗi khổ nào sánh bằng với cảnh bỗng dưng người mẹ bỏ đị Phương chi từ ngày bà ấy mất, ông cụ lại đau khóc đến mờ mắt trông không thấy, Tửng lại chưa làm được gì để cuộc sống nhã nhàn, chị càng thấy tội nghiệp cho cậu bẹ Trong muôn một chi cố dành được tình thương cho Tửng được đến đâu hay đến đấỵ Nó cũng như đứa em chị cần phải được vun quén hằng ngàỵ Từ những bữa cùng ăn chung như thế lâu dần Tửng thấy nếu chỉ ngồi ăn một mình sẽ không còn thú vị nữạ Nên trưa nào lo cho ngoại ăn và đi nghỉ xong, nó cũng đợi chị Ba về. Phiá chị Ba bán buôn khách cũng chỉ đông cập rập lúc buổi sáng, càng về trưa khách cũng vắng dần. Dường như cái nắng hầm hập của buổi trưa cũng làm cho ai nấy biếng nhác, không muốn ra đường để hứng lấy những roi nắng quái ác quất túi bụi vào mặt mũi, chân tay và làm cho mồ hôi nhớp nháp cùng da thịt. Chị Ba về nghỉ một hai tiếng rồi sẽ trở ra bán hàng lại vào giấc chiều. Chị trông vào giờ tan sở, xe cộ nườm nượp qua lại và ai ai cũng sẽ ghé qua mua dăm ba điếu thuốc hay nguyên gói kèm cái kẹo cao su hay vài viên xí muộị Gia sản vốn liếng của chị chỉ có vậy, song một thân một mình nên cũng không phải lo lắng bao nhiêụ Hai chị em vừa ăn vừa nói huyên thuyên đủ thứ chuyện. Chị nói về một miền quê của chị với những sông rạch chằng chịt len lách khắp vùng. Muốn vào ra người ta phải dùng xuồng đi, vừa nhanh vừa tiện. Thả mình trên xuồng mặc cho người chèo đưa đến đâu cũng được, nhúng bàn tay xuống nước nghe cái mát của hơi nước ve vuốt làn da và nhìn khoảng không gian xoay tròn qua kẽ lá, rồi hái trái bần nhâm nhi, nghe con chim líu lo hát, chị ước gì sẽ có một lần nào đưa Tửng về thăm cho biết. Nghe nói thằng bé cũng khoái lắm, nhưng thấy khó mà thực hiện được. Rồi nó nghĩ giá như mẹ còn, bà sẽ chẳng hẹp hòi gì mà không để nó đị Nhưng bây giờ bà đã mất, ngoại lại không thấy đường chỉ trông nhờ vào nó, làm sao nó bỏ đi cho được. Ngược lại nó cũng kể cho chị Ba nghe về mẹ nó, một người mẹ mất chồng từ trẻ mà vẫn rất mực ở vậy nuôi nó lớn khôn. Bao nhiêu hi sinh, vỗ về dành hết cho nó để nó tưởng rằng suốt đời sẽ không bị lẻ loị Bỗng dưng mẹ mất đi, nó bị hẫng như người vừa đánh rớt một vật vô cùng quí giá. Kể như thế có lần nó đã khóc ngon, khóc lành khiến chị Ba phải ôm lấy nó vào lòng cho dịu cơn khổ đau lại. Hơi hướm của chị Ba làm cho nó như ngửi lại mùi hương của da thịt mẹ Nó nép sát người vào như từ lâu đang thiếu sự vuốt vẹ Chị Ba cũng để nguyên cho nó dựa vào người chị Cái ý nghĩ thằng bé quá tình cảm cũng làm cho chị thấy cảm động. Chị xoa đầu nó, chị nâng cằm nó lên mà nói : - Con trai mà đắm đuối quá sẽ khổ, Tửng ạ . Mùa hè rồi cũng trôi qua, dù rất chậm. Một buổi sáng Tửng lao xao nghe lá trở mình. Cái màu xanh trên cây trở thành vàng khô lạnh. Những chiếc lá khi rơi xuống nghe khô khốc dòn tan. Tửng đặt chân lên nghe xào xạo tiếng vợ Đó là lúc những bữa cơm trưa với chị Ba đã hầu như quá quen thuộc. Quen thuộc đến nỗi như người uống thuốc tự động nhớ đúng cữ phải uống tiếp của mình. Tửng xem như là một thói quen không cần phải đắn đo lo sợ nữạ Đùng một cái chị Ba báo tin. Đối với chị đó là một tin vui, nhưng với Tửng đó là một sự sét đánh. Chị Ba loan tin trơn tuột ồn ào mà sao Tửng nghe như từng đoạn ruột bị vặn thắt và bứt tung ra đau đớn. Chị Ba chưa dứt câu thì Tửng đã gục xuống. Nước mắt trào ra lớp lớp như suối, một mặt đập đã bị mưa triền miên phá vỡ tan tành, cơn lũ dâng lên hàng hàng lớp lớp. Hăng say quá, chị Ba không để ỵ Đến khi nghe tiếng nấc, chị nhìn xem thì Tửng đã vút bỏ chạy đị Một cái gì đó vừa đổ vỡ, chị biết thế. Rồi chị thấy ân hận. Lẽ ra chị không nên nói, cứ để mọi sự đẩy đưạ Như vậy có lẽ hay hơn. Nhưng bây giờ lỡ cả rồi. Chị không ngờ được Tửng nặng lòng với chị đến vậỵ Biết sao được tâm tư trẻ nhỏ rắc rối vô chừng. Từ đó Tửng luôn tránh mặt chị Những lúc chị về thì Tửng đã bỏ đi đâụ Nhác cái có khi vừa thấp thoáng thấy bóng Tửng, chị gọi nhưng thằng bé chạy lủi mất. Chị biết là Tửng giận. Chị hỏi ông ngoại, ông cũng ừ ào nói trớ đị Thế nào thì không làm sao rõ được. Chẳng lẽ chị vừa bắt được nguồn may mà Tửng lại không muốn chị mừng. Thằng bé muốn giữ chằng lấy chị nhưng thời gian có cho chị một cơ hội nào khác nữa không. Thời gian ấy trời như không có nắng. Mùa thu dăng heo may hờ hững khắp nơị Mây xám xịt kéo bầu trời thấp xuống. Sương bay lãng đãng nhuộm tím lòng ngườị Đêm dài ra lê thê câm nín. Chị Ba nằm hoài mà không thấy sáng rạ Thỉnh thoảng mưa rời lác đác, kéo những chiếc roi lệt xệt trên mái nhạ Bóng tồi hun hút như hoang lạnh. Chị Ba đi lấy chồng, Tửng trở nên câm nín. Suốt ngày nó không nói với ai một lờị Lúc nào nó cũng đăm đăm, ngoại hỏi,nhiều khi nó cũng không nghe thấỵ Ngoại hiểu thằng cháu, ngoại thương thằng cháu nên không nỡ trách mắng. Ngoại nghĩ rằng trẻ mỏ có những tâm tình nghĩ suy của nó mà người lớn nhiều khi không thể hiểu nổị Ngoại tiếc rằng giờ mắt ngoại đã mờ nên không thấy được mặt mày thằng cháu lúc này lúc khác ra sao hầu tìm cách ủi an nọ Nhưng có một điều ngoại chắc chắn là đứa cháu nó giống thằng cha nó ngày trước. Ngoại còn nhớ khi cha nó mải mê theo con gái ngoại thì cũng y hệt như thằng Tửng bây giợ Tâm hồn ngơ ngơ ngáo ngáo, đi tới đi lui hoài hủỵ Hồi đó ngoại đã có ý không gả mẹ nó cho anh ta thì anh ấy cũng đã đảo điên như nó vậỵ Thét rồi ngoại thấy thương, tội nghiệp gọi gả cho, cha nó mừng như chết. Nào ngờ số phận long đong chỉ sanh được thằng Tửng thì cha nó mất. Rồi cũng vì buồn phiền,con gái ngoại cũng theo cha nó ra đị Bỏ lại cho ngoại thân già bơ vơ với thằng cháụ Ngoại thường buồn cho cái cảnh lá vàng chưa rụng lá xanh đã lià mà đâm ra đêm nào cũng khóc tràn nước mắt. Đến nỗi giờ đây mắt không trông thấy nữa là cũng vì đau nhợ Cho nên ngoại cứ để cho cháu lăn lộn với nỗi chia liạ Ngoại tin rằng khi khóc được thì người ta sẽ vơi đi cõi lòng tan nát. Rồi thời gian sẽ làm cho cháu ngoại nguôi ngoaị Thân già của ngoại chỉ cậy trông vào có nọ Ngoại chắc nó sẽ không nỡ bỏ ngoại mà đi cho dù không có nỗi khổ nào lớn hơn là chuyện thất tình. Từ đó đêm đêm ngoại thường ôm chặt cháu vào lòng dỗ dành. Ngoại nhắc với cháu về những kỉ niệm ngày xưa của mẹ nọ Thằng bé nghe ngoại kể rồi ngủ đi lúc nào không biết. Thỉnh thoảng trong mơ nó cười vui khúc khích, ngoại phải lay gọi cháu sợ cháu mệt. Tỉnh ra thằng bé chỉ thấy màn đêm phủ trùng trùng và những xoáy buồn như loang rộng mãi ra. Thanh Son